Bài thảo luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và sự vận dụng của Đảng ta, liên hệ bản thân

4 Ý nghĩa tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh: Đoàn kết là bài học hàng đầu và có tính chiến lược, quyết định mọi thành công. Đoàn kết trong tổ chức, thông qua tổ chức để tạo nên sức mạnh. Lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết là nhiệm vụ của đảng, là biện pháp phát huy sức mạnh của đảng, của toàn dân tộc. Muốn xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải thực sự đoàn kết trong đảng.

ppt21 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 15201 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thảo luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và sự vận dụng của Đảng ta, liên hệ bản thân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THẢO LUẬN MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA, LIÊN HỆ BẢN THÂN Giáo viên hướng dẫn: Nhóm thực hiện : 09 Lớp học phần : 1032HCMI0111 * NHỮNG CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH I NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC II TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ THỰC TiỄN CÁCH MẠNG ViỆT NAM III SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT DÂN TỘC CỦA ĐẢNG TA VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN IV NỘI DUNG THẢO LUẬN CHƯƠNG I : NHỮNG CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC 1. Truyền thống yêu nước, nhân ái , tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam. Tinh thần yêu nước, ý thức cố kết dân tộc, đoàn kết dân tộc được xây dựng hàng nghìn năm đã thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm của mỗi con người Việt Nam. Hồ Chí Minh đã sớm hấp thụ được truyền thống yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết của dân tộc. Truyền thống yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết là cơ sở quan trọng hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. CHƯƠNG I : NHỮNG CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC 2. Sự tổng hợp phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm của phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng ở nhiều nước trên thế giới. Hồ Chí Minh đã thấy những hạn chế trong việc tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước tiền bối, những yêu cầu khách quan mới của yêu cầu lịch sử dân tộc. Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã tiến hành khảo sát tình hình các nước tư bản chủ nghĩa và các nước thuộc địa ở hầu khắp các châu lục. Điều nay đã giúp người hiểu sâu sắc thế nào là một cuộc “cách mạng đến nơi”, để lãnh đạo nhân dân Việt Nam đi vào con đường cách mạng mới những năm sau này. CHƯƠNG I : NHỮNG CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC 3. Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Cơ sở lý luận quan trọng nhất đối với quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra cho các dân tộc bị áp bức con đường tự giải phóng, đã chỉ ra sự cần thiết và con đường tập hợp, đoàn kết các lực lượng cách mạng. Hồ Chí Minh tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin và vận dụng sáng tạo vào Việt Nam. CHƯƠNG II: NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢNCỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC 1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng. Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh là một tư tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Là chiến lược tập hợp mọi lực lượng có thể tập hợp được, nhằm hình thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh với kẻ thù dân tộc, giai cấp. Đoàn kết trở thành vấn đề chiến lược lâu dài của cách mạng, là nhân tố bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng. CHƯƠNG II: NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC 2. Đại đoàn kết dân tộc là một mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. Hồ Chí Minh tuyên bố “Mục đích của Đảng lao động Việt Nam gồm trong 8 chữ: ĐOÀN KẾT, TOÀN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC”. Đại đoàn kết dân tộc chính là đòi hỏi khách quan của bản thân quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng, là sự nghiệp của quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng. Đại đoàn kết dân tộc không phải chỉ là mục tiêu, mục đích hàng đầu của Đảng mà còn là mục tiêu, mục đích hàng đầu của cả dân tộc. CHƯƠNG II: NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC 3. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân Trong tưởng Hồ Chí Minh vấn đề Dân và Nhân dân được đề cập một cách rõ ràng , toàn diện, có sức thuyết phục, thu phục lòng người Muốn thực hiện đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước- nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc, phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng với con người. Đại đoàn kết dân tộc là phải tập hợp mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung. CHƯƠNG II: NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC 4. Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất, có tổ chức là Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đại đoàn kết là để tạo nên lực lượng cách mạng, để làm cách mạng xóa bỏ chế độ cũ, xây dựng chế độ mới. Mặt trận thống nhất phải được xây dựng theo những nguyên tắc nhất định. Tổ chức thể hiện khối đại đoàn kết dân tộc chính là Mặt trận dân tộc thống nhất. CHƯƠNG II: NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC 5. Đảng Cộng sản vừa là thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất, lại vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt trận, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vững chắc. Đảng Cộng sản Việt Nam không phải chỉ là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân, mà còn cả với phong trào yêu nước Việt Nam. Đảng đã được nhân dân ủng hộ và đã trở thành hạt nhân của khối đại đoàn kết dân tộc. Đảng lãnh đạo xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, đồng thời cũng là một thành viên của Mặt trận. Sự đoàn kết của Đảng là cở sở vứng chắc để xây dựng sự đoàn kết của toàn dân. CHƯƠNG II: NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC 6. Đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế: chủ nghĩa yêu nước chân chính phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân, đây cũng là tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đã sớm xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, cách mạng Việt Nam chỉ có thể giành được thắng lợi khi đoàn kết chặt chẽ với phong trào cách mạng thế giới. Đại đoàn kết dân tộc phải là cơ sở cho việc thực hiện đoàn kết quốc tế. CHƯƠNG III: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ THỰC TIỄN CÁCH MẠNG VIỆT NAM. Khối đại đoàn kết dân tộc được xây dựng ngày càng rộng rãi và bền vững. Tính chất rộng rãi của khối đại đoàn kết dân tộc thể hiện qua việc mở rộng biên độ tập hợp quần chúng vào mẳt trận dân tộc thống nhất. Tính bền vững của khối đại đoàn kết dân tộc biểu hiện qua việc củng cố khối liên minh công nhân – nông dân- lao động trí óc và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Vấn đề dân tộc không chỉ là vấn đề của cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, mà còn là vấn đề của cách mạng xã hội chủ nghĩa. CHƯƠNG III: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ THỰC TIỄN CÁCH MẠNG VIỆT NAM. 2. Đảng Cộng Sản VIệt Nam đã vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc phù hợp với tình hình mới. Phải khơi dậy và phát huy đến mức cao nhất sức mạnh dân tộc, đặt lợi ích chung của dân tộc, của đất nước và của con người lên hàng đầu Phải xuất phát từ lợi ích dân tộc mà mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tranh thủ mọi khả năng có thể tranh thủ để xây dựng và phát triển đất nước. Những tư tưởng chủ đạo trên đây đã thể hiện nhất quán trong chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước ta trong những năm đổi mới. CHƯƠNG III: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ THỰC TIỄN CÁCH MẠNG VIỆT NAM. 3. Ở thời điểm dân tộc ta đang bước vào thế kỉ XXI Đại đoàn kết dân tộc trong thời kì hiện nay phải được củng cố và phát triển: Tư tưởng ấy vẫn là ngọn nguồn tạo nên sức mạnh vô địch của cách mạng Việt Nam để đi tới thắng lợi hoàn toàn và triệt để của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đại đoàn kết dân tộc là yếu tố nội sinh có ý nghĩa quyết định. Đại đoàn kết dân tộc trước hết là nhằm tạo lực và thế để vươn ra bên ngoài. CHƯƠNG IV: SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT DÂN TỘC CỦA ĐẢNG TA VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN. 1. Thực trạng chung. Là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hòa bình độc lập và phát triển. Chính trị của đất nước luôn luôn giữ được ổn định. Tình hình xã hội có tiến bộ, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Cơ hội tạo cho đất nước ta có thể đi tắt, đón đầu, tiếp thu nhanh những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới. Chúng ta cũng đang đứng trước những thách thức CHƯƠNG IV: SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT DÂN TỘC CỦA ĐẢNG TA VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN. 2. Nhiệm vụ và yêu cầu: Phải củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc Cách mạng Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời của cách mạng vô sản thế giới, Việt Nam tiếp tục đoàn kết và giúp đỡ, ủng hộ các phong trào cách mạng, các xu hướng trào lưu tiến bộ của thời đại Giữ vững nguyên tắc độc lập dân tộc, tự chủ tự cường, chủ trương phát huy sức mạnh dân tộc… CHƯƠNG IV: SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT DÂN TỘC CỦA ĐẢNG TA VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN. 3. Những chú ý khi vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh: Phải thấu suốt quan điểm đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Lấy mục tiêu chung của sự nghiệp cách mạng làm điểm tương đồng, xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử. Đại đoàn kết là sự nghiệp của cả dân tộc, của cả hệ thống chính trị Bảo đảm công bằng và bình đẳng xã hội, chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng, hợp pháp của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân. CHƯƠNG IV: SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT DÂN TỘC CỦA ĐẢNG TA VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN. 4 Ý nghĩa tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh: Đoàn kết là bài học hàng đầu và có tính chiến lược, quyết định mọi thành công. Đoàn kết trong tổ chức, thông qua tổ chức để tạo nên sức mạnh. Lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết là nhiệm vụ của đảng, là biện pháp phát huy sức mạnh của đảng, của toàn dân tộc. Muốn xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải thực sự đoàn kết trong đảng. CHƯƠNG IV: SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT DÂN TỘC CỦA ĐẢNG TA VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN. 5. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới hiện nay a. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trương “đoàn kết rộng rãi, đoàn kết chân thành mọi thành viên trong xã hội Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để trở thành động lực chủ yếu để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc”. Trong những năm trước mắt, Mặt trận tập trung đẩy mạnh hơn nữa các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước. CHƯƠNG IV: SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT DÂN TỘC CỦA ĐẢNG TA VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN. 5. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới hiện nay b. Khơi dậy và phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc: Phải chú ý phát huy tính năng động của mỗi người, mỗi bộ phận. Phải khắc phục được những tiêu cực của kinh tế thị trường Cũng cố khối đại đoàn kết 54 dân tộc anh em, chăm lo đời sống đồng bào dân tộc ít người, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa,… CHƯƠNG IV: SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT DÂN TỘC CỦA ĐẢNG TA VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN. 5. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới hiện nay: c. Những bước làm cụ thể hơn: Xây dựng đảng cộng sản việt nam vững mạnh.  Dựa vào sức mạnh của toàn dân, lấy dân làm gốc. Thường xuyên chăm lo xây dựng và phát triển nguồn lực con người. Bồi dưỡng tư tưởng yêu nước kết hợp với tinh thần quốc tế chân chính.