Bài tập Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

Trước hết chúng ta cần xác định tài sản chung của vợ chồng là gì? Tài sản chung của vợ chồng được Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định tại điều 27. Theo đó tài sản chung của vợ chồng là tài sản do vợ, chồng tạo ra bằng công sức của mỗi người từ khi họ kết hôn cho đến khi hôn nhân chấm dứt và những tài sản do vợ, chồng thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Về nguyên tắc khi hôn nhân còn tồn tại thì tài sản chung cũng vẫn còn tồn tại, chế độ tài sản này chỉ chấm dứt khi hôn nhân chấm dứt về mặt pháp lý (ly hôn; một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết). Tuy nhiên, trên thực tế nhiều cặp vợ chồng muốn được chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (có thể xuất phát từ mâu thuẫn giữa vợ chồng trong quản lý sử dụng, định đoạt tài sản chung xuất phát từ mâu thuẫn về tình cảm, song họ không muốn ly hôn nhưng muốn được độc lập về tài sản để tránh phát triển mâu thuẫn và được độc lập trong cuộc sống ). Xuất phát từ thực tế trên, Luật HN&GĐ năm 2000 trên cơ sở kế thừa Luật HN&GĐ năm 1986 (Điều 18 ) tiếp tục qui định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (Điều 29 và Điều 30), các qui định này được hướng dẫn từ Điều 6 đến Điều 11 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ năm 2000 (sau đây gọi chung là Nghị định số 70). Khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng không thay đổi. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản nhất của chế định này so với chế định ly thân được qui định trong pháp luật của một số nước phương Tây. Tuy nhiên, quan hệ sở hữu giữa vợ và chồng đối với tài sản đã có sự thay đổi rất nhiều.

doc13 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2581 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 1. Cơ sở lý luận của việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân.. 2 2. Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân 3 2.1. Quan hệ nhân thân 4 2.2. Quan hệ tài sản 4 3. Một số vướng mắc và hướng giải quyết............................................... 7 KẾT LUẬN 12 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13 ĐẶT VẤN ĐỀ Xuất phát từ tình hình thực tế các quan hệ hôn nhân và gia đình, đồng thời cũng nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của vợ chồng về vấn đề tài sản, luật hôn nhân và gia đình quy định ba trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng. Và chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là trường hợp chia tài sản đặc biệt. Thực tế đã có trường hợp vợ chồng không muốn ly hôn mà chỉ yêu cầu chia tài sản chung để ở riêng hoặc vì lý do nào đó mà vợ, chồng lại muôn chia tài sản chung trong khi vẫn chung sống với nhau. Vậy việc chia tài sản đó như thế nào, chúng ta cùng đi tìm hiểu: “Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân” để xác định rõ vấn đề này. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Cơ sở lý luận của việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân Trước hết chúng ta cần xác định tài sản chung của vợ chồng là gì? Tài sản chung của vợ chồng được Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định tại điều 27. Theo đó tài sản chung của vợ chồng là tài sản do vợ, chồng tạo ra bằng công sức của mỗi người từ khi họ kết hôn cho đến khi hôn nhân chấm dứt và những tài sản do vợ, chồng thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Về nguyên tắc khi hôn nhân còn tồn tại thì tài sản chung cũng vẫn còn tồn tại, chế độ tài sản này chỉ chấm dứt khi hôn nhân chấm dứt về mặt pháp lý (ly hôn; một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết). Tuy nhiên, trên thực tế nhiều cặp vợ chồng muốn được chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (có thể xuất phát từ mâu thuẫn giữa vợ chồng trong quản lý sử dụng, định đoạt tài sản chung xuất phát từ mâu thuẫn về tình cảm, song họ không muốn ly hôn nhưng muốn được độc lập về tài sản để tránh phát triển mâu thuẫn và được độc lập trong cuộc sống…). Xuất phát từ thực tế trên, Luật HN&GĐ năm 2000 trên cơ sở kế thừa Luật HN&GĐ năm 1986 (Điều 18 ) tiếp tục qui định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (Điều 29 và Điều 30), các qui định này được hướng dẫn từ Điều 6 đến Điều 11 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ năm 2000 (sau đây gọi chung là Nghị định số 70). Khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng không thay đổi. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản nhất của chế định này so với chế định ly thân được qui định trong pháp luật của một số nước phương Tây. Tuy nhiên, quan hệ sở hữu giữa vợ và chồng đối với tài sản đã có sự thay đổi rất nhiều. 2. Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì Điều 30 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có quy định: “Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người, phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng”.Quy định này phần nào đã cụ thể hóa về hậu quả pháp lý sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân tồn tại (điều 18 luật HN&GĐ 1986 và Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao không có quy định về vấn đề này).Như vậy theo điều 30 trường hợp tài sản chung của vợ chồng đã được chia khi hôn nhân đang tồn tại sau khi chia mỗi bên vợ chồng nhận phần tài sản của mình trong khối tài sản chung phải được coi là tài sản riêng của vợ chồng cùng với những hoa lợi lợi tức phát sinh từ phần tài sản đó.Theo điều 32 luật HN&GĐ năm 2000 quy định về phần tài sản chung của vợ chồng thì ”Tài sản riêng của vợ chồng là tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn,tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản được chia riêng cho vợ chồng tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của luật này”. Sau khi chia tài sản chung của vợ, chồng theo điều 29, hôn nhân vẫn đang tồn tại trước pháp luật. Do vậy, các quyền và nghĩa vụ nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng vẫn tồn tại. 2.1. Quan hệ nhân thân. Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật ,do đó giữa hai bên vẫn tồn tại mọi quyền và nghĩa vụ của vợ chồng như nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau nghĩa vụ chung thủy ,có quyền chung sồng tại một nơi nhất định quyền thừa kế tài sản của nhau khi một bên chết trước….Vì vậy việc chia tài sản giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân không có nghĩa là ly thân .Sau khi chia tài sản vợ chồng có ở riêng hay không là tùy thuộc vào thực tế đời sống của vợ chồng do ý muốn của vợ chồng do vợ chồng quyết định.Nếu sau khi chia tài sản chung mà vợ chồng có ở riêng thì đó cũng là trường hợp cá biệt,không phổ biến, trong đa số các trường hợp sau khi chia tài sản chung vợ chồng vẫn chung sống bình thường với nhau cùng nhau chăm lo cuộc sống chung của gia đình phù hợp với nguyện vọng của bản thân. 2.2.Quan hệ tài sản. - Nghĩa vụ cấp dưỡng. Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng .Việc chăm sóc giữa vợ chồng không chỉ thể hiện bằng hành vi chăm sóc về tình cảm ,tinh thần mà còn bằng những phí tổn về vật chất nhằm đảm bảo cuộc sống vợ chồng.Nghĩa vụ cấp dưỡng vợ chồng là nghĩa vụ tài sản được đảm bảo thực hiện khi một trong hai bên vợ chồng gặp khó khăn,túng thiếu, tai nạn,ốm đau,không có tài sản để nuôi dưỡng bản thân và có yêu cầu.Nó được đảm bảo thực hiện khi hôn nhân đang tồn tại hay khi vợ chồng đã ly hôn(Điều 43 luật HN&GĐ năm 1986 và Điều 60 luật HN&GĐ năm 2000). - Quyền sở hữu riêng của vợ (chồng) đối với phần tài sản được chia: Theo quy định tại điều 29,30 Luật HNGĐ năm 2000 thì vợ chồng có quyền sở hữu riêng đối với phần tài sản đã được chia và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản đó.Khoản 1 điều 8 nghị định số 70/2001/NĐ_CP quy định” hoa lợi ,lợi tức phát sinh từ phần tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác”.Ví dụ hai vợ chồng có ba ngôi nhà là tài sản chung họ thỏa thuận mỗi người sở hữu riêng một ngôi nhà còn một ngôi nhà được dùng làm chỗ ở chung của cả gia đình.Sau khi chia, vợ chồng có thể độc lập quyết định ngôi nhà đã được chia để thuê,bán, mà không phụ thuộc vào ý chí của người kia.Tiền thuê nhà là tài sản riêng của mỗi bên. Đối với những tài sản này vợ chồng có quyền chiếm hữu ,định đoạt sử dụng theo quy định tại điều 33 luật HN&GĐ năm 2000.Vậy trong những trường hợp này vợ chồng có tài sản riêng có bị hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng đó theo quy định tại khoản 5 điều 33 luật HN&GĐ không? Trong trường hợp này vợ chồng không bị ràng buộc bởi quy định tại khoản 5 điều 33 khi định đoạt tài sản riêng của mình vì vợ chồng đã có thỏa thuận trước trong việc chia tài sản đó. - Quyền sở hữu của vợ,chồng đối với phần tài sản chung. Theo điều 30 luật HNGĐ quy định “phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng” .Điều 5 NĐ 70/2001NĐ-CP quy định rõ hơn :’’Hoa lợi ,lợi tức phát sinh từ khối tài sản chung của vợ chồng vẫn thuộc tài sản chung của vợ chồng”.Đối với phần tài sản chung này quyền và nghĩa vụ của vợ chồng không thay đổi chế độ sở hữu chung của vợ chồng chưa chấm dứt, nó vẫn đương nhiên tồn tại và là tài sản chung hợp nhất.Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng sau khi chia một phần tài sản bao gồm: - Phần tài sản chung của vợ chồng chưa chia. - Hoa lợi ,lợi tức phát sinh từ khối tài sản này . - Tài sản mà vợ chồng được cho chung, được thừa kế chung, sau khi đã chia tài sản chung.Vì quan hệ hôn nhân vẫn đang tồn tại nên tài sản mà vợ chồng được tặng cho chung ,được thừa kế chung là tài sản hợp nhất của hai vợ chồng. - Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi chia tài sản chung. Ví dụ đất được nhà nước giao, giao khoán hoặc thuê của nhà nước theo quy định của điều luật HNGĐ năm 2000 và các điều 25,26 Nghị định 70/2001/NĐ-CP thì đây là tài sản chung của vợ và chồng .Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì quyền sử dụng đất mà mỗi bên vợ chồng có được chỉ là tài sản chung của vợ chồng nếu không liên quan đến lý do chia tài sản chung của vợ chồng. -Về quyền thừa kế tài sản của nhau giữa vợ và chồng. Sau khi chia tài sản chung giữa vợ và chồng theo điều 29 ,30 thì quan hệ vợ chồng vẫn tồn tại trước pháp luật.Theo nguyên tắc chung vợ chồng vẫn có quyền thừa kế tài sản của nhau và ở hàng thừa kế thứ nhất.Tức là chia tài sản chung khi hôn nhân đang tồn tại không ảnh hưởng gì tới quyền thừa kế của vợ chồng. Vợ chồng có thể thoả thuận hoặc yêu cầu Toà án chia một phần hay toàn bộ tài sản chung của vợ chồng trong thời hôn nhân khi có lý do chính đáng.Cũng có thể yêu cầu tòa án chia nhiều lần cho tới khi chia hết tài sản Cụ thể hoá vấn đề này, Điều 8 nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 quy định: “1.Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản chung còn lại vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng. 2.Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác.” Quy định này chỉ rõ về hậu quả pháp lý liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng sau khi đã chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà nước và của những người khác về tài sản, liên quan đến việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân,khoản 2 Điều 29 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã quy định:“ Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận.” Đồng thời Điều 11 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định: “Theo yêu cầu của những người có quyền, lợi ích liên quan thì việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ về tài sản sau đây bị Toà án tuyên bố là vô hiệu: 1.Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng người khác theo quy định của pháp luật. 2.Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. 3.Nghĩa vụ thanh toán khi bị Toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp. 4.Nghĩa vụ nộp thuế và nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước. 5.Các nghĩa vụ trả nợ cho người khác. 6.Các nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của pháp luật. 3. Một số vướng mắc và hướng giải quyết Thứ nhất, việc pháp luật HN&GĐ chỉ công nhận vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu Toà án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, quyền khởi kiện của người thứ ba trong trường hợp này không được thừa nhận (Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000), là hoàn toàn phù hợp về mặt nguyên tắc. Tuy nhiên, nếu áp dụng qui định này vào thực tiễn vẫn còn vấn đề bất cập cần phải có sự vận dụng linh hoạt hơn. Theo luật hiện hành, khi vợ, chồng có nghĩa vụ tài sản riêng thì nghĩa vụ tài sản đó được thực hiện bằng tài sản riêng của họ, tài sản chung của vợ chồng không sử dụng cho việc thanh toán các khoản nợ này trừ khi vợ chồng có thoả thuận (Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2000). Vấn đề đặt ra là, rất có thể người có nghĩa vụ tài sản không có hoặc không đủ tài sản riêng để thanh toán các khoản nợ và vợ chồng đã không có thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án chia tài sản chung để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản. Trong trường hợp này, nếu không thừa nhận quyền yêu cầu của người có quyền (chủ nợ) về chia tài sản chung của vợ chồng để lấy phần tài sản của người có nghĩa vụ thanh toán nợ, thì quyền lợi của họ được đảm bảo như thế nào? Giải pháp. Pháp luật cần phải qui định rõ: Trong trường hợp người có quyền có đủ chứng cứ cho rằng, vợ chồng không có thoả thuận hoặc không yêu cầu Tòa án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản, thì người có quyền có thể yêu cầu Toà án chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để lấy phần tài sản của người vợ hoặc người chồng có nghĩa vụ thực hiện thanh toán các khoản nợ. Yêu cầu của người có quyền sẽ không được Toà án công nhận, nếu việc chia tài sản chung ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích gia đình của người có nghĩa vụ hoặc bản thân vợ, chồng có nghĩa vụ có đủ tài sản riêng để thanh toán các khoản nợ. Thứ hai, khoản 1 Điều 29 Luật HN&GĐ qui định, vợ, chồng có thể yêu cầu Toà án giải quyết việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nếu không có hoặc không thoả thuận được. Tuy nhiên, Luật HN&GĐ và các văn bản hướng dẫn có liên quan chưa quy định cụ thể nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân khi việc chia tài sản chung đó thuộc thẩm quyền của Toà án. Do đó, trong thực tiễn áp dụng, Toà án sẽ gặp khó khăn khi vận dụng căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp phát sinh. Trước đây, Điều 18 Luật HN&GĐ năm 1986 đã qui định: “Khi hôn nhân còn tồn tại, nếu một bên yêu cầu và có lý do chính đáng, thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng theo qui định ở Điều 42 (nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn) của Luật này”. Trên cơ sở kế thừa qui định trên của Luật HN&GĐ năm 1986, cần thiết phải qui định một giải pháp như sau: Khi chia tài sản chung, Toà án căn cứ vào lý do, mục đích chia tài sản chung để quyết định phạm vi tài sản chung được chia. Việc chia tài sản chung căn cứ vào các nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn qui định tại Điều 95 của Luật HN&GĐ; nếu tài sản là nhà ở và quyền sử dụng đất thì áp dụng các qui định tại các điều 97, 98 và 99 của Luật HN&GĐ. Thứ ba, qui định trong thời kỳ hôn nhân, nếu có lý do chính đáng vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung bằng văn bản mà không qui định trách nhiệm của họ đối với gia đình sau khi chia tài sản chung là một qui định quá “mở”. Giả sử, ngay sau khi kết hôn với lý do kinh doanh riêng, vợ chồng có thoả thuận toàn bộ tài sản chung được chia, tài sản của ai làm ra thuộc về người đó, thì khi đó lợi ích gia đình được đặt ở vị trí nào? Nếu thoả thuận này được thực hiện thì quan hệ hôn nhân chỉ còn tồn tại về mặt nhân thân, còn quan hệ tài sản giữa vợ chồng đã được dân sự hóa, bản chất của hôn nhân XHCN vì thế không được thực hiện. Để phát huy được mục đích, ý nghĩa của chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cần bổ sung vào khoản 1 Điều 6 Nghị định số 70 một nội dung bắt buộc trong văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng là:” Tài sản bảo đảm cho các nhu cầu chung của gia đình”. Ngoài ra cũng cần qui định cụ thể: Trong trường hợp vợ chồng không thoả thuận được việc bảo đảm các nhu cầu chung của gia đình, thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Toà án quyết định mức đóng góp của các bên trên cơ sở nhu cầu thực tế của gia đình và khả năng kinh tế của các bên,tỷ lệ đóng góp tương ứng với phần tài sản được chia hoặc quyết định không chia toàn bộ tài sản chung, phần tài sản chung không chia được sử dụng cho nhu cầu của gia đình. Thứ tư, Luật HN&GĐ năm 2000 và điều 11 Nghị định số 70 qui định các trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mà không có lý do chính đáng thì bị Toà án tuyên bố là vô hiệu. Tuy nhiên, Luật HN&GĐ lại không qui định ai là người có thể yêu cầu Toà án hủy bỏ thoả thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân trong trường hợp thoả thuận này vi phạm các điều kiện được qui định tại Điều 29 Luật HN&GĐ hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống gia đình, đến việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.Mặt khác, Luật HN&GĐ cũng chưa qui định hậu quả pháp lý của việc Tòa án tuyên bố vô hiệu đối với thoả thuận chia tài sản chung. Như vậy, cần qui định rõ: Trong trường hợp thoả thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị Toà án tuyên bố vô hiệu, chế độ tài sản chung của vợ chồng được khôi phục lại tình trạng trước khi có thoả thuận chia tài sản chung. Thứ năm, theo Điều 9 và Điều 10 Nghị định số 70 trong trường hợp vợ chồng có thoả thuận bằng văn bản về khôi phục chế độ tài sản chung, thì kể từ ngày văn bản thoả thuận khôi phục chế độ tài sản chung có hiệu lực, việc xác định phần tài sản thuộc sở hữu riêng của mỗi bên, phần tài sản thuộc sở hữu chung căn cứ vào sự thoả thuận của vợ chồng. Theo đó, qui định này đã trao cho vợ chồng một quyền hạn quá rộng. Việc vợ chồng có quyền chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, đồng thời có quyền khôi phục chế độ tài sản chung mà không cần có sự xem xét của Toà án đã đưa Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 trở thành hình thức, chế độ tài sản pháp định không đảm bảo đúng bản chất pháp lý của nhà làm luật đề ra. Việc khôi phục chế độ tài sản chung có nghĩa là khôi phục chế độ tài sản pháp lý được qui định tại Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000, do đó khi thoả thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, những tài sản có nguồn gốc được qui định tại Điều 27 phải được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Pháp luật chỉ nên trao cho vợ, chồng quyền thoả thuận về tài sản chung đối với những tài sản riêng được qui định tại Điều 32 Luật HN&GĐ năm 2000. Thứ sáu, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo qui định của pháp luật không làm thay đổi quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng và quan hệ giữa cha mẹ và con. Thực tế, việc vợ chồng áp dụng chế định này đã phản ánh những mâu thuẫn tồn tại trong quan hệ giữa họ. Sự độc lập về tài sản sau khi chia tài sản chung, có thể dẫn đến vợ chồng sống ly thân hoặc một trong các bên lại lẩn tránh trách nhiệm đối với gia đình, từ đó có tranh chấp về việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động, không có thu nhập, không có tài sản để tự nuôi mình. Để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các con, pháp luật cần qui định rõ: Trong trường hợp sau khi chia tài sản chung, vợ chồng có tranh chấp về chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động, không có thu nhập và không có tài sản để tự nuôi mình, thì Toà án quyết định theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Việc giải quyết tranh chấp liên quan đến con áp dụng tương tự qui định về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con khi ly hôn. Cần quy định về tài sản mà vợ chồng có được sau khi chia tài sản chung tài sản được thừa kế chung tặng cho chung là tài sản chung của vợ chồng trừ trường hợp người để thừa kế người tặng cho có sự phân định rõ ràng quyền hạn của mỗi bên vợ chồng trong khối tài sản đó. Thu nhập từ lao động hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng thuộc tài sản chung của vợ chồng trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Cần có quy định cụ thể về niêm yết công bố công khai về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân tại nơi vợ chồng cư trú để đảm bảo lợi ích hợp pháp của người thứ ba trong giao dịch với vợ chồng. KẾT LUẬN Từ việc phân tích hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ,những vướng mắc trong quy định của pháp luật về vấn đề này và đưa ra một số giải pháp cơ bản, góp phần hoàn thiện hơn nữa vấn đề này một vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong thời kỳ hội nhập phát triển kinh tế. Đồng thời cũng mong muốn các nhà làm luật bổ sung và giải quyết những vướng mắc để tạo cơ sở pháp lý và quan điểm trong việc giải quyết vấn đề này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình .Trường đại học Luật Hà Nội. 2. Luật Hôn nhân gia đình năm 2000. 3. Tạp chí Luật học số 6/2002. 4. Tạp chí Tòa án nhân dân số 9/2000. 5. Sách : Chế độ tài sản vợ chồng theo pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam- TS.Nguyễn Văn Cừ 6. Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành. ThS.Nguyễn Hồng Hải - Khoa Luật Dân sự – Đại học Luậ
Tài liệu liên quan