Vai trò của chủ tịch Hồ Chí Minh trong tổ chức và hoạt động của nhà nước Việt Nam

Tóm tắt Bài viết tập trung đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước Việt Nam, thể hiện trên các phương diện cơ bản là: Hồ Chí Minh là người lựa chọn và sáng lập ra Nhà nước kiểu mới; Hồ Chí Minh là người khơi nguồn cho truyền thống dân chủ hiện đại ở Việt Nam; Hồ Chí Minh đã xác lập các cơ sở, nền móng pháp lý tổ chức, hoạt động của Nhà nước ta, nhất là việc xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của chủ tịch Hồ Chí Minh trong tổ chức và hoạt động của nhà nước Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại |366 VAI TRÒ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ThS. Phan Bá Linh Trường Chính trị Trần Phú Tóm tắt Bài viết tập trung đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước Việt Nam, thể hiện trên các phương diện cơ bản là: Hồ Chí Minh là người lựa chọn và sáng lập ra Nhà nước kiểu mới; Hồ Chí Minh là người khơi nguồn cho truyền thống dân chủ hiện đại ở Việt Nam; Hồ Chí Minh đã xác lập các cơ sở, nền móng pháp lý tổ chức, hoạt động của Nhà nước ta, nhất là việc xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Từ khóa: Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổ chức và hoạt động, Nhà nước Việt Nam. I. MỞ ĐẦU Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, ngày 2/9/1945, trên Quảng trƣờng Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam), mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: Kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngƣời sáng lập Nhà nƣớc Việt Nam, Ngƣời đứng đầu Nhà nƣớc 24 năm, có bề dày thực tiễn trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, tổ chức và hoạt động của Nhà nƣớc Việt Nam. Bài viết tập trung đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tổ chức và hoạt động của Nhà nƣớc Việt Nam. II. NỘI DUNG Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, đất nƣớc ta, dân tộc ta bƣớc vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nhân dân ta từ thân phận của những ngƣời nô lệ đã trở thành ngƣời chủ đất nƣớc và vận mệnh của mình. Sự kiện lịch sử ấy, đồng thời đã khẳng định trong thực tế, khát vọng thiết lập một nhà nƣớc kiểu mới - Nhà nƣớc dân chủ, dân “là chủ” và dân “làm chủ” ở Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành hiện thực. Vai trò của Ngƣời đối với sự ra đời của Nhà nƣớc là hết sức to lớn, tƣ tƣởng của Ngƣời về tổ chức và xây dựng Nhà nƣớc là di sản lớn trong thời đại ngày nay. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 367| 2.1. Trước hết, Hồ Chí Minh là người lựa chọn và sáng lập ra Nhà nước Trên hành trình đi tìm đƣờng cứu nƣớc, cứu dân, vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết về nhà nƣớc của chủ nghĩa Mác - Lênin, chọn lọc, kế thừa những tinh hoa trong xây dựng nhà nƣớc đã có trong lịch sử dân tộc và nhân loại tƣ tƣởng về một Nhà nƣớc kiểu mới khác với các nhà nƣớc kiểu cũ của Hồ Chí Minh sớm đƣợc hình thành và phát triển. Từ những tƣ tƣởng ban đầu về xây dựng một Nhà nƣớc dân chủ gắn với thực hiện các quyền tự do, dân chủ, các quyền con ngƣời trong “Yêu sách tám điểm”, đến quan niệm về một Nhà nƣớc của số đông (Đường Kách mệnh, 1927), chủ trƣơng thiết lập Nhà nƣớc, Chính phủ Công - Nông - Binh theo mô hình nhà nƣớc Xô viết (1930). Năm 1941, trên cơ sở những tìm tòi, khảo cứu của mình, tại Hội nghị Trung ƣơng Đảng lần thứ VIII của Đảng, Hồ Chí Minh đã đề xuất quan điểm xây dựng Nhà nƣớc Dân chủ nhân dân: “Chính quyền của nƣớc Việt Nam dân chủ mới không phải thuộc quyền riêng của giai cấp nào và của chung toàn dân tộc”1. Đó là mô hình nhà nƣớc đại biểu cho khối đai đoàn kết của toàn thể quốc dân, nhà nƣớc thực sự của dân, do dân và vì dân. Từ đây, ở nƣớc ta, việc thiết kế, tổ chức Nhà nƣớc đều quán triệt quan điểm cơ bản chỉ đạo đó, nghĩa là xây dựng Nhà nƣớc dân chủ nhân dân. “Đây là một sáng tạo lớn về lý luận và thực tiễn của Hồ Chí Minh và của Đảng ta”2. Sau ngày độc lập, trong gần ¼ thế kỷ, trên cƣơng vị là Chủ tịch nƣớc, nguyên thủ quốc gia, Hồ Chí Minh đã để lại dấu ấn sâu đậm về một phong cách lãnh đạo Nhà nƣớc, trở thành chuẩn mực cho các thế hệ lãnh đạo sau này. 2.2. Hồ Chí Minh là người khơi nguồn cho truyền thống dân chủ hiện đại ở Việt Nam Dân chủ trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh “là của quý báu nhất của nhân dân”, đó là một giá trị xã hội phổ biến, nền tảng quan trọng nhất để xây dựng và phát triển một xã hội tốt đẹp. Ngay từ khi chỉ thị thành lập Khu giải phóng năm 1945 - hình ảnh “nƣớc Việt Nam mới phôi thai”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập dƣợt để nhân dân cầm chính quyền. Sau ngày giành chính quyền, nhất quán và xuyên suốt trong tƣ duy và hành động của Ngƣời vẫn là xây dựng Nhà nƣớc dân chủ, Nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân. 1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.114. 2 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính. Những vấn đề cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, tr.403. Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại |368 Là Nhà nƣớc của dân vì dân “là chủ”, dân là ngƣời có địa vị, quyền lực cao nhất: “Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”, “quyền hành và lực lƣợng đều ở nơi dân”3, dân có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nƣớc, dân tộc. Toàn bộ nhà nƣớc đƣợc thiết lập là bộ máy thừa hành ý chí, nguyện vọng của nhân dân; đội ngũ cán bộ, công chức nhà nƣớc là công bộc, đầy tớ của nhân dân: “Trong bộ máy cách mạng, từ ngƣời quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch một nƣớc đều là phân công làm đầy tớ cho dân. Đó là vinh dự cao nhất”4. Là Nhà nƣớc do dân vì dân “làm chủ”. Nhân dân là ngƣời tổ chức nên các cơ quan nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng thông qua thực hiện chế độ tổng tuyển cử phổ thông, trực tiếp, bỏ phiếu kín bầu các đại biểu xứng đáng vào các cơ quan quyền lực nhà nƣớc... Hồ Chí Minh viết: “Chính quyền từ xã đến chính phủ Trung ƣơng do dân cử ra”5. Không những vậy, Nhân dân còn có quyền thực hiện chế độ bãi miễn đại biểu, bãi miễn Chính phủ nếu không còn đƣợc nhân dân tín nhiệm, nếu đi ngƣợc lại lợi ích của nhân dân. “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”6; Nhân dân có quyền phê bình, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, các đại biểu do mình cử ra “Chính phủ ta là Chính phủ của nhân dân, chỉ có một mục đích là ra sức phụng sự lợi ích của nhân dân. Chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình để làm trọn nhiệm vụ của mình là: ngƣời đày tớ trung thành tận tụy của nhân dân”7. Đặc biệt, vì dân “làm chủ”, bên cạnh quyền, dân còn phải biết phát huy năng lực, bổn phận và trách nhiệm của mình, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân”8. Đây chính là sự thống nhất biện chứng của cả quyền và nghĩa vụ làm chủ; đồng thời thể hiện bản chất dân chủ triệt để của Nhà nƣớc kiểu mới trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Là Nhà nƣớc của dân, do dân thì tất yếu Nhà nƣớc đó phải vì dân. Theo Hồ Chí Minh: “Chính phủ thì việc to, việc nhỏ đều nhằm mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân”, mọi công tác chính quyền phải vì mƣu cầu quyền lợi hạnh phúc cho nhân dân: "Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh"9. 3 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.232. 4 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.437. 5 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.232. 6 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.75. 7 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.81. 8 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.232. 9 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.65. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 369| Muốn vậy, Nhà nƣớc phải thật sự liêm khiết, trong sạch, tránh quan liêu, tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi Điều căn bản của một chế độ dân chủ trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là “Nhà nƣớc ta phát huy dân chủ đến cao độ, đó là do tính chất Nhà nƣớc ta là Nhà nƣớc của nhân dân. Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên đƣợc tất cả lực lƣợng của nhân dân đƣa cách mạng tiến lên. Đồng thời phải tập trung đến cao độ để thống nhất lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Ngƣời cho rằng, Nhà nƣớc ta phải phát huy dân chủ, phải làm cho việc thực hành dân chủ đƣợc thể hiện và thấm sâu vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội vì “thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn”10. 2.3. Hồ Chí Minh đã xác lập các cơ sở, nền móng pháp lý tổ chức, hoạt động của Nhà nước ta, nhất là việc xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức rõ vị trí, vai trò của pháp luật trong điều hành và quản lý xã hội. Từ năm 1919, trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam, Ngƣời đã nêu ra 4 điều liên quan đến pháp quyền. Tiếp đó trong Việt Nam yêu cầu ca (1920), Ngƣời đã nhấn mạnh: “Bảy xin hiến pháp ban hành, Trăm đều phải có thần linh pháp quyền”11. Theo đó, mọi quan hệ xã hội, mọi lĩnh vực của đời sống theo Hồ Chí Minh đều chịu sự chi phối của pháp luật. Pháp luật là cơ sở đảm bảo thực hiện các quyền tự do, dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân. Nhất quán với quan điểm của mình, ngay sau ngày độc lập, Ngƣời đã đề ra với Chính phủ một trong sáu nhiệm vụ cấp bách là: “Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu”12. Và trên cƣơng vị là Chủ tịch nƣớc, Hồ Chí Minh vừa là nhà lập pháp, đồng thời là nhà hành pháp có công lớn nhất trong sự nghiệp lập hiến và lập pháp ở nƣớc ta, đã hai lần đứng đầu Ủy ban soạn thảo Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp 1959, đã ký công bố 16 đạo luật, 613 sắc lệnh và nhiều văn bản dƣới luật, trong đó có 243 sắc lệnh quy định về tổ chức nhà nƣớc, qua đó hình thành một thể chế bộ máy nhà nƣớc có nhiều nhân tố cơ bản của một nhà nƣớc pháp quyền kiểu mới. 10 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.325. 11 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.473. 12 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.7. Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại |370 Điều trăn trở của Hồ Chí Minh là làm thế nào để nhà nƣớc pháp quyền trong sạch, vững mạnh, hiệu quả và thực sự vì dân. Ngƣời luôn yêu cầu luật pháp phải dựa hẳn vào lực lƣợng nhân dân, lực lƣợng lao động làm nền tảng. Đó là nội dung quyết định bản chất luật pháp của Nhà nƣớc ta và luật pháp của chúng ta dựa vào đó để xây dựng. Pháp luật là phƣơng tiện để xây dựng và củng cố Nhà nƣớc để đi đến mục đích cuối cùng là hiệu quả quản lý xã hội, làm cho đất nƣớc ngày càng tăng trƣởng, ổn định chính trị, kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng cao. Đây chính là tính định hƣớng xã hội chủ nghĩa của Nhà nƣớc pháp quyền trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Đặc biệt, trong thực thi pháp luật, Hồ Chí Minh yêu cầu phải đảm bảo tính khách quan, công bằng, bình đẳng; phải kết hợp chặt chẽ giữa “đức trị” và “pháp trị”, giữa “xây” và “chống”, không đƣợc coi nhẹ mặt nào Muốn vậy thì Nhà nƣớc phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Ngƣời khẳng định: “Đảng ta là một đảng cầm quyền”13. Nhƣng “Đảng cầm quyền” chứ không phải đảng trị, do đó, mọi cán bộ, đảng viên, công chức phải biết tôn trọng Nhà nƣớc; phải vừa có đức, có tài, tận tâm, tận lực suốt đời phục vụ nhân dân, gƣơng mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật của Nhà nƣớc. Về mặt tổ chức, Hồ Chí Minh đề ra phƣơng châm xây dựng một bộ máy gọn, nhẹ, có cơ cấu hợp lý, có khả năng bao quát và giải quyết tốt các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa của đất nƣớc: Quốc hội thành cơ quan quyền lực Nhà nƣớc cao nhất, đại diện ý chí, nguyện vọng của toàn dân; Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất, thực sự mạnh mẽ, sáng suốt của nhân dân. Xây dựng một nền hành chính quốc gia thống nhất trên nền tảng dân chủ, hiện đại; xây dựng một bộ máy tƣ pháp có tính độc lập tƣơng đối, dân chủ, hiện đại, xét xử công bằng theo luật. Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm xây dựng bộ máy chính quyền cơ sở, nhất là cấp xã, vì đó là tế bào hạt nhân cấu thành mạng lƣới tổ chức nhà nƣớc, là nền tảng của mọi công tác chính quyền. Cùng với xây dựng bộ máy, Hồ Chí Minh quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nƣớc lấy đạo đức công vụ làm “gốc”, có trình độ văn hóa, am hiểu pháp luật, biết quản lý nhà nƣớc, thành thạo nghiệp vụ hành chính Hồ Chí Minh rất kiên quyết với những hành vi vi phạm pháp luật và trừng trị nghiêm khắc những cán bộ, công chức vi phạm, dù ngƣời đó ở cƣơng vị nào. Ngay khi Nhà nƣớc mới ra đời, Ngƣời đã ký Sắc lệnh ấn định hình phạt tội đƣa và nhận hối lộ sẻ bị phạt từ 5 đến 20 năm khổ sai và nộp phạt gấp đôi số tiền nhận hối lộ. Ngày 21/1/1946, Ngƣời ký lại “Quốc lệnh” khép tội tham ô, trộm cắp 13 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.611. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 371| của công vào tôi tử hình và nói rõ “Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì. Mỗi ngƣời phải nhận rằng, tham lam là một điều rất xấu hổ, kẻ tham lam là có tội với nƣớc, với dân”14. Trong trả lời chất vấn Quốc hội vào năm 1946, Ngƣời nói: “Chính phủ hết sức làm gƣơng, nếu làm gƣơng không xong thì sẽ dùng pháp luật mà trị những kẻ ăn hối lộ, đã trừng trị, đang trừng trị và sẻ trừng trị cho kỳ hết”. III. KẾT LUẬN 75 năm đã qua kể từ ngày Hồ Chí Minh khai sinh ra Nhà nƣớc. Từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa, nội dung nhiệm vụ của Nhà nƣớc tuy có sự khác nhau, song bản chất vẫn là Nhà nƣớc của dân, do dân, vì dân mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Trong giai đoạn lịch sử mới, sự nghiệp đổi mới ở nƣớc ta ngày càng đi vào chiều sâu, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc đang đƣợc đẩy mạnh. Để tranh thủ nắm lấy vận hội, vƣợt qua nguy cơ, thách thức đƣa sự nghiệp xây dựng đất nƣớc giành thắng lợi theo đúng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, Nhà nƣớc ta phải không ngừng hoàn thiện, thực sự trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, hiệu lực. Kế thừa, vận dụng sáng tạo những giá trị tƣ tƣởng và sự nghiệp của Hồ Chí Minh trong xây dựng, tổ chức Nhà nƣớc, Đảng ta khẳng định: “Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa bảo đảm Nhà nƣớc ta thực sự của dân, do dân và vì dân, do Đảng lãnh đạo”15. Tập trung thực hiện tốt cải cải cách thể chế và phƣơng thức hoạt động của Nhà nƣớc; phát huy dân chủ, giữ vững kỷ luật, kỷ cƣơng, tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực; đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; tăng cƣờng sự lãnh đạo và đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nƣớc, gắn liền với xây dựng, chỉnh đốn Đảng với cải cách bộ máy hành chính. Năm tháng trôi qua, nhƣng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc của dân, do dân, vì dân còn sống mãi. Lịch sử đã, đang và mãi mãi nghi nhận những đóng góp to lớn, vai trò quan trọng của Ngƣời đối với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng hòa nay là Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 14 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.127. Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại |372 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.114. 2. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính. Những vấn đề cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 3. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập (15 tập), Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.246.