MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
1. Phân tích, bình luận về khái niệm tài sản theo Điều 163 BLDS .3
1.1. Vật .5
1.2. Tiền .6
1.3. Giấy tờ có giá .6
1.4. Quyền tài sản .7
2. Tài sản ảo .8
3. Phân tích, bình luận về phân loại tài sản theo các điều từ
Điều 174 đến Điều 180 10
3.1. Bất động sản và động sản .10
3.2. Hoa lợi, lợi tức 11
3.3. Vật chính, vật phụ .12
3.4. Vật chia được, vật không chia được .13
3.5. Vật tiêu hao, vật không tiêu hao .14
3.6. Vật cùng loại, vật đặc định 15
3.7. Vật đồng bộ 16
4. Định hướng cải cách các quy định về tài sản và phân loại tài sản trong
Bộ luật dân sự năm 2005 19
KẾT LUẬN .20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .21
21 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3332 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài Luật dân sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
Phân tích, bình luận về khái niệm tài sản theo Điều 163 BLDS……...3
Vật………………………………………………………………..5
Tiền……………………………………………………………….6
Giấy tờ có giá…………………………………………………….6
Quyền tài sản…………………………………………………….7
Tài sản ảo……………………………………………………………….8
Phân tích, bình luận về phân loại tài sản theo các điều từ
Điều 174 đến Điều 180…………………………………………………10
Bất động sản và động sản……………………………………….10
Hoa lợi, lợi tức……………………………………………………11
Vật chính, vật phụ……………………………………………….12
Vật chia được, vật không chia được……………………………..13
Vật tiêu hao, vật không tiêu hao………………………………...14
Vật cùng loại, vật đặc định………………………………………15
Vật đồng bộ………………………………………………………16
Định hướng cải cách các quy định về tài sản và phân loại tài sản trong
Bộ luật dân sự năm 2005…………………………………………………19
KẾT LUẬN……………………………………………………………..20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………….21
LỜI MỞ ĐẦU
Tài sản là vấn đề trung tâm, cốt lõi của mọi quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật nói riêng. Nói tới tài sản thì ai cũng hình dung ra đó là những của cải, vật chất hữu hình và vô hình của một người nào đó. Nhưng đó chỉ là theo cách nghĩ thông thường mà không có cơ sở pháp lý nào cả. Thực tế cho thấy khái niệm tài sản đã được đề cập từ rất lâu trong thực tiễn cũng như trong khoa học pháp lý. Tài sản trên thực tế tồn tại ở rất nhiều dạng khác nhau vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, mỗi loại tài sản lại có những đặc tính khác biệt cần thiết phải có quy chế pháp lý điều chỉnh riêng. Mặc dù vậy nhưng cũng chưa có một văn bản pháp lý nào nêu rõ ràng và đầy đủ khái niệm, đặc điểm, tính chất của tài sản kể cả Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 vẫn đang còn rất nhiều quan điểm được đưa ra và vẫn chưa đi đến thống nhất. Vì vậy, đề tài mà em chọn là “ Phân tích, bình luận quy định về tài sản trong Bộ luật dân sự năm 2005 ” để phần nào làm rõ hơn vấn đề này, từ đó đưa ra nhưng hướng hoàn thiện chặt chẽ Bộ luật để dễ dàng áp dụng trong thực tiễn.
NỘI DUNG
Phân tích, bình luận về khái niệm tài sản theo Điều 163 BLDS
Điều 163 BLDS quy định: “ Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản ”. Đây là cách định nghĩa tài sản mang tính chất liệt kê chứ không mang tính khái quát. Theo quy định này thì tài sản được liệt kê khép kín chỉ tồn tại ở một trong bốn loại : Vật, tiền, giấy tờ có giá hoặc quyền tài sản. So với BLDS năm 1995 Điều 172 : “ Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản ” thì BLDS năm 2005 đã kế thừa có phát triển do phát sinh nhiều vấn đề trong việc áp dụng. Khái niệm tài sản theo Bộ luật dân sự 2005 đã mở rộng hơn Bộ luật dân sự 1995 về những đối tượng nào được coi là tài sản, theo đó, không chỉ những “vật có thực” mới được gọi là tài sản mà cả những vật được hình thành trong tương lai cũng được gọi là tài sản. Nhưng cũng chưa có một văn bản pháp lý nào hay những “ người có trách nhiệm ” nào giải thích cho giới luật học hiểu tính đúng đắn và khá quát của những giải nghĩa như vậy. Để xây dựng được một khái niệm hoàn chỉnh về tài sản thì các nhà làm luật phải đưa ra những quan điểm chứng minh và dưới đây là một số những quan điểm đó.
Quan điểm thứ nhất cho rằng : “ Tài sản là sản nghiệp ” (1) . Ở đây có thể hiểu sản nghiệp là cơ nghiệp do một người xây dựng nên vì thế nó gắn với mọi quyền và nghĩa vụ của cá nhân đó. Do đó nó mặc nhiên đã công nhận đã là tài sản thì bao giờ cũng phải thuộc về cá nhân, vậy đối với tài sản vô chủ thì khái niệm này chưa hợp lý. Và như vậy, tài sản của cá nhân đó không là hữu hình và
Nguyễn Ngọc Điện, Nghiên cứu về tài sản trong luật dân sự Việt Nam, NXB Trẻ TPHCM
,1999
tài sản đó cũng không chia được.
Quan điểm thứ hai cho rằng : “ Tài sản là lợi ích ” (2). Lợi ích là cái mà tài sản mang lại chứ không phải tài sản. Một vật không mang lại lợi ích cho ai nhưng cũng vẫn là tài sản ví dụ tài sản vô chủ.
Quan điểm thứ ba là : “ Tài sản là đối tượng của giao dịch dân sự ”. Thoạt nghe thì thấy quan điểm này cũng có lý vì bất kỳ giao dịch dân sự nào cũng liên quan tới tài sản. Nhưng đối với những tài sản cấm giao dịch, tài sản hạn chế giao dịch thì lại không phải là đối tượng của giao dịch dân sự vì đã là tài sản cấm rồi thì không thể giao dịch được nữa. Quan điểm này đưa ra cũng chưa thỏa đáng.
Quan điểm thứ tư là : “ Tài sản là đối tượng của quyền sở hữu ” (3). Theo quan điểm này thì trước hết chúng ta cần phải nêu khái niệm quyền sở hữu là gì rồi mới đến khái niệm tài sản. Trong khi đó quyền sở hữu lại luôn gắn liền với tài sản, như vậy trong khái niệm lại có khái niệm. Chúng ta chưa hiểu khái niệm bên trong là gì thì lại đến khái niệm bên ngoài. Điều đó dẫn tới sự không logic làm cho người hiểu không thể hiểu rõ ràng được vấn đề.
Quan điểm thứ năm cho rằng : “ Tài sản là những gì định giá được ”. Quan điểm trên vẫn còn những điểm chưa hợp lý vì:
Tài sản là những gì định giá được có thể hiểu là tài sản là những gì trị giá được bằng tiền và tiền ở đây chỉ được hiểu là nội tệ vì “ ngoại tệ không được coi là tiền, bởi lẽ ngoại tệ không bao giờ được coi là công cụ thanh toán đa năng – một tính năng quan trọng nhất của tiền ” (4). Như vậy, tiền sẽ được định giá bằng gì? Và nó có được coi là tài sản không?
(2) Từ điển Luật học.
(3) Giáo trình Luật dân sự Việt Nam tập I, Trường ĐH Luật HN, NXB CAND, năm 2007.
(4) Bùi Đăng Hiếu “Tiền – Một loại tài sản trong QHPL dân sự”, Tạp chí luật học số 1/2005
Nếu cứ những gì định giá được thì được gọi là tài sản, vậy tài sản nợ -
nghĩa vụ trả nợ cũng sẽ được xem là tài sản vì nó cũng có thể định giá được (cứ
xem giá của nó là 0 đồng thì giá 0 đồng hoàn toàn khác với không định giá được), trong khi đó, tài sản thì có thể để lại thừa kế được còn nghĩa vụ trả nợ thì không để lại thừa kế được, trừ nghĩa vụ trả nợ trong phạm vi di sản do người chết để lại.
Trên đây là năm trong số rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm tài sản dưới góc độ pháp lý. Tuy nhiên, các quan điểm trên như đã phân tích đều bộc lộ những bất cập và chưa đưa ra được tiêu chí để xác định những gì được gọi là tài sản. Thực tế cho thấy trên thế giới, kể cả đối với các nước phát triển nhưng cách liệt kê trong khái niệm về tài sản trong bộ luật của họ vẫn được áp dụng. Tại đây, người ta thể hiện quan niệm tài sản là các mối quan hệ giữa người với người liên quan tới vật, hơn là nhấn mạnh tới vật có đặc tính vật lý hay vật chất liệu như BLDS 2005. Tuy nhiên có thể nói đây là cách định nghĩa khai thác vào bản chất của tài sản, nghiêng hơn về giác độ nghiên cứu, có thể có những khó khăn nhất định khi đưa vào văn bản quy phạm pháp luật. Cho nên cách định nghĩa theo kiểu liệt kê các phân loại tài sản cơ bản thích hợp hơn đối với xây dựng văn bản.
Vật
Vật là bộ phận của thế giới vật chất, tồn tịa khách quan mà con người có thể cảm giác được bằng các giác quan của mình. Vật chỉ có ý nghĩa khi nó trở thành đối tượng trong quan hệ pháp luật nên nếu bộ phận của thế giới vật mà c on người không thể kiểm soát, chiếm hữu được nó thì cũng đồng nghĩa với việc con người không thể tác động được vào nó. Hơn nữa, là đối tượng trong quan hệ pháp luật nên vật phải đáp ứng được lợi ích của các bên chủ thể trong quan hệ. Như vậy, muốn trở thành vật trong dân sự phải thỏa mãn những điều kiện sau:
Là bộ phận của thế giới vật chất
Con người chiếm hữu được, mang lại lợi ích cho chủ thể
Có thể đang tồn tại hoặc sẽ tồn tại trong tương lai
Tiền
Tiền theo kinh tế chính trị học là vật ngang giá chung được sử dụng làm thước đo giá trị của các loại tài sản khác. Với việc BLDS 2005 đã bỏ quy định tiền thanh toán phải là tiền Việt Nam như quy định tại BLDS năm 1995 thì về mặt pháp lý tiền có thể được hiểu là nội tệ và ngoại tệ. Tuy nhiên, ngoại tệ là loại tài sản hạn chế lưu thông chứ không được lưu hành rộng rãi như tiền Việt Nam. Nhưng hiện tại chưa có điều luật quy định là tiền là nội tệ và ngoại tệ hoặc ngoại tệ là loại tài sản hạn chế lưu thông?
Có quan điểm cho rằng ngoại tệ không phải là tiền .(5) Dưới góc độ kinh tế thì nội tệ hay ngoại tệ đều là tiền. Cách phân loại tiền thành nội tệ và ngoại tệ hoàn toàn phụ thuộc vào góc độ nhìn nhận của từng quốc gia. Một loại tiền được coi là nội tệ của một quốc gia phát hành và là ngoại tệ đối với các quốc gia khác. Trong pháp luật dân sự thì ngoại tệ không được coi là tiền bởi lẽ ngoại tệ không bao giờ là công cụ thanh toán đa năng – một tính năng quan trọng nhất của tiền. Vậy xếp ngoại tệ vào đâu? Ngoại tệ không được coi là vật vì không thể khai thác công dụng hữu ích từ chính tờ ngoại tệ được. Ngoại tệ không coi là giấy tờ có giá bởi ta không xác định được ai là chủ thể nghĩa vụ trong đó. Suy cho cùng xuất phát từ chính khái niệm hẹp về tài sản mà phát sinh ra một số vấn đề rất thực tế trong cuộc sống chưa giải quyết được triệt để.
Giấy tờ có giá
Giấy tờ có giá là loại tài sản phổ biến trong giao dịch dân sự hiện nay đặc biệt là giao dịch trong các hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.
Bùi Đăng Hiếu “Tiền – Một loại tài sản trong QHPL dân sự”, Tạp chí luật học số 1/2005
Giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ có trị giá được bằng tiền và chuyển giao được
trong giao dịch dân sự. Giấy tờ có giá hiện nay tồn tại dưới nhiều dạng khác
nhau như : séc, cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, công trái…Khác với tiền chỉ do cơ quan duy nhất là Ngân hàng nhà nước ban hành thì giấy tờ có giá có thể do rất nhiều cơ quan ban hành như Chính phủ, ngân hàng, kho bạc, các công ty cổ phần…
Cần lưu ý là các loại giấy tờ xác nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, giấy đăng kí ô tô, sổ tiết kiệm, sổ đỏ… không phải là giấy tờ có giá. Đó chỉ được coi là vật và thuộc sở hữu của người đứng tên trên giấy tờ đó.
Quyền tài sản
Quyền tài sản theo định nghĩa tại điều 181 BLDS 2005 là : “ Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ ”. Theo đó thì quyền tài sản trước tiên phải được hiểu là xử sự được phép của chủ thể mang quyền. Quyền ở đây chính là một quyền năng dân sự chủ quan của chủ thể được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Quyền tài sản có rất nhiều nhưng chỉ những quyền tài sản nào có thể trở thành đối tượng trong các giao dịch dân sự thì mới được coi là tài sản tại Điều 163 BLDS 2005. Hiện nay pháp luật nước ta công nhận một số quyền là quyền tài sản là tài sản như : quyền sử dụng đất, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản bị xâm phạm, quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ…( Điều 322 BLDS 2005 ).
Có ý kiến cho rằng quyền tài sản có thể phân chia thành quyền vô hình và quyền hữu hình. Nhưng theo phân tích quyền vô hình là những quyền không có đối tượng được nhận biết như là một vật cụ thể mà cũng không tương ứng với nghĩa vụ tài sản của bất cứ một người nào. Ví dụ: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp. Và đã là quyền tài sản thì đều vô hình dù quyền đó có được tác động đến vật hay không vì bản thân quyền đã được hiểu là những xử sự không thuộc thế giới vật chất và con người không thể cảm nhận được .(6)
Tài sản ảo
Xã hội ngày càng phát triển với sự hội nhập với thế giới, mạng Internet đã nhanh chóng thâm nhập vào nước ta trong những năm gần đây. Càng ngày Internet càng phổ biến rộng rãi, là một công cụ hữu ích để phục vụ học tập, nghiên cứu và giải trí. Nhưng mặt trái của nó là trò chơi trực tuyến game online. Người chơi không chỉ lấy đó làm trò tiêu khiển mà còn coi đó là công cụ để kiếm tiền. Vấn đề phát sinh ra là tài sản trong game ( tài sản ảo ) có được coi là tài sản không vì hiện nay rất nhiều giao dịch liên quan đến nó với mức độ ngày càng cao và giá trị ngày càng lớn. Các nhà cung cấp trò chơi thì cho rằng đã gọi là tài sản thì không thể ảo? Đấy là lý lẽ của những người thực sự có quyền chiếm hữu đối với tài sản ảo còn đối với những người chơi thì họ chỉ có quyền sử dụng tài sản đó. Theo ý kiến của những người chơi thì tài sản ảo cũng là tài sản dựa trên những yếu tố: công sức của người chơi, tính ổn định, phổ biến của game và sự quý hiếm của món đồ. Trong đó, công sức của người chơi được tính bằng chi phí thời gian và tiền bạc bỏ ra để có được một nhân vật có cấp độ cao, lên điểm. Tiền trả cho cửa hàng Internet, trả cho nhà cung cấp game là tiền thật. Vậy những gì thu được từ số tiền thật đó không hoàn toàn ảo. Nhưng nếu chỉ căn cứ trên những quy định hiện hành của luật pháp và bó hẹp trong phạm vi trò chơi thì không thể giải quyết vấn đề này. Theo đó, nếu căn cứ về tài sản theo điều 163 của Bộ luật
Nguyễn Minh Oanh “Các loại tài sản trong luật dân sự Việt Nam”, Tạp chí luật học số 1/2009.
Dân sự thì tài sản ảo không nằm trong phạm vi điều chỉnh vì không phải là giấy tờ có giá, không phải tài sản hữu hình hay vô hình. Nếu coi tài sản ảo là một quyền tài sản theo điều 181 Bộ luật Dân sự thì người chơi không có được quyền sở hữu hoàn chỉnh. Nếu phân tích quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền định đoạt và quyền sử dụng. Trong đó, quyền chiếm hữu không thuộc về người chơi vì những tài sản ảo đều nằm trên máy chủ của nhà cung cấp game. Quyền định đoạt cũng không có vì tuổi thọ của phần mềm trò chơi thuộc về nhà sản xuất và nhà cung cấp, dựa trên hợp đồng bản quyền cung cấp trò chơi ký kết giữa hai bên. Trong ba quyền cấu thành nên quyền sở hữu, chỉ có quyền sử dụng thuộc về người chơi và vì thế không thể coi tài sản ảo thuộc sở hữu của họ. Ngoài vấn đề về quyền sở hữu, việc công nhận tài sản ảo còn gặp trở ngại về mặt pháp lý trong giao dịch. Theo quy định về giao dịch tài sản tại điều 112 Bộ luật Dân sự 2005, người tham gia giao dịch phải trên 18 tuổi. Trên thực tế, nhiều người chơi chưa đạt được điều kiện trên nhưng vẫn tiến hành mua bán, trao đổi các đồ vật, nhân vật trong game một cách thoải mái. Trong khi chưa có một hành lang pháp lý cụ thể, đại diện các cơ quan nhà nước nêu rõ người chơi phải tự bảo vệ tài sản của mình. Mọi biện pháp của pháp luật chỉ mang tính tương đối và là cách cuối cùng để giải quyết xung đột.
Có thể hiểu tài sản là một khái niệm động và phụ thuộc vào giá trị kinh tế của nó bởi tài sản là công cụ của đời sống con người. Trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội loài người, tài sản có một phạm vi khác nhau, nhưng đều là công cụ đáp ứng các nhu cầu sống của con người. Vì vậy nó được nhận thức không mấy khác nhau ở các hệ thống pháp luật bởi con người rất nhạy bén với sự đáp ứng nhu cầu của mình. Tuy nhiên, người ta chỉ có thể nhận thức đầy đủ về nó qua phân loại tài sản.
3. Phân tích, bình luận về phân loại tài sản theo các điều từ Điều 174 đến Điều 180
3.1 Bất động sản và động sản
Cách phân loại tài sản thành động sản và bất động sản là cách phân loại chủ yếu dựa vào đặc tính vật lý của tài sản là có thể di dời được hay không thể di dời được. Cách phân loại này là tiêu chí mà hầu hết pháp luật của các nước trên thế giới đều sử dụng bởi việc xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến hai loại tài sản này rất khác nhau cần phải có quy phạm điều chỉnh riêng đối với từng loại. Theo điều 174 BLDS thì bất động sản đã được liệt kê bao gồm : “ Đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng trước đó, các tài sản khác gắn liền với đất đai, các tài sản khác do pháp luật quy định ”. Còn động sản theo phương pháp loại trừ là những tài sản không phải bất động sản. Ở đây pháp luật đã liệt kê mở chứ không khép kín như Điều 163 nhưng cách liệt kê đó cũng chưa rõ ràng. “ Các tài sản khác do pháp luật quy định ” đó là những tài sản nào? Có phải tài sản nào là bất động sản cũng phải gắn liền với đất không? Ví dụ quyền sử dụng đất là bất động sản ( theo Điều 6 Luật kinh doanh bất động sản ) là tài sản khác gắn liền với đất. Sử dụng phương pháp liệt kê diễn tả một điều luật bao giờ cũng có những mặt hạn chế vì liệt kê tức là đã đi vào cụ thể, không còn mang tính chất khái quát nữa nhưng càng liệt kê lại càng thấy không đủ, hơn nữa lại không có văn bản hướng dẫn cụ thể. Mặc dù đã có luật kinh doanh bất động sản nhưng ngay cả danh mục các loại bất động sản cũng có quy định “ Các loại bất động sản khác theo quy định của pháp luật ”. Như vậy không thể áp dụng luật bất kì trường hợp cụ thể nào.Ví dụ : Bộ dân luật của Pháp quy định hoa trái khi còn ở trên cây hay ở trong đất thì đó là bất động sản nhưng khi trảy xuống và mang đi thì nó lại là động sản. Ngay cả
hạt giống hay máy móc nông cụ cũng được coi là bất động sản. Bộ luật quy định chi tiết đến như vậy nên việc áp dụng vào thực tiễn là rất dễ dàng trong BLDS Việt Nam thì chưa làm được điều này. Vì việc phân loại động sản và bất động sản có rất nhiều ý nghĩa nhưng nếu không phân loại được đâu là động sản đâu là bất động sản thì sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả. Có thể liệt kê một số ý nghĩa sau :
Xác lập thủ tục đăng kí đối với tài sản quy định tại Điều 167.
Xác lập thời điểm chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản theo Điều 168.
Xác định được quyền năng của chủ thể quyền đối với từng loại tài sản nhất định
Xác định địa điểm thực hiện nghĩa vụ đối với các giao dịch có đối tượng là bất động sản trong trường hợp các bên không có thỏa thuận quy định tại Điều 284.
Xác định căn cứ xác lập quyền sở hữu : ví dụ vật vô chủ, vật không xác định được ai là chủ sở hữu là động sản thì sẽ thuộc về người phát hiện còn nếu vật là bất động sản sẽ thuộc sở hữu nhà nước ( Điều 239 BLDS ). Hoặc theo điều 247 một người chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản và 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu.
Xác định hình thức của hợp đồng theo điều 467 thì hợp đồng tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng kí theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng kí quyền sở hữu.
Là căn cứ để xác định thời hạn, thời hiệu và các thủ tục khác.
Xác định phương thức kiện dân sự.
Xác định tòa án có thẩm quyền giái quyết tranh chấp dân sự là tòa án nơi có bất động sản đó ( theo điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự ).
Hoa lợi, lợi tức
Theo điều 175 BLDS : “ Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại”
Ví dụ như con bê do con bò đẻ ra, hoa quả thu hoạch từ cây cối… “ Lợi tức là các khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản ”. Ví dụ như tiền lãi, tiền thuê nhà…Như vậy, cả hoa lợi và lợi tức đều là những tài sản sinh ra từ việc khai thác , sử dụng tài sản gốc. Mặc dù điều luật này đã quy định rõ như vậy nhưng cũng cần lưu ý một số điểm sau :
Không phải bao giờ tài sản gốc vẫn là tài sản gốc, hoa lợi, lợi tức sinh ra vẫn là hoa lợi, lợi tức. Vì tài sản có thể trở thành tài sản gốc đối với tài sản này nhưng lại là hoa lợi hay lợi tức của tài sản khác. Ví dụ con dê là hoa lợi được sinh ra từ con dê mẹ nhưng lại là tài sản gốc khi nó sinh ra con dê con.
Chỉ khi tài sản được tách khỏi tài sản gốc thì nó mới được coi là hoa lợi, lợi tức của tài sản đó còn nó vẫn gắn liền với tài sản đó thì nó là một bộ phận không thể tách rời của tài sản. Ví dụ quả vẫn ở trên cây, con bê vẫn nằm trong bụng con bò.
Phân biệt sản phẩm với hoa lợi, lợi tức. Ví dụ cây sống trên đất thì cây thu hoạch là sản phẩm còn hoa quả thu hoạch mới được coi là hoa lợi.
Việc phân loại tài sản thành tài sản gốc, hoa lợi và lợi tức có ý nghĩa trong việc xác định chủ sở hữu của tài sản. Ví dụ khi quả rời cành thì sẽ xác định ai là chủ sở hữu đầu tiên của nó. Nếu ai hái quả trên cây tức là gây thiệt hại cho tài sản của chủ sở hữu và phải bồi thường. Còn ai nhặt quả ở dưới gốc cây thì đó là chiếm hữu bất hợp pháp và phải trả lại tài sản. Vì như trên đã xác định quả rời cành là tài sản của chủ sở hữu còn quả ở trên cây là một bộ phận không thể tách rời với cái cây. Ngoài ra việc phân loại như vậy còn xác định trong một số trường hợp người chiếm hữu tài sản gốc chỉ được hưởng hoa lợi sinh ra từ tài sản mà không được khai thác công dụng của tài sản để thu