Bài tập nhóm - Môn: Vật liệu học

1. So sánh tổ chức tế vi, cơ tính, và ứng dụng của các loại gang: gang xám, gang cầu, trắng và dẻo. Gang là kim loại dòn, có độ bền uốn, độ nền kéo rất kém so với độ bền nén. Gang có tính đúc tốt hơn thép vì có hàm lượng cacbon cao hơn nên điểm nóng chảy thấp và độ chảy loảng tốt. Nhưng tính hàn, tính rèn, tính nhiệt luyện, tính cắt gọt đều kém. LOẠI GANG TỔ CHỨC TẾ VI TÍNH CHẤT Gang xám Gồm graphite dạng tấm phân bố trên nền ferrite hoặc pearlite Dòn, chảy loảng tốt Gang cầu Gồm graphite dạng cầu phân bố trên nên ferrite hoặc pearlite, nhưng thường là pearlite. Cơ tính tốt gần tương đương với thép Gang trắng và gang dẻo Gồm các vùng cementite trắng xung quanh là pearlite tấm; gang dẻo gồm graphite cụm bông phân bố trên nền ferrite hoặc pearlite. Rất dòn hầu như không thể gia công cắt gọt.

docx21 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập nhóm - Môn: Vật liệu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM BÀI TẬP NHÓM MÔN: VẬT LIỆU HỌC Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN VĂN THỨC Tên các thành viên LÊ ĐỨC SƠN MSSV:12144097 (20%) LÊ VÕ TÂN MSSV:12144101 (20%) NÔNG ĐẮC CÔNG MSSV:12145016 (20%) LÊ ĐỨC TIẾN MSSV:12144121 (20%) NGUYỄN VĂN NGHĨA MSSV: 12144070 (20%) So sánh tổ chức tế vi, cơ tính, và ứng dụng của các loại gang: gang xám, gang cầu, trắng và dẻo. Gang là kim loại dòn, có độ bền uốn, độ nền kéo rất kém so với độ bền nén. Gang có tính đúc tốt hơn thép vì có hàm lượng cacbon cao hơn nên điểm nóng chảy thấp và độ chảy loảng tốt. Nhưng tính hàn, tính rèn, tính nhiệt luyện, tính cắt gọt đều kém. LOẠI GANG TỔ CHỨC TẾ VI TÍNH CHẤT Gang xám Gồm graphite dạng tấm phân bố trên nền ferrite hoặc pearlite Dòn, chảy loảng tốt Gang cầu Gồm graphite dạng cầu phân bố trên nên ferrite hoặc pearlite, nhưng thường là pearlite. Cơ tính tốt gần tương đương với thép Gang trắng và gang dẻo Gồm các vùng cementite trắng xung quanh là pearlite tấm; gang dẻo gồm graphite cụm bông phân bố trên nền ferrite hoặc pearlite. Rất dòn hầu như không thể gia công cắt gọt. Gang xám: Tổ chức tế vi: cấu tạo gồm graphite dạng tấm phân bố trên nền ferrite hoặc pearlite. Cơ tính: có khả năng giảm rung chấn tốt, chống mài mòn cao, chảy loảng tốt nên có thể dùng đúc các vật có hình dạng phức tạp. Ứng dụng: thường dùng đúc đế máy, thân máy, thân động cơ lớn,... gang xám được xem là một trong các loại vật liệu có giá rẻ nhất nên được sử dụng khá thông dụng. Hình ảnh: Cấu trúc tế vi (Gang xám: tấm graphite Đế máy phân bố trên nền ferrite) Gang cầu: Tổ chức tế vi: được bổ sung một lượng nhỏ các nguyên tố hợp kim như Mg, Ce,...gồm graphite dạng cầu phân bố trên nên ferrite hoặc pearlite, nhưng thường là pearlite. Cơ tính: gang cầu bền và dẻo hơn so với gang xám; trong thực tế gang cầu có cơ tính gần bằng thép Ứng dụng: gang cầu dùng để chế tạo các van, thân bơm, trục khuỷu, bánh răng, phụ tùng xe hơi và các chi tiết máy khác. Hình ảnh: Cấu trúc tế vi (Graphite Trục khuỷu hình cầu trên nền ferrite). Gang trắng và gang dẻo: là gang có hàm lượng Si thấp, dưới 1% và được làm nguội nhanh hầu hết cacbon tồn tại dưới dạng liên kết trong cementite thay vì graphite làm gang có màu trắng. Gang trắng là giai đoạn trung gian để tạo ra gang dẻo. Để tạo thành gang dẻo người ta nung gang trăng lên nhiệt độ 950 -1000 0C, giữ nhiệt thời gian dài trong khí quyển trung tính sẽ làm cho cementite phân hủy thành graphite tồn tại dưới dạng cụm bông. Tổ chức tế vi: gang trắng gồm các vùng cementite trắng xung quanh là pearlite tấm; gang dẻo gồm graphite cụm bông phân bố trên nền ferrite hoặc pearlite. Cơ tính: + Gang trắng: rất cứng và dòn, hầu như không thể gia công cắt gọt. + Gang dẻo: có độ cứng và độ dòn thấp hơn gang trắng. Ứng dụng: + Gang trắng: vì quá dòn nên bị giới hạn về mặt ứng dụng, chỉ dùng trong các bề mặt cần chịu mài mòn cao nhưng ít va đập, như con lăn trong dàn cán hoặc nghiền. + Gang dẻo: có thể dùng để chế tạo thanh truyền, bánh răng truyền động, vỏ hộp vi sai, mặt bích, khớp nối ống, các bộ phận đường sắt, hàng hải và các máy móc khác. Hình ảnh: Cấu trúc tế vi (Gang trắng: cementite Con lăn cán màu trắng xung quanh là pearlite tấm). Cấu trúc tế vi (Gang dẻo: graphite cụm Mặt bích bông trên nền ferrite). So sánh cơ tính, thành phần hóa học, tính công nghệ của hợp kim nhôm đúc và biến dạng. Hợp kim nhôm biến dạng: gồm 2 loại là hợp kim nhôm biến dạng  hoá bền được bằng  nhiệt luyện và hợp kim nhôm biến dạng không hoá bền được bằng nhiệt luyện. Hợp kim nhôm biến dạng hoá bền được bằng nhiệt luyện: Cơ tính: Độ bền cao, chống mài mòn, có tính gia công cao, tính hàn tốt, khả năng định hình tốt. Dùng cho linh kiện tự động hoá và cơ khí, khuôn gia công thực phẩm, khuôn gia công chế tạo. Độ bền kéo, giới hạn chảy và độ dẻo cao hơn so với hợp kim nhôm đúc. Thành phần hóa học: hợp kim nhôm 6061 (1.0 Mg, 0.6 Si, 0.3 Cu, 0.2 Cr, còn lại Al). Hợp kim nhôm 7075 (5.6 Zn, 2.5 Mn, 1.6 Cu, 0.23 Cr, còn lại Al). Hợp kim nhôm 2024 (4.4 Cu, 1.5 Mg, 0.6 Mn, cònlạilà Al) Ứngdụng: HK nhôm 2024 dùngtrongkếtcấumáy bay, vành bánh xe tải, ốc vít HK nhôm 6061 dùng trong phương tiện giao thông, đường ống công nghiệp.. HK nhôm 7075 dùng trong kết cấu máy bay và các thiết bị chịu lực lớn. Hợp kim nhôm biến dạng không hoá bền được bằng nhiệt luyện: Cơ tính: Hợp kim có độ bền trung bình, có khả năng chống ăn mòn tuyệt vời, định hình và hàn tốt, có khả năng định dạng cực tốt. Độ bền kéo và giới hạn chảy thấp hơn hợp kim nhôm biến dạng bằng nhiệt luyện nhưng có độ dẻo cao hơn. Thành phần hóa học: HK nhôm 1100 (0.12 Cu, 99.88 Al). HK nhôm 3003 (0.12 Cu, 1.2 Mn, 0.1 Zn, còn lại là Al) HK nhôm 5052 ( 2.5 Mg , 0.25 Cr, còn lại là Al) Ứng dụng: HK nhôm 1100 dùng làm dụng cụ và thiết bị chứa thực phẩm, hóa chất cầm tay, bộ tản nhiệt HK nhôm 3003 dùng làm dụng cụ nấu ăn, van và ống chịu lực.. HK nhôm 5052 dùng làm ống dẫn nhiên liệu, bồn chứa nhiên liệu.. Hợp kim nhôm đúc: Là các loại hợp kim với khoảng Si rộng (5-20%) và có thêm Mg (0,3-0,5%) để tạo pha hoá bền Mg2S. Cơ tính: có độ bền kéo, giới hạn chảy và độ dẻo thấp hơn so với hợp kim nhôm biến dạng. Hợp kim này khá giòn, không thể biến dạng dẻo được. Khả năng hóa bền bằng nhiệt luyện của nhóm này nếu có cũng không cao vì không có biến đổi mạnh của tổ chức khi nung nóng. Thành phần hóa học: Hợp kim nhôm đúc là hợp kim với nhiều hợp kim hơn như HK nhôm 295.0 ( 4.5 Cu, 1.1 Si, còn lại là Al). HK nhôm 356.0 ( 7.0 Si, 0.3 Mg, còn lại là Al) Ứng dụng: HK nhôm 295.0 dùng làm vành bánh xe tải nặng, trụckhuỷu HK nhôm 356.0 dùng làm bộ phận máy bơm trên máy bay, block xilanh làm nguội So sánh cơ tính, thành phần hóa học, tính công nghệ của đồng brông và la latông. Đồng latông (đồng thau) Đồng brông (đồng thanh) ► Thành phần hóa học - Đồng latông (đồng thau): là hợp kim của đồng mà thành phần chính là Cu va Zn, ngoài ra còn có các nguyên tố khác như Pb, Sn, Ni, Được ký hiệu bằng chữ L sau đó là ký hiệu của các nguyên tố hóa học trong thành phần của nó. - Đồng brông (đồng thanh) : là hơp kim của đồng với nguyên tố khác trừ Zn ( nếu trong thành phần của hợp kim có Zn thi nó đóng vai trò nguyên tố hợp kim phụ). Được ký hiệu bằng chữ B, tên gọi được phân biệt theo nguyên tố chính. VD: Brông thiếc , Brông nhôm ► Cơ tính và tính công nghệ của đồng latông và đồng brông • Đồng latông Latông đơn giản : trong thành phần chi có 2 nguyên tố Cu va Zn . Hợp kim này có độ dẻo cao , độ bền và độ cứng phụ thuộc vào lượng Zn , khi % Zn tăng thì độ bền , HB tăng. Thường dùng LCu90Zn10, LCu70Zn30 làm các ống tản nhiệt, ống dẫn và các chi tiết dập sâu (vì có tính dẻo cao). Latông phức tạp: là hợp kim trong đó ngoài Cu và Zn còn đưa them một số nguyên tố Pb, Sn, Al, Ni để làm cải thiện tính chất của hợp kim. VD : Pb làm tăng tính cắt gọt; làm tăng tính chống ăn mòn; Al, Ni làm tăng cơ tính có ký hiệu: LCuZn29Sn1 , LCuZn40Pb1. • Đồng Brông - Brông thiếc: là hợp kim của đồng với nguyên tố phi kim chính là Sn, có độ bền cao, tính dẻo tốt, tính chống ăn mòn tốt, thường dung BCuSn10Pb1; BCuSn5Zn2Pb5 để làm ổ trượt bánh răng, lò xo - Brông nhôm: là hợp kim của đồng với nguyên tố phi kim chính là nhôm. Brông nhôm có độ bền cao hơn thiếc, tính chống ăn mòn tốt nhưng có nhược điểm là khó đúc. Thường dùng BCuAl9Fe4; BCuAl10Fe4Ni4. - Brông berili: là hợp kim của đồng với nguyên tố phi kim chinh la Be, còn gọi là đồng đàn hồi. Hợp kim có độ cứng cao, tính đàn hồi rất cao, tính chống ăn mòn và độ dẫn điện tốt thường dùng làm loxo trong các thiết bị điện. Thường dùng với ký hiệu BCuBe2. So sánh tính chất, tìm 8 ứng dụng của 8 loại polymer thông dụng. Tìm quy trình chế tạo ống nước nóng, ống nước thường, bánh răng, chai nước ngọt, vỏ nhựa bút bi. Loại Tính chất ứng dụng Hình ảnh PE (poly etylen) Màu trắng, hơi trong. Không dẫn điện,không dẫn nhiệt,không cho khí và nước thấm qua. Đồ chơi ống nước nóng bao nilong.... PP (poly propy len) không màu không mùi không vi không độc cháy sáng với ngọn lửa có màu xanh nhạt. Có tính chống thấm oxy,nước... Hộp đựng đồ chơi Vỏ ac_quy ống tiêm thuốc... PA (poly vinyl clorua) có dạng bột màu trắng hay màu vàng nhạc tính mềm dẻo và dai nên dễ gia công ống nhựa dây và cáp dẫn điện ABS cứng rắn nhưng không giòn. độ bền nhiệt,độ va đập cao hơn làm vỏ tivi,nút tivi,vỏ máy giặt. dụng cụ làm vườn,vỏ điện thoại. PA (poly amide) màu trắng sữa,độ kết tinh cao. Cách điện tốt,chống ma sát và bôi trơn tốt. Lưới đánh cá,bánh răng. ổ trượt,màng mỏng bao bì cho các loại sản phẩm. BR (poly buta dien) độ chịu lạnh,độ kháng mòn,độ nẩy cực kỳ cao. Độ dính thấp Đế giày,băng truyền,dây curoa. Sản xuất vỏ xe. PBT Kháng nhiệt cao. Hấp thụ nước thấp,cách điện tốt. Kháng mòn cao Công tắc ổ điện,vỏ động cơ điện. Tay nắm xe oto,nắp thùng chứa nhiên liệu. PC Trong suốt,tính bền và độ bền cứng cao. Khả năng chiu nhiệt cao. Bình,chai,nắp chứa thực phẩm cần tiệt trùng. Nón bảo hiểm,kính đĩa hát. ► QUY TRÌNH CHẾ TẠO Chai nước ngọt Ống nước thường In nhãn Đóng gói sản phẩm Lò sấy Làm nguội Mài bên trong Kiểm tra khả năng chịu lực Làm cứng bề mặt bằng cách phun Phủ mặt trong và mặt ngoài Lò đứng(14300C) Đúc li tâm Lò điện puromat Nhiên liệu thô Phôi ban đầu Vỏ bút bi Thổi phôi khuôn Nhựa nóng Phủ nhẵn mặt trong và mặt ngoài Làm nguội Mài bên trong Kiểm tra áp lực Lưu kho In nhãn Bánh răng Tháo khuôn Đổ khuôn + lưu hóa khuôn Làm nóng khuôn Bôi chất tháo khuôn Hút chân không Chọn công thức phù hợp Phụ gia lưu hóa Trộn Cân lượng chính xác Điều chỉnh nhiệt độ và lượng cân Hút chân không Gia nhiệt trong lò Làm chảy nhiên liệu Nhiên liệu Ống nước nóng Thiết bị kéo Phun làm mát Định hình chân không Ống thành phẩm Giá xếp ống Máy in Máy tiếp liệu chân không Khuôn Nguyên liệu Máy cắt định lượng Máy đùn trục vít đơn 5. Hình ảnh ,cấu tạo sơ bộ ,quy trình hoạt động của các thiết bị đúc áp lực, đùn, ép phun , cán, thổi. 5.1. Thiết bị đúc áp lực Đúc áp lực là một ngành sản xuất phôi nhằm tạo ra các chi tiết có kích thước chính xác do những chuyển động của dòng lưu chất kim lọai lỏng dưới tác dụng của ngọai lực tạo nên dòng áp suất vào trong khuôn kim loại. Đúc áp lưc là một nhánh của ngành đúc tồn tại rất lâu đời, các nhánh còn lại là ngành Đúc trọng lực và đúc áp lực thấp. Có những bằng chứng khảo cổ học cho thấy rằng Đúc trong lực đã có thời thời kỳ Đồng Thiếc được người nguyên thủy dùng để đúc các dụng cụ lao động như: rìu, nỏ, HÌNH ẢNH :KHUÔN ĐÚC ÁP LỰC Cấu tạo đúc áp lực gồm có: kết cấu khuôn và vật liệu làm khuôn Kết cấu khuôn bao gồm :1 Nửa khuôn cố định ,nữa khuôn di động ,3.chốt đẩy 4.vật đúc .5.tấm đẩy Máy đúc áp lực có 2 loại chính gồm có: + Máy đúc áp lực bằng pittong có buồng ép nguội + Máy đúc áp lực bằng pittong có buồng ép nóng. QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY ĐÚC ÁP LỰC BUỒNG NGUỘI. + Giai đoạn thứ nhất : Giai đoạn cấp liệu:  Sau khi khoá khuôn lên bàn máy, hệ thống xy lanh thuỷ lực làm nhiệm vụ khoá khuôn sẽ hoạt động, khi đó hai nửa khuôn sẽ được ép chặt vào với nhau. Trong giai đoạn này cốc rót kim loại lỏng sẽ rót kim loại lỏng vào trong xy lanh ép, sau khi kim loại lỏng đã điền đầy cốc rót, pittông ép sẽ đi qua và bịt lỗ rót, vận tốc pittông ép và áp lực trong buồng ép lúc này còn nhỏ. Vì khi đó áp lực chỉ cần đủ để thắng lực ma sát. + Giai đoạn thứ hai: Giai đoạn điền đầy hốc khuôn. Kim loại đã được điền đầy buồng ép, trong giai đoạn này tốc độ pittông tăng lên,và đạt giá trị cực đại v2, đồng thời áp suất p2 cũng tăng lên rất nhanh và đạt giá trị cực đại, lúc này pittông ép sẽ ép  kim loại lỏng vào trong lòng khuôn, với tốc độ dòng chảy của kim loại là rất lớn, nên khoảng thời gian điền đầy là rất nhanh, kim loại trong khuôn sẽ hình thành  nên hình dạng của vật đúc,sau một khoảng thời gian rất ngắn, khi hình vật đúc được hình thành, lúc này kim loại sẽ được làm nguội nhờ hệ thống làm mát của khuôn. + Giai đoạn thứ ba: Giai đoạn mở khuôn Nửa khuôn di động sẽ đựơc mở ra nhờ hệ thống hệ thống đóng mở khuôn, và đồng thời lúc này các cơ cấu side code cũng được rút ra. Lúc này vật đúc vẫn nằm ở phía khuôn động. +Giai đoạn thứ tư: Giai đoạn đẩy sản phẩm Lúc này hệ thống đẩy sản phẩm sẽ làm nhiệm vụ đẩy sản phẩm rơi ra khỏi khuôn đúc, đồng thời pittông ép lúc này cũng di chuyển về phía buồng ép. Sau khi sản phẩm được rơi ra thì phần khuôn di động được hệ thống đóng mở khuôn ép vào phần khuôn tĩnh. Một chu trình mới lại được bắt đầu. QUY TRINH HOẠT ĐỘNG MÁY ĐÚC ÁP LỰC BUỒNG NÓNG. Máy đúc áp lực buồng nóng, dùng rất phổ biến hiện nay, kiểu buồng ép nóng kiểu thẳng đứng được sử dụng rộng rãi hơn cả. Đúc áp lực buồng nóng, lúc đó pittông sẽ ép kim loại theo phương thẳng đứng và bạc rót được nối trực tiếp với lò nung Hình 1.5: Sơ đồ nguyên lý máy đúc áp lực buồng nóng. Nguyên lý làm việc của máy đúc áp lực buồng nóng, cũng bao gồm 4 giai đoạn, như máy đúc áp lực buồng nguội. + Giai đoạn thứ nhất: khuôn được gá trên máy, hai nửa khuôn được đóng chặt nhờ cơ    cấu kẹp chặt của máy. Lúc này kim loại được rót vào trong lò nung. + Giai đoạn thứ hai: Pittông ép sẽ ép kim loại lỏng từ lò nung vào trong khuôn, tạo nên hình dạng của chi tiết vật đúc. + Giai đoạn thứ ba: Lúc này nửa khuôn động được mở ra nhờ cơ cấu đóng mở khuôn, đồng thời các cơ cấu side code cũng được rút ra. Lúc này vật đúc vẫn nằm trên nửa khuôn động. + Giai đoạn thứ tư: Các cơ cấu đẩy sản phẩm, sẽ đẩy chi tiết ra ngoài, sau khi sản phẩm được đẩy ra ngoài, thì nửa khuôn động được đóng lại. Đồng thời pittông ép cũng di chuyển lên phía trên của lò nung, để chuyển bị cho quá trình ép tiếp theo 5.2 Thiết bị đùn. Nhiệm vụ chính của thiết bị dùn là tạo nên áp suất đủ lớn để đẩy vật liệu qua khuôn. Áp suất này phụ thuộc vào:cấu trúc hình học của khuôn, tính chất dòng chảy của vật liệu và tốc độ chảy. Hình ảnh máy đùn. A:trục vít ,B:thân máy đùn (xylanh),C:thiết bị gia nhiệt ,D:đầu đo nhiệt ,E:họng cấp liệu,F;Phễu cấp liệu ,G:giảm áp lực đẩy ,H: giảm tóc bằng bánh răng, I: motor , J : vùng cấp liệu , K:Vùng nén ,L:vùng đẩy. Quy trình hoạt động máy đùn. Cung cấp làm nóng chảy vật liệu và nhờ chuyển động của trục vít tăng khả năng trộn đồng đều giữa phụ gia và nhựa. Đưa vật liệu vào tới giới hạn gia công.Vùng phối liệu nhiệt độ rất phức tạp, độ nhớt của vật liệu thay đổi tuỳ theo vận tốc.Trục vít có thêm các cánh phụ thì dòng chảy của nhựa trong xylanh rất phức tạp, nhưng bù lại nó giúp tăng khả năng trộn, ngày nay đã có loại máy đùn ở cuối trục vít có cánh phụ hoặc kết cấu răng để tăng khả năng làm đồng đều vật liệu. Mức độ hình thành áp lực trong xy lanh tuỳ thuộc vào cấu trúc của trục vít: bước vít và việc tính toán chiều sâu rãnh vít. Ngoài ra áp lực trong xy lanh còn phụ thuộc vào độ lớn của momen quay, mức độ của dòng chảy, khe hở giữa trục vít và xy lanh, sức cản của dòng chảy.Trên máy đùn trục vít thường có lắp đặt đồng hồ đo áp suất nhựa nóng chảy trong xy lanh, từ đó có thể theo dõi được áp suất trong máy đùn đồng thời có thể điều chỉnh áp suất kịp thời. 5.3 Thiết bị ép phun. Hình ảnh máy ép phun Cấu tạo máy ép phun 1- Hệ thống kẹp, 2- Hệ thống khuôn, 3- Hệ thống phun, 4- Hệ thống hỗ trợ ép phun 5- Hệ thống điều khiển.   Hệ thống hỗ trợ ép phun có 04 hệ thống chính: + Thân máy (Frame) + Hệ thống thủy lực (Hydraulic system) + Hệ thống điện (ELectrical system) và Hệ thống làm nguội ((Cooling system) Quy trình hoạt động máy ép phun -Chu trình hoạt động của máy ép phun như sau: +Bước 1: Piston A (mang tấm khuôn di động) đi vào đóng khuôn lại.Đến cuối hành trình thì dừng lại.+Bước 2: PistonB (liên kết với trục vít) đi vào vào để phun vào khuôn, đồng thời khi kết thúc bước 1 , động cơ dầu làm quay trục vít cũng được khởi động .Đến cuối hành trình ,piston B dừng lại, động cơ dầu cũng dừng .+Bước 3:Sau khi phun nhựa vào khuôn, pistonB lùi ra.+Bước 4 PistonA lùi ra để mở khuôn.+Bước 5 Piston C(piston dùng để loi sản phẩm),tiến vào .+Bước 6 Piston C lùi lại.Khi bước 6 kết thúc, nếu nút khởi động vẫn còn tác dụng thì chu trình được lặp lại. 5.4.THIẾT BỊ CÁN  Cán là cho phôi đi qua giữa những trục quay theo những hướng khác nhau ,làm cho phôi bị biến dạng dẻo, kết quả là chiều dày của phôi bị bội giảm, chiều dài tăng lên rất nhiều, hình dạng , mặt cắt của phôi cũng thay đổi . Phân loại cán: tùy theo hình dáng ,sản phẩm cán có thể chia thành bốn nhóm: hình, tấm, ống và đặc biệt. Cấu tạo máy cán Một máy cán gồm có những bộ phận chính như sau: Hộp cán, Cơ cấu và thiết bị truyền lực, Động cơ truyền động Quy trình hoạt động máy cán. Ban đầu tập kết nguyên liệu vào cán gồm thép thỏi hoặc phôi, sau khi làm  xếp đặt lên xe nạp liệu chuẩn bị vào lò nung. Lò nung phải được kiểm tra (nhiên liệu, vật liệu có liên quan) và chạy thử máy móc thiết bị lò trước khi sản xuất. Tùy theo dây truyền thíêt kế lắp đặt mà phôi được xếp thành 1 hoặc 2 hàng trên xe nạp liệu, máy đẩy sẽ đưa phôi vào lò nung. Lò nung phản xạ  đốt ba mặt, xung quanh lò được trang bị hệ thống các ống dẫn dầu và quạt gió.  Phôi được  nung trong  lò  qua ba  vùng nhiệt độ (vùng sấy, vùng nung, vùng  đều nhiệt). Nhiên liệu nung phôi thường là Fo (dầu công nghiệp), được phun  vào lò dưới dạng sương  mù và cháy  mọi nơi trong lò. Từ vùng nung sơ bộ  nhiệt độ tăng dần cho đến vùng đều nhiệt. Khi phôi đạt nhiệt độ theo yêu cầu  thì được máy tống ở phía sau lò đẩy ra khỏi lò và đưa vào đường con lăn rồi  nhờ hệ thống con lăn phôi được đưa vào hệ thống các máy cán. Đầu tiên là  máy cán thỏi, cán thô, cán vừa, sau cùng là máy cán tinh.  5.4 Thiết bị thổi Máy thổi khí Cấu tạo gồm: một đĩa cánh quạt (1) có lưỡi (2) được bố trí trên chu vi bên ngoài và buồng làm việc hình vòng, kênh bên (3). Các kênh bên thu hẹp các mặt bên đĩa tại một điểm bởi một công tắc (4). Quy trình hoạt động: Máy thổi khí bao gồm một cánh quạt gắn trực tiếp trên một trục động cơ và được quay với tốc độ cao, khoảng 2800 - 3500 RPM. Ở vòng ngoài của bánh công tác là một số lượng lớn các lưỡi xuyên tâm.  Tác dụng của máy xảy ra thông qua một dòng chảy xoắn ốc từ đầu vào đến đầu ra được sản xuất bởi các cánh của rotor quay.Kết quả là chênh lệch áp suất giữa đầu vào (5) và đầu ra (6) tạo ra lực hút và đẩy.
Tài liệu liên quan