Bài tập nhóm môn Chất hoạt động bề mặt: Ứng dụng chất hoạt động bề mặt trong dược phẩm

CHDBM được dùng trong tất cả các hệ phân tán. Có 3 loại hệ phổ biến: huyền phù nhủ tương, gel. Các hệ này được tạo ra bằng 2 phương pháp: Phương pháp cô dặc: tập trung và gia tăng. Ví dụ: hòa tan hóa chất vào dung môi thích hợp, sau đó dung môi này được thêm vào một dung môi khác. Dược chất sẽ không tan trong hỗn hợp này. Phương pháp phân tán: Các thành phần của sản phẩm được tạo ra trước, sau đó được chia nhỏ ra bằng quy trình thích hợp,ví dụ: nghiền ước hay khuấy tốc độ cao (nhủ tương của dầu). Tất cả các hệ phân tán đều không cân bằng về nhiệt.

doc21 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 5434 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập nhóm môn Chất hoạt động bề mặt: Ứng dụng chất hoạt động bề mặt trong dược phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I- ỨNG DỤNG CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT TRONG DƯỢC PHẨM CHDBM được dùng trong tất cả các hệ phân tán. Có 3 loại hệ phổ biến: huyền phù nhủ tương, gel. Các hệ này được tạo ra bằng 2 phương pháp: Phương pháp cô dặc: tập trung và gia tăng. Ví dụ: hòa tan hóa chất vào dung môi thích hợp, sau đó dung môi này được thêm vào một dung môi khác. Dược chất sẽ không tan trong hỗn hợp này. Phương pháp phân tán: Các thành phần của sản phẩm được tạo ra trước, sau đó được chia nhỏ ra bằng quy trình thích hợp,ví dụ: nghiền ước hay khuấy tốc độ cao (nhủ tương của dầu). Tất cả các hệ phân tán đều không cân bằng về nhiệt. A. GIỚI THIỆU 1. CHDBM quan trọng trong dược phẩm: 1.1. CHDBM anion a. Xà phòng: thường là xà phòng kim loại kiềm, RCOOX, X là Na+, K+, NH4+ và R thường là C10, C20. b. Sulphate của rượu béo: thường dùng là sodium lauryl sulphate( hỗn hợp của sodium alkyl sulphate). Thành phần chính của hỗn hợp này là sodium dodecyl sulphate C12H25-O-SO3-Na+. Được sử dụng trong dược phẩm như tác nhân làm sạch da, đồng thời có tính kháng khuẩn (vi khuẩn gây bệnh thủy đậu). Ngoài ra nó còn được dùng trong dầu gội có tẩm thuốc điều trị. c. Ether sulphates (sulphated polyoxyethylated alcohols) R-(OCH2-CH2)n-SO3-M+ (n<6). Tan trong nước tốt hơn Alkyl sulphates, chống sự điện ly, ít làm sưng tấy, rát da và mắt. d. Dầu sulphate (Sulphated oils): dùng như là tác nhân nhủ hóa trong kem dầu trong nước và thuốc mỡ. Ví dụ: sulphated castor oil (triglyceride of the fatty acid 12-hydroxyoleic acid) 1.2.CHDBM cation: a. Cetrimide B.P: là hỗn hợp gồm tetradecyl(~68%), dodecyl(~22%), hexadecyl(~7%) trimethylammonium bromide. Dung dịch chứa 0,1-1% cetrimide được dùng làm sạch da, vết thương, vết bỏng, dùng trong dầu gội có tác dụng lấy đi lớp vảy của sư tiết bã nhờn, cũng được dùng trong kem Cetavlon. b.Benzalkonium chloride: hỗn hợp của alkyl benzylammonium chlorides, dung dịch loãng(0.1–0.2%) được dùng cho sự khử trùng da và màng nhầy, dùng làm chất bảo quản cho thuốc nhỏ mắt. 1. 3. CHDBM lưỡng tính: phổ biến nhất là lecithin (phosphatidylcholine), chất này được dùng như làm chất nhủ hóa hệ dầu trong nước. CH2-OCOR R1-COO – CH O CH3 CH2 – P – O – CH2 – CH2 – N+ – CH3 CH3 O– 1. 4. CHDBM không ion: CHDBM này tương hợp với hầu hết các loại CHDBM khác. a. Ester sorbitan: sản phẩm thương mại thường là hỗn hợp của các loại ester không hoàn toàn của sorbitol, andehyt đơn phân tử và hai phân tử của nó. Nó không tan trong nước nhưng tan trong dầu, được dùng làm chất nhủ hóa cho hệ nước trong dầu. b. Polysorbates: dẫn suất ethoxylated của ester sorbitan, sản phẩm thương mại thường là hỗn hợp của các loại ester không hoàn toàn của sorbitol, andehyt đơn phân tử và hai phân tử của nó và ethlene oxide. Được dùng làm chất nhủ hóa cho hệ dầu trong nước, tan trong nước c. Polyoxyethylated glycol monoethers: CxEy, x, y biểu thị chiều dài mạch alkyl và ethylene oxide. Hợp chất được sửdụng rộng rãi là Cetromacrogel 1000 B.P.C., tan trong nước, có chiều dài là 15-17 và 20-24. Nó được dùng ở dạng sáp nhủ hóa cetomacrogel trong quá trình tiền chế biến cho nhủ tương dầu trong nước, nó cũng được xem là một chất hỗ trợ hòa tan cho các dầu dễ bay hơi. 1.5. CHDBM polyme: Polymeric Surfactants CHDBM polyme được dùng phổ biến là A-B-A block copolymers, với A là mạch ưa nước [poly(ethylene oxide), PEO] và B là mạch kỵ nước [poly(propylene oxide), PPO]. Sản phẩm thương mại thường ký hiệu L (Liquid: lỏng), P (Paste: bột nhão, kem) và F (Flake: vẩy, phiến mỏng). Ngoài ra có hai con số thể hiện thành phần, số đầu thể hiện khối lượng phân tử của PPO, số thứ hai thể hiện % PEO. Ví dụ: Pluronic F68 (PPO Mol Wt 1501–1800) þ 140 mol EO, and Pluronic L62 (PPO Mol Wt 1501–1800) þ 15 mol EO. B. CÁC DẠNG THUỐC PHỔ BIẾN: Có 3 dạng phổ biến: huyền phù, nhủ tương, gel. Tuy nhiên ta chỉ đề cập đến huyền phù và nhủ tương 2. Huyền phù: Dạng huyền phù trong dược phẩm là sự phân tán của các thành phần thuốc dạng rắn không tan hoặc ít tan trong tá dược lỏng, thường là nước. Một vài ví dụ về ứng dụng của dạng huyền phù trong dược phẩm : huyền phù dạng uống, chất kháng khuẩn, chất chống axít và huyền phù của đất sét, huyền phù ngăn bức xạ, huyền phù bari sulphate. Tá dược lỏng là siro, dung dịch sorbitol hoặc chất gôm làm dày với chất làm ngọt nhân tạo thêm vào. Huyền phù dạng thoa, đắp (thuốc dùng bên ngoài ngoài da) như thuốc thoa ngoài da chứa oxít kẽm và oxít sắt màu hồng USP. Vài thuốc chữa bệnh da liễu cũng được dùng trong dược phẩm. Sự an toàn đối với da là rất quan trọng và những hoạt tính bảo vệ và tính chất làm đẹp là cần thiết. Hệ thống này đòi hỏi phải sử dụng nồng độ cao của pha phân tán. Tá dươc lỏng có thể là nhủ tương dầu trong nước hoặc nước trong dầu, hỗn hợp nhão dùng trong da liễu và huyền phù của đất sét. Những huyền phù dùng ngoài đường ruột là ví dụ với thành phần chất rắn thấp (0.5-5%), penicillin (thuốc kháng sinh >35%). Các chất vô trùng dùng cho cơ, da, vết thương, khớp hoặc dưới da. Tính chất quan trọng nhất của huyền phù dùng ngoài đường ruột là độ nhớt của nó, độ nhớt này đủ thấp để việc tiêm dược dễ dàng. Khả năng tiêm ( khả năng của huyền phù dùng ngoài đường ruột để vượt qua kim tiêm dưới da một cách dễ dàng) được điều khiển bởi độ nhớt của huyền phù trong suốt quá trình chuyển từ lọ nhỏ và trong suốt sự chảy trong kim. Hệ thống thay đổi do pha loãng (sự giảm bớt một cách nhanh chóng độ nhớt với tốc độ chuyển dịch) là quan trọng. Tá dược lỏng phổ biến cho huyền phù dùng ngoài đường ruột được bảo quản bởi NaCl hoặc dầu thực vật có thể chấp nhận được. Huyền phù dùng cho mắt được nhỏ vào mắt phải được tiệt trùng và tá dược lỏng là dung dịch nước cung cấp chất khoáng. 2.1. Duy trì cân bằng keo : Sau khi điều chế hệ phân tán, nên đảm bảo sự hiện diện đủ lực đẩy đẻ ngăn sự liên kết giữa các hạt và tổ hợp lại của chúng.Hai loại năng lượng đẩy chủ yếu được áp dụng (1) tĩnh điện (bằng cách tạo ra 2 lớp tích điện) khi dùng CHDBM ion. Đây là trường hợp ít gặp vì hầu hết các CHDBM ion không được chấp nhận trong công thức thuốc (vì ảnh hưởng có hại). (2) Không gian đẩy khi dùng CHDBM không ion (như polysorbates) hoặc CHDBM trùng hợp (như poloxamers). 2.2. Sự phát triển của tinh thể: Sự phát triển của tinh thể có thể được hạn chế bằng cách thêm vào các chất hoạt động, thường là chất ức chế. Nông độ ở mức hoạt động (thường là 1/104) có thể ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của tinh thể và cải biến cách phát triển của nó- chấp nhận rằng chất thêm vào phải hấp thụ trên bề mặt của tinh thể. CHDBM và polymer ( hoạt động bề mặt) được mong đợi là ảnh hưởng đến kích thướt và cách phát triển tinh thể. Chúng có thể ảnh hưởng đến quá trình phân tán và quá trình điều khiển CHDBM (hấp thụ trên bề mặt, đường mép và các vị trí đặc biệt). Một ví dụ tổt về một polymer ức chế sự phát triển của tinh thể sulphatiazole là poly vinyl pyrrolidone. Khối lượng phân tử rất quan trọng. Nhiều mảng ABA và mảng ghép polyme đòng trùng hợp BAn ( với B là phần giữ chặt, A là phần làm ổn định mạch) có ảnh hưởng ức chế sự phát triển tinh thể. Mạch B hấp thụ mạnh mẽ lên bề mặt tinh thể và những vị trí này trở nên không sẵn sàng cho sự lắng đọng. Điều này làm giảm tỷ lệ phát triển tinh thể. Ngoại trừ ảnh hưởng sự phát triển tinh thể, các polyme đồng trùng hợp cũng cho sự cân bằng tuyệt vời về không gian, mạch A là xúc tác mạnh của các phân tử trong môi trường. 3. Nhủ tương : Nhủ tương là hệ phân tán của một chất lỏng không tan trong một chất lỏng khác, được làm ổn định bởi một thành phần thứ 3 (chất nhủ hóa). Hai loại nhủ tương thường thấy là: dầu trong nước (O/W) và nước trong dầu (W/O). Sự tạo nhủ của một chất lỏng phân cực và một chất lỏng không phân cực làm có thể. Có một số trường hợp là nhủ tương dầu trong dầu (O/O). Vài sản phẩm dược có công thức là nhủ tương: nhủ tương dùng ngoài đường ruột ví dụ: nhủ tương dinh dưỡng, nhủ tương làm chất mang cho thuốc; nhủ tương của các hóa chất được flo hóa hết mức được dùng làm máu nhân tạo; Nhủ tương được dùng làm tá dược lỏng cho vacxin; thuốc bôi trị các bệnh ngoài da. Để tạo ra các hệ trên, các hóa chất phải được chọn một hệ thống nhủ hóa có điều kiện tốt nhất, thích hợp cho nhủ tương và duy trì cân bằng vật lý. Các loại dầu là chất mang thuốc phải không độc hại, ví dụ: dầu thực vật ( đậu nành, cây hoa rum), các glyceride tổng hợp ( bao gồm các chất tương tự chất béo của con người ) và acetoglycerides. Hệ thống nhủ hóa được chọn phải an toàn ( không có các tác dụng phụ không mong muốn) và nó phải đạt chuẩn FDA (Food and Drug Administration).Dưới đây là một số chất nhủ hóa: _ Anionic: sodium cholate – muối mật. _Lưỡng tính: lecithin (thành phần chính là phosphatidylcholine, phosphatidylethanolamine). _ Không ion: Polyethylene glycol stearate – polyoxyethylene monostearate (Myrj), Sorbitan esters (Spans) và ethoxylates của chúng (Tweens), Poloxamers polyoxyethylene–polyoxypropylene đồng trùng hợp). Đối CHĐBM không ion, chủ yếu là dạng ethoxylate, sự lựa chọn có thể dựa vào cân bằng ưa nước - kỵ mước (HLB). HLB Ứng dụng 3–6 Chất nhủ hóa hệ nước trong dầu 7–9 Chất làm ướt 8–18 Chất nhủ hóa dầu trong nước 13–15 Chất ẩy rửa 15–18 Chất trợ tan C. ẢNH HƯỞNG SINH HỌC CỦA CHĐBM TRONG DƯỢC PHẨM: Việc sử dụng CHDBM như là chất nhủ hóa,chất trợ tan, chất phân tán cho hệ huyền phù và chất giữ ẩm trong công thức có thẻ dẫn đến các thay đổi quan trọng trong hoạt tính sinh học của thuốc trong công thức. Phân tử CHDBM kết hợp có thể ảnh hưởng đến tính lợi ích của thuốc và tương tác của nó với nhiều vị trí bằng vài cách thức. CHDBM có thể ảnh hưởng đến tính không kết hợp và tính hòa tan của liều lượng chất rắn, bằng cách điều khiển tỷ lệ chất kết tủa của thuốc được cung cấp trong dạng dung dịch, bằng cách tăng khả năng thẩm thấu của màng và ảnh hưởng tới tính nguyên vẹn của màng. Giải phóng ít thuốc tan từ viên thuốc và bao con nhộng dùng để uống, có thể được tăng lên nhờ sự có mặt của CHDBM, CHDBM này có thể giảm sự kết hợp của các loại thuốc và làm tăng diện tích của các loại thuốc nhờ sự hòa tan. Sức căng bề mặt giảm là một yếu tố hỗ trợ cho sự thấm của nước vào lượng thuốc. Tình trạng làm ướt này ảnh hưởng bởi nồng độ CHDBM thấp. Nồng độ cmc, tăng trong tính hòa tan bão hòa của chất thuốc bởi sự hòa tan trong micel CHDBM có thể cho kết quả là sự hòa tan nhanh chóng thuốc. Điều này tăng tỷ lệ thuốc trong máu và có thể đạt mức độ tối đa trong máu. Tuy nhiên nồng độ cao của CHDBM có thể làm giảm sự hấp thụ thuốc bởi làm giảm điện thế hóa học của thuốc. Điều này cho ra kết quả là nồng độ CHDBM vượt quá yêu cầu để hòa tan thuốc. Tương tác phức tạp giữa CHDBM và protein có thể xảy ra, và kết quả là sự thay đổi hoạt động của enzym trao đổi chất thuốc. Một lượng nhỏ CHDBM có thể ảnh hưởng đến sự liên kết của thuốc với vị trí tiếp nhận. Một ít CHDBM có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động chức năng của vị trí đó và trong toàn cơ thể những phân tử này có thể ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý, ví dụ thời gian lưu trú trong dạ dày. D. VỀ ĐỘC TÍNH CỦA CHĐBM : Sự có mặt của CHDBM trong công thức thuốc có thể sinh ra các tác dụng phụ không mong muốn hoặc ảnh hưởng độc tố bởi vì phản ứng của chúng với protein, lipid, màng và enzyme. Để hiểu rõ phản ứng này, cần thiết phải thông tin về sự trao đổi chất của CHDBM trong thuốc dùng đường uống. CHDBM phá hủy lớp màng bao gồm hình thành liên kết của CHDBM đơn với các thành phần của màng, sau là dạng micell giống nhau với những bộ phận của màng. Phản ứng giữa CHDBM và protein có thể dẫn đến sự hòa tan của các protein có liên kết không tan hoặc thay đổi hoạt tính sinh học của hệ thống enzyme. Như đã biết, CHDBM có thể kết tủa, một dạng phức tạp hoặc làm biến chất protein ở nồng độ thấp. Hình 13.19 minh họa phương thức liên kết của CHDBM anion với một protein. Tương tác kỵ nước với gốc kỵ của amino axít có thể thích hợp cho cả CHDBM cation và không ion. Tuy nhiên, CHDBM cation có thể tấn công chính về nặt điện tích ở vị trí có điện tích âm. CHDBM có thể tạo ra sự thay đổi về cấu tạo của protein ở nồng độ thấp. Sự hòa tan của các chất độc có thể đưa đến kết quả gia tăng sự hấp thu của chúng, vì vậy, sự có mặt của CHDBM trên sông, trong vòi nước có thể tăng sự hấp thu của các hợp chất đa vòng gây ung thư - chất này không tan trong máu, do sự hòa tan của chúng. Mối nguy hiểm của sự tiếp xúc với CHDBM dùng trong gia đình như nước rửa chén, kem đánh răng và nước sinh hoạt không nên bị đánh giá thấp. Thêm vào đó, ảnh hưởng kích thích của CHDBM ( như độc tính về da) hiện diện nhiều trong mỹ phẩm nên được xử lý, điều này dẫn dến nhiều sự giới thiệu của nhiều CHDBM là êm dịu hơn với da. E. MỘT SỐ SẢN PHẨM MINH HỌA : I. BIVINADOL Extra (Hộp 6 vỉ x 10 viên) CÔNG TY LIÊN DOANH BV PHARMA BEE.PHARMACY ::THÀNH PHẦN: Mỗi viên nén bao phim chứa: Paracetamol 500 mg, Caffeine 65 mg và các tá dược gồm Sodium starch glycolate, Tinh bột bắp, Povidon (Povidone K30), Sodium lauryl sulphate, Methyl hydroxy benzoate (Nipazin), propyl hydroxy benzoate  (Nipasol), Aerosil, Magnesium stearat, bột talc tinh khiết, Hypromellose, Macrogol 400, Propylen glycol, Nước tinh khiết, Ethanol 96% vừa đủ. Dạng bào chế: Viên nén bao phim. :: CHỈ ĐỊNH: Điều trị triệu chứng các cơn đau cấp tính và mạn tính như đau đầu, đau răng, đau bụng kinh, đau thần kinh, đau khớp và đau cơ. Hạ sốt ở bệnh nhân bị cảm hay những bệnh có liên quan tới sốt. :: TƯƠNG TÁC VỚI CÁC THUỐC KHÁC, CÁC DẠNG TƯƠNG TÁC KHÁC: Uống dài ngày liều cao Paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của Coumarin và  dẩn chất indandion. Thuốc chống co giật  ( Phenytoin, Barbiturate, Carbamazepin) có thể làm tăng tính độc gan của Paracetamol do tăng chuyển hóa thành các chất độc hại. Dùng đồng thời Isoniazid với Paracetamol cũng có thể làm tăng nguy cơ độc hại gan. Paracetamol làm kéo dài thời gian bán thải của Chloramphenicol.  Sự thanh thải của Caffeine bị giảm khi dùng cùng lúc với càc kháng sinh Ciprofloxacin, Enoxacin, Ofloxacin hoặc với các thuốc ngừa thai uống, thuốc chống lọan nhịp Mexiletin. Phenytoin làm tăng thanh thải và rút ngắn thời gian bán thải của Caffeine. II. CYMEX CREAM 5g internetpharmacyonline.co.uk/coldsore.htm :: THÀNH PHẦN: Urea bp 1.0%, dimethicone 350 bpc 9.0%, cetrimide bp 0.5%, chlorocresol bp,0.1%, paraffin, cetostearyl alcohol, water. Dạng bào chế: kem :: CHỈ ĐỊNH: dùng cho môi và vết thương do thời tiết lạnh. III. NAFTIN (Merz Pharmaceuticals Greensboro, NC 27410) :: THÀNH PHẦN:Naftifine hydrochloride, benzyl alcohol, cetyl alcohol, cetyl esters wax, isopropyl myristate, polysorbate 60, purified water, sodium hydroxide, sorbitan monostearate, and stearyl alcohol, hydrochloric acid. Dạng bào chế: :: CHỈ ĐỊNH: trị bệnh nấm bàn chân, nấm vùng bẹn,… IV. BODY BIO PC: (www.bodybio.com) :: THÀNH PHẦN: Phosphatidylcholine, phosphatidylethanolamine, phosphatidylinositol, minor glycolipids, a proprietary blend of essential fatty acids linoleic and alpha linolenic, oleic acid, minor fatty acids and ethanol. Dạng bào chế: gel :: CHỈ ĐỊNH: thuốc bổ sung omega 3, omega 6 II- ỨNG DỤNG CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT TRONG NÔNG DƯỢC A .Nông dược thành phần và phân loại Nông dược là tất cả các sản phẩm thuốc dùng để phòng và điều trị bệnh cho cây trồng do sâu hại gây ra, nhưng trên thực tế, nông dược còn mang một nghĩa rộng hơn là bao gồm tất cả những chế phẩm thuốc dùng để bảo vệ thực vật dưới những tác hại khác nhau và những chế phẩm thuốc dùng để thuốc để tăng trưởng hoặc dùng để ức chế mộc mầm v.v.. Vì thế nó còn được gọi là thuốc bảo vệ thực vật. Nông dược gồm hai thành phần chính: Hoạt chất là thành phần chính của thuốc mang hoạt chất của thuốc. Chất phụ gia là những chất được thêm vào thuốc như chất độn, chất tạo nhũ, chất phân tán… Có tác dụng giúp cho việc pha chế, chuyên trở, bảo quản và sử dụng dễ dàng hơn. 3. Phân loại: Dựa vào tác dụng của thuốc thì có thể chia thuốc thành nhiều loại khác nhau như: thuốc diệt sâu bọ, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt cỏ sâu hại, thuốc thúc đẩy tăng trưởng..v.v Dựa vào dặc điểm sử dụng thì có thể chia làm hai loại: 3.2.1 Những chế phẩm cần hòa loãng trước khi sử dụng: Bột thấm nước( water wettable powder): thường chứa 25-80% hoạt chất. Nhũ dầu( thuốc sữa, thuốc sữa đậm đặc- emulsive concentrate( ec)): thường chứa khoảng 30-50% hoạt chất. Thuốc lỏng tan trong nước( flowable liquid): khi hoà loãng vào trong nước thuốc sẽ tan hoàn toàn thanh dung dịch. Bột tan( soluble powder): khi hòa loãng vào nước sẽ trở thành dung dịch. 3.2.2 Những chế phẩm không hòa loãng trước khi sử dụng: Bột phun( bột rắc): thường chứa 4-10% hoạt chất. Thuốc hạt( granule) Thuốc phun mù(aerosol), thuốc phun thể tích cực thấp (ulv)… Thuốc xông hơi: thuốc ở dạng lỏng rắn hay khí nén. B. Chất phụ gia thành phần và phân loại Trước đây phương pháp sử dụng nông dược phần lớn sử dụng silicat hoặc đất sét trắng làm chất hấp phụ, chế phẩm nông dược ở trạng thái bột hoặc ở dạng hạt và được phân tán trực tiếp. Phương pháp như vậy có rất nhiếu khuyết điểm như không an toàn, không kinh tế, phân bố không đồng đều v.v. Thuốc không những không thề phát huy hết tác dụng mà những hạt thuốc này tiếp xúc qua da, hô hấp của người sử dụng lâu ngày gây ra hiện tượng trúng độc nông dược, ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Do đó để cải thiện hiện trạng trên, chất phụ gia được nghiên cứu và ứng dụng vào nông dược, và đặc biệt là sử dụng chất hoạt động bề mặt làm chất phụ gia nông dược mang lại nhiều kết quả ngoài mong đợi như tăng hiệu quả sử dụng thuốc, giảm giá thành sản phẩm, an toàn , dễ sử dụng và dễ sản xuất vận chuyển và tồn trữ.v.v. Và những tính năng khác của thuốc được phát huy tối đa. Vì thế, chất phụ gia nông dược không ngừng được phát triển và được sử dụng rộng rãi. 1. Dựa vào đặc điểm và tính năng có thể chia làm 4 loại: Chất phụ gia có tác dụng làm tăng hiệu quả phân tán: chất phân tán, chất nhũ hóa, chất tăng dung, chất tải…. Chất phụ gia có tác dụng tăng cường và kéo dài tác dụng thuốc: chất ổn định, chất tăng hiệu quả… Chất phụ gia có tác dụng làm tăng khả năng tiếp xúc và hấp thụ nông dược: chất tẩm ướt, chất thẩm thấu, chất trãi rộng… Chất phụ gia làm tăng tính an toàn và dễ sử dụng: chất an toàn, chất giải độc, chất cảnh giới…. 2. Chất hoạt động bề mặt ứng dụng làm chất phụ gia trong nông dược Do tính ưu việt, chất hđbm được ứng dụng rộng rãi trong chất phụ gia nông dược và trở thành một thành phần không thể thiếu được. Khối lượng chất hđbm ứng dụng làm chất phụ gia nông dược trên toàn thế giới đến hiện nay là khoảng 200 triệu đến 300 triệu kg. Chất hđbm anion và non-ion với những tính chất phù hợp với yêu cầu của chất phụ gia nông dược nên chúng được sử dụng làm chất phụ gia cơ bản nông dược. Chất hđbm sử dụng làm chất phụ gia nông dược chủ yếu là chất hđbm anion và chất hđbm non-ion, việc sử dụng này có thể là đơn chất hđbm anion hoặc non-ion; có thể là hỗn hợp chất hđbm anion-anion; anion-nonion; nonion-nonion. Chất hđbm anion thường được sử dụng là: Các muối sulfonate: akyl sulfonate, alkyl arene sulfonate, alkyl sulfonte dầu mỏ, lingo sulfonate… Các muối sulfate: alkyl sulfate, alkyl phosphate… 3. Chất hđbm non-ion thường được sử dụng: Fatty alcohol ethoxylate (AEO): RO(C2H4O)nH Alkyl phenol ethoxylate ( APEO): R-C6H5-O-(C2H5O)nH Fatty acid ethoxylate : RCOO(C2H5O)nH Amide poly oxyethylene: RCON(C2H4O)n(C2H4O)m Dựa vào đặc tính khác nhau của từng loại chất hđbm mà chúng được ứng dụng cho từng loại chất phụ gia trong nông dược, một loại chất hđbm có thể tham gia nhiều loại chế phẩm phụ gia khác nhau tùy vào tính phù hợp của chúng. Chất hđbm được ứng dụng chủ yếu làm chất phụ gia nông dược là chất phân tán, chất nhũ hóa, chất tẩm ướt, chất trải rộng…trong đó chất phân tán, chất nhũ hóa, chất tẩm ướt chiếm khoảng 50% trong tổng khối lượng chất HĐBM được sử dụng làm chất phụ gia nông dược. C. CHẤT PHÂN TÁN các sản phẩm nông dược hiện đại trên thực tế đều là hệ phân tán, để tạo ra hệ phân tán này đều cần dùng đến chất phân tán. vì thế chất phân tán là một trong chất phụ gia nông nghiệp quan trọng nhất, sử dụng nhiều nhất và thường dùng nhất. Nó đ
Tài liệu liên quan