TÓM TẮT
Trong quá trình xây dựng Nhà nước mới, một trong những vấn đề then chốt là đào tạo và bồi
dưỡng nguồn động lực mang tính quyết định – con người, là đội ngũ cán bộ, lãnh đạo. Đây là
vấn đề tế nhị và vô cùng khó khăn mà khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, ta sẽ rút ra được
nhiều bài học giá trị thông qua cách Hồ Chí Minh quan tâm chữa trị những căn bệnh nghiêm
trọng trong cán bộ, đảng viên.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài học lớn từ Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng một nhà nước mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI HỌC LỚN TỪ HỒ CHÍ MINH
TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG MỘT NHÀ NƯỚC MỚI
VÕ VĂN LỘC*
TÓM TẮT
Trong quá trình xây dựng Nhà nước mới, một trong những vấn đề then chốt là đào tạo và bồi
dưỡng nguồn động lực mang tính quyết định – con người, là đội ngũ cán bộ, lãnh đạo. Đây là
vấn đề tế nhị và vô cùng khó khăn mà khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, ta sẽ rút ra được
nhiều bài học giá trị thông qua cách Hồ Chí Minh quan tâm chữa trị những căn bệnh nghiêm
trọng trong cán bộ, đảng viên.
ABSTRACT
In the process of establishing the new government, one of the most important issues is educating
and fostering the deciding factor-human resources, especially the senior and leading staff. This
is also the very subtle and difficult task. When studying the thoughts of Chairman Ho Chi Minh,
we can have some valuable lessons by the ways he was keen on curing “some incurable
diseases” of the senior communist party staff.
1. MỞ ĐẦU
Năm 1945, sau khi hoàn thành nhiệm vụ chống phong kiến và chống đế quốc, nhân dân ta vừa
bảo vệ độc lập dân tộc vừa từng bước xây dựng Nhà nước mới và một nền dân chủ mới. Ngày 2
tháng 9 năm 1945, khi đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng thời cũng đã khai sáng một Nhà nước mới, một nền dân chủ mới
cho nhân dân Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta đã đánh đổ các xiềng
xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế
độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa” (1, 557).
Quá trình xây dựng Nhà nước mới, nền dân chủ mới là quá trình vận động, đấu tranh liên tục
giữa cái mới với cái cũ, cái tiến bộ và hiện đại với cái bảo thủ và trì trệ ở trong từng cá nhân
cũng như trên bình diện tổ chức quản lý xã hội. Quá trình đó luôn luôn bộc lộ hai mặt tích cực và
tiêu cực đối lập nhau: về mặt tổ chức quản lí xã hội, hai mặt đó là dân chủ với phi dân chủ, dân
chủ với mất ổn định, mất kỉ cương. Về mặt cá nhân, đó là sự đối lập giữa đạo đức cách mạng
cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư với chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham ô, hủ hóa, v.v.
Những mặt đối lập tiêu cực của dân chủ trên bình diện xã hội cũng như trên phạm vi cá nhân
được Hồ Chí Minh gọi là “bệnh”: “Ở các cơ quan lãnh đạo các cấp, về lề lối làm việc, về chủ
trương và cách lãnh đạo còn có những khuyết điểm khá phổ thông và nghiêm trọng. Ấy là những
bệnh chủ quan, quan liêu, mệnh lệnh, hẹp hòi và bệnh công thần” (3,167). “Ai không hợp với
mình thì người tốt cũng cho là xấu, việc hay cũng cho là dở, rồi tìm cách dèm pha, nói xấu, tìm
cách dìm người đó xuống. Bệnh này rất tai hại cho Đảng.” (3, 257) Hồ Chí Minh đã tìm ra
được 110 căn bệnh ở các cán bộ đảng viên. (Xem: Hồ Chí Minh với việc chữa bệnh làm mất dân
chủ, NXB Chính trị Quốc gia, 2008). Các căn bệnh ấy chắc chắn làm tổn hại uy tín của cán bộ
đảng viên, ảnh hưởng đến thanh danh của Đảng, của Nhà nước và gây tác hại nghiêm trọng đối
với sự phát triển của đất nước, nhất là một đất nước còn non trẻ, vừa mới gượng dậy sau chiến
*
TS, Phòng Khoa học Công nghệ và Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Sài Gòn
tranh. Vì vậy, việc cấp thiết trong công cuộc xây dựng một Nhà nước mới là phải “chữa lành
bệnh” cho chính những chủ nhân của nhà nước này. “Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước
yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe” (6, 212). Với suy nghĩ đó, Hồ
Chí Minh vô tình đã trở thành một “vị lương y” chăm sóc sức khỏe cho toàn dân.
2. NỘI DUNG
2.1. Hồ Chí Minh “khám bệnh”
Phát biểu tại diễn đàn quốc tế ngày 14/1/1926, Nguyễn Ái Quốc cho rằng: “Cách mệnh cũng
giống như khám bệnh vậy”. Điều đó cho thấy, ngay từ những ngày còn bôn ba ở nước ngoài để
tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng một đội
ngũ cán bộ vừa có tài vừa có tâm - là cốt lõi, là rường cột của một nhà nước hùng mạnh. Vì vậy,
chỉ một tháng sau ngày đọc Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã nhanh chóng phát hiện và chỉ
ra các “căn bệnh” của các cán bộ đảng viên. Ngày 4/10/1945, trên tờ báo Cứu quốc, Hồ Chí
Minh đã vạch rõ “ Một khuyết điểm lớn, chung cho phần đông các Ủy ban nhân dân là bệnh
lộn xộn, thiếu tổ chức.” (2, 19). Và sau này, trong suốt quá trình lãnh đạo, Hồ Chí Minh còn
tiếp tục vạch ra nhiều căn bệnh khác trong các tổ chức Đảng và trong từng cá nhân lãnh đạo các
cấp như: Bệnh chủ quan, bệnh ham danh vị, bệnh xa quần chúng, bệnh hẹp hòi, bệnh ba hoa,
bệnh quan liêu, bệnh công thần cách mạng, bệnh tự kiêu tự ái, bệnh máy móc, bệnh cấp bậc,
bệnh tiểu tư sản, bệnh bao biện, bệnh hẹp hòi, bệnh kiêu ngạo, v.v. Cho đến những ngày cuối
đời, Hồ Chí Minh vẫn là người thầy thuốc tận tụy khi tiếp tục “khám bệnh” cho các cán bộ, đảng
viên trong một bài viết trên báo Nhân dân, ra ngày 3/2/1969: “Họ tự cao tự đại, coi thường tập
thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền. Họ xa rời quần chúng, xa rời thực tế, mắc
bệnh quan liêu mệnh lệnh” (7, 439).
Việc khám bệnh và chữa bệnh của Hồ Chí Minh được thực hiện một cách kiên trì chẳng những
theo thời gian, trong suốt thời kỳ lãnh đạo của Người, mà còn kiên trì bằng nhiều hình thức như:
thư gửi (“Thư gửi các đồng chí tỉnh nhà”, “Thư gửi các Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và
làng”, “Thư gửi các đồng chí Trung bộ”, “Thư gửi các ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính
Nam bộ”, ), báo chí (bài “Thiếu óc tổ chức, một khuyết điểm lớn trong các Ủy ban nhân dân”,
báo Cứu quốc, ra ngày 4/10/1945, bài “Phải chữa cái bệnh cấp bậc”, báo Sự Thật, ra ngày
15/7/1950, (bài “Tích cực và nóng nảy”, báo Nhân dân, ra từ ngày 29 đến 30/11/ 1953, ), hình
thức viết sách (tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”) và hình thức trực tiếp tiếp xúc với các cán bộ,
đảng viên thông qua các cuộc họp, hội nghị, đại hội quan trọng trong Đảng, trong Chính phủ, các
cuộc nói chuyện trước đông đảo nhân dân, chiến sĩ, bộ đội, cán bộ, công chức, sinh viên, học
sinh, v.v.
Thêm vào đó, để mọi người dễ nhận ra các căn bệnh nguy hiểm mà phòng tránh, Hồ Chí Minh
luôn chỉ rõ triệu chứng của các căn bệnh một cách sống động và đa dạng, chẳng hạn như triệu
chứng của Bệnh ham chuộng hình thức, Hồ Chí Minh viết “Việc gì cũng không xét đến kết quả
thiết thực, cần kíp, chỉ nhằm về hình thức bề ngoài, chỉ muốn phô trương cho oai. Thí dụ: ngày
nay tập quân sự, cốt là biết bắn súng, dùng dao, ném lựu đạn, v.v. cốt cho mọi người biết đánh
du kích. Thế mà có nhiều nơi chỉ để thì giờ tập “một hai, một hai”. Thế thì khác gì tập lễ nhạc để
đi chữa cháy”(3, 71). Hay triệu chứng của Bệnh khô khan, lúng túng là “Nói đi nói lại, cũng
chẳng qua kéo ra những chữ “tích cực, tiêu cực, khách quan, chủ quan”, và một xốc danh từ học
thuộc lòng. Thậm chí những danh từ đó dùng cũng không đúng. Chỉ làm cho quần chúng chán
nản và ngủ gật.” (3, 301). Về triệu chứng của Bệnh máy móc, Hồ Chí Minh đưa ra ví dụ: “Một
nhóm thợ đóng một cỗ xe ngựa rất khéo. Nhưng đóng rồi thì không dùng được vì cỗ xe to quá,
đưa ra cửa phòng không lọt. Nghe câu chuyện đó, ai không cười những người thợ kia là ngốc.
Song sự thật thì một số cán bộ ta vẫn thường “khóa cửa đóng xe” như những người thợ kia. Đó
là họ mắc bệnh máy móc”. Trong một dịp khác, Hồ Chí Minh giải thích thêm về biểu hiện của
căn bệnh này: “Một đoàn thể kia báo cáo rằng: 85 phần trăm hội viên đã được huấn luyện. Tài
thật! Nhưng khi xét lại, thì chương trình huấn luyện vẫn là “ba giai đoạn, bốn mâu thuẫn”, và 85
phần trăm hội viên được huấn luyện kia vẫn không hiểu rõ công việc thiết thực của mình là gì”
(4, 4) v.v. Với căn bệnh nào, Hồ Chí Minh cũng có cách phân tích, hướng dẫn rõ ràng và dễ hiểu
như vậy. Nhiều căn bệnh gây hậu quả nghiêm trọng còn được phân tích nhiều lần, ngày càng sâu
sắc và không hề trùng lặp với các lần trước cũng như với các căn bệnh khác. Ví dụ như Bệnh
quan liêu với 17 triệu chứng được phân tích qua 11 bài viết, các căn bệnh do chủ nghĩa cá nhân
gây ra như Bệnh tham lam, bệnh lười biếng, bệnh kiêu ngạo, bệnh hiếu danh, v.v. với 80 triệu
chứng được Hồ Chí Minh thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở trong nhiều bài viết, bài nói suốt
từ năm 1947 đến năm 1969, v.v. Sự quan tâm sâu sát và “khám bệnh” cẩn trọng như vậy chính là
tiền đề tốt cho các phương cách chữa trị hiệu quả của “thầy thuốc” Hồ Chí Minh.
2.2. Hồ Chí Minh chữa bệnh
Hồ Chí Minh từng bảo “Muốn bốc thuốc, trước hết phải biết bệnh”, cho nên, với căn bệnh nào,
Hồ Chí Minh cũng truy tìm tận gốc nguyên nhân của nó, để rồi “Ta đã thấy rõ những bệnh ấy thì
ta tìm được cách chữa”. Xin đơn cử một toa thuốc của Hồ Chí Minh: Khi cán bộ mắc bệnh ba
hoa, Hồ Chí Minh phân tích: “Thói ba hoa từ đâu mà ra? Vì chúng ta trước kia học chữ Hán, sau
này học chữ Pháp, cho nên khi nói, khi viết hay dùng chữ Hán theo cách Pháp. Thành thử dài
dòng mà khó hiểu, khó nghe. Lại cũng vì chủ quan và hẹp hòi.Sau đây là liều thuốc chữa thói
ba hoa. Mọi người phải hiểu, phải nhớ, phải thực hành: 1. Phải học cách nói của quần chúng.
Chớ nói như cách giảng sách2. Phải luôn dùng những lời lẽ, những thí dụ giản đơn, thiết thực
và dễ hiểu. 3. Khi nói, khi viết phải luôn làm thế nào cho ai cũng hiểu được..4. Chưa điều tra,
chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết. 5. Trước khi nói, phải nghĩ cho chín, phải sắp
đặt cẩn thận. Phải nhớ câu tục ngữ “Chó ba quanh mới nằm. Người ba năm mới nói”. Sau khi
viết rồi phải xem đi xem lại ba, bốn lần. Nếu là một tài liệu quan trọng, phải xem đi xem lại chín,
mười lần. Làm được như thế - đảng viên và cán bộ ta quyết phải làm như thế - thì thói ba hoa sẽ
bớt dần cho đến khi hoàn toàn hết sạch mà công việc của Đảng, tư cách của cán bộ đảng viên sẽ
do đó mà tăng thêm” (3, 305-506)
Với sứ mệnh của một “người thầy thuốc”, áp dụng việc chẩn đoán và chữa bệnh theo y học
truyền thống, truy cho đích xác nguyên nhân theo đúng tinh thần Đông y “Trị bệnh cầu kỳ bản,
cấp bách trị kỳ tiêu“ (Chữa bệnh thì phải chữa từ gốc, với những trường hợp cấp bách thì chữa từ
ngọn), Hồ Chí Minh đã chỉ ra được 58 nguồn gốc của 110 căn bệnh mà cán bộ đảng viên mắc
phải. Chúng liên quan đến: a) Nhận thức, trình độ và năng lực công tác của từng cán bộ đảng
viên; b) Mối liên hệ giữa cán bộ đảng viên với quần chúng nhân dân; c) Mối liên hệ giữa tổ chức
Đảng, cơ quan nhà nước với quần chúng nhân dân. Sau khi xác định được những nguồn gốc đó,
Hồ Chí Minh đã ra các toa thuốc gồm 40 thang, với 127 vị thuốc. Trong đó có 9 thang, 34 vị
chữa các bệnh có liên quan đến nhận thức, trình độ và năng lực của cán bộ đảng viên; 18 thang,
56 vị chữa các bệnh do thiếu mối liên hệ với quần chúng nhân dân; 8 thang, 37 vị chữa các bệnh
liên quan đến vai trò của tổ chức Đảng, Chính phủ và các cơ quan nhà nước.
Trong các bài thuốc trên, Hồ Chí Minh coi “quần chúng” hay “quần chúng nhân dân”, “dân
chúng”... là vị thuốc quan trọng nhất. Đó là vị thuốc được kê toa nhiều nhất (khoảng 56 lần),
chẳng hạn: “Phải học cách nói của quần chúng”, “Từ trong quần chúng ra, về sâu trong quần
chúng”, “Phải đặt lợi ích dân chúng lên trên hết, trước hết”, “Học hỏi và bàn với dân”,“Tin dân”,
“Theo tình hình thiết thực của dân”, “Việc gì cũng từ dưới nhoi lên”, “Đặt việc chung, lợi ích
chung lên trên hết, trước hết”... Với kinh nghiệm của một nhà lãnh đạo, việc “thầy thuốc” Hồ
Chí Minh nhiều lần yêu cầu bệnh nhân dùng vị thuốc “quần chúng” là hoàn toàn sát hợp với nhu
cầu khách quan và tính cấp thiết của công cuộc kiến thiết đất nước cần sự phối hợp và đoàn kết
chặt chẽ giữa nhà nước với nhân dân.
Vị thuốc quan trọng thứ hai, được Hồ Chí Minh nhắc đến ít nhất 15 lần là “phê bình và tự phê
bình”. (Riêng với bệnh quan liêu, có tới 7 lần Hồ Chí Minh yêu cầu phải dùng vị thuốc nầy).
“Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, mỗi ngày phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi
ngày phải rửa mặt. Được như thế thì trong Đảng sẽ không có bệnh mà Đảng sẽ mạnh khỏe vô
cùng” (3, 239). “Những người bị phê bình (cán bộ hoặc cơ quan), thì phải thật thà tự kiểm thảo
trước quần chúng (đăng lên báo), phải quyết tâm sửa đổi” (5, 81), “Phải thật sự mở rộng dân chủ
trong cơ quan. Phải luôn luôn dùng cách thật thà tự phê bình và thẳng thắn phê bình, nhất là phê
bình từ dưới lên. Phải kiên quyết chống cái thói “cả vú lấp miệng em”, ngăn cản quần chúng phê
bình. Một đảng viên ở địa vị càng cao thì càng phải giữ đúng kỉ luật của đảng, càng phải làm
gương dân chủ” (3, 269)
Không phải chỉ là phê và tự phê một chiều, Hồ Chí Minh còn nhắc nhở quyền dân chủ của
công dân: “Phê bình là quyền lợi và nhiệm vụ của mọi người, là thực hành dân chủ. Cấp dưới có
quyền phê bình cấp trên. Nhân dân có quyền phê bình cán bộ, phê bình chính quyền, Đảng và
các đoàn thể. Mọi người có quyền phê bình nhau để cùng nhau tiến bộ. Không phê bình tức là bỏ
mất một quyền dân chủ của mình (4, 2).
2.3. Những bài học
Như trên đã nói, công cuộc xây dựng một Nhà nước mới đòi hỏi rất nhiều công sức của toàn
Đảng, toàn dân. Trong đó, vấn đề then chốt là xây dựng một lực lượng cán bộ đảng viên có tài có
đức để hướng dẫn, lãnh đạo nhân dân và chèo lái con tàu đất nước. Muốn có được đội ngũ cán
bộ hùng hậu đó, trước tiên là phải khám và chữa bệnh để làm cho đội ngũ cán bộ hiện có thật
khỏe mạnh.
Học cách khám và chữa bệnh của Hồ Chí Minh ta thấy những điều Hồ Chí Minh đặt ra, từ những
năm 1950, thông qua việc nêu các chứng bệnh và đưa ra các thang thuốc chữa trị rất tương đồng
với nguyên lí chăm sóc sức khỏe ban đầu phổ biến hiện nay: mọi người cần được chăm sóc sức
khỏe khi còn trẻ, cần được chăm sóc một cách toàn diện ngay tại gia đình và trong cộng đồng.
Liên hệ tới công tác giáo dục, rèn luyện cán bộ đảng viên, thì: 1- Mọi cán bộ, đảng viên cần được
chăm sóc, giáo dục một cách liên tục, toàn diện, từ cá nhân cho đến gia đình và tổ chức cơ sở
Đảng nơi cán bộ, đảng viên sinh hoạt. 2- Đảm bảo sự kết hợp giữa chăm sóc giáo dục, xử lí kỉ
luật đúng lúc, đúng tội, có sự lãnh đạo, quản lí chặt chẽ của các cấp lãnh đạo, với sự tự giác tự
nguyện của cá nhân. 3- Phương pháp tiếp cận lấy bản thân cán bộ, đảng viên làm trung tâm, phối
hợp với gia đình, cộng đồng, tổ chức cơ sở Đảng nơi cán bộ, đảng viên sinh hoạt. Trên cơ sở đó,
đảm bảo sức khỏe, sự cân bằng tâm lí nhằm nâng cao chất lượng sống và phục vụ của cán bộ,
đảng viên.
Bên cạnh các biện pháp giáo dục gắn với tập thể và cộng đồng, cần đẩy mạnh tinh thần “tự phê
và phê bình” vốn rất được Hồ Chí Minh lưu tâm. “Vì Đảng, vì dân tộc, vì giai cấp, vì chủ nghĩa
cộng sản mà phải phê bình, tự phê bình, nhưng phải dân chủ, trên phê bình dưới nhưng phải tự
phê bình, dưới phê bình trên nhưng mình cũng phải tự phê bình. Bây giờ có thiên hướng cho là
chỉ có trên sai lầm còn mình không sai gì hết, như thế là không đúng. Phê bình cũng ví như
người đi bằng hai chân, nếu chỉ phê bình trên thôi thì đi một chân, không thể đi được. Không nên
chỉ nêu khuyết điểm, sẽ sinh ra bi quan, mà cần phải nêu thành tích nữa” (6, 387)
Với những cán bộ đảng viên thoái hóa, biến chất, cần áp dụng bài học về cách xử lí của Hồ Chí
Minh là vừa yêu cầu bản thân “người bệnh” tự phê bình để nhận ra khuyết điểm, sữa chữa bệnh
tật, vừa huy động sức mạnh cộng đồng cùng phối hợp chữa trị cho bệnh nhân.
Người bệnh: “Trước tiên là hãy sử dụng đơn thuốc “Thật thà tự phê bình và thẳn thắn phê bình””
(5, 269); Tự phấn đấu rèn luyện đạo dức cách mạng Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư.
Với đức tính Liêm, Hồ Chí Minh lưu ý: “Do bất liêm mà đi đến tội ác trộm cắp. Công khai hay
bí mật, trực tiếp hay gián tiếp, bất liêm tức là trộm cắp. Cán bộ phải thực hành chữ liêm trước
để làm kiểu mẫu cho dân” (3, 641).
Với tổ chức cơ sở Đảng và cộng đồng: Phải “lấy lòng thành thật mà ráo riết phê bình đồng chí
của mình” (3, 239); Tích cực giúp đỡ các cán bộ đảng viên: ”Phải cho họ điều kiện sinh sống đầy
đủ mà làm việc. Khi họ đau ốm, phải có thuốc thang. Tùy theo hoàn cảnh mà giúp họ giải quyết
vấn đề gia đình. Những điều đó rất quan hệ với tinh thần của cán bộ và sự thân ái đoàn kết trong
Đảng” (3, 277); Thực hiện vai trò “làm gương dân chủ” của Đảng; Thực hiện chức năng kiểm
soát, “kiên quyết thực hành kỷ luật”, “những người mắc bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy, không
làm được việc, phải thải đi” (3, 286); “Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất
kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì” (3, 641). Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
ký sắc lệnh số 64 - SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt “có ủy nhiệm là đi giám sát tất cả các
công việc và các nhân viên của các Ủy ban nhân dân, các cơ quan của Chính phủ”. Điều thứ hai
của Sắc lệnh này quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban thanh tra đứng trên các
cấp chính quyền nhằm đảm bảo cho hoạt động thanh tra được khách quan và công bằng. Sắc lệnh
64-SL còn thiết lập một Toà án đặc biệt để “xử những nhân viên của các Ủy ban nhân dân hay
các cơ quan của Chính phủ do Ban Thanh tra truy tố”. Việc Hồ Chí Minh bác đơn xin giảm tội
của Trần Dụ Châu, để hắn phải ra pháp trường chịu tội ngày 6/9/1950 là thể hiện tính nghiêm
minh của luật pháp, thống nhất nói với làm, nói lên quyết tâm xây dựng Nhà nước mới và nền
dân chủ mới của Hồ Chí Minh.
Một bài học không bao giờ cũ nữa là cán bộ đảng viên, đặc biệt là các cán bộ lãnh đạo, mỗi
người hãy là một tấm gương đạo đức của người đảng viên cộng sản. Muốn vậy, phải “cố gắng
phát triển những tính tốt và sửa bỏ những tính xấu. Vì tính xấu của một người thường chỉ có hại
cho người đó, còn tính xấu của một đảng viên, một cán bộ sẽ có hại đến Đảng, có hại đến nhân
dân” (3, 254). Hồ Chí Minh còn nhắc nhở người lãnh đạo “phải tự biết mình” vì “Muốn biết rõ
cán bộ, muốn đối đãi một cách đúng đắn các hạng người, trước hết phải sửa những khuyết điểm
của mình. Mình càng ít khuyết điểm thì cách xem xét cán bộ càng đúng” (3, 277- 278). Theo Hồ
Chí Minh, người lãnh đạo nên thực hiện “5 cách” với cán bộ là “Chỉ đạo, Nâng cao, Kiểm tra,
Cải tạo, Giúp đỡ” (3, 276), và “5 cách khéo dùng cán bộ” là:
1. Mình phải có độ lượng vĩ đại thì mới có thể đối với cán bộ một cách chí công vô tư, không có
thành kiến, khiến cho cán bộ khỏi bị bỏ rơi;
2. Phải có tinh thần rộng rãi mới có thể gần gụi những người mình không ưa;
3. Phải có tính chịu khó dạy bảo mới có thể nâng đỡ những đồng chí còn kém, giúp cho họ tiến
bộ;
4. Phải sáng suốt mới khỏi bị bọn vu vơ bao vây mà cách xa cán bộ tốt;
5. Phải có thái độ vui vẻ, thân mật các đồng chí mới vui lòng gần gụi mình” (3, 279).
3. KẾT LUẬN
Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh đã có đủ điều kiện để xây dựng một Nhà
nước mới theo mục tiêu Độc lập, Tự do, Hạnh phúc. Theo GS.TS Tsuboi Yoshharu trong Hội
nghị quốc tế Việt Nam học 2008, từ “Độc lập” mà Hồ Chí Minh đã dùng, bao hàm ý nghĩa xây
dựng một quốc gia có chủ quyền, có lực lượng sánh vai được với các cường quốc trên thế giới;
Hồ Chí Minh không chỉ xây dựng một chế độ dân chủ cộng hòa mà còn xây dựng nên hình ảnh
của những con người mới đóng vai trò gánh vác quốc gia độc lập. Quả thật, “hình ảnh những con
người mới” ấy cũng chính là hình ảnh của quốc gia và là mối bận tâm lớn của người lãnh đạo. Vì
vậy, không phải ngẫu nhiên mà Hồ Chí Minh dành nhiều tâm, trí để “khám” và “chữa bệnh” cho
các cán bộ đảng viên của mình. Phong cách chuẩn mực của người thầy thuốc Hồ Chí Minh “lo
cái lo của người, vui cái vui của người”, xem “việc chữa bệnh cứu người làm nhiệm vụ của
mình, không được mưu lợi, kể công” như lời dạy của danh y Hải Thượng Lãn Ông đã để lại cho
chúng ta nhiều bài học quý giá, từ cách thức làm việc, đối đãi, xử lí cán bộ đảng viên cho đến tác
phong và đạo đức của một nhà lãnh đạo. Nhà nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam mà
chúng ta đang xây dựng, kế thừa từ nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của Chủ tịch Hồ Chí
Minh vẫn đang rất cần những vị lương y như Hồ Chí Minh để chữa lành những căn bệnh nan y
mà không ít cán bộ đảng viên mắc phải. Các căn bệnh ấy, đến nay, vẫn