4.1.3.1. Đảng cộng sản Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân:
Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của
giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân. Trong Sách lược vắn tắt,
Chương trình tóm tắt, của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được thông qua tại
Hội nghị hợp nhất ngày 3/2/1930 khẳng định, Đảng là đội tiên phong của vô sản giai
cấp, là đội tiên phong của đạo quân vô sản. Tư tưởng trên tiếp tục được Hồ Chí Minh
nhắc lại trong những năm 50, 60 của thế kỷ trước. Năm 1953, Hồ Chí Minh viết:
"Đảng lao động là tổ chức cao nhất của giai cấp cần lao"3. Năm 1960, Người khẳng
định: "Đảng ta là Đảng của giai cấp công nhân., gồm những người giác ngộ, tiên
tiến, gương mẫu, dũng cảm, hy sinh nhất"4. Đây là quan điểm cơ bản, nhất quán của
Hồ Chí Minh về bản chất giai cấp của Đảng cộng sản. Bản chất giai cấp công nhân
của Đảng được thể hiện trên ba phương diện chủ yếu:
Về lý luận: Hồ Chí Minh luôn chủ trương Đảng
phải lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, hệ tư tưởng của
giai cấp công nhân làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ
nam cho hành động.
Về mục tiêu, lý tưởng: Xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội.
Về tổ chức: Tuân thủ chặt chẽ những nguyên tắc
sinh hoạt đảng kiểu mới của giai cấp vô sản, đặc
biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ.
16 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam
NEU_PHH_Bai4_v1.0013101215 53
BÀI 4 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Hướng dẫn học
Để học tốt bài này, học viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.
Đọc tài liệu:
1. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2011.
2. Văn kiện Đại hội Đảng VIII, IX, X, XI.
3. Đường cách mệnh. Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, trang
289 – 280.
4. Ba mươi năm hoạt động của Đảng. Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị
quốc gia, trang 7 – 22.
5. PGS. TS. Nguyễn Khánh Bật (Chủ biên) "Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin của Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam trong cách mạng
giải phóng dân tộc". Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2010.
Học viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.
Trang Web môn học.
Nội dung
Bài này gồm hai nội dung lớn:
Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò, bản chất của Đảng cộng sản Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh.
Mục tiêu
Luận giải tính tất yếu thành lập Đảng cộng sản và vai trò, tính sáng tạo của Hồ Chí
Minh trong việc tổ chức thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
Nắm vững quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò, bản chất của Đảng cộng sản Việt Nam
Nắm vững quan điểm của Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền, mối quan hệ giữa Đảng
và Dân.
Hiểu và liên hệ thực tiễn những vấn đề cơ bản trong quan điểm Hồ Chí Minh về công
tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong điều kiện hiện nay.
Bài 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam
54 NEU_PHH_Bai4_v1.0013101215
Tình huống dẫn nhập
Tình huống 1:
Trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân, có ba điều kiện quan trọng đảm bảo thắng
lợi, đó là:
Có lý luận ( chủ nghĩa Mác - Lênin);
Có tổ chức lãnh đạo ( Đảng cộng sản);
Có lực lượng.
Trong ba điều kiện trên, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa quyết
định nhất đảm bảo thành công của sự nghiệp cách mạng. Tại sao vậy?
Tình huống 2:
Trong mọi hoàn cảnh, mọi giai đoạn cách mạng, lúc khó khăn, lúc phát triển, lúc thắng lợi, Hồ
Chí Minh luôn khẳng định: "Việc cần làm trước tiên là phải xây dựng, chỉnh đốn Đảng". Trong
sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay, Đảng ta khẳng định nhiệm vụ xây dựng kinh tế là trọng
tâm, xây dựng Đảng là then chốt. Tại sao vậy?
Tất cả những vấn đề trên được làm rõ trong bài này.
Để giải quyết tình huống này cần làm rõ: Tính tất yếu thành lập, vai trò lãnh đạo của
Đảng cộng sản đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân và của cả dân tộc.
Để giải quyết tình huống trên cần làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác xây
dựng chỉnh đốn Đảng và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay.
Bài 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam
NEU_PHH_Bai4_v1.0013101215 55
4.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò, bản chất của Đảng cộng sản Việt Nam
4.1.1. Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
Quan điểm của Mác – Ăngghen
Sự hình thành Đảng cộng sản nằm trong quy luật đấu tranh của giai cấp công nhân.
Bởi vì, xuất phát từ địa vị kinh tế - xã hội của mình, giai cấp công nhân giữ vai trò
lịch sử lãnh đạo toàn xã hội thực hiện thành công nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Tuy nhiên, để hoàn thành vai trò lịch sử, cần thiết phải có ba điều kiện
quyết định, đó là:
Có lý luận phù hợp;
Có tổ chức lãnh đạo;
Có lực lượng đoàn kết.
Trong đó, Đảng cộng sản là điều kiện quan trọng, có ý nghĩa quyết định hàng đầu,
đảm bảo phong trào công nhân đi tới thắng lợi. Bởi vì, Đảng cộng sản là lực lượng
lãnh đạo chính trị, bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân, có sứ mệnh
truyền bá lý luận, hình thành ý thức chính trị tự giác của giai cấp công nhân và trực
tiếp lãnh đạo phong trào công nhân đi tới thắng lợi. Mác khẳng định: "Trong cuộc
đấu tranh chống quyền lực liên hiệp của giai cấp hữu sản, giai cấp công nhân chỉ
có thể tổ chức thành chính đảng độc lập, có như vậy, giai cấp công nhân mới đấu
tranh với tính cách là một giai cấp".
Quan điểm của Lê nin về sự ra đời của Đảng cộng sản
Theo Lê nin, Đảng cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp
giữa chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân. Đây là
sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn đấu tranh cách mạng
của giai cấp công nhân.
Sự kết hợp này tạo cơ sở vững chắc cho cả hai: "Chủ nghĩa
Mác cần phong trào công nhân với tư cách là lực lượng để
thực hiện chủ nghĩa của mình và phong trào công nhân cần
chủ nghĩa Mác để soi đường, dẫn lối đấu tranh".
Quan điểm của Hồ Chí Minh
Khi tiếp thu quan điểm trên của Lê nin, Hồ Chí Minh đã khẳng định tính đúng đắn của
nó, nhưng đồng thời cũng thấy rằng luận điểm này chưa đề cập một cách cụ thể đến
các nước thuộc địa, nơi có phong trào yêu nước diễn ra mạnh mẽ và chiếm ưu thế.
Hồ Chí Minh bằng nhãn quan chính trị sắc bén và sự hiểu biết sâu sắc về bản chất
của chủ nghĩa Mác - Lênin và yêu cầu của phong trào yêu nước nên đã thấy rằng,
ở Việt Nam, chủ nghĩa Mác - Lênin nếu chỉ kết hợp với phong trào công nhân
không thôi thì chưa đủ điều kiện hình thành nên Đảng cộng sản mà còn phải kết
hợp với cả phong trào yêu nước. Tức là chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ được
truyền bá vào phong trào công nhân mà còn phải được truyền bá rộng rãi vào các
tầng lớp dân cư. Bởi vì phong trào yêu nước thu hút được quần chúng đông đảo
hơn, đa dạng hơn. Công nhân ra đời từ nông dân. Giữa họ có một kẻ thù chung
trước mắt là bọn đế quốc, thực dân. Bản thân Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu
nước từ một người yêu nước, các lãnh tụ, các đảng viên tiền bối của Đảng cộng
Bài 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam
56 NEU_PHH_Bai4_v1.0013101215
sản Việt Nam cũng vậy. Sự kết hợp này tạo cơ sở vững chắc cho cả ba cùng phát
triển mà trước hết là phong trào yêu nước, bởi nó giúp phong trào yêu nước vượt
qua giới hạn yêu nước truyền thống để trở thành chủ nghĩa yêu nước mới: Yêu
nước gắn với yêu chủ nghĩa xã hội. Chính sự kết hợp ấy tạo ra sự bùng nổ về lòng
yêu nước, trí thông minh, sự dũng cảm của mỗi người cách mạng, làm cho phong
trào yêu nước có sự chuyển biến về chất: yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội, yêu
chủ nghĩa xã hội, càng phải nâng cao lòng yêu nước, yêu nhân dân.
4.1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của Đảng cộng sản
"Cách mạng trước hết cần có Đảng"
Đối với Mác, Ăng ghen và Lê nin, sự ra đời của Đảng cộng sản trước hết là đáp ứng
đòi hỏi của sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân. Đối với Hồ Chí Minh, Đảng
cộng sản Việt Nam ra đời, trước hết vì sự nghiệp giải phóng của dân tộc. Người
khẳng định, sự bóc lột tàn bạo của chủ nghĩa thực dân đã đẩy các dân tộc thuộc địa,
trong đó có Việt Nam đến tình trạng "hấp hối trong vòng tử địa". Người viết: "Vì áp
bức mà sinh ra cách mạng, trước sự diệt vong của giống nòi, do sự thống trị đô hộ
đưa lại, người dân Việt nam ngày càng ý thức được rằng có cách mạng thì sống,
không có cách mạng thì chết, do vậy, muốn sống phải làm cách mệnh"1.
Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam không phải chỉ vì lợi ích của giai cấp công
nhân hay những người cộng sản mà trước hết để cứu lấy con Lạc, cháu Hồng. Đây
là quan điểm mới mẻ, sáng tạo của Hồ Chí Minh về vai trò của Đảng ở một nước
thuộc địa.
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, nhưng nhân dân chỉ có thể phát
huy vai trò thực sự của mình khi họ được giác ngộ về lý tưởng, hành động tự giác,
đoàn kết thống nhất. Đảng cộng sản ra đời thực hiện nhiệm vụ đó.
Hồ Chí Minh khẳng định: "Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng
thế giới". Do vậy, để đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp cách mạng cần phải tổ chức
đoàn kết quốc tế. Đảng cộng sản thực hiện nhiệm vụ cao cả này.
Năm 1927, Hồ Chí Minh đã đặt ra câu hỏi lớn "Cách mệnh trước hết cần có gì”và
Người khẳng định: "Trước hết phải có Đảng, để trong thì vận động quần chúng,
1 Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 2, trang 267
Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn, Hồ Chí Minh đã đi đến tổng kết: Sự ra đời
của Đảng cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin
với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đây là sự đóng góp to
lớn của Hồ Chí Minh vào lý luận về Đảng cộng sản của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Bài 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam
NEU_PHH_Bai4_v1.0013101215 57
ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp khắp nơi. Đảng có vững thì
cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy"2.
Theo Hồ Chí Minh, những cơ sở quan trọng đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng
cộng sản đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam đó là:
Đảng được trang bị bởi học thuyết Mác – Lê nin.
Đảng viên Đảng cộng sản là những người ưu tú,
tiến bộ của giai cấp và dân tộc.
Đảng cộng sản được nhân dân tin cậy và ủng hộ.
4.1.3. Bản chất của Đảng cộng sản Việt Nam
4.1.3.1. Đảng cộng sản Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân:
Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của
giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân. Trong Sách lược vắn tắt,
Chương trình tóm tắt, của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được thông qua tại
Hội nghị hợp nhất ngày 3/2/1930 khẳng định, Đảng là đội tiên phong của vô sản giai
cấp, là đội tiên phong của đạo quân vô sản. Tư tưởng trên tiếp tục được Hồ Chí Minh
nhắc lại trong những năm 50, 60 của thế kỷ trước. Năm 1953, Hồ Chí Minh viết:
"Đảng lao động là tổ chức cao nhất của giai cấp cần lao"3. Năm 1960, Người khẳng
định: "Đảng ta là Đảng của giai cấp công nhân..., gồm những người giác ngộ, tiên
tiến, gương mẫu, dũng cảm, hy sinh nhất"4. Đây là quan điểm cơ bản, nhất quán của
Hồ Chí Minh về bản chất giai cấp của Đảng cộng sản. Bản chất giai cấp công nhân
của Đảng được thể hiện trên ba phương diện chủ yếu:
Về lý luận: Hồ Chí Minh luôn chủ trương Đảng
phải lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, hệ tư tưởng của
giai cấp công nhân làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ
nam cho hành động.
Về mục tiêu, lý tưởng: Xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội.
Về tổ chức: Tuân thủ chặt chẽ những nguyên tắc
sinh hoạt đảng kiểu mới của giai cấp vô sản, đặc
biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ.
4.1.3.2. Đảng của nhân dân lao động và của toàn dân tộc
Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (Tháng
2/1951), Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Trong giai đoạn này quyền lợi của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam
là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của
dân tộc Việt Nam"5. Năm 1957, Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng là đội tiên phong của
2 Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 2, trang 268
3 Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 7, trang 230
4 Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 10, trang 217
5 Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 6, trang 175
Hồ Chí Minh, Báo cáo chính trị
đọc tại Đại hội II của Đảng
(2/1951)
Bài 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam
58 NEU_PHH_Bai4_v1.0013101215
giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của dân tộc. Trong thời kỳ miền Bắc
xây dựng chủ nghĩa xã hội, năm 1961, Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định: Đảng ta là
đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là đảng của dân tộc, không thiên tư, thiên vị.
Quan niệm Đảng không những là Đảng của giai cấp công nhân mà còn là Đảng của
nhân dân lao động và của cả dân tộc có ý nghĩa to lớn đối với cách mạng Việt Nam.
Đảng đại diện cho lợi ích của toàn dân tộc cho nên nhân dân Việt Nam luôn coi Đảng
là Đảng của chính mình. Trong thành phần, ngoài công nhân còn có những người ưu
tú thuộc các giai cấp tầng lớp khác như nông dân, trí thức, tiểu tư sản... Đảng ta cũng
khẳng định rằng, để đảm bảo, tăng cường bản chất giai cấp công nhân, Đảng luôn luôn
gắn bó mật thiết với giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc trong
tất cả các thời kỳ của cách mạng. Trong quá trình rèn luyện Đảng, Hồ Chí Minh luôn
chú trọng tính thống nhất giữa yếu tố giai cấp và yếu tố dân tộc. Sức mạnh của Đảng
không chỉ bắt nguồn từ giai cấp công nhân mà còn bắt nguồn từ các tầng lớp nhân dân
lao động khác.
4.1.4. Quan niệm của Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền
4.1.4.1. Khái niệm
Đảng chính trị
Đảng chính trị là một bộ phận ưu tú, tiến bộ, đại diện cho ý chí, quyền lợi của một
giai cấp, tầng lớp xã hội và có nhiệm vụ lãnh đạo giai cấp, tầng lớp xã hội đó đấu
tranh đi tới thắng lợi.
Đảng lãnh đạo
Là đảng có vai trò tiên phong trong cuộc đấu tranh chính trị, đấu tranh giai cấp; tập
hợp, dẫn dắt và định hướng các lực lượng chính trị - xã hội khác nhau vì mục tiêu
đã được xác định.
Theo Hồ Chí Minh, khái niệm Đảng cộng sản lãnh đạo dùng để chỉ vai trò lãnh
đạo của Đảng cộng sản trong toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam vì mục tiêu
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Đảng cầm quyền
Đảng cầm quyền là khái niệm dùng trong khoa học chính trị, dùng để chỉ một đảng
chính trị đại diện cho một giai cấp đang nắm giữ và lãnh đạo chính quyền để điều
hành đất nước nhằm thực hiện lợi ích của giai cấp mình.
Khái niệm "Đảng cầm quyền”đã từng được dùng phổ biến tại các nước tư bản chủ
nghĩa. Ở các nước này, nếu một chính đảng có đại biểu giành được đa số phiếu tại
các cuộc bầu cử trong quốc hội thì đảng đó trở thành đảng cầm quyền.
Về mặt thuật ngữ, trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, có thể bắt gặp các khái
niệm dùng để chỉ một hiện tượng Đảng lãnh đạo xã hội sau khi đã giành được
chính quyền như: "Đảng nắm quyền”"Đảng lãnh đạo chính quyền”"Đảng điều
hành chính quyền". Cụm từ "Đảng cầm quyền”được Hồ Chí Minh ghi trong bản
"Di chúc”của Người năm 1969. Theo Hồ Chí Minh, Đảng cầm quyền là Đảng lãnh
đạo chính quyền để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ giành độc lập dân tộc, dân chủ và
chủ nghĩa xã hội.
Khi chưa có chính quyền, nhiệm vụ chính của Đảng là lãnh đạo toàn dân tộc thực
hiện cuộc đấu tranh cách mạng giành chính quyền. Phương thức lãnh đạo chủ yếu
là tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, vận động quần chúng đấu tranh cách mạng
giành chính quyền.
Bài 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam
NEU_PHH_Bai4_v1.0013101215 59
Đảng lãnh đạo trong điều kiện chưa cầm quyền sẽ phải
đương đầu với vô vàn khó khăn, thử thách. Trong sự
đàn áp, khủng bố của kẻ thù, mọi quan điểm, đường
lối của Đảng đến với nhân dân chủ yếu thông qua hoạt
động của các tổ chức Đảng và mỗi cán bộ đảng viên.
Trong điều kiện như vậy, mỗi cán bộ đảng viên phải là
tấm gương sáng trong đấu tranh cách mạng, có như
vậy, mới hoàn thành được nhiệm vụ, mới được quần
chúng nhân dân tin yêu và bảo vệ. Mọi sự xa rời nhân
dân đều có thể dẫn tới những tổn thất vô cùng to lớn
cho cách mạng.
Trong điều kiện Đảng cầm quyền, chính quyền là công cụ mạnh mẽ đưa đường lối,
chủ trương của Đảng vào trong cuộc sống. Trước kia, muốn đưa một chủ trương,
đường lối của Đảng đến với quần chúng nhân dân đòi hỏi biết bao thời gian, công
sức, thậm chí cả xương máu của không ít cán bộ, đảng viên. Khi có chính quyền
thì việc đó lại diễn ra hết sức thuận lợi, nhanh hơn và hiệu quả hơn nhiều.
Theo Hồ Chí Minh, khi trở thành Đảng cầm quyền thì bản chất, mục tiêu và lý
tưởng của Đảng không thay đổi, đó vẫn là sự nghiệp cách mạng nhằm giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, đem lại cuộc sống hòa bình,
no ấm và hạnh phúc thực sự cho nhân dân. Khi trở thành Đảng cầm quyền càng có
thêm công cụ là chính quyền để thực hiện mục tiêu, lý tưởng đó.
Tuy nhiên, khi có chính quyền trong tay, một vấn đề mới cực kỳ to lớn, và cũng là
thử thách hết sức nặng nề của Đảng là chống lại tình trạng quan liêu, tham nhũng,
thoái hóa biến chất của cán bộ đảng viên, làm sao đảng phải thực sự là tổ chức
trong sạch, vững mạnh, mỗi cán bộ đảng viên phải thực sự nêu cao đạo đức cách
mạng, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân.
4.1.4.2. Đảng cầm quyền vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành
của nhân dân
Là người lãnh đạo: Lãnh đạo trực tiếp, toàn diện đối với Nhà nước, các tổ chức
đoàn thể xã hội và toàn thể nhân dân.
Phương thức lãnh đạo: Chủ trương, đường lối, định hướng chính trị; tuyên
truyền, giáo dục, thuyết phục; năng lực uy tín của Đảng, công tác kiểm tra,
giám sát...
Điều kiện lãnh đạo: Có năng lực, trình độ, có tầm nhìn xa trông rộng; có phẩm
chất, uy tín được nhân dân tin cậy và thừa nhận.
Là người đầy tớ trung thành của nhân dân:
Sự nghiệp lãnh đạo của Đảng là vì dân, tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân “Việc gì có
lợi cho dân thì phải làm cho kỳ được, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh"6; mỗi
cán bộ đảng viên "đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung, chứ
không phải để đè đầu, cưỡi cổ dân như thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật"7.
6 Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 6, trang 88
7 Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 4, trang 56
Bài 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam
60 NEU_PHH_Bai4_v1.0013101215
Trong quan điểm của Hồ Chí Minh "lãnh đạo”và "đầy tớ”là thống nhất. Dù là
người “lãnh đạo” hay “đầy tớ” đều chung một mục đích: vì dân. Làm tốt vai trò,
chức năng lãnh đạo hay “đầy tớ” là cơ sở để khẳng định năng lực, uy tín của Đảng
đối với toàn xã hội.
4.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam trong sạch,
vững mạnh
4.2.1. Xây dựng Đảng – quy luật tồn tại và phát triển của Đảng
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh chiếm vị trí đặc biệt
quan trọng trong toàn bộ di sản của Người. Đây là một hệ thống luận điểm có tính
khoa học, nhất quán cao.
Theo Hồ Chí Minh: Xây dựng đảng là công tác đặc biệt quan trọng, vừa có ý nghĩa
cấp bách, vừa có ý nghĩa lâu dài nhằm làm cho đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao
năng lực, uy tín của Đảng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng.
Cơ sở của tư tưởng này như sau:
Sự nghiệp cách mạng là một quá trình bao gồm
nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi thời
kỳ có những yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể. Trước
diễn biến của điều kiện khách quan, Đảng phải
chỉnh đốn, tự đổi mới để vươn lên làm tròn nhiệm
vụ trước giai cấp và dân tộc (đáp ứng đòi hỏi của
tình hình mới).
Vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng cũng được đặt ra
trong các hoàn cảnh khác nhau:
Khi cách mạng gặp khó khăn, xây dựng Đảng để giúp cho mỗi cán bộ đảng
viên củng cố lập trường, bản lĩnh cách mạng, không tỏ ra bị động, bi quan,
vượt qua khó khăn, thử thách.
Khi cách mạng đang trên đà thắng lợi, xây dựng, chỉnh đốn Đảng để xây dựng
những quan điểm, tư tưởng cách mạng, khoa học, ngăn ngừa bệnh chủ quan, tự
mãn, "kiêu ngạo cộng sản".
Trong ngày đầu kháng chiến toàn quốc, nhằm đáp ứng yêu cầu của kháng chiến,
Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Trước hết phải chỉnh đốn nội bộ của Đảng". Khi cách
mạng chuyển sang thế phản công (năm 1952), Người nói: "Muốn lãnh đạo vững,
trước hết đảng viên phải có tư tưởng, lập trường vững chắc để lãnh đạo, xung
phong gương mẫu. Vì vậy, chỉnh đốn Đảng là việc chính mà chúng ta cần làm
ngay". Trước lúc đi xa, Người để lại lời tâm huyết cho toàn Đảng, toàn dân: "Việc
cần làm trước tiên là chỉnh đốn Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi chi bộ đều ra
sức làm tròn nhiệm vụ, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân".
Hồ Chí Minh cũng cho rằng xây dựng, chỉnh đốn Đảng là cơ hội để mỗi cán bộ
Đảng viên tu dưỡng đạo đức cách mạng, nâng cao năng lực, trình độ, đáp ứng
nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.
Trong điều kiện Đảng trở thành Đảng cầm quyền, việc xây dựng Đảng là công
việc thường xuyên, quan trọng và có ý nghĩa cấp bách. Người đã thấy rõ hai mặt
của quyền lực: một là, quyền lực có sức mạnh to lớn để cải tạo xã hội cũ, xây dựng
xã hội mới tiến bộ, nếu biết nhận thức và sử dụng đúng. Mặt khác, nó cũng có sức
Bài 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản