Bài giảng Xu hướng tịnh độ trong Phật giáo ở Việt nam và vai trò xã hội của nhà chùa trong đời sống hiện đại

Trong lịch sử Việt Nam, Phật giáo đã có một ảnh hưởng lâu dài từ đầu công nguyên cho đến ngày nay. Phật giáo đã để lại một phần không thể cắt bỏ trong tính dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam quan niệm “Nam mô A Di Đà Phật”; trong văn học cũng như trong đời sống thường, người ta thường nhắc nhở hình ảnh Phật Bà Quan Âm cứu khổ cứu nạn. Chùa Việt Nam ngày nay có màu sắc tịnh độ đậm nét. Đó là kết quả của một quá trình lựa lọc, lựa lọc của nhiều thế hệ nhà tu hành và có lẽ quan trọng hơn còn là sự lựa lọc của quần chúng. Từ đó Phật giáo đi vào cuộc sống, vào tâm thức Việt Nam. Từ thời xa xưa Phật giáo đã được truyền bá vào xứ này. Và từ lâu ở đây đã có mặt cả ba tông phái: Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông. Sử sách, di tích chùa tháp và công trình nghệ thuật còn lưu lại dấu vết của cả ba tông phái. Thời hưng thịnh nhất gắn liền với sự truyền bá của Thiền tông, một tông phái mới hình thành ở Trung Quốc vào quãng thế kỷ VII và không lâu sau khi ra đời ở Trung Quốc đã được Tỳ - ni - đa - lưu - chi, đệ tử của vị tổ thứ ba Thiền tông là Tăng Xán đưa vào Việt Nam (năm 580). Từ đó, theo lịch sử hầu như Phật giáo vào Việt Nam phát triển theo xu hướng chung đó. Như thế là đã có những xu hướng nào đó trước khi Thiền tông vào và về sau Thiền tông nhường chỗ cho Tịnh độ. Tịnh độ tông là cái đọng lại sau một quá trình lựa lọc. Niệm Phật, tọa thiền, dùng mật ngữ đều là những phép tu hành thông dụng. Nhưng đến khi chuyển sang Tịnh độ thì niệm Phật và là Phật A Di Đà mới có ý nghĩa trọng yếu để vãng sinh Cực lạc. Và điều đó mới vạch ra được cho nhiều người, kể cả những người daan thường không xuất gia, con đường không quá khó khăn để đến với Phật giáo.

docx4 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2080 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Xu hướng tịnh độ trong Phật giáo ở Việt nam và vai trò xã hội của nhà chùa trong đời sống hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên