Bài giảng Xã hội học và xã hội đô thị

2.1. Xã hội học đô thị Định nghĩa : Xã hội học đô thị là một lĩnh vực của Xã hội học, nghiên cứu các vấn đề về cuộc sống đô thị nói chung do cấu trúc, chức năng của đô thị hình thành Nhiệm vụ : - Nghiên cứu các mối quan hệ phụ thuộc của các hoạt động xã hội vào hoạt động kinh tế - sản xuất của đô thị, của các chức năng của đô thị (ở, làm việc, giáo dục, đào tạo, nghỉ ngơi, du lịch và đối ngoại) - Nghiên cứu các tác động và ảnh hưởng tương hỗ giữa các chức năng đó

ppt22 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2847 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Xã hội học và xã hội đô thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I. XÃ HỘI HỌC VÀ XÃ HỘI HỌC ĐÔ THỊ 1. Xã hội học 1.1. Xã hội học là gì? Thuật ngữ xã hội học – Sociology - Người đầu tiên đưa ra thuật ngữ - Auguste – Comte - người Pháp - Soietas (gốc La tinh) có nghĩa là xã hội, Logos (gốc Hy lạp) có nghĩa là khoa học - Xã hội học : + Một khoa học nghiên cứu về xã hội của loài người + Môn khoa học mới – khoa học nghiên cứu trên cơ sở cả về định tính và định lượng đối với các quá trình biến đổi của xã hội + Xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh có cấu trúc xác định, biến đổi và phát triển có tính quy luật b. Định nghĩa xã hội học - Còn chưa thống nhất Một số trích dẫn : + GS. Viện sĩ V. Đôbôrianốp (Bungary) : Xã hội học Mác Lê nin là khoa học nghiên cứu những quá trình và biến đổi xã hội, xét theo quan điểm tác động lẫn nhau một cách có quy luật giưũa các lĩnh vực hoặc các mặt cơ bản của xã hội + GS. J.H Phicto (Mỹ) : Xã hội học là công cuộc nghiên cứu một cách khoa học những con người trong môi trường tương quan với những người khác + TS. V.A. Jađốp (Liên xô) : Xã hội học là khoa học về sự hình thành phát triển và vận hành của các cộng đồng xã hội, các tổ chức và các quá trình xã hội với tư cách là các hình thức tồn tại của chúng, là khoa học về các quan hệ xã hội với tư cách là các cơ chế liên hệ và tác động qua lại giữa các cộng đồng, giữa các cá nhân và các cộng đồng, là khoa học về các tính quy luật của các hành động xã hội và các hành vi của chúng + Tổng quan : Xã hội học là một khoa học nghiên cứu các tương tác xã hội đặc biệt đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống sự phát triển, cấu trúc, mối tương quan xã hội và hành vi, hoạt động của con người trong các tổ chức nhóm xã hội 1.2. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học Xã hội loài người, trong đó quan hệ xã hội được biểu hiện thông qua các hành vi xã hội giữa con người và con người – tìm ra logic, cơ chế vận hành, phát hiện tính quy luật của các hình thái vận động, phát triển của xã hội. Hệ thống cấu trúc xã hội: + Nhóm, cộng đồng xã hội cấu thành hệ thống cấu trúc + Những liên hệ tác động lẫn nhau giữa các cấu thành xã hội - chuẩn mực, thiết chế xã hội – tác động trực tiếp đến cuộc sống con người 1.3. Chức năng và nhiệm vụ của xã hội học a. Chức năng Chức năng nhận thức Chức năng thực tiễn Chức năng giáo dục b. Nhiệm vụ : - Nghiên cứu các sự kiện xã hội - Phục vụ cho công tác tổ chức và quản lý xã hội 2. Xã hội học đô thị 2.1. Xã hội học đô thị Định nghĩa : Xã hội học đô thị là một lĩnh vực của Xã hội học, nghiên cứu các vấn đề về cuộc sống đô thị nói chung do cấu trúc, chức năng của đô thị hình thành Nhiệm vụ : - Nghiên cứu các mối quan hệ phụ thuộc của các hoạt động xã hội vào hoạt động kinh tế - sản xuất của đô thị, của các chức năng của đô thị (ở, làm việc, giáo dục, đào tạo, nghỉ ngơi, du lịch và đối ngoại) - Nghiên cứu các tác động và ảnh hưởng tương hỗ giữa các chức năng đó Tập trung mô tả, phát hiện, lý giải các quan hệ phức tạp, sự tương tác giữa những đặc trưng văn hóa – tâm lý xã hội của cộng đồng dân cư đô thị với môi trường đô thị Lý giải các quan hệ xã hội và lối sống của họ trong môi trường đô thị 2.2. Sự hình thành và phát triển của XHH đô thị Cuộc cách mạng công nghiệp nước Anh và một số nước khác – quá trình đô thị hoá mạnh mẽ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 gây nên hàng loạt vấn đề xã hội : nhà ở, công ăn việc làm, tệ nạn xã hội Từ những năm 20 châu Âu và châu Mỹ đã hình thành chuyên ngành « Xã hội học về đời sống đô thị » Sau đó để phản ánh đúng nội dung nghiên cứu, tên gọi được đổi thành « Xã hội học đô thị » Từ những năm 50 một số Hội nghị quốc tế đầu tiên đã được tổ chức Đối tượng nghiên cứu của Xã hội học đô thị đã được đặt ra: + Gia đình và hôn nhân + Giáo dục trẻ em + Tội phạm + Sự di cư + Vấn đề về chủng tộc + Tâm lý, sức khoẻ người già + Giai cấp và xã hội + Tôn giáo + Học vấn và các xu hướng trong đời sống xã hội Đã chú ý đến các vấn đề đô thị + Đô thị hoá là một hiện tượng mới mẻ trong lịch sử nhân loại + Đô thị hình thành và phát triển kéo theo sự biến đổi mạnh mẽ trong lối sống và cơ cấu xã hội + Các đô thị và sự phát triển của chúng trở thành trung tâm chính, lãnh đạo các vùng nông thôn xung quanh + Nhịp độ đô thị hoá mạnh mẽ nảy sinh nhiều vấn đề xã hội Nghiên cứu xã hội học đô thị liên quan đến môi trường lãnh thổ Nội dung nghiên cứu : tập trung mô tả, phát hiện, lý giải các quan hệ phức tạp, sự tương tác giữa những đặc trưng văn hóa – tâm lý xã hội của cộng đồng dân cư đô thị với môi trường đô thị - Lý giải các quan hệ xã hội và lối sống của họ trong môi trường đô thị Nghiên cứu tầm vĩ mô: các chính sách, chiến lược, hậu quả xã hội, điều tra khảo sát tầm vĩ mô : tâm lí, tập quán, lối sống cộng đồng dân cư, kiến trúc, nhà ở … 2.3. Một số hướng tiếp cận cơ bản trong nghiên cứu XHH đô thị ở nước ngoài Nghiên cứu xã hội học của Mỹ được coi là kinh điển ảnh hưởng đến phương Tây Ban đầu có hai trường phái Trường phái Chicago : + Tập trung nghiên cứu cơ cấu dân số và sinh thái học đô thị + Tình trạng lộn xộn, tiêu cực, cũng như các trạng thái tâm lí của người dân Trào lưu nghiên cứu các cộng đồng + Nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa các thiết chế xã hội với các nhóm xã hội trong một địa bàn riêng biệt nhất định, nghiên cứu mối quan hệ cộng đồng của các đô thị khác nhau và các tác động ngoài cộng đồng + Nghiên cứu ảnh hưởng của các siêu đô thị với xã hội nói chung và việc đô thị hoá trong mỗi quốc gia 2.4. Những trọng tâm nghiên cứu XHH đô thị Sự hình thành và phát triển của đô thị : + Thời gian, không gian xuất hiện các hình thức đầu tiên của đô thị, các điều kiện để đô thị được hình thành, nhân tố thúc đẩy sự phát triển đô thị + Có hai phương thức phát triển đô thị Có một thành phố hay một vài thành phố lớn chi phối nhiều mặt đời sống đất nước Nhiều đô thị nhỏ với đa dạng chức năng và liên kết nhất thể hoá Khối cộng đồng thành phố và khu phụ cận + Mối quan hệ phụ thuộc, chức năng giữa thành phố với dân cư xung quanh, khu phụ cận + Cách thức cư trú của dân thành thị Tình hình cư trú riêng biệt + Vấn đề cư trú riêng biệt giữa các chủng tộc, nhóm dân tộc trong thành phố + Sự tham gia của người dân, cộng đồng dân cư trong hoạt động xã hội Các vấn đề về đô thị Những vấn đề này sinh trong đô thị : giáo dục, bảo vệ sức khoẻ, phúc lợi, nhà ở, dịch vụ đô thị, giao thông, tài chính đô thị… 2.5. Xu hướng nghiên cứu XHH học ở VN hiện nay a. Nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của quá trình đô thị hoá của Việt nam Nhân tố tác động chủ yếu đến sự hình thành và phát triển đô thị, sự gia tăng dân số đô thị, mối quan hệ giữa đô thị hoá và phát triển kinh tế, xã hội trong từng giai đoạn + Hiện nay : dòng di cư nông thôn – đô thị, thành phần xã hội của các nhóm di cư, động cơ di cư, khả năng thích ứng của người mới nhập cư, tác động của sự di cư tới số lượng và thành phần xã hội của cư dân đô thị, sự phân vùng giữa người mới nhập cư và người cũ Dự báo xu hướng các dòng di cư nông thôn – đô thị, cường độ, khả năng và hình thức kiểm soát, điều tiết các quá trình này nhằm hạn chế ảnh hưởng của tiêu cực khi đô thị quá tải Đánh giá vị trí, vai trò của các thế hệ dân nhập cư từ nông thôn trong việc hình thành và phát triển lối sống, văn hoá đô thị Việt nam Quá trình đô thị hoá của Việt nam (4 giai đoạn) b. Nghiên cứu cơ cấu xã hội và sự phân tầng xã hội đô thị Quá trình phát triển đô thị dẫn đến sự thay đổi cơ cấu xã hội đô thị, đặc biệt là cơ cấu lao động trong khu vực kinh tế và dịch vụ đô thị + Các dòng nhập cư vào đô thị + Dòng chảy lao động từ khu vực kinh tế quốc doanh sang khu vực kinh tế ngoài quốc doanh + Kết cấu nghề nghiệp của các hộ gia đinh : gia đình thuần nông, gia đình thuần viên chức, gia đình thuần trí thức, gia đình hỗn hợp quốc doanh, gia đình ngoài quốc doanh, gia đình hỗn hợp quốc doanh và ngoài quốc doanh, gia đình hưu trí, già, ..trong đó nhóm gia đình hỗn hợp quốc doanh và ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ lớn Sự phân tầng xã hội : có sự gia tăng mức độ phân hoá giàu nghèo với khoảng cách chênh lệch lớn c. Nghiên cứu nét đặc thù của lối sống đô thị Việt nam Xã hội đô thị đang trong giai đoạn quá độ dẫn đến lối sống mang đặc tính pha trộn, pha tạp hoặc « xô bồ » Khuôn mẫu hành vi ứng xử cũ còn tồn đọng, cái mới chưa được chưa ổn định chưa được sàng lọc Do đặc thù cơ cấu xã hội đô thị không thuần nhất nên không thể đề cập đến lối sống cho toàn bộ dân cư mà chỉ là lối sống cho các nhóm xã hội khác nhau Một số nhân tố kinh tế - xã hội đang chi phối nét đặc trưng của đô thị hiện nay + Sự biến đổi cơ cấu xã hội, nghề nghiệp của cư dân đô thị + Sự chuyển đổi các định hướng giá trị của các nhóm xã hội + Sự thay đổi chức năng, vai trò của bộ máy quản lý đô thị d. Một số khía cạnh xã hội học về vấn đề ở, quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị Sự biến đổi cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội tác động mạnh đến quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị, và lĩnh vực nhà ở Người giàu có hoạt động và chi phối thị trường nhà đất - Lực lượng thiết kế, xây dựng, quản lý làm ảnh hưởng đến công tác quy hoạch đô thị - Người nghèo phải đương đầu với khó khăn do nhà đất tăng, thiếu nhà ở, nhà ở chất lượng thấp Sự tham gia công tác cải tạo xây dựng đô thị sẽ khó khăn trong quá trình quản lí, cải tạo đô thị do các hộ gia đình có mức sống khác nhau Thái độ khác nhau của cá lớp người giàu, nghèo đối với luật lệ, chính sách quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị
Tài liệu liên quan