Bài kiểm tra môn: Giáo dục tiết kiệm năng lượng

Năng lượng là khả năng làm cho các sự kiện xẩy ra.Thế giới sẽ không tồn tại nếu không có năng lượng. sẽ không có gió, chẳng có mây,chẳng có Mặt Trời, chẳng có sông suối và cũng không có sự sống.Vậy năng lượng có ở những đâu?Năng lượng có ở khắp nơi, nó biến đổi từ dạng này sang dạng khác khi có bất kỳ một sự kiện nào xẩy ra.Con người là sinh vật thông minh nhất nên đã tìm ra nhiều cách để sử dụng nguồn năng lượng có sẵn nhằm cải thiện điều kiện sống của mình.Theo vật lí hoc, năng lượng là khả năng làm thay đổi trạng thái hoặc thực hiện công năng lên một hệ vật chất.Vậy phải chăng, về mặt đời sống kinh tế, năng lượng có nghĩa là những dạng vật chất có khả năng làm thay đổi trạng thái hoặc thực hiện công năng lên một hệ vật chất và có thể mang lại lợi ích cho con người.

doc10 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra môn: Giáo dục tiết kiệm năng lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GTVT LỚP: 61CĐT2 HỌ VÀ TÊN : ĐẶNG ĐÌNH KHÁNH BÀI KIỂM TRA MÔN: GIÁO DỤC TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA CÔ GIÁO ĐỀ BÀI: Em hãy tìm hiểu về các dạng năng lượng mới: khái niệm, ứng dụng, hiện trạng khai thác và sử dụng, tình trạng sử dụng các dạng năng lượng đó hiện nay. BÀI LÀM: - Khái niệm về năng lượng: Năng lượng là khả năng làm cho các sự kiện xẩy ra.Thế giới sẽ không tồn tại nếu không có năng lượng. sẽ không có gió, chẳng có mây,chẳng có Mặt Trời, chẳng có sông suối và cũng không có sự sống.Vậy năng lượng có ở những đâu?Năng lượng có ở khắp nơi, nó biến đổi từ dạng này sang dạng khác khi có bất kỳ một sự kiện nào xẩy ra.Con người là sinh vật thông minh nhất nên đã tìm ra nhiều cách để sử dụng nguồn năng lượng có sẵn nhằm cải thiện điều kiện sống của mình.Theo vật lí hoc, năng lượng là khả năng làm thay đổi trạng thái hoặc thực hiện công năng lên một hệ vật chất.Vậy phải chăng, về mặt đời sống kinh tế, năng lượng có nghĩa là những dạng vật chất có khả năng làm thay đổi trạng thái hoặc thực hiện công năng lên một hệ vật chất và có thể mang lại lợi ích cho con người. - Năng lượng mặt trời. - Khái niệm: Năng lượng Mặt Trời là năng lượng của dòng bức xạ điện từ xuất phát từ Mặt Trời, cộng với một phần nhỏ năng lượng của các hạt hạ nguyên tử khác phóng ra từ ngôi sao này. Dòng năng lượng này sẽ tiếp tục phát ra cho đến khi phản ứng hạt nhân trên Mặt Trời hết nhiên liệu, vào khoảng 5 tỷ năm nữa.Năng lượng bức xạ điện từ của Mặt Trời tập trung tại vùng quang phổ nhìn thấy. Mỗi giây trôi qua, Mặt Trời giải phóng ra không gian xung quanh 3,827×1026 joule. Năng lượng Mặt Trời là một nguồn năng lượng quan trọng điều khiển các quá trình khí tượng học và duy trì sự sống trên Trái Đất. Ngay ngoài khí quyển Trái Đất, cứ mỗi một mét vuông diện tích vuông góc với ánh nắng Mặt Trời, chúng ta thu được dòng năng lượng khoảng 1.400 joule trong một giây. Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn năng lượng mặt trời khổng lồ. Mặc dù các hoạt động nghiên cứu đã được triển khai gần 30 năm, nhưng đến nay những sản phẩm sử dụng nguồn năng lượng này vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi Vị trí địa lý đã ưu ái cho Việt Nam một nguồn năng lượng tái tạo vô cùng lớn, đặc biệt là năng lượng mặt trời. Trải dài từ vĩ độ 23023’ Bắc đến 8027’ Bắc, Việt Nam nằm trong khu vực có cường độ bức xạ mặt trời tương đối cao. Trong đó, nhiều nhất phải kể đến thành phố Hồ Chí Minh, tiếp đến là các vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Lào Cai) và vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) Năng lượng mặt trời có những ưu điểm như: Sạch, chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng thấp, an toàn cho người sử dụng Đồng thời, phát triển ngành công nghiệp sản xuất pin mặt trời sẽ góp phần thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch, giảm phát khí thải nhà kính, bảo vệ môi trường. Vì thế, đây được coi là nguồn năng lượng quý giá, có thể thay thế những dạng năng lượng cũ đang ngày càng cạn kiệt. Từ lâu, nhiều nơi trên thế giới đã sử dụng năng lượng mặt trời như một giải pháp thay thế những nguồn tài nguyên truyền thống. Tại Đan Mạch, năm 2000, hơn 30% hộ dân sử dụng tấm thu năng lượng mặt trời, có tác dụng làm nóng nước. Ở Brazil, những vùng xa xôi hiểm trở như Amazon, điện năng lượng mặt trời luôn chiếm vị trí hàng đầu. Ngay tại Đông Nam Á, điện mặt trời ở Philipines cũng đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cho 400.000 dân.  Đối với cuộc sống của loài người, năng lượng Mặt Trời là một nguồn năng lượng tái tạo quý báu. Có thể trực tiếp thu lấy năng lượng này thông qua hiệu ứng quang điện, chuyển năng lượng các photon của Mặt Trời thành điện năng, như trong pin Mặt Trời. Năng lượng của các photon cũng có thể được hấp thụ để làm nóng các vật thể, tức là chuyển thành nhiệt năng, sử dụng cho bình đun nước Mặt Trời, hoặc làm sôi nước trong các máy nhiệt điện của tháp Mặt Trời, hoặc vận động các hệ thống nhiệt như máy điều hòa Mặt Trời. - Tình hình sử dụng: Việt Nam nằm trong vùng cận xích đạo có khí hậu nhiệt đới gió mùa và có số giờ năng trong năm khá cao (>2700 giờ/năm), rất phù hợp để sử dụng bình đun nước sử dụng năng lượng. Để thấy được rõ hơn về ích lợi cụ thể và tình hình sử dụng loại thiết bị này tại Việt Nam, Công ty Cổ phần phát triển năng lượng Sơn Hà đã có cuộc khảo sát nghiên cứu và kết quả cho thấy, tại Việt nam, hiện có trên dưới 20 triệu hộ dân với khoảng 25% tương đương trên dưới 5 triệu hộ dân sống tập trung tại các thành phố, thị xã, thị trấn. Như vậy nình quân hăng năm phát sinh khoảng 1 triệu hộ có nhu cầu xây mới hoặc sửa chữa và nếu tính riêng khu vực thành phố, thị xã, thị trấn thì hàng năm có khoảng 250 ngàn hộ gia đình phát sinh mới hoặc phát sinh nhu cầu sửa chữa. Nếu xét theo yếu tố thu nhập và mức sống và tạm tính là chỉ có những hộ dân sống tại các khu đô thị, thành phố, thị xã có đủ điều kiện kể lắp đặt bình nước nóng thì mỗi năm sẽ phát inh thêm 250 nghìn nhu cầu mới. Trong khoảng 250 nhu cầu mới có từ 40-50% có nhu cầu hoặc dự định lắp bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời. Như vậy, hàng năm ở Việt Nam có tối thiểu 100 nghìn hộ gia định có nhu cầu lắp đặt và sử dụng bình đun nước sử dụng năng lượng mặt trời. Theo số liệu khảo sát của Công ty Cổ phần phát triển năng lượng Sơn Hà, mỗi tháng các công ty hoạt động trong lĩnh vực bình đn nước sử dụng năng lượng mặt trời ở Việt Nam xuất ra thị trường được từ 3000 đến 3500 bộ sản phẩm (Năng lượng Sơn Hà chiếm khaỏng 50% thị phần) tương đương từ 36000-42000 bộ sản phẩm mỗi năm. Theo tính toán trên thì hiện nay tất cả các công ty hoạt động trong lĩnh vực bình đun nước sử dụng năng lượng mặt trời mới khai thác được khoảng 40% nhu cầu của thị trường. Hiện nay, bình đun nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm sử dụng như là một giải pháp thay thế các loại bình đun nước nóng khác. Trung Quốc hiện là quốc gia có tỷ lệ sử dụng bình đun nước nóng năng lượng mặt trời nhiều nhất trên thế giới. Đối với Việt nam, bình đun nước sử dụng năng lượng mặt trời mới chỉ xuất hiện trên thị trường một vài năm trở lại đây và vẫn còn khá xa lạ với đại đa số người dân. Điều này cũng một phần do chưa có các đợt tuyên truyền mang cấp độ quốc gia để người dân biết đến hiệu quả kinh tế và tính tiện dụng của sản phẩm bình đun nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời; các nhãn hiệu bình đun nước năng lượng mặt trời hiện có trên thị trường chủ yếu vẫn là hàng thương mại nhập từ Trung Quố nên không kiểm soát được về mặt chất lượng. Do tính chất làm thương mại, chụp giật nên một số cong ty không quan tâm đến dịch vụ sau bán hàng làm cho các khách hàng mua sản phẩm mất niềm tin voà chất lượng sản phẩm bình đun năng lượng mặt trời dẫn đến phản ứng dây chuyền, tác động lên quyết định mua hàng của các khách hàng tiềm năng khác. Thêm vào đó, hệ thống phân phối sản phẩm chưa được triển khai rộng khắp nên việc cung ứng và đáp ứng nhu cầu còn nhiều hạn chế. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt ở mức trên 9%/năm thì số hộ gia đình có điềukiện sử dụng bình đun nước nóng trong sinh hoạt hàng ngày không chỉ dừng lại ở mức 25% như ước tính ở trên mà trong 5 năm tới có thể tăng đến 35% số hộ gia đình. Bên cạnh đó giá năng lượng và nhiên liệu truyền thông tăng cao sẽ tạo ra xu hướng chuyển san dụng các loại năng lượng  thay thế và bình đun nước năng lượng mặt trời là một trong những giải pháp thay thế hữu hiệu nhất trong việc tiết kiệm chi phí sinh hoạt trong gia đình. Dựa vào nhận định trên chúng ta có thể khẳng định tốc độ tăng trưởng của sản phẩm năng lượng mặt trời sẽ rất nóng trong một vài năm tới và sẽ vượt qua mức độ 60% năm (hiện tại là 30%/năm). Theo ý kiến của Công ty Cổ phần phát triển năng lượng Sơn Hà, trong thời gian tới để việc phát triển sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời các cơ quan quaả lý nhà nước nên tuyên truyền và quảng bá mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông đại chúng về hiệu quả của các sản phẩm năng lượng mặt trời và bình đun nước sử dụng năng lượng mặt trời đồng thời siết chặt việc kiểm soát chất lượng của cá nhãn hiệu binh đun nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời hiện có trên thị trường để hạn chế những nhãn hiệu hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng,việc tổ chức và nhân rộng các mô hình thi đua tiết kiệm điện tại các cơ quan nhà nước ở các địa phương trong cả nước, hỗ trợ kinh phí trong việc triển khai các mô hình mẫu tại các tỉnh thành Việt Nam đang đóng một vai trò rất quan trọng. Song song với những biện pháp của Nhà nước, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời cũng când đầu tư nghiên cứu để hoàn thiện hơn nữa khả năng ứng dụng của bình nước nóng sử dụng ănng lượng mặt trời, đầu tư triển khai hệ thống các cửa hàng trưng bày và phân phối sản phẩm tại các tỉnh thành trong cả nước đồng thời chú trọng đầu tư mạng lưới bảo hành tại các tỉnh thành để đáp ứng tốt hơn nữa dịch vụ sau bán hàng. 2- Năng lượng gió. - Khái niệm về năng lượng gió: Gió là một dạng của năng lượng mặt trời. Gió được sinh ra là do nguyên nhân mặt trời đốt nóng khí quyển, do trái đất xoay quanh mặt trời và do sự không đồng đều trên bờ mặt trái đất. Luồng gió thay đổi tuỳ thuộc vào địa hình trái đất, luồng nước, cây cối. Con người sử dụng luồng gió hoặc sự chuyển động năng lượng cho nhiều mục đích như: đi thuyền, thả diều và phát điện. Năng lượng gió được mô tả như một quá trình, nó được sử dụng để phát ra năng lượng cơ hoặc điện. Tuabin gió sẽ chuyển đổi từ động lực của gió thành năng lượng cơ. Năng lượng cơ này có thể sử dụng cho những công việc cụ thể như là bơm nước hoặc các máy nghiền lương thực hoặc cho một máy phát có thể chuyển đổi năng lượng cơ thành năng lượng điện. - Ứng dụng của năng lượng gió: Theo TS Việt Kiều Đặng Đình Cung thì năng lượng gió có lẽ là nguồn lực đã được nhân loại khai thác sớm nhất. Gió đã được dùng để đẩy thuyền buồm từ thời tiền sử. Từ khi chúng ta lập quốc, ngư phủ Việt Nam đã dùng tàu buồm để ra khơi đánh cá quanh những hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng từ thời buổi đó, tàu buồm của người Philippines, Indonesia và Malaysia đã cập bến miền Trung giao thương với ta. Trước cách mạng công nghiệp, người ta đã biết dùng sức gió cho nhiều hoạt động kinh tế trên đất liền. Người Hà Lan dùng quạt gió làm cạn châu thổ sông Rhin để lấn biển mở rộng lãnh thổ của họ.Vùng đồng bằng Bắc Mỹ đã được khai hoang nhờ những máy bơm chạy bằng sức gió mang nước cho con người, gia súc và đồng ruộng. Sau cách mạng công nghiệp, với sự phát triển của điện lực, người ta đã thử dùng những quạt gió để sản xuất điện. Nhưng chỉ từ những khủng hoảng năng lượng vào thập niên 1970 thì công nghệ năng lượng gió mới có những quạt lớn từ 1 MW trở lên. Những vùng ven biển, nơi mà 70% nhân loại sinh sống, và những vùng đồi núi là những nơi rất thuận tiện để khai thác sức gió. Vì gió thổi không đều và với tầm biến động lớn nên những quạt gió không thể chạy liên tục với công suất đều đặn. Điều này không quan trọng mấy khi dùng sức gió để bơm nước nhưng đặt ra nhiều vấn đề kỹ thuật và kinh tế trong việc sản xuất điện. Nếu công suất những quạt gió trong tổng công suất mạng phân phối điện quốc gia quá cao (ước chừng 10%) thì mạng sẽ không có thể cân bằng được. Nếu quạt gió không liên kết với mạng phân phối điện quốc gia thì phải có biện pháp tích trữ điện hay phụ trợ bằng những phương tiện phát điện khác. Những biện pháp này làm tăng nhu cầu vốn đầu tư cho một hệ thống quạt gió. Cho tới nay, năng lượng gió mới chỉ đóng góp có 1,5% nhu cầu điện của nhân loại. Nhưng tỷ số đó tăng mạnh và, hiện nay, đã có 80 quốc gia trên thế giới có cơ sở sản xuất điện gió: 19% sản lượng điện của Đan Mạch, 13% của Tây Ba Nha và Bồ Đào Nha, 7% của Đức và Ái Nhĩ Lan Theo AWEA (Hội năng lượng gió Hoa Kỳ) thì, năm 2009, Hoa Kỳ đã lắp đặt 9.922 MW công suất điện gió, tăng 39% so với 2008 và nâng tổng công suất điện gió lắp đặt ở Hoa Kỳ lên hơn 35.000 MW (công suất tương đương với công suất của 35 lò phản ứng hạt nhân cỡ trung bình). Nước ta có trên 3.000 km chiều dài bờ biển và 90% lãnh thổ của ta là đồi núi. Có ý kiến nói rằng tổng công suất phong năng của ta ước đạt 513.360 MW, bằng hơn 200 lần công suất của Thủy điện Sơn La thì hơi quá. Nhưng chắc chắn địa thế của ta rất thuận lợi để khai thác phong năng. Nông nghiệp, hơn nửa tổng số lao động của cả nước, dùng sức con người và súc vật là chính. Vài nơi dùng động cơ máy nổ và máy điện. Đây là một thị trường lớn cho những máy bơm nước chạy bằng sức gió cần sớm khai thác. - Hiện trạng sư dụng nặng lượng gió hiện nay: Hiện tại,một trong những điểm còn trống trong việc nghiên cứu, khai thác, sử dụng năng lượng gió ở Việt Nam là cần thiết xây dựng bản đồ năng lượng kỹ thuật của gió. Đầu thập kỷ 80 của thế kỷ 20, đã có chương trình năng lượng mới của Nhà nước, chủ yếu tập trung nghiên cứu khí hậu năng lượng gió. Những năm 90, Trung tâm nghiên cứu thiết bị và nhiệt và năng lượng tái tạo thuộc trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh đã nghiên cứu việc sử dụng năng lượng gió để phát điện, bơm nước, ca nô chạy bằng sức gió. Tuy nhiên, các thiết bị này công suất thấp từ vài trăm đến dưới 1000w. Song song với việc điều tra cơ bản, một số nhà kỹ thuật đã chế tạo hoặc nhập khẩu các thiết bị chạy bằng sức gió với công suất cỡ từ vài trăm đến 2000w và đã lắp đặt ở một vài nơi. Cũng ngay từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, một số nhà đầu tư và chuyên gia vè năng lượng gió của Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Italia, Mỹ đã tiếp xúc và tìm hiểu nguồn năng lượng gió ở Việt Nam, cũng đã đề xuất hợp tác hoặc tài trợ, xây dựng các trạm phát điện sức gió ở đảo Bạch Long Vĩ do Tây Ban Nha tài trợ. Đây là trạm phát điện công suất lớn hoạt động đầu tiên ở Việt Nam. Nguồn năng lượng kỹ thuật gió ở Việt Nam như thế nào? Đó là câu hỏi lớn còn chưa được minh chứng của các nhà đầu tư và chuyên gia năng lượng gió, bởi những nghiên cứu, tính toán năng lượng khí hậu của gió không đủ điều kiện cho việc đầu tư các trạm phát điện gió, đặc biệt là các trạm có công suất lớn. Đó là cần biết tốc độ gió đủ để khởi động turbine, tần suất và thời gian tồn tại của tốc độ gió trung bình. Để án được nêu ra và sản phẩm của nó sẽ là lời giải cho các nhà kỹ thuật thiết kế và lắp đặt các thiết bị tương ứng cho các trạm phát điện sức gió.  Khai thác, sử dụng năng lượng gió là hướng ưu tiên của đất nước Kế hoạch phát triển nguồn điện đến năm 2010 của Tổng Công ty điện lực Việt Nam có nêu: Chú trọng phát triển thủy điện nhỏ, điện mặt trời, điện gió ở những vùng xa xôi, hẻo lánh. Phát triển, khai thác sử dụng năng lượng tái tạo, trong đó có năng lượng gió được đề cập đến trong chính sách phát triển nông thôn, miền núi phục vụ xóa đói, giảm nghèo. Dự án về năng lượng gió là một trong những vấn đề ưu tiên tài trợ từ GEF/SPG trong lĩnh vực biến đổi khí hậu. Tầm quan trọng về mặt tính khoa học của nghiên cứu, về nội dung nghiên cứu, về sản phẩm nghiên cứu. Về mặt khao học của nghiên cứu: Như đã nêu ở trên, hiện tại chỉ có một tính toán mang tính chất khí hậu của năng lượng gió. Điều đó chỉ cho biết bức tranh chung và khái quát tiềm năng năng lượng gió ở Việt Nam. Ys nghĩa khao học của đề án chính là tính toán và xây dựng bản đồ năng lượng kỹ thuật của gió tại các điểm của vùng cụ thể. Hơn nữa, xác định độ cao trong lớp sát đất (dưới 100m) mà ở đó năng lượng gió tối ưu cho việc lắp đặt turbine với công suất tương ứng. -    Về nội dung kỹ thuật nghiên cứu: bổ sung vào khoảng trống mà hiện tại các tính toán năng lượng kỹ thuật của gió chưa được đề cập đến. -    Về sản phẩm của nghiên cứu: đáp ứng tốt hơn yêu cầu của các nhà đầu tư, các chuyên gia năng lượng gió, để đánh giá, xây dựng trạm điện gió công suất lớn. Tầm quan trọng đối với xã hội. Phục vụ cho việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo mà mạng lưới điện khó hoặc không có thể vươn tới được. Tạo nguồn điện cho các hộ dân cư cá lẻ, phân tán để phát triển kinh tế gia đình. Phục vụ cho sản xuất chế biến nông sản, hải sản quy mô nhỏ, vận hành động cơ quạt nước cho các vùng nuôi trồng thủy sản ở ven biển. Tiềm năng khí hậu của năng lượng gió ở Việt Nam(ở độ cao 10m). Tiềm năng năng lượng gió phụ thuộc vào tốc độ gió trung bình và hệ số năng lượng mẫu k. Do sự phân hoá của tiềm năng năng lượng gió phụ thuộc chủ yếu vào sự phân hoá tốc độ gió trung bình, nên nó chung sự phân bố của năng lượng gió tương tự sự phân bố của tốc độ gió trung bình. Phân bố tổng năng lượng gió trên lãnh thổ Việt Nam là: tiềm năng năng lượng gió tăng từ đất liền ra ngoài khơi; và có xu hướng giảm khi càng gần xích đạo. Tiềm năng năng lượng lớn nhất tại các đảo phía Đông lãnh thổ, tổng năng lượng năm W> 400 Kwh/m2, trên các đảo xa bờ. Tại các đảo phía Nam giảm dần chỉ từ 400 – 900 Kwh/m2 . Ở vùng ven biển có tiềm năng đáng kể. Trên các bờ biển thoáng gió của Bắc Bộ và Trung Bộ , tiềm năng từ 800 – 1000 Kwh/m2, ven biển phía đông Nam Bộ từ 600 – 800 Kwh/m2 và giảm đi ở ven biển phía Nam và phía Tây.Ở Đồng bằng Bắc Bộ theo chiều từ trung du ra biển tiềm năng năng lượng gió tăng từ 250 đến 800 – 1000 Kwh/m2. Trên dải đồng bằng hẹp Trun g Bộ, nơi mà dãy Trường Sơn hạ xuống thấp, tiềm năng khs phong phú, khoảng 700 – 800 Kwh/m2 , có nơi tới 1000 Kwh/m2. Những khu vực bị ảnh hưởng bởi sự che chắn của khối núi đồ sộ Hoàng Liên Sơn như phía Tây Quảng Nam – Quảng Ngãi, chỉ vài ba trăm Kwh/m2. Ở Đồng bằng Đông Nam Bộ sự phân bố năng lượng gió đồng đều hơn, khoảng 300 – 450 Kwh/m2 và tăng lên đến 500 – 600 Kwh/m2 khi ra gần tới biển. Ở trung du và núi thấp W nhỏ có giá trị dưới 200 Kwh/m2. Vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ tiềm nưng lớn hơn vùng núi Tây Bắc và vùng núi phía Bắc. Ở Tây Nguyên, mặc dù gió không mạnh,nhưng do hệ số năng lượng mẫư k tương đối lớn nên tiềm năng tương đối khá, trên cao nguyên thoáng , W có thể đạt 600 Kwh/m2.    Diễn biến của mật độ năng lượng gió năm: Phân bố năng lượng gió trung bình năm là thông tin quan trọng ban đầu đối với mục điích sử dụng và phương thức khai thác nguồn tiềm năng này đối với điều kiện cụ thể của từng địa phương. biến trình năm của năng lượng gió có dạng như biến trình năm của tốc độ gió. Cụ thể : tại các đảo phía Đông, ưu thế năng lượng gió phụ thuộc về gió Đông Bắc, cực đại chính vào đầu mùa gió với mật độ trung bình  tại các đảo xa bờ > 6000w/m2, trong suốt mùa gió mùa Đông Bắc  > 550 w/m2, gần bờ  tháng lớn nhất > 200 w/m2, tháng nhỏ nhất cũng >100 w/m2. trên đất liền ở Bắc Bộ, tiềm năng trong mùa gió mùa Đông Bắc nói chung vẫn chiếm ưu thế hơn gió mùa Đông nam với  tháng lớn nhất  > 100 w/m2, ở ven biển tới 150 w/m2 và giảm xuống 50 w/m2 khi đi sâu vào đất liền giáp vùng trung du. Ở vùng núi thấp Tây Bắc và vùng núi phía Bắc không vượt quá 40 w/m2;  vùng núi thấp Đông Bắc Bộ  > 70 w/m2. Cực đại thứ hai ở Đồng bằng Bắc Bộ thường vào giữa màu gió mùa Đông Nam với giá trị khá cao,có khi vượt cức đại mùa đông, nhưng thời gian xuất hiện năng lượng lớn lại rất ngắn. Ở Trung Bộ, những vị trí nằm sát biển , tiềm năng năng lượng gió trong gió mùa Đông Bắc vẫn chiếm ưu thế với tháng lớn nhất từ 100 – 200 w/m2, vào đất liền , ưu thế chuyển dần sang gió mùa Tây Nam. Ở Tây Nguyên , tiềm năng gió màu Đông Bắc xhiếm ưu thế, tuy nhiên ở các vị trí thấp , do địa hình nên trong năm gió Tây Nam mạnh hơn gió Đông Bắc. ở Nam Bộ, vai trò của cả hai mùa gió đều gió rệt. Ở ven biển phía Đông, cực đại trong  biến trình vào mùa gió Đông Bắc với   tháng lớn nhất từ 100 – 150 w/m2. Ở đồng bằng , biến trình có 2 cực trị vào giữa 2 mùa gió, càng sang phía Tây gió Đông Bắc yếu dần. Ở phía Tây Nam Bộ biến trình năm của năng lượng gió chỉ còn một cực đại vào giữa mùa gió Tây Nam với  tháng lớn nhất khoảng 100 - 200 w/m2. 3 - Năng lượng địa nhiệt. - Khái niệm: Năng lượng quả đất - Địa nhiệt: Địa nhiệt là nguồn năng lượng tìm tàng từ sức nóng dưới lòng đất, nếu được khai thác sẽ đem lại hiệu quả vô cùng to lớn cho sản xuất và đời sống con người. Ngày nay các nước như Mỹ, Anh, Đức, Nga, Nhật đã bỏ ra hàng tỉ đô la để tiếp tục nghiên cứu nguồn năng lượng này. Theo báo cáo khoa học mới nhất của Viện Công nghệ Mỹ Masachusset, khác với năng lượng mặt trời, năng lượng gío hay năng lượng biển thì năng lượng địa nhiệt luôn
Tài liệu liên quan