BÀI SOẠN PHƯƠNG PHÁP LUẬN SỬ HỌC
Xong CÂU 1: Phân biệt một số khái niệm: Lịch sử, Sử học, Khoa học lịch sử? Phương pháp luận và Phương pháp luận sử học mácxit? Ví dụ?
Việc nghiên cứu khoa học xã hội nói chung, khoa học lịch sử nói riêng giữ vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát phiển mang tính bền vững của đất nước. Khoa học lịch sử giúp chúng ta nghiên cứu cơ bản và toàn diện về xã hội và con người nhằm cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương chính sách để xây dựng đất nước bền vững. Vậy khoa học lịch sử là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số khái niệm liên quan đến khoa học lịch sử để hiểu rõ hơn về vai trò của khoa học lịch sử trong việc hoạch định đường lối chính sách phát triển đất nước.
Lịch sử là khái niệm ra đời sớm ở phương Đông (chủ yếu ở Trung Quốc): Lịch sử là sự việc được xảy ra, được ghi lại; lịch sử còn được hiểu là 1 chức quan, có nhiệm vụ chủ yếu là ghi chép lại “sự việc đã xảy ra” .Ở Trung Quốc, trong tập “Thuyết văn giải tự” (thời Chu), từ “sử” nghĩa là người ghi chép sự việc, cầm bút ghi chép lên thẻ tre (sách) một cách công bằng ngay thẳng. Nói về việc nghiêm túc trong chép sử, ta lại nhớ đến Khổng Tử từng khen “Trực tai Sử Ngư !” (Sử Ngư thẳng thay!,) Sử Ngư - là người chép sử nước Vệ đời Xuân Thu, nổi tiếng về thẳng thắn và trung thực.
Ở Phương Tây: đại diện là Hy Lạp: từ “historia” là kể lại, ghi chép những điều xảy ra mà mình đã nghe, được kể lại hoặc được tham gia, chứng kiến.
23 trang |
Chia sẻ: thuychi16 | Lượt xem: 3198 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài soạn phương pháp luận sử học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI SOẠN PHƯƠNG PHÁP LUẬN SỬ HỌC
Xong CÂU 1: Phân biệt một số khái niệm: Lịch sử, Sử học, Khoa học lịch sử? Phương pháp luận và Phương pháp luận sử học mácxit? Ví dụ?
Việc nghiên cứu khoa học xã hội nói chung, khoa học lịch sử nói riêng giữ vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát phiển mang tính bền vững của đất nước. Khoa học lịch sử giúp chúng ta nghiên cứu cơ bản và toàn diện về xã hội và con người nhằm cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương chính sách để xây dựng đất nước bền vững. Vậy khoa học lịch sử là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số khái niệm liên quan đến khoa học lịch sử để hiểu rõ hơn về vai trò của khoa học lịch sử trong việc hoạch định đường lối chính sách phát triển đất nước.
Lịch sử là khái niệm ra đời sớm ở phương Đông (chủ yếu ở Trung Quốc): Lịch sử là sự việc được xảy ra, được ghi lại; lịch sử còn được hiểu là 1 chức quan, có nhiệm vụ chủ yếu là ghi chép lại “sự việc đã xảy ra” .Ở Trung Quốc, trong tập “Thuyết văn giải tự” (thời Chu), từ “sử” nghĩa là người ghi chép sự việc, cầm bút ghi chép lên thẻ tre (sách) một cách công bằng ngay thẳng. Nói về việc nghiêm túc trong chép sử, ta lại nhớ đến Khổng Tử từng khen “Trực tai Sử Ngư !” (Sử Ngư thẳng thay!,) Sử Ngư - là người chép sử nước Vệ đời Xuân Thu, nổi tiếng về thẳng thắn và trung thực.
Ở Phương Tây: đại diện là Hy Lạp: từ “historia” là kể lại, ghi chép những điều xảy ra mà mình đã nghe, được kể lại hoặc được tham gia, chứng kiến.
Hiện nay, khái niệm “lịch sử” có rất nhiều nội dung khác nhau: Lịch sử là quá khứ, tức là những điều xảy ra không lặp lại; sự ghi chép quá khứ (sử ký); là một câu chuyện; chỉ toàn bộ hoặc một phần tư liệu về quá khứ của dân tộc hoặc sự kiện; là một khoa học, hay “sử học”; là một môn học trong nhà trường.Tóm lại, “lịch sử” bao gồm hai nghĩa chính: Lịch sử là quá trình lịch sử khách quan xảy ra trong xã hội loài người. Đó là một “hiện thực lịch sử” tồn tại hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn, nguyện vọng của con người. Và lịch sử là tất cả những gì xảy ra trong quá khứ duy nhất và không lặp lại. Lịch sử chính là đối tượng nghiên cứu của sử học.
Ví dụ Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra vào năm 40 – cách ngày nay hàng chục thế kỷ, lúc bấy giờ các thế hệ sau này chưa sinh ra, nhưng không vì vậy mà không có sự kiện này, dù sau này chúng ta biết hay không thì trên thực tế cuộc khởi nghĩa ấy đã xảy ra, ít nhiều có tác động đến sự phát triển của xã hội.
Sử học là sự hiểu biết của con người về những gì đã xảy ra, được ghi bằng lời nói qua các câu chuyện dân gian hay được ghi bằng văn tự và đạt tới sự ra đời của khoa học lịch sử. Những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích dân gian, .đều là những sử liệu quý. Qua nội dung của các loại hình văn học dân gian cổ xưa, các nhà nghiên cứu, học tập lịch sử có thể tìm thấy nhiều tài liệu có giá trị về cuộc sống của người đời trước. trong những câu chuyện ấy, chúng ta tìm thấy sự mô tả hiện thực xã hội, những nhận thức, ước mơ của người xưa rất rõ rệt, tuy nó được bao phủ bởi những quan niệm thần bí, huyền hoặc. Nếu tước bỏ cải vỏ thần bí ấy chúng ta sẽ tìm thấy những chất liệu phản ánh lịch sử rất chân thực. Macxim Gooki – nhà văn Xô Viết đã từng nói: Sử dụng tài liệu văn học dân gian không phải là rán con gà còn nguyên cả lông, mà phải làm sạch lông, sạch ruột rồi mới rán. Điều này có nghĩa chúng ta không nên bác bỏ hoặc sử dụng nguyên văn các tài liệu của văn học dân gian –chúng ta phải biết chọn lọc, phân tích và rút ra các tài liệu lịch sử .
Khoa học lịch sử là bộ môn nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng lịch sử đã xảy ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát minh, phát triển của nó.
Chẳng hạn như việc Mác nghiên cứu và tìm ra đặc điểm chung của xã hội cổ đại phương Đông (chủ yếu nghiên cứu xã hội Ấn Độ) là: “ sản xuất nông nghiệp dựa trên công tác thủy lợi là nền tảng kinh tế của xã hội; sự tồn tại phổ biến và lâu dài hình thức sở hữu công cộng về ruộng đất; sự tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn- một hình thức tổ chức xã hội mà trong đó duy trì nền kinh tế tự nhiên và nhiều tàn dư của xã hội nguyên thủy; thể chế nhà nước theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền; cơ cấu xã hội có hai thành phần chủ yếu là quý tộc và nông dân công xã và hình thức bóc lột bằng tô thuế. – Như vậy, xã hội cổ đại phương Đông đã tồn tại và phát triển không phải dựa trên sự bóc lột sức lao động của nô lệ như ở Phương Tây mà dựa trên sự bóc lột nông dân công xã bằng tô thuế. Nên có thể nói, xã hội cổ đại phương Đông lúc bấy giờ không phải là xã hội chiếm hữu nô lệ. Mà xã hội cổ đại phương Đông là một hình thái kinh tế xã hội riêng biệt, đứng sau xã hội nguyên thủy và đứng trước xã hội phong kiến, tồn tại song song với hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ ở ven bờ Địa Trung Hải. Và Mác đã gọi phương thức sản xuất đặc biệt này là Phương thức sản xuất Châu Á – một phương thức sản xuất mà chỉ tìm thấy được ở các quốc gia phương Đông cổ đại. - Đây chính là khoa học lịch sử.
Qua các ví dụ trên ta thấy khái niệm “lịch sử” = hiện thực. Hiện thực là sự việc xảy ra một cách tự nhiên khách quan mà không bị tác động bởi những suy nghĩ, phán đoán, nhận xét của con người - hiện thực mang tính khách quan. Còn sử học và khoa học lịch sử = nhận thức lịch sử . Nhận thức lịch sử là sự hiểu biết, đánh giá, nhận xét của con người về hiện thực lịch sử nhằm tìm ra bí ẩn của hiện thực lịch sử đó và nhận thức lịch sử mang tính chủ quan. Tuy nhiên, ba khái niệm trên có mối quan hệ hữu cơ với nhau, không có hiện thực lịch sử thì không có nhận thức lịch sử, nhận thức lịch sử đạt tới sự phù hợp với hiện thực lịch sử thì mới có khoa học lịch sử, ngược lại không có khoa học lịch sử thì hiện thực lịch sử mãi là những ẩn số.
Ví dụ: Khi nhắc đến nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản, câu đầu tiên mà đa số các tác giả đã sử dụng và dẫn ra như một minh chứng hùng hồn về thái độ lên án của nhân dân đối với Phan Thanh Giản và triều đình Nguyễn trong việc để mất 6 tỉnh Nam Kỳ là “Phan, Lâm mãi quốc; triều đình khí dân” – Nhân vật và sự kiện là hoàn toàn có thật trong lịch sử (hiện thực lịch sử khách quan), qua mỗi giai đoạn lịch sử thì con người có nhận thức về hiện thực lịch sử này khác nhau điển hình: giai đoạn từ khi ông ký hòa ước Nhân Tuất 1862 với Pháp và để mất 6 tỉnh Nam Kỳ , thì trong mắt vua Tự Đức và phần lớn nhân dân cả nước ông là kẻ bán nước, phản bội dân tộc và bị tước chức hàm, đẽo học vị tiến sĩ; Còn quan điểm của đồng bào Nam Bộ thì khác: nhân dân ở Vĩnh Long đã đưa linh vị của cụ vào thờ ở Văn Thánh Miếu, nhà thơ cùng quê với ông là Nguyễn Đình Chiểu lại ca ngợi cụ bằng câu điếu: “Minh tinh chín chữ lòng son tạc” hay trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ông viết “Phan học sĩ hết lòng mưu quốc”. Năm 1886, vua Đồng Khánh đã xét lại công và tội của cụ và ra chiếu chỉ “khai phục nguyên hàm” và khắc lại tên trong bia tiến sĩ ở văn miếu Huế. Đến năm 1924 vua Khải Định đã sắc cho đình Tương Bình Hiệp (xã Tương Bình Hiệp, Thủ Dầu Một, Bình Dương) thờ cụ làm thần. Năm 2008, Cục Di sản văn cùng với Viện Sử học Việt Nam đã nghiên cứu, chứng minh, công nhận và đánh giá cao công lao của cụ Phan Thanh Giản trên nhiều lĩnh vực chính trị, ngoại giao và văn hóa. Như vậy Phan Thanh Giản đã được giải oan sau gần 150 năm mang tiếng “bán nước”. Qua một chuỗi sử kiện trên ta thấy với cùng một hiện thực lịch sử nhưng việc nhận thức hiện thực lịch sử này là hoàn toàn khác nhau. Hiện thực lịch sử nó thuộc về quá khứ, tức là nó đã xảy ra rồi và nó tồn tại độc lập khách quan. Việc nhận thức hiện thực lịch sử là đúng hay sai, là tích cực hay tiêu cực hoàn toàn phụ thuộc vào sự hiểu biết, sự phân tích, quan điểm, sự đối chứng và kiểm nghiệm hiện thực lịch sử đó của các nhà nghiên cứu. Như ví dụ trên, có rất là nhiều quan điểm cho rằng Phan Thanh Giản bán nước – sở dĩ các sử gia có quan điểm này là vì hiện thực lịch sử xảy ra đã quá cách xa các nhà nghiên cứu không thể trực tiếp tiếp cận nó, họ không chứng kiến trực tiếp, cũng không thể dựng lại hiện thực lịch sử đó đúng như bản chất khách quan của nó, kết quả họ chỉ nghiên cứu dựa vào những tài liệu ghi chép lại hoặc là kể lại nên đòi hỏi các sử gia phải có lý luận vững chắc và phương pháp phù hợp mới phản ánh đúng hiện thực lịch sử. Với việc giải oan cho nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản, khoa học lịch sử đã khẳng định thêm tính đúng đắn về lý luận của mình: không có hiện thực lịch sử thì không có nhận thức lịch sử, nhận thức lịch sử đạt tới sự phù hợp với hiện thực lịch sử thì mới có khoa học lịch sử, ngược lại không có khoa học lịch sử thì hiện thực lịch sử mãi là những ẩn số. Để hoạt động nghiên cứu khoa học đạt được kết quả tối ưu, chúng ta cần phải chú trọng đến các vấn đề về phương pháp và phương pháp luận.
Theo Bách khoa toàn thư (Liên Xô cũ), Phương pháp = Methodos (Tiếng Hy Lạp): là con đường nhận thức lý luận, học thuyết. Phương pháp là một hệ thống các nguyên tắc điều khiển hoạt động, cải tạo hiện thực hay hoạt động lý luận nhận thức của con người.
Còn Hêghen coi “phương pháp” là ý thức về nhận thức vận động nội tại của nội dung các hiện thực đó. Phương pháp là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể được nghiên cứu chứ không phải là hai sản phẩm thuần túy tư duy. Nhưng do tính năng động của mình nên tư duy của con người có thể đạt đến một phương pháp chính xác để hoàn thành một sự việc chưa có trong thực tiễn.
Theo Todor Pavlov (nhà Xã hội học Bungari): phương pháp là những quy luật, bản chất nội tại của vận động nhận thức khoa học được chúng ta sử dụng một cách có ý thức để đạt những thành tựu chân lý đúng đắn hơn, nhanh chóng hơn, đầy đủ hơn.
Tóm lại phương pháp là tư duy lý luận của con người được vận dụng vào trong việc tìm hiểu thực tiễn hiện thực khách quan để đạt tới kết quả nhận thức khoa học. Phương pháp là cách thức tiến hành để đạt tới chân lý trong nhận thức chân lý khách quan và cải tạo thực tiễn. Phương pháp ra đời trong xã hội có giai cấp, đó chính là lý luận về con đường nhận thức.Tuy nhiên con đường này bao giờ cũng phải dựa vào thế giới quan của một giai cấp nhất định ví dụ phương pháp luận chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa..
Phương pháp giữ vai trò vô cùng quan trọng trong nghiên cứu, người nghiên cứu sử dụng đúng phương pháp sẽ đem lại kết quả rất cao và ngược lại. Nhà triết học Pháp ở thế kỷ XVIII – René Descartes cho rằng : “thiếu phương pháp thì người tài cũng có thể không đạt kết quả. Có phương pháp thì người tầm thường cũng làm được việc phi thường”.
Ví dụ Trong quá trình học tập của các sinh viên tại các trường Đại học: cùng một điều kiện học tập với một khối lượng kiến thức như nhau nhưng lại có sinh viên đạt loại giỏi, loại khá, loại trung bình hay loại yếu kém khác nhau. Đó chính là sự phản ánh những phương pháp học tập của mỗi sinh viên khác nhau.
Hay một ví dụ khác trong lịch sử đó là trong cùng một hoàn cảnh đất nước chịu ách xâm lược của thực dân Pháp cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, có rất nhiều nhà yêu nước của Việt Nam đã ra đi tìm đường cứu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,.Song chỉ có duy nhất Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh là tìm ra được con đường cứu nước giải phóng dân tộc Việt Nam. Nguyên nhân chính là người đã có phương pháp đúng đắn và vận dụng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nươc mình.
K.Marx cũng rất đề cao vai trò của phương pháp. Theo K.Marx Phương pháp có giá trị đặc biệt -là sức mạnh tuyệt đối, duy nhất, cao nhất, vô cùng tận, không có vật nào có thể cưỡng lại nổi, đó là xu thế của lý tính, đi đến chỗ tìm thấy lại, nhận thức lại bản thân mình ở trong mọi sự vật.
Trở lại với việc ra đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh, sau khi tiếp thu con đường giải phóng dân tộc của chủ nghĩa Marx –Lenin, Hồ Chí Minh đã vân dụng vào thực tiễn hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam nên đáp ứng được nhiệm vụ giải phóng dân tộc do lịch sử đặt ra mà giai cấp thống trị phong kiến và các nhà tư sản yêu nước trước đó hoàn toàn chìm bế tắc.
Khi đọc một tác phẩm lịch sử chúng ta thường chỉ suy nghĩ đến nội dung của tác phẩm chứ ít khi quan tâm tới phương pháp luận mà các nhà nghiên cứu sử dụng trong tác phẩm đó. Nhưng một tác phẩm lịch sử lại là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sự kiện lịch sử và những quan điểm, quan niệm, thế giới quan của người viết sử. Trong con mắt của những nhà sử học phương pháp luận có một vai trò vô cùng quan trọng, làm sao có một tác phẩm sử học hoàn thiện khi các nhà sử học không có một phương pháp phù hợp. Nên chúng ta cần phải nắm vững khái niệm phương pháp luận và phương pháp luận sử học. Khi hiểu rõ được những khái niệm liên quan đến khoa học lịch sử, chúng ta mới có thể tiến hành nghiên cứu lịch sử hoặc viết sử một cách khoa học.
Phương pháp luận là một bộ môn mà bất kỳ ngành khoa học xã hội nhân văn nào cũng có. Chẳng hạn như phương pháp luận sử học,phương pháp nghiên cứu triết học, xã hội học, tâm lý học,.
Theo lý luận của các nhà tư sản thì phương pháp luận là toàn bộ những cách, những biện pháp, những nguyên tắc tổ chức của việc nghiên cứu, những tiêu chuẩn đúng để lựa chọn những thủ tục và kỹ thuật nghiên cứu.
Theo từ điển Bách khoa toàn thư (Liên xô cũ): Phương pháp luận (PPL) xuất phát từ thuật ngữ “Methodology” có gốc từ Hy Lạp “Methodos” và “logos”. PPL là một học thuyết triết học về các triết học, PPL nhận thức và cải tạo hiện thực, là sự vận dụng những nguyên lý của thế giới quan vào quá trình nhận thức, vào sự sáng tạo tinh thần nói chung là vào thực tiễn.
PPLSH xuất hiện từ thời cổ đại cùng với khái niệm lịch sử, nhưng phải đến cuối thế kỷ XIX mới dần dần ổn định về nội hàm.
Theo học giả Liên Xô cũ ( Peteralev ): PPL là một hệ thống những dạng bản chất của thế giới quan và lý luận (hay 1 loạt lý luận) quy luật các nguyên tắc nghiên cứu khoa học lịch sử.
Theo quan điểm của các nhà sử học Mác xít : PPL sử học mác xít là PPL sử học dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin là chủ yếu, là duy nhất. Và V.I.Lenin định nghĩa PPL sử học là sự thống nhất lý luận mác xít về quá trình lịch sử và phương pháp nghiên cứu mác xít về quá trình đó. Trong nghiên cứu lịch sử, phương pháp luận sử học có vai trò to lớn trong việc hướng dẫn nghiên cứu lịch sử cũng như phương pháp dạy học lịch sử. Không nắm vững được phương pháp luận sử học, các nhà nghiên cứu lịch sử sẽ mất phương hướng và không có khả năng giải quyết những vấn đề lịch sử đặt ra. Vì đối với những ai làm công tác sử học, những vấn đề phương pháp luận rất quan trọng. Thông qua việc nghiên cứu phương pháp và phương pháp luận sử học chúng ta có thể rút ra một số vần đề cần lưu ý như sau:
Thứ nhất, Phương pháp luận sử học mang bản chất giai cấp rõ rệt bởi sự phát triển của lịch sử khách quan được thể hiện cụ thể qua các thời đại, mỗi chế độ chính trị khác nhau. Những nhà nghiên cứu không bao giờ tách khỏi thời đại cũng như giai cấp mà họ sinh sống. Ở Việt Nam, phương pháp luận sử học mác xít lấy chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản là cơ sở lý luận.
Trong thời đại ngày nay khi có nhiều thể chế chính trị khác nhau, nhiều giai cấp đối kháng nhau nên phương pháp luận cũng có nhiều định hương khác nhau. Do vậy, lấy phương pháp luận nào làm nền tảng nghiên cứu khoa học nói chung, nghiên cứu sử học nói riêng cũng là vấn đề được đặt ra. Phương pháp luận tư sản thì phục vụ cho tiểu số nhưng đó là giai cấp thống trị. Phương pháp luận macxit phục vụ cho đa số dân tộc, nhân loại là người lao động. Với tính chất đó ta chọn phương pháp luận macxit làm nền tảng cho nghiên cứu khoa học nói chung và khoa học lịch sử nói riêng là đúng đắn nhất vì phần nào nó đã phục vụ được lý tưởng cộng sản và bởi lẽ nữa là; khoa học bao giờ cũng là chân lý, mà thành tựu đó suy cho cùng là để phục vụ con người, phục vụ sự tiến bộ của loài người nên phương pháp luận macxit là sự lựa chọn đúng đắn nhất.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.
Thứ hai, chúng ta cần phân biệt rõ Phương pháp luận sử học Mác xít với chủ nghĩa duy vật biện chứng lịch sử.
Điểm tương đồng của phương pháp luận sử học Mác xít với chủ nghĩa duy vật biện chứng lịch sử là: Phương pháp luận sử học Mác xít và Chủ nghĩa duy vật biện chứng đều lấy xã hội loài người làm khách thể nghiên cứu.
Điểm khác nhau giữa chúng được thể hiện rõ qua bảng so sánh sau:
Khoa học lịch sử
Duy vật lịch sử
Chủ yếu nghiên cứu cac sự kiện thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tìm hiểu, phát hiện ra các quy luật chung của lịch sử xã hội loài người.
Hiểu biết cái chung là phương tiện để nhận thức đúng các sự kiện lịch sử cụ thể.
Nhận thức cái cụ thể để hiểu sâu sắc cái chung.
Hiểu biết cái cụ thể để góp phần vào phát hiện các quy luật chung của phát triển xã hội.
Duy vật lịch sử là cơ sở phương pháp luận của khoa học lịch sử để nghiên cứu cái cụ thể.
Khoa học lịch sử cung cấp những hiểu biết về cái cụ thể để duy vật lịch sử nhận thức cái chung, đồng thời cũng làm phong phú hơn sự hiểu biết về quy luật chung.
Thứ ba, chúng ta phải có thái độ bảo vệ lý luận sử học Mác xít, làm phong phú thêm ppl sử học Mác xít.
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, chưa một học thuyết chính trị xã hội nào mà ngay từ khi mới xuất hiện lại thu hút sự quan tâm nghiên cứu, đấu tranh giữa các lập trường tư tưởng đối lập nhau như sự ra đời của chủ nghĩa Mác - Lênin. Điều đó không phải ngẫu nhiên, bởi vì chủ nghĩa Mác - Lênin là một khoa học, sự ra đời của chủ nghĩa Mác - Lênin đã thực sự giải đáp được những vấn đề mà thực tiễn cuộc sống của toàn nhân loại đặt ra. Lợi dụng sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản và những người cơ hội, xét lại chủ nghĩa Mác - Lênin đã xuyên tạc rằng chủ nghĩa cộng sản không phải là tương lai của loài người. Nhưng thực tế lịch sử cho thấy, chủ nghĩa Mác- Lê nin không những không lỗi thời, lạc hậu mà đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò là kim chỉ nam cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân các dân tộc trên thế giới. Điển hình như ở Việt Nam, qua các kỳ Đại hội của Đảng Cộng Sản Việt Nam và gần đây nhất là Đại hội lần XI (12-19/01/2011) vẫn xác định Việt Nam vẫn kiên trì khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và nhân dân ta.
Xong CÂU 2: Đối tượng nghiên cứu của khoa học Lịch sử theo quan điểm Mác xít?
Khoa học lịch sử ra đời trên nền tảng của sử học. Vào thời kì cổ đại, khoa học lịch sử mới hình thành, đến đầu thời kỳ cận đại mới trở thành một khoa học thực sự. Khoa học lịch sử được xác định là chân chính, đích thực với sự ra đời của chủ nghĩa Mác- nền sử học mácxít.
Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về đối tượng của khoa học lịch sử coi con người là chủ thể của lịch sử, con người sáng tạo ra lịch sử. Sử gia kinh điển của chủ nghĩa Marx chỉ rõ: lịch sử loài người là lịch sử của giai cấp nông dân, lịch sử của phương thức sản xuất kế tiếp nhau và từ khi xã hội phân chia thành giai cấp thì lịch sử còn là lịch sử của đấu tranh giai cấp.
Và xem lịch sử loài người là đối tượng nghiên cứu của khoa học lịch sử chân chính. Tuy nhiên, lịch sử xã hội loài người được xem là một quá trình thống nhất và bị chi phối bởi những quy luật - là quá tình cực kỳ phức tạp và đầy mâu thuẫn.
Tóm lại, đối tượng nghiên cứu của khoa học lịch sử là quá trình phát triển thực tế của xã hội loài người, cũng như từng nước, từng dân tộc trong toàn bộ tính thống nhất, tính phức tạp, tính muôn màu, muôn vẻ của nó. Nói khác đi, đó là sự chuyển biến cụ thể của các phương thức sản xuất trong lịch sử thế giới, lịch sử từng dân tộc, là sự biểu hiện cụ thể, phong phú cuộc đấu tranh gia