“Chung cư mini” của nữ tiến sĩ
Khi quyết định xây ngôi nhà cho gia đình với nhiều thế hệ chung sống, tiến sĩ
Nguyễn Quỳnh Mai (trường ĐH Quốc tế - ĐHQG TP.HCM) đã vấp phải vấn
đề làm sao để ngôi nhà “chung mà vẫn riêng”.
Mỗi hộ ở một lầu khép kín, có phòng khách và bếp núc riêng đồng thời cần phòng
khách chung cho cả nhà. Cũng trong ngôi nhà ấy, có người mở phòng mạch, có
người đã về hưu cần nơi yên tĩnh. Nhiều nhu cầu đan xen ấy cần được dung hòa
với cách thiết kế linh hoạt. Sau nhiều bàn luận, cuối cùng giải pháp làm hầm và
đưa cầu thang ra mặt trước nhà được chọn. Tầng hầm giúp giải quyết toàn bộ xe
chủ và khách, còn cầu thang ở ngoài cùng sẽ tránh chia cắt các hộ và giúp đối
ngoại cũng như thoát hiểm tốt hơn. Một giếng trời nhỏ mở ở giữa xuyên suốt các
lầu, cùng với sân sau đầy nắng tạo điều kiện cho các phòng luôn thoáng và sáng.
Tùy theo cơ cấu mỗi hộ, thiết kế nội thất của “chung cư mini” này thay đổi phong
phú trên cơ sở giữ nét hài hòa chung về màu sắc và chất liệu.
6 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài mẫu Kiến trúc xây dựng - Thiết kế Chung cư mini, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Chung cư mini” của nữ tiến sĩ
Khi quyết định xây ngôi nhà cho gia đình với nhiều thế hệ chung sống, tiến sĩ
Nguyễn Quỳnh Mai (trường ĐH Quốc tế - ĐHQG TP.HCM) đã vấp phải vấn
đề làm sao để ngôi nhà “chung mà vẫn riêng”.
Mỗi hộ ở một lầu khép kín, có phòng khách và bếp núc riêng đồng thời cần phòng
khách chung cho cả nhà. Cũng trong ngôi nhà ấy, có người mở phòng mạch, có
người đã về hưu cần nơi yên tĩnh... Nhiều nhu cầu đan xen ấy cần được dung hòa
với cách thiết kế linh hoạt. Sau nhiều bàn luận, cuối cùng giải pháp làm hầm và
đưa cầu thang ra mặt trước nhà được chọn. Tầng hầm giúp giải quyết toàn bộ xe
chủ và khách, còn cầu thang ở ngoài cùng sẽ tránh chia cắt các hộ và giúp đối
ngoại cũng như thoát hiểm tốt hơn. Một giếng trời nhỏ mở ở giữa xuyên suốt các
lầu, cùng với sân sau đầy nắng tạo điều kiện cho các phòng luôn thoáng và sáng.
Tùy theo cơ cấu mỗi hộ, thiết kế nội thất của “chung cư mini” này thay đổi phong
phú trên cơ sở giữ nét hài hòa chung về màu sắc và chất liệu.
Căn hộ lầu 1 của bố mẹ khá ấm áp một tông màu gỗ
Không gian chung được đặt tại đầu mối giao thông,
kết nối toàn nhà một cách thông suốt
Hành lang căn hộ lầu 2 sử dụng kính thủy để nới rộng
không gian và tăng cường chiếu sáng gián tiếp
Giếng trời, sân sau tuy nhỏ nhưng là điểm nhấn thú vị
và “ lá phổi” dẫn khí quan trọng cho ngôi nhà ống