Bài tập triết học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

Phép biện chứng xuất hiện từ thời cổ đại, và từ đó đến nay, lịch sử phát triển của nó đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, gắn liền với sự phát triển của khoa học và thực tiễn. Thời cổ đại, do trình độ tư duy còn hạn chế, khoa học chưa phát triển, nên với cái nhìn trực quan cảm tính,các nhà triết học đã vẽ lên bức tranh về thế giới khách quan. Phép biện chứng cổ đại thể hiện rõ nét trong triết học Ấn Độ, Trung Quốc và Hi Lạp cổ đại. Trong phật giáo, quan điểm về nhân duyên, vô ngã, vô thường đã chứa đựng những tư tưởng biện chứng sâu sắc.

doc59 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 7510 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập triết học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP TRIẾT HỌC “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac_Lênin” Họ và tên: Lê Đỗ Duy Giảng đường: C6 Nội dung: Các nguyên lý và quy luật của phép biện chứng duy vật: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến Nguyên lý về sự phát triển Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa cách mặt đối lập Quy luật phủ định của phủ định Vật chất: Ý thức Ý nghĩa phương pháp luận của mối liên hệ giữa vật chất và ý thức I-Các nguyên lý và quy luật của phép biện chứng duy vật: 1-Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật Phép biện chứng xuất hiện từ thời cổ đại, và từ đó đến nay, lịch sử phát triển của nó đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, gắn liền với sự phát triển của khoa học và thực tiễn. Thời cổ đại, do trình độ tư duy còn hạn chế, khoa học chưa phát triển, nên với cái nhìn trực quan cảm tính,các nhà triết học đã vẽ lên bức tranh về thế giới khách quan. Phép biện chứng cổ đại thể hiện rõ nét trong triết học Ấn Độ, Trung Quốc và Hi Lạp cổ đại. Trong phật giáo, quan điểm về nhân duyên, vô ngã, vô thường đã chứa đựng những tư tưởng biện chứng sâu sắc. Trong thuyết Âm Dương, Âm và Dương tồn tại trong mối liên hệ quy định quan hệ lẫn nhau tạo sự thống nhất giữa cái bất biến và cái biến đổi, giữa cái duy nhất và cái số nhiều, đa dạng, phong phú. Thuyết Ngũ Hành, năm yếu tố, Kim- Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ tồn tại trong mối quan hệ tương sinh, tương khắc,các yếu tố tác động, chuyển hóa lẫn nhau, ràng buộc, quy định nhau, tạo lên sự biến đổi cho vạn vật. Lão tử (thế kỷ VI, trước công nguyên): vạn vật bị chi phối bởi hai quy luật phổ biến là quân bình và phản phục. Luật quân bình luôn giữ cho sự vận động theo một trật tự điều hòa trong tự nhiên, không có sự bất ổn, bất cập. Luật phản phục nói rằng cái gì phát triển đột biến thì sẽ trở thành cái đối lập với chính nó Các nhà triết hoc Hi Lạp cổ đại như: heraclit, Xocrat, Platon, Arixtot… có những quan điểm như sau: Heraclit: thế giới vật chất tồn tại trong sự hình thành, vận động vĩnh cửu của sự thống nhất giữa các mặt đối lập. sự vận động biến đổi của thế giới vật chất có được là do mâu thuẫn nội tại của sự vật, hiện tượng. Xocrat: người đầu tiên sử dụng thuật ngữ biện chứng theo nghĩa là nghệ thuật tranh luận, hướng các bên quan tâm vào một vấn đề để đạt được mục đích là tìm ra chân lý thông qua hình thức hỏi đáp. Platon: phép biện chứng là tìm ra khái niệm đúng, là thao tác phân logic phân chia và gắn kết các khái niệm thông qua công cụ hỏi đáp. Aritot: đưa ra tư tưởng về phạm trù, quy luật và xây dựng các hình thức cơ bản của tư duy. Ph. Ăngghen khẳng định: “ những nhà triết học Hi Lạp cổ đại đều là những nhà biện chứng tự phát, bẩm sinh, Arixtot, bộ óc bách khoa nhất trong các nhà triết học ấy, cũng đã nghiên cứu những hình thức cơ bản nhất của tư duy biện chứng”. Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức ra đời. khởi đầu là Canto, qua phichto, seling và đỉnh cao là Heghen, người hoàn thiện phép biện chứng duy tâm. Theo Canto, tư tưởng biện chứng cơ bản là tư tưởng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập. theo đó, sự thống nhất,và thâm nhập lẫn nhau của các mặt đối lập là động lực của sự vận động và phát triển. động lực này có trước vật chất và vận động tách rời vật chất. Phichto: tư tưởng biện chứng cơ bản là tư tưởng về mâu thuẫn là nguồn gốc của sự phát triển, mâu thuẫn và phát triển chỉ tồn tại trong ý thức, thể hiện trong sự vận động tiến bộ của tư duy trong quá trình nhận thức. Seling: tư tưởng biện chứng cơ bản là tư tưởng về mối quan hệ phổ biến, sự thống nhất và phát triển , tư tưởng về sự thống nhất trong tự nhiên. Trong triết học Heghen: phép biên chứng duy tâm phát triển đỉnh cao: Về hình thức, gồm có ba lĩnh vực: các phạm trù logic thuần túy các lĩnh vực tự nhiên biện chứng của toàn bộ quá trình lịch sử Về nội dung, phép biện chứng được chia thành: tồn tại bản chất khái niệm Tồn tại : là cái vỏ bề ngoài, con người có thể cảm nhận được, cụ thể hóa trong các phạm trù chất, lượng, độ. Bản chất: là tầng gián tiếp của thế giới, không thể nhận biết bằng cảm giác, tồn tại trong mâu thuẫn, đối lập với chính mình và được thể hiện trong các phạm trù: “bản chất hiện tượng”, “ nội dung, hình thức”, “ ngẫu nhiên, tất nhiên”, “ khả năng, hiện thực”. Khái niệm: là sự thống nhất giữa tồn tại và bản chất, vừa trực tiếp vừa gián tiếp, được thể hiên qua các phạm trù “ cái đơn nhất”, “ cái đặc thù”, “ cái phổ biến”. Phép biện chứng trong giai đoạn này là “ sự phát triển”, sự chuyển hóa từ cái trừu tượng sang cái cụ thể, từ chất này sang chất khác, nhờ vào việc giải quyết mâu thuẫn. phát triển được coi là sự tự phát triển tịnh tiến của “ ý niệm tuyệt đối”. Tuy có nhiều thành tựu nổi bật “ lấp lánh mầm mống phôi thai của chủ nghĩa duy vật” nhưng phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển đức không tránh khỏi mắc phải những sai lầm, hạn chế mang tính gò ép, giả tạo, hư cấu, cực đoan. Khi khoa học tự nhiên phát triển sang giai đoạn tổng quát, nghiên cứu quá trình phát sinh phát triển của sự vật, hiện tượng trên quan điểm duy vật thì tất yếu nó sẽ bị phủ định và thay thế bằng phép biện chứng duy vật. Từ những “hạt nhân hợp lý” trong lịch sử tư tưởng triết học, mà trực tiếp là phép biện chứng duy tâm của Heghen và đặt nó nên nền tảng duy vật. Cacmac và Angghen đã sáng lập lên chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật và sau này được Lê-Nin phát triển. Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phương pháp biện chứng, giữa lý luận nhận thức với logic biện chứng. sự ra đời của phép biện chứng duy vật là cuộc cách mạng trong tư duy triết học, là phương pháp tư duy khác về chất so với phương pháp tư duy trước đó,đem lại cho con người tính tự giác cao trong mọi hoạt động dựa trên sự khái quát về thế giới vật chất phong phú và đa dạng. Nội dung của phép biện chứng duy vật xoay quanh 2 nguyên lý mang tầm khái quát cao: nguyên lý về mối liên hệ phổ biến nguyên lý về sự phát triển a-Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến Các sự vật hiện tượng khác nhau trong thế giới vật chất có mối quan hệ qua lại, tác động ảnh hưởng qua lại với nhau hay tồn tại độc lập, tách rời nhau? Nếu chúng có mối quan hệ thì cái gì đã quy định mối quan hệ đó? Trong quá trình tìm kiếm chân lý, con người đã dần dần vén lên bức bàn bí ẩn của thế giới tự nhiên, khoa hoc phát triển, từ những thành tựu đó, phép biện chứng duy vật đã trả lời được chính xác các câu hỏi được đưa ra từ trước đó. Mối liên hệ phổ biến dùng để khái quát mối liên hệ, sự tác động qua lại chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các mặt, các giai đoạn phát triển của sự vật, hiện tượng. cơ sở của mối liên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất của thế giới theo đó các sự vật hiện tượng trong thế giới dù có đa dạng đến đâu cũng chỉ là những dạng cụ thể khác nhau của thế giới vật chất duy nhất. Các sự vật hiện tượng chỉ có thể tồn tại thông qua các mối quan hệ. Ví dụ 1: trong giới sinh vật, cây cỏ là nguồn thức ăn của sâu bọ, động vật ăn cỏ. Các động vật ăn cỏ lại là thức ăn cho các động vật ăn thịt…khi mà một trong các yếu tố trên gặp biến cố, ví dụ động vật ăn cỏ ít dần đi, do sự can thiệp của con người, khi đó, cây cỏ phát triển hơn, còn động vật ăn thịt thì khan hiếm thức ăn hơn, sẽ ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng các loài. Đây là mối quan hệ về nguồn thức ăn của các loài động vật trong tự nhiên. Ví dụ 2: để đánh giá bản chất của một con người, ta phải quan sát người đó trong mối quan hệ với người khác, với tự nhiên và xã hội thông qua hành vi, lời nói của người đó. Việc chỉ nhìn vào một mối quan hệ nào đó mà đã kết luận về bản chất của vất đề, sẽ dẫn tới hậu quả là phản án không đúng bản chất.đây là lỗi mắ phải của các nhà triết học trong lịch sử trước phép biện chứng duy vật. Mối liên hệ của các sự vật hiện tượng là khách quan, là vốn có của sự vật, mối liên hệ đó không phụ thuộc vào ý chí của con người.ngay cả con người cũng không nằm ngoài mối quan hệ đó. Ví dụ: con người chịu sự chi phối của các mối quan hệ bên trong và bên ngoài Mối quan hệ bên trong thể hiện qua sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan trong cơ thể, sự hoạt động của chúng không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Mối quan hệ bên ngoài:bản thân con người có mối quan hệ mật thiết với tự nhiên để duy trì sự sống. Con người chịu sự chi phối của xã hộ đang sống, theo các luật lệ của xã hội đó đặt ra. Vì thế con người cần phải có hiểu biết về thế giới khách quan, cái nhìn đúng đắn về các mối quan hệ, vận dụng chúng vào hoạt động của mình để giải quyết các mối quan hệ phù hợp nhằm phục vụ nhu cầu, lợi ích của xã hội và của bản thân. Ví dụ 1: khi con người đã có những hiểu biết đúng đắn và đầy đủ về mối quan hệ giữa bản thân con người và môi trường sống, mối quan hệ đó là quan hệ qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Con người muốn có cuộc sống ổn định và bình yên, con người cần thay đổi những hành vi tiêu cực của mình với môi trường sống. vì lợi ích của toàn nhân loại,mỗi con người cần phải bảo vệ môi trường. Ví dụ 2: khi nghiên cứu về các thuộc tính của tia Ronghen, các nhà khoa học thấy rằng, tia này có tác dụng đối với sinh học. do là tia có cường độ mạnh nên ở mức độ nào đó nó có khả năng phá hủy các loại tế bào.do vậy, tia này được sử dụng trong y học để điều trị bệnh ung thư (dựa trên mối liên hệ giữa tia X và tế bào. Mối liên hệ không chỉ mang tính khách quan mà còn mang tính phổ biến, tính phổ biến được thể hiện: Bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng liên hệ với các sự vật hiện tượng khác, không có sự vật hiện tượng tồn tại độc lập, tách rời, nằm ngoài các mối quan hệ. Ví dụ 1: một đứa trẻ bị bỏ lại trong rừng và sống sót, đứa trẻ đó lớn lên ngoài mối quan hệ với xã hội loài người, vì thế, nó không được coi là một con người.nó chỉ tồn tại mối quan hệ với tự nhiên, để duy trì sự sống. Đứa trẻ không tồn tại trong mối quan hệ này thì cũng tồn tại trong mối quan hệ khác. Không bao giờ có chuyện độc lập đứng ngoài các mối quan hệ. Ví dụ 2: trong thời đại ngày nay, không có quốc gia nào tồn tại độc lập, nằm ngoài mối quan hệ với các quốc gia khác. Xuất hiện xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa mọi đời sống trong xã hội. Vì thế mà đã có rất nhiều vấn đề trở thành vấn đề toàn cầu như: đói nghèo, bệnh hiểm nghèo, môi trường sinh thái, dân số, kế hoạch hóa gia đình, chiến tranh, hòa bình. Mối liên hệ biểu hiện dưới những hình thức riêng biệt, cụ thể, tùy từng điều kiện nhất định, song dù ở hình thức nào thì chúng cũng biểu hiện mối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất. Ví dụ 1: con người chịu sự tác động của rất nhiều mối quan hệ nhưng mối quạ hệ chính là mối quan hệ với xã hôi. Còn mối quan hệ sinh học lại là mối quan hệ phổ biến của các loài sinh vật khác. Ví dụ 2: ta thấy rằng thế giới tự nhiên muôn hình muôn vẻ. có hình dạng, cấu trúc khác nhau, tuy nhiên mối quan hệ giữa chúng là mối quan hệ vật chất,đó là mối quan hệ chung nhất, phổ biến nhất, chúng có sự thống nhất chặt chẽ với nhau. Dựa vào tính đa dạng, phong phú đó mà người ta đã chia mối liên hệ thành, Mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài Mối liên hệ phổ biến và mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ yếu, Mối liên hệ chung và mối liên hệ riêng bao quát một số lĩnh vực của thế giới, Mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp qua các quá trình trung gian mới thực hiện được. Mối liên hệ toàn bộ và bộ phận. Ví dụ: 1- Mối liên hệ chung và mối liên hệ riêng bao quát một số lĩnh vực của thế giới, mối liên hệ giữa toàn bộ và các bộ phận: Nền kinh tế Việt Nam, so với nền kinh tế Lào, sigapo và các nước trong khu vực riêng biệt là mối liên hệ riêng biệt tách rời, tuy nhiên nếu xét trong phạm vi khu vực thì lại là mối liên hệ chung, các nền kinh tế này là bộ phận của nền kinh tế khu vực 2- Mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp: Hiện tượng băng tan, do nhiệt độ tăng là mối liên hệ trực tiếp. nhiệt độ tăng là do quá trình sinh hoạt, sản xuất cảu con người, thì mối quan hệ giữa việc băng tan với con người là mối liên hệ gián tiếp. Mối quan hệ bên trong và mối quan hệ bên ngoài: Mối quan hệ bên trong: là sự tác động qua lại, sự quy định sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các yếu tố, các thuộc tính, các mặt của 1 sự vật, mối quan hệ này quyết định tới sự tồn tại và phát triển của sự vật. Mối quan hệ bên ngoài: là mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Không đóng vai trò quyết định sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật. Ví dụ : một trận đấu bóng diễn ra giữa đội chủ nhà và đội khách. Thì khi đó đội chủ nhà thắng hay bại là do năng lực của họ, đây là mối liên hệ chủ yếu, còn sự cổ vũ của khán giả là những mối quan hệ bên ngoài không quyết định tới tỉ số của trận đấu. Tuy nhiên nhiều trường hợp, yếu tố bên ngoài lại giữ vai trò quyết định. Ví dụ: thời trước, 1 người có năng lực rất giỏi nhưng nhân thân của anh ta lúc đó, không được chính quyền công nhận là nhân thân tốt( con tư sản…) người đó không được nhận vào làm tại một công ty nhà nước nào đó, thì cái nhân thân kia là cái yếu tố bên ngoài nhưng lại quyết định tới công việc của người đó. Sự phân chia các mối quan hệ chỉ mang tính tương đối nhưng rất quan trọng và cần thiết vì mỗi loại mối liên hệ lại có vị trí và vai trò xác định trong sự phát triển và vận động của sự vật. Yêu cầu đặt ra là phải biết nhận định rõ các mối quan hệ để có tác động phù hợp nhằm đưa ra hiểu quả cao nhất trong hoạt động thực tiễn và sản xuất. Ví dụ: trong quá trình học tập, người sv cần phải biết đâu là mối liên hệ chủ yếu đâu là mối liên hệ thứ yếu, mối quan hệ bên trong và mối quan hệ bên ngoài. Học tập hay chơi là mối quan hệ chủ yếu của người sinh viên, giữa năng lực thực sự trong việc tiếp thu kiến thức là mối quan hệ bên trong, mối quan hệ quyết định hay địa vị gia đình, tiền bạc là yếu tố quyết định, mỗi người có quan điểm khác nhau, qua đó sẽ giúp cho sv biết cần làm gì và làm như thế nào thì đúng đắn và hợp lý. b-Nguyên lý về sự phát triển Một sự vật phát triển được là do sự tác động qua lại giữa các yếu tố, trong một sự vật, hay giữa các sự vật với nhau. Ví dụ: trong lịch sử phát triển của xã hội, từ giai cấp này lên một giai cấp khác cao hơn. Để có được sự phát triển đó, xã hội chịu sự tác động của các mối quan hệ mà điển hình là mối quan hệ về lợi ích, mỗi giai cấp khác nhau có lợi ích khác nhau, dẫn đến mâu thuẫn về lợi ích.quá trình giải quyết mâu thuẫn này giúp xã hội phát triển,hoàn thiên hơn, tiến bộ hơn. Xét về sự phát triển, cũng có nhiều quan điểm khác nhau, trái ngược nhau, như quan điểm siêu hình và quan điểm biện chứng. Theo quan điểm siêu hình: sự phát triển đơn thuần chỉ là sự tăng lên hoặc giảm đi về mặt lượng, không có sự thay đổi về mặt chất của sự vật. Tức là không có sự thay đổi về mặt chất trong suốt quá trình tồn tại của sự vật. Sự vật ra đời thế nào thì nó vẫn được giữ nguyên trong suốt quá trình tồn tại của nó, nếu có sự thay đổi nhất định về mặt chất thì nó là sự thay đổi không đáng kể, và theo một vòng khép kín. Họ coi sự phát triển là một quá trình liên tục và không có sự quanh co phức tạp. Đây là cái nhìn trực quan và thiếu khoa học. Ví dụ: theo quan điểm này thì con người từ khi sinh ra tới khi trưởng thành chỉ có sự thay đổi về lượng mà không có sự thay đổi về mặt chất vẫn là chủ thể con người như thế, không đổi. Đối lập với quan điểm siêu hình, quan điểm biện chứng xem xét sự phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp lên cao. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái cũ thay thế cái mới tiến bộ hơn. Dù trong hiện thực khách quan hay trong tư duy trừu tượng thì sự phát triển diễn ra không phải lúc nào cũng theo đường thẳng mà phức tạp, hoặc có thể có bước lùi tạp thời. Ví dụ: nước cộng hòa Pháp. Trong lịch sử, Pháp là đồng minh của Mĩ. Chịu sự chi phối trợ cấp kinh tế của Mĩ. Mĩ chi phối trên tất cả các lĩnh vực đời sống, kinh tế, chính trị của Pháp. Khi quyết định thay đổi hoàn cảnh, thoát khỏi cái bóng của Mĩ. Pháp phải đối diện với một khoản nợ rất lớn. nếu như quyết tâm trả để lấy tự do thực sự, thì Pháp phải đối mặt với một sự khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, có thể đẩy một nước mạnh trong top 5 nước phát triển nhất thế giới khi đó vào bước suy tàn. Mặc dù phải lùi lại, nhưng Pháp đã thành công. Sự thụt lùi ban đầu đó, tạo tiền đề để Pháp củng cố và phát triển sau này. Pháp đã là chính mình. Theo quan điểm biện chứng, thì sự phat triển là sự phát triển dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Ví dụ: khi đun nước, quá trình đun là quá trình cung cấp về nhiệt, lượng ở đây là nhiệt.theo thời gian, nhiệt được tích lũy dần dần tới 100oC, nước thực hiện bước nhảy, chuyển từ thể lỏng sang thể hơi. Sự phát triển là quá trình diễn ra theo đường xoắn ốc. Tức là sự vật tưởng chừng trở về vị trí ban đầu nhưng thực ra ở mức độ cao hơn. Có tính kế thừa, tính lặp lại và tính đi lên.mỗi vòng của đường xoắn ốc dường như thể hiện sự lặp lại, nhưng ở mức độ cao hơn, thể hiện sự phát triển. tính vô tận của sự phát triển từ thấp lên cao được thể hiện ở sự nối tiếp nhau từ dưới lên của các vòng theo hình xoáy ốc. Ví dụ: quá trình tiếp thu tri thức của con người được thực hiện từ thấp lên cao.từ đơn giản tới phức tạp. Ở giai đoạn nhập môn, không đòi hỏi những cái cao xa mà chỉ cần nắm rõ những yếu tố cơ bản, ví dụ: vật lý 7, nghiên cứu về nguyên tử, đó là hạt nhỏ nhất và không thể chia nhỏ thêm nữa. Nhưng vật lý 12 khảng định, nguyên tử không phải hạt nhỏ nhất, nó có cấu tạo từ các hạt cơ bản, điều đó không có nghĩa là trình độ lớp 7 nói sai. Mà là người ta chỉ cần tiếp thu có tới đó. Quá trình tiếp thu tri thức là một vòng tròn đồng tâm. Quan điểm duy vật biện chứng cho rằng, nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong chính bản thân sự vật đó. Mâu thuẫn trong chính bản thân sự vật quy định. Phát triển là quá trình giải quyết các mâu thuẫn đó. Ví dụ: trong quá trình học tập, sinh viên gặp rất nhiều mâu thuẫn, số lượng kiến thức cần tiếp thu thì lớn nhưng thời gian quy định thì hạn chế.để đáp ứng mục tiêu đề ra, sinh viên cần đọc thật nhiều, tìm hiểu thật nhiều để tích lũy kiến thức.khi giải quyết song vấn đề đó, sinh viên thay đổi về chất, chất là kiến thức đã được tiếp thu trong đầu của sinh viên. Sự phát triển khái quát xu hướng của vận động. Đó là sự vận động đặc biết của vật chất. Trong quá trình phát triển, sự vật sẽ hình thành dần dần những quy định mới cao hơn về chất, thay đổi mối quan hệ, cơ cấu, phương thức tồn tại và vận động, chức năng vốn có theo chiều ngày càng hoàn thiện hơn. Sự phát triển thể hiện rất khác nhau trong hiện thực, tùy vào phương thức tồn tại của các dạng vật chất. Ví dụ: sự phát triển của mỗi con người thể hiện ở khả năng tự hoàn thiện mình cả về tinh thần và thể chất để phù hợp với sự vận động và phát triển của môi trường và xã hội. Còn sự phát triển của xã hội thể hiện ở năng lực chinh phục tự nhiên, cải biến xã hội cũng như hoàn thiện mỗi cá nhân. Nếu xét từng trường hợp riêng lẻ thì có sự vận động đi lên, có sự vận động đi xuống, nhưng nếu xét trong phạm vi không gian và thời gian lớn hơn thì sự vận động đi lên là khuynh hướng chung của thế giới vật chất.điều đó là khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của con người. Ví dụ: các biến cố tự nhiên. Thiên tai: lũ lụt, hạn hán, băng tuyết… làm mất mùa, giảm năng suất. đó là khách quan. Con người nếu có thể dùng ý chí để điều khiển, tức là chủ quan về các mối quan hệ đó, thì không có chuyện làm thiệt hại đến lợi ích của con người như vậy. Ngoài ra, sự phát triển còn mang tính đa dạng, phong phú. Khuynh hướng phát triển là khuynh hướng chung của vật chất, nhưng mỗi dạng vật chất khác nhau lại có sự phát triển khác nhau, quy định tính đa dạng của sự phát triển. Ví dụ: sự phát triển của các loài sinh vật khác nhau thì quá trình khác nhau. Ví dụ, virut, thời gian tồn tại ngắn nhưng khả năng sinh sản nhanh, quá trình phát triển đó khác với con người. thời gian phát triển của con người dài hơn,lâu hơn qua nhiều giai đoạn nhiều mối quan hệ. đơn giản vì con người khác virut