"Hiện hữu hay không hiện hữu",sự vật hiện tượng hình thành chỉ là sự kết tập của các yếu tố bên ngoài tạo ra,gọi là nó nhưng chẳng có gì là của nó.Cái thân thể con người chúng ta là sự kết tập của tinh cha huyết mẹ,hít khí trời và ăn uống tạo thành,sau đó lại được dạy dỗ ,giáo dục để có ý thức,nhân cách.vậy bảo đây là ta nhưng thực tế chẳng có gì là của ta cả toàn là vay mượn từ bên ngoài,vậy ta là ai? Đạo Phật cho rằng cái đích thực của con người là cái chân như bất diệt,nó bị nhiễm phải vô minh và bị che lấp đi chỉ khi nào tỉnh ngộ thoát ra ngoài vòng quay biến hóa vô thường thì cái chân như lại hiện ra ,con người thoát khỏi cảnh luân hồi sinh tử đi đến cõi Niết Bàn và thành Phật .
Cái vòng quay biến hóa vô thường ấy là những biến đổi,vận động,phát triển tuần tự có chu kì như phép biện chứng và thuyết ngũ hành đã đề cập tới,vì thế Đạo Phật chủ trương là thoát ra khỏi Ngũ Hành ,bỏ đi hết những giận- mừng- lo- buồn -sợ,hay hét -cười- hát- khóc- rên của cuộc sống trần tục.Tư tưởng của Đạo Phật giống với triết lí Vô cực .Trước khi có Thái cực thì nguyên bản của mọi vật là Vô cực không có phân hóa thành Âm Dương,không có đấu tranh chuyển biến,không có Ngũ hành tương sinh tương khắc sau có sự tác động mới sinh ra Thái cực biến đổi rồi lại trở về Vô cực.Con người không thể bắt cái vòng quay bất tận ấy dừng lại theo ý mình,nó là biến hóa khách quan,và con người muốn hết khổ cũng không thể bị mê hoặc,cuốn theo nó được vậy chỉ còn cách là xuất thế.Tôi không làm nô lệ cho ai cả,và cũng không bắt ai phải làm nô lệ cho tôi ,như thế không thể bảo tư tương phật giáo là chủ quan được.Bởi họ vẫn tôn trọng khách quan,không hề áp đặt bắt hoàn cảnh phải biến đổi theo mình và cũng không để bị hút theo hoàn cảnh.Không chủ quan và không đề cao cái khách quan luôn vững vàng,không dao động.Tư tương xuất thế của Đạo Phật là dứt điểm hoàn toàn,xuất ra khỏi thế giới bên ngoài,và cũng thoát ra khỏi thế giới trong con người.Triết học Phật giáo vẫn là đỉnh cao nhất trong triết học phương Đông
2 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2215 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Trở về phương Đông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trở về phương Đông
Nền văn minh ngày nay đang có xu thế trở về với những thành tựu của phương Đông cổ đại .Thiền,yoga,khí công,võ thật,y học...là những lĩnh vực vận dụng sâu sắc nền triết học phương Đông lại đang có sức hấp dẫn với cả phương Tây ,nhiều người đã tìm đến để tu học và tìm hiểu nghiên cứu mong sẽ khám phá ra những huyền bí của nó."Hiện hữu hay không hiện hữu",sự vật hiện tượng hình thành chỉ là sự kết tập của các yếu tố bên ngoài tạo ra,gọi là nó nhưng chẳng có gì là của nó.Cái thân thể con người chúng ta là sự kết tập của tinh cha huyết mẹ,hít khí trời và ăn uống tạo thành,sau đó lại được dạy dỗ ,giáo dục để có ý thức,nhân cách...vậy bảo đây là ta nhưng thực tế chẳng có gì là của ta cả toàn là vay mượn từ bên ngoài,vậy ta là ai? Đạo Phật cho rằng cái đích thực của con người là cái chân như bất diệt,nó bị nhiễm phải vô minh và bị che lấp đi chỉ khi nào tỉnh ngộ thoát ra ngoài vòng quay biến hóa vô thường thì cái chân như lại hiện ra ,con người thoát khỏi cảnh luân hồi sinh tử đi đến cõi Niết Bàn và thành Phật .Cái vòng quay biến hóa vô thường ấy là những biến đổi,vận động,phát triển tuần tự có chu kì như phép biện chứng và thuyết ngũ hành đã đề cập tới,vì thế Đạo Phật chủ trương là thoát ra khỏi Ngũ Hành ,bỏ đi hết những giận- mừng- lo- buồn -sợ,hay hét -cười- hát- khóc- rên của cuộc sống trần tục.Tư tưởng của Đạo Phật giống với triết lí Vô cực .Trước khi có Thái cực thì nguyên bản của mọi vật là Vô cực không có phân hóa thành Âm Dương,không có đấu tranh chuyển biến,không có Ngũ hành tương sinh tương khắc sau có sự tác động mới sinh ra Thái cực biến đổi rồi lại trở về Vô cực.Con người không thể bắt cái vòng quay bất tận ấy dừng lại theo ý mình,nó là biến hóa khách quan,và con người muốn hết khổ cũng không thể bị mê hoặc,cuốn theo nó được vậy chỉ còn cách là xuất thế.Tôi không làm nô lệ cho ai cả,và cũng không bắt ai phải làm nô lệ cho tôi ,như thế không thể bảo tư tương phật giáo là chủ quan được.Bởi họ vẫn tôn trọng khách quan,không hề áp đặt bắt hoàn cảnh phải biến đổi theo mình và cũng không để bị hút theo hoàn cảnh.Không chủ quan và không đề cao cái khách quan luôn vững vàng,không dao động.Tư tương xuất thế của Đạo Phật là dứt điểm hoàn toàn,xuất ra khỏi thế giới bên ngoài,và cũng thoát ra khỏi thế giới trong con người.Triết học Phật giáo vẫn là đỉnh cao nhất trong triết học phương ĐôngCon người hiện nay phần nào vẫn chạy theo lối sống tiện nghi hưởng thụ của phương Tây,nhiều khi cải tạo hoàn cảnh mà bất chấp các quy luật khách quan.Ốm đau thì dùng thuốc men bừa bãi,thuốc tạm thời đẩy lui bệnh nhưng không dứt điểm được bệnh lại còn kích thích cho virus đấu tranh với thuốc và biến thành loại mới kháng thuốc mạnh hơn và người ta lại phải đi tìm phương thuốc mới ,cứ thế cái vòng luẩn quẩn chuyển hóa bệnh-thuốc-bệnh-thuốc...diễn ra,con người phải loay hoay chống đỡ bị động với bệnh tật.Để thoát khỏi cái vòng khủng hoảng ấy,y học khuyên mọi người hãy đề cao việc rèn luyện bản thân bằng cách tập thể dục,khí công,võ thật để cải tạo cơ thể cho khỏe sẽ có sức đề kháng với bệnh tật ,vì tế mới có cảnh trong cùng 1 hoàn cảnh thì có người lâm bệnh và cũng có người không việc gì.Đạo Lão coi trọng cái chủ quan,coi trọng cái thế giới bên trong con người,ít hướng ngoại.Thế giới bên ngoài hay thế giới bên trong thì cũng có 2 mặt vật chất và tinh thần,thế giới bên trong là sự phản ánh của bên ngoài nên cũng tuân theo quy luật của vũ trụ,con người là thế giới bên ngoài thu nhỏ lại.Lão Tử coi trọng tự ý thức,chỉ cần vận dụng các nguyên tắc mà suy diễn logic thuần túy bằng tư duy cũng sẽ có kết quả khớp với thực tế,không cần phải hướng ra ngoài tìm hiểu thực tế.Nhưng cái hay nhất của ông là nhận ra quy luật hợp nhất làm một.Con người phải hòa nhập làm 1 với vũ trụ đưa hoạt động của mình thống nhất với vũ trụ,ngày là trạng thái động thì phải hoạt động,đêm là trạng thái tĩnh thì phải nghỉ.Triết học phương Đông đắc biệt là Ấn Độ và Đạo Lão đã rút ra quy luật vô cực,không phân hóa và tranh đấu,giải quyết dứt điểm mâu thuẫn.Trong phép biện chứng chúng ta biết rằng không thể giải quyết dứt điểm được vấn đề gì mà chỉ tạm thời xoa dịu mâu thuần,tạm thời tạo ra sự hài hòa cân bằng các mặt đối lập,tạm thời tĩnh tại đứng yên tương đối.Nhưng cái hay cần bổ sung ở đây là triết lí vô cực,không âm-không dương là đỉnh cao của sự giải thoát.Chúng ta có thể xóa bỏ dứt điểm đấu tranh giai cấp,phân hóa giàu nghèo,có thể giải quyết dứt điểm mâu thuẫn cá nhân và tập thể...Trong tập thể mà có sự phân hóa,đa dạng thì các cá nhân hoặc là cam chịu sống không đúng với bản tính mình,còn nếu không chấp nhận thì mâu thuẫn với tập thể.Nếu xây dựng 1 tập thể thống nhất cao gồm những cá nhân có nhiều điếm đồng nhất ,cùng mặc đồng phục,đi cùng thuyền thì chèo cùng 1 nhịp,đi duyệt binh thì bước cùng 1 nhịp...thì chắc chắn tập thể ấy rất mạnh bởi lợi ích cá nhân và tập thể đã hợp làm 1 khối.Những công năng kì dị của các thiền sư đang làm nhà khoa học đau đầu lí giải.Họ không tuân theo những quy luật vật lí sinh học mà khoa học từng biết.Con người luôn vươn tới sự tự chủ trước hoàn cảnh,làm chủ và kiểm soát được chính mình,luôn phải vượt qua chiến thắng bản thân và hoàn cảnh.Thân thể con người là vay mượn của tự nhiên,nó cũng có trình lí hóa sinh,nhưng trong con người còn có cái chân ngã nguyên bản đích thực là cái ta nếu nó có ý chí cao sẽ vượt lên kiếm soát được thân thể và cả ý thức tình cảm không bị hút theo hoàn cảnh.Bên ngoài ,con người cũng đang có xu hướng vươn tới làm chủ cuộc sống,muốn tự chủ trước tự nhiên,tự chủ trước xã hội,nếu con người bị mê hoặc làm nô lệ cho bất cứ cái gì đó thì ẽ có người lợi dụng để nô dịch họ.Quy luật phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cúng theo quy luật đó.Triết học phương Đông thời phong kiến đã bị vương quyền thần quyền lợi dụng để nô dịch nhân dân,nó bị bóp méo,chế biến để phục vụ cho mục đích chính trị của tầng lớp quan lại địa chủ,vua chúa.Khi nhìn 1 vấn đề gì đó trước hết hãy xóa bỏ định kiến,xem xét ở góc độ thuần túy trước, sau đó mới đề cập đến những yếu tố đã chi phối tới nó.Ví như 1 ca khúc hát để mà hát thì mới là ca nhạc thật sự,còn khi quá đề cao mục đích hát để kiếm tiền,danh vọng thì nó không còn cái vẻ thuần khiết,ca nhạc không còn là ca nhạc nữa.Khi ta bỏ đi những gì đã chế biến,nhào nặn bóp méo triết học phương Đông thì nó lại trở về với vẻ thuần khiết trong sáng.Trong xu hướng chống lại mặt trái của toàn cầu hóa thì những giá trị phương Đông cần Phục Hưng trở lại,nó cần được bổ sung hơn nữa vào kho tàng tri thức văn hóa của nhân loại trên cơ sở hội nhập bình đẳng.