Bài tập Quản trị kinh doanh

Công ty A đang dự định sản xuất 1 loại bao bì. Có 2 phương án được đưa ra xem xét • Bao bì bằng nhựa, giá bán 300đ/chiếc, chi phí biến đổi cho mỗi chiếc 240 đ, tổng chi phí cố định là 150triệu đồng, khấu hao theo đường thẳng, thời gian khấu hao là 5 năm • Bao bì bằng giấy, giá bán 200đ/chiếc, chi phí biến đổi 80đ/chiếc, tổng chi phí cố định 540 triệu đồng, khấu hao theo đường thẳng, thời gian khấu hao là 6 năm 1. Tính sản lượng hòa vốn, và cho biết dựa vào điểm hòa vốn bạn quyết định chọn phương án nào ? tại sao? 2. Nếu tiêu thụ được 1 triệu bao mỗi năm, bạn khuyên công ty nên chọn phương án nào ? Tại sao?

doc12 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2476 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Quản trị kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP QUẢN TRỊ KINH DOANH 2 Chương 1 Bài 1: Một doanh nghiệp CBLS dự định đầu tư mới 01 dây chuyền sản xuất ván dăm. Có hai phương án đưa ra để lựa chọn như sau: A. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của phương án: Các chỉ tiêu ĐV tính PA. I PA. II 1. NLSX dây chuyền m3sp/năm 2.000 2.000 2. Lượng gỗ nguyên liệu tiêu thụ m3/năm 3.000 3.000 3. Số lượng lao động sử dụng người 70 90 4. Tổng vốn đầu tư ban đầu tỷ đồng 10,522 6,522 5. Tổng giá thành SX SP 1 năm (khi SX ổn định) Trong đó: Khấu hao cơ bản 1 năm tỷ đồng 4,402 0,95 3,802 0,55 6. Tổng doanh thu hàng năm (khi SX ổn định) tỷ đồng 5,4 4,59 7. Thuế VAT 1 năm tỷ đồng 0,27 0,23 8. Thiết bị NK SX năm trước 9. Giá bán sản phẩm bình quân triệu đ/m3 2,00 1,90 10. Nguồn vốn vay NH vay NH 11. Lãi vay vốn đầu tư % năm 10 10 12. Thời gian hoạt động của phương án năm 10 10 13. Giá trị TSCĐ thanh lý khi kết thúc hoạt động (dự kiến) tỷ đồng 0,55 0,35 B. Dự tính chi phí sản xuất và doanh thu hàng năm của các phương án: Năm ĐV tính Phương án I Phương án II Chi phí SX Doanh thu Chi phí SX Doanh thu Năm 1 Tỷ đồng 10,52 - 6,522 - Năm 2 Tỷ đồng 2,97 3,90 2,68 3,30 Năm 3 Tỷ đồng 3,23 4,42 3,06 3,74 Năm 4 Tỷ đồng 3,45 5,20 3,25 4,40 Năm 5 Tỷ đồng 3,45 5,20 3,25 4,40 Năm 6 Tỷ đồng 3,45 5,20 3,25 4,40 Năm 7 Tỷ đồng 3,45 5,20 3,25 4,40 Năm 8 Tỷ đồng 3,45 5,20 3,25 4,40 Năm 9 Tỷ đồng 3,45 5,20 3,25 4,40 Năm 10 Tỷ đồng 3,45 5,20 3,25 4,40 Yêu cầu: 1. Tính chỉ tiêu thời hạn thu hồi chi phí của các phương án. 2. Tính hàm tổng chi phí của các phương án. 3. Tính các chỉ tiêu NPV, BCR, IRR của các phương án. 4. Cho ý kiến nhận xét, so sánh và lựa chọn phương án áp dụng. Bài 2: Công ty A đang dự định sản xuất 1 loại bao bì. Có 2 phương án được đưa ra xem xét Bao bì bằng nhựa, giá bán 300đ/chiếc, chi phí biến đổi cho mỗi chiếc 240 đ, tổng chi phí cố định là 150triệu đồng, khấu hao theo đường thẳng, thời gian khấu hao là 5 năm Bao bì bằng giấy, giá bán 200đ/chiếc, chi phí biến đổi 80đ/chiếc, tổng chi phí cố định 540 triệu đồng, khấu hao theo đường thẳng, thời gian khấu hao là 6 năm Tính sản lượng hòa vốn, và cho biết dựa vào điểm hòa vốn bạn quyết định chọn phương án nào ? tại sao? Nếu tiêu thụ được 1 triệu bao mỗi năm, bạn khuyên công ty nên chọn phương án nào ? Tại sao? Bài 3 Một công ty có số liệu hoạt động trong tháng: Công suất tối đa 600.000sp Sản lượng bán 450.000sp Tổng chi phí cố định 324.000.000đ Chi phí biến đổi là 1.920 đ/sản phẩm Giá bán sp 3.000đ Yêu cầu : Tính sản lượng hòa vốn, tính mức thuế (tỷ suất thuế 25%) Giữa tháng có một đơn hàng đặt làm thêm 100.000sp với giá 2.500đ giao hàng ngay trong tháng. Theo bạn công ty có khả năng sản xuất không ?, công ty có nhận đơn hàng này không? tại sao ? Do canh tranh nên DN cải tiến bao bì tốn thêm 80đ/sp và còn giảm giá bán còn 2.850đ. Để đạt lợi nhuận sau thuế là 108triệu thì DN phải bán với sản lượng bao nhiêu ? Bài 4: Có thông tin của một DN sản xuất X: Tiền mua máy móc thiết bị là 400 triệu đồng, khấu hao trong 4 năm Tiền lương cho bộ phận quản lý, văn phòng là 200 triệu đồng Trong khi tiền lương của công nhân tính theo sản phẩm, mỗi đơn vị sản phẩm trả 14.000 đồng Tiền quảng cáo khuyến mãi hằng năm 15 triệu đồng Tiền mua nguyên nhiên vật liệu tính chung cho 1.000 sản phẩm X là 36 triệu đồng Chi phí vận chuyển 1.000 sản phẩm là 500.000 đồng Hiện giá thị trường mỗi sản phẩm X là 500.000 đồng Tiền hoa hồng 0,5% trên giá bán mỗi sản phẩm tính cho bộ phận marketing Tính sản lượng hòa vốn. Doanh thu hòa vốn của DN Tính lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, thuế suất thuế TNDN là 25%, nếu sản lượng tiêu thụ là 5.000 sản phẩm Nếu tăng tiền hoa hồng lên 2% mỗi sản phẩm, dự kiến sản lượng tiêu thụ tăng thêm 20%. Tính xem lợi nhuận trước thuế thay đổi thế nào ? Bạn hãy đưa ra các giải pháp nhằm làm tăng lợi nhuận Bài 5 Một DN chế biến mua một bộ máy giá trị 75 triệu đồng vào 5 năm trước, sử dụng trong 10 năm Giá trị thu hồi sau 5 năm nữa là 4 triệu đồng Bộ máy được khấu hao theo số năm sử dụng và giá trị hiện tại còn lại là 50 triệu đồng DN có dự án mua máy mới 100 triệu đồng, thời gian sử dụng 5 năm. Giá trị thu hồi máy mới sau 5 năm là 8 triệu đồng Doanh thu hằng năm sẽ là 110 triệu, máy cũ là 100 triệu đồng Chi phí hoạt động từ 70 triệu đồng còn 50 triệu đồng Chi phí vốn là 10%. Thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% Nếu bán máy cũ theo giá thị trường được 10 triệu. Yêu cầu: DN nên mua máy mới không ? Chương 2: Quản trị tài chính trong doanh nghiệp Bài 1: DN sản xuất sữa tươi mỗi tuần bán được 8.000 lít sữa, bán mỗi lít sữa tươi là 6.500đ (đã có thuế), tiền thuế GTGTcho mỗi lít sữa là 500đ. Thường mỗi tuần có khoản 20 lít sữa hư trả lại. Qui định cứ mua 500 lít sữa trở lên sẽ giảm 100đ/lít. Biết có 2 đơn vị mỗi tuần mua 800 lít, 1 đơn vị mua 600 lít/tuần. Còn các đơn vị khác mua ít hơn 500 lít / tuần. Tính doanh thu thuần cho DN trong một tuần ? Bài 2 Công ty mua một TSCĐ, giá nhập khẩu là 300trđ, thuế nhập khẩu là 20%, thuế suất thuế GTGT của hàng nhập khẩu là 10%, chi phí vận chuyển giá thanh toán là 10,5trđ với thuế suất thuế GTGT là 5%, chi phí khác đã chi bằng tiền mặt chưa có thuế GTGT trước khi đưa TSCĐ đó vào sử dụng là 30trđ, thuế GTGT là 3trđ. Thời gian sử dụng tài sản đó là 10 năm. Yêu cầu 1. Hãy xác định nguyên giá TSCĐ trong 2 trường hợp tính thuế GTGT. 2. Hãy tính tiền khấu hao TSCĐ trên bằng các phương pháp: a. Đường thẳng. b. Số dư giảm dần có điều chỉnh. 3. Nếu sau 7 năm sử dụng, sản phẩm do TSCĐ đã chế tạo ra bị lỗi thời thì công ty nên chọn phương pháp khấu hao nào. Vì sao? Bài 3: Công ty đồ hộp xuất khẩu Sao Sáng có các bảng báo cáo sau: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TT Nội dung Năm 2010 I TÀI SẢN NGẮN HẠN 65.722.056.976 1 Tiền và các khoản tương đương tiền 9.245.986.567 2 Các khoản phải thu ngắn hạn ? 3 Hàng tồn kho 37.551.751.557 4 Tài sản ngắn hạn khác 1.221.764.310 II TÀI SẢN DÀI HẠN ? 1 Các khoản phải thu dài hạn 0 2 Tài sản cố định ? Tài sản cố định hữu hình 15.032.546.548 Chi phí XDCB dở dang 1.952.916.565 3 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 498.064.923 4 Tài sản dài hạn khác 3.010.288.848 III TỔNG CỘNG TÀI SẢN 86.215.873.860 IV NỢ PHẢI TRẢ ? 1 Nợ ngắn hạn ? 2 Nợ dài hạn 10.487.432.892 V VỐN CHỦ SỞ HỮU 52.312.518.671 VI TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 86.215.873.858 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD NĂM 2010 TT Chỉ tiêu Năm 2010 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ 203.909.142.434 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 287.856.190 3 Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV ? 4 Giá vốn hàng bán ? 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 42.789.659.622 6 Doanh thu hoạt động tài chính 230.782.625 7 Chi phí tài chính 1.803.707.963 8 Chi phí bán hàng 20.105.069.834 9 Chi phí quản lí doanh nghiệp 10.623.310.109 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ? 11 Thu nhập khác ? 12 Chi phí khác 3.330.290.882 13 Lợi nhuận khác 75.215.522 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 10.563.569.863 15 Thuế thu nhập doanh nghiệp 2.018.807.626 16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp ? Bài 4 Hãy hoàn thành các báo cáo tài chính của DN tư nhân Nam Đô với các thông tin sau Tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn: 3 lần Tỷ số nợ: 50% Vòng quay tồn kho tính trên doanh thu: 3 lần Lợi nhuận trên doanh thu: 9% Kỳ thu tiền bình quân (tính 1 năm 360 ngày): 45 ngày Lãi gộp trên tổng tài sản: 40% Bảng cân đối kế toán (triệu đồng ) Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền Tiền mặt 500 Khoản phải trả 400 Khoản phải thu ? Hối phiếu nhận nợ ? Tồn kho ? Nợ tích lũy 200 Tài sản cố định ? Nợ dài hạn ? Vốn chủ sở hữu 3.750 Tổng cộng ? Tổng cộng ? Bảng kết quả kinh doanh ( triệu đồng) Chỉ tiêu Số tiền 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 8.000 2. Giá vốn hàng bán ? 3. Lợi nhuận gộp BH & CCDV ? 4. Chi phí lãi vay ? 5. Chi phí kinh doanh 400 6. Lợi nhuận trước thuế ? 7. Thuế thu nhập 25% ? 8. Lợi nhuận sau thuế ? Bài 5 Công ty M hiện có tài sản ngắn hạn là 800 triệu đ, nợ ngắn hạn là 500 triệu đ. Những thay đổi dưới đây sẻ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty ra sao? Công ty mua một xe vận tải trị giá 100.000.000 đ trả bằng tiền mặt. Vay ngắn hạn 100.000.000 đ để tài trợ việc tăng mua nguyên vật liệu. Phát hành 200.000.000 đ cổ phiếu thường để đầu tư mở rộng nhà máy. Dùng tiền mặt 60.000.000 đ để trả các khoản nợ ngắn hạn Bài 6 Có số liệu về 1 doanh nghiệp như sau: Số dư bình quân vốn lưu động năm trước là 600 triệu đồng Dự kiến năm kế hoạch tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng 10% so với năm trước Doanh thu thuần năm kế hoạch dự kiến là 1,5 tỷ đồng (tăng 30% so với năm trước) Lợi nhuận dự kiến năm kế hoạch 800 triệu đồng Yêu cầu: 1. Tính các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất luân chuyển vốn lưu động ? 2. Tính số vốn lưu động tiết kiệm trong năm kế hoạch ? Bài 7: Có tình hình tài chính của 1 doanh nghiệp trong năm kế hoạch: Vốn lưu động đầu kỳ kế hoạch 100 triệu đồng Nhu cầu về vốn lưu động trong năm kế hoạch như sau: - Mức luân chuyển nguyên vật liệu hàng ngày: 10 triệu đồng - Số ngày dự trữ nguyên vật liệu theo định mức 30 ngày - Giá trị sản phẩm dở dang dự tính 50 triệu đồng - Chi phí quảng cáo, bảo hành sản phẩm 50 triệu đồng Doanh thu thuần dự kiến trong năm kế hoạch là 2 tỷ đồng và lợi nhuận là 780 triệu đồng. Yêu cầu: 1. Tính các chỉ tiêu luân chuyển vốn lưu động ? 2. So với nhu cầu vốn lưu động định mức trong năm kế hoạch thì doanh nghiệp thiếu bao nhiêu đồng vốn lưu động ? 3. Để đạt được kế hoạch 12 vòng luân chuyển vốn lưu động thì doanh thu thuần cần tăng 1 lượng là bao nhiêu ? Bài 8 Có 1 tài liệu về 1 doanh nghiệp A trong năm kế hoạch như sau: Số dư bình quân VLĐ năm trước 800 triệu đồng Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ kế hoạch 2,5 tỷ đồng Số khấu hao lũy kế đến đầu kỳ kế hoạch 450 triệu đồng Kế hoạch tăng giảm TSCĐ trong năm kế hoạch như sau: - Ngày 8/4 xí nghiệp lắp đặt 1 dây chuyền sản xuất mới trị giá 300 triệu đồng - Ngày 11/5 xí nghiệp bán 2 thiết bị cũ, mỗi thiết bị trị giá 50 triệu đồng - Ngày 20/7 xí nghiệp đưa vào sử dụng 3 thiết bị mới trị giá 300 triệu đồng - Ngày 5/8 xí nghiệp bán 1 phương tiện vận tải cũ trị giá 40 triệu đồng Tỷ lệ khấu hao bình quân năm kế hoạch là 10% Dự kiến năm kế hoạch, tốc độ luân chuyển VLĐ tăng 10% so với năm trước Doanh thu thuần năm kế hoạch dự kiến là 5,2 tỷ đồng (tăng 20% so với năm trước) Lợi nhuận dự kiến năm kế hoạch là 800 triệu đồng Yêu cầu: 1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất luân chuyển VLĐ ? 2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất và hiệu quả sử dụng VCĐ (VCĐ được tính theo nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao trong kỳ ? 3. Xác định hệ số hao mòn TSCĐ đầu kỳ và cuối kỳ. Nhận xét thực trạng TSCĐ của doanh nghiệp ? 4. Tính tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh và cho nhận xét ? Bài 9 Sau đây là các thông tin tài chính của công ty Hoa Nam trong các năm từ năm X+1 đến năm X+4. Đơn vị: trđ Chỉ tiêu Số liệu của các năm X+1 X+2 X+3 X+4 1.Tài sản 2.Doanh thu thuần 3.Lợi nhuận thuần 4.Nợ phải trả 910 1560 130 0 1000 1610 (100) 0 1080 1860 200 0 1300 2130 210 0 Yêu cầu: 1.Xác định các chỉ tiêu ROA, ROE và doanh thu thuần/tài sản mỗi năm với giả thiết toàn bộ tài sản được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu? 2. Nếu hệ số nợ của công ty là 25% thì ROA, ROE mỗi năm thay đổi như thế nào? HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP LỚN Yêu cầu: hoàn thành 1 bản kế hoạch kinh doanh cho 1 doanh nghiệp (theo sự lựa chọn của sinh viên) Làm bài theo nhóm: 1-5 sinh viên (mô tả nhiệm vụ của từng người trong nhóm) Mỗi sinh viên làm 1 bản kế hoạch theo những số liệu chung của nhóm Kết cấu của bài tập lớn 1 Mô tả Giải thích bản chất và mục đích của công việc kinh doanh. Giải thích và đánh giá một cách khách quan, tích cực và nhiệt tình đối với ý tưởng kinh doanh đang đề xuất. Nội dung gồm 2 phần Phần 1. Ý tưởng kinh doanh - Phân tích hoạt động của ngành (industry analysis) - Sứ mệnh (mission statement) - Mục tiêu kinh doanh (business goals) - Mô hình kinh doanh (business model) Phần 2. Sản phẩm và dịch vụ - Mô tả chính xác sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ cung cấp - Lợi ích của khách hàng từ những sản phẩm, dịch vụ này 2 Nhiệm vụ 2. Industry Analysis Hãy xác định ngành hàng doanh nghiệp sẽ hoạt động và phân tích thực trạng ngành hàng này. 3 Nhiệm vụ 3. Mission Statement Hãy soạn thảo một Sứ mệnh (mission statement) cho doanh nghiệp. Kèm theo khoảng 1-2 đoạn văn giải thích và làm rõ những nội dung trong sứ mệnh Gợi ý: Mỗi doanh nghiệp đều cần có một khẩu hiệu để giải thích ngắn gọn về nhiệm vụ và tầm nhìn của doanh nghiệp mình. Sứ mệnh chính là điểm khởi đầu để đưa ra các mục đích, mục tiêu và các tiêu chí đánh giá hoạt động. Có thể hiểu ngắn gọn, sứ mệnh chính là lời tuyên ngôn của một doanh nghiệp, mong muốn của doanh nghiệp đó. Đó là lý do để doanh nghiệp ra đời và tồn tại, chỉ ra đối tượng doanh nghiệp phục vụ, những mục tiêu doanh nghiệp muốn đạt được trong tương lai. Một sứ mệnh được soạn thảo đúng và chính sác sẽ mô tả rõ ràng hoạt động kinh doanh và tạo cảm hứng cho nhân viên đóng góp vào thành công của doanh nghiệp. Sứ mệnh thường có một số đặc điểm sau: - Tầm nhìn: mục đích mà doanh nghiệp hướng tới, điều này giúp mọi thành viên hiểu rõ doanh nghiệp và nhận thức được những đóng góp của mình vào quá trình đạt được mục đích đó. Do đó, sứ mệnh thường gồm những cụm từ như “tốt nhất”, “hàng đầu”, “chất lượng tốt nhất”, “trên thế giới”… - Phạm vi: trong bối cảnh nhu cầu đa dạng và thay đổi nhanh, sứ mệnh cần đủ rộng để có thể hướng tới nhiều nhu cầu mà không phải thay đổi hàng năm. - Thực tế: Phạm vi tuy rộng nhưng phải thực tế, nếu quá rộng và hứa hẹn quá nhiều sẽ khó thực hiện. - Tạo động lực: Sứ mệnh nên được sáng tác sao cho tạo được động lực cho nhân viên, khách hàng, đối tác và các nhà đầu tư - Ngắn gọn và chính xác: Sứ mệnh không nên dài quá 25 từ, và càng dễ nhớ càng tốt. Theo Peter Drucker, sứ mệnh nên đủ ngắn để in lên trên áo phông của nhân viên. - Dễ hiểu: Dù trong lĩnh vực thương mại điện tử, sứ mệnh nên sử dụng những từ ngữ thông dụng và dễ hiểu. Quy trình viết một Sứ mệnh: - Nên huy động tất cả các thành viên tham gia - Bắt đầu bằng Tầm nhìn (Vision) - Mỗi người liệt kê 5-10 từ mô tả doanh nghiệp. Chọn 3 quan trọng nhất - Mỗi người liệt kê 3-5 từ mô tả hình ảnh lý tưởng của công ty từ quan điểm của khách hàng - Mỗi người liệt kê 3-5 từ mô tả hình ảnh lý tưởng của công ty từ quan điểm của người quản lý và nhân viên Tập trung vào mục đích kinh doanh - Liệt kê các cơ hội thị trường và nhu cầu của khách hàng mà công ty hướng tới - Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Liệt kê các thị trường sơ cấp và thứ cấp - Liệt kê các sản phẩm dịch vụ công ty sẽ cung ứng để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng - Liệt kê 3-5 biện pháp để thành công 4 Nhiệm vụ 4. Mục đích Hãy xác định ít nhất khoảng 6 mục đích (goals) cho hoạt động kinh doanh. Mỗi mục tiêu cần được giải thích ngắn gọn và rõ ràng. Gợi ý: Mục đích giúp xác định những kết quả trong tương lai và những hoạt động cần thực hiện để đạt được. - Mục đích xuất phát từ sứ mệnh, sứ mệnh cung cấp “what” còn mục đích cung cấp “how” hay “what do we need to do to acomplish our mission” - Mục đích cần chỉ rõ những công việc cần làm: - Cụ thể: càng rõ ràng càng dễ thực hiện - Khó khăn: càng khó càng hấp dẫn nhưng phải khả thi Nhiệm vụ 5. Objectives (mục tiêu) Với mỗi mục đích trên, hãy liệt kê 3 mục tiêu cụ thể góp phần đạt được mục đích đó. Các mục tiêu cụ thể thường ít được đưa vào trong kế hoạch kinh doanh, tuy nhiên cần xác định rõ trong quá trình lên kế hoạch. Mục tiêu thường có những đặc điểm sau: - Chính xác cái gì, ở đâu, làm như thế nào - Bao nhiêu và đánh giá thế nào - có thể đạt được trong thời hạn nhất định nào - Đưa ra một thời hạn cụ thể 6 Nhiệm vụ 6. Giá trị đạt được Soạn thảo các giá trị hoạt động kinh doanh đem lại cho khách hàng và giải thích tại sao những giá trị này lại quan trọng đối với khách hàng. 7 Nhiệm vụ 7. Mô hình kinh doanh Lựa chọn 1 hoặc 2 mô hình kinh doanh thực sự phù hợp với những hoạt động đã đề xuất, mô hình này phù hợp với những giá trị cung cấp và mô hình doanh thu 8 Nhiệm vụ 8. Product/Service Mô tả rõ ràng về sản phẩm và dịch vụ để thu hút sự chú ý của khách hàng Phân tích thị trường Mô tả Phần này trong bản kế hoạch kinh doanh trình bày những hiểu biết về khách hàng: họ là ai, đặc điểm của họ, tại sao họ sẽ thích mua sản phẩm của doanh nghiệp. Phần này đòi hỏi người viết phải nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục tiêu, và phân tích định vị sản phẩm để tạo sự khác biệt với những đối thủ cạnh tranh khác. Nghiên cứu thị trường cũng tập trung đánh giá môi trường kinh doanh và hoạch định các chính sách marketing hỗn hợp (4Ps) 9 Nhiệm vụ 9. Xác định thị trường mục tiêu Hãy xác định 2 hoặc tối đa 3 nhóm khách hàng mục tiêu đối với hoạt động kinh doanh. Mô tả những nhóm khách hàng này thật chi tiết về các thông tin nhân khẩu, địa lý, tâm lý, tập quán tiêu dùng… 10 Nhiệm vụ 10. Nghiên cứu thị trường Lập kế hoạch nghiên cứu thị trường mục tiêu và đặt ra các mục tiêu nghiên cứu, những số liệu cần thu thập Phân tích cạnh tranh 11 Nhiệm vụ 11. Nhận dạng đối thủ cạnh tranh Tìm, liệt kê và xếp hạng 7-10 đối thủ cạnh tranh trực tiếp, 3-5 đối thủ cạnh tranh gián tiếp và 3-5 đối thủ cạnh tranh tiềm năng. 12 Nhiệm vụ 12. Competitive Grid Chọn 2 đối thủ “nặng ký” nhất và lập Bảng so sánh cạnh tranh theo mẫu 13 Nhiệm vụ 13. Tổng hợp các thông tin so sánh thành báo cáo cạnh tranh 14 Nhiệm vụ 14. Đánh giá đối thủ cạnh tranh Đánh giá 3 đối thủ cạnh tranh lớn nhất 15 Nhiệm vụ 15. SWOT Chọn 3 đối thủ và phân tích SWOT Tổ chức hoạt động 16 Nhiệm vụ 16. Lập kế hoạch sản xuất (các bộ phận kế hoạch) Kế hoạch SX và tiêu thụ sản phẩm Kế hoạch cung ứng vật tư Kế hoạch lao động tiền lương Kế hoạch giá thành và lợi nhuận Kế hoạch tài chính Đánh giá hiệu quả tài chính 17 Nhiệm vụ 17. Financial Statements Hoàn thành các bảng số liệu đánh giá tình hình tài chính