Bài viết Quảng Nam trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ

Quảng Nam là tỉnh có bề dày về truyền thống lịch sử. Năm 1471, sau khi chiếm vùng đất phía Nam Thuận Hóa cho đến đèo Cù Mông, vua Lê Thánh Tông lập thêm đơn vị hành chính thứ 13 - Thừa Tuyên Quảng Nam gồm 3 phủ: Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn (nay là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định). Danh xưng Quảng Nam xuất hiện từ đây. Theo dòng lịch sử, Quảng Nam từng là đất đóng đô của một vương quốc cổ có thời gian tồn tại 15 thế kỷ. Dưới triều Lê Thánh Tông (năm 1471), Quảng Nam trở thành một bộ phận của Đại Việt và trong thời điểm Trịnh-Nguyễn phân tranh, Quảng Nam thuộc quyền cai quản của chúa Nguyễn (từ năm 1570). Bằng lao động sáng tạo, Quảng Nam đã góp phần vào tiến trình mở nước của dân tộc và tạo lập cuộc sống phồn vinh của một vùng - xứ Quảng. Biên niên sử thời Nguyễn đã chép về giai đoạn này như sau: “Chúa ở trấn hơn 10 năm, (chúa Tiên Nguyễn Hoàng) chính sự rộng rãi, quân lệnh nghiêm trang, nhân dân đều an cư lạc nghiệp, chợ không hai giá, không có trộm cướp. Thuyền buôn các nước đến nhiều. Trấn trở nên một đô hội lớn”. Cư dân Quảng Nam là sự cộng cư trong suốt quá trình mở nước. Người Việt (Kinh) có mặt ở Quảng Nam trước năm 1471, cùng với người Chăm pa, người Hoa. Ngày nay, ở Quảng Nam, ngoài người Việt thuần gốc, người Hoa, còn có người Việt (Kinh) có nguồn gốc tổ tiên lâu đời là người Trung Quốc (người Minh Hương).

docx6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài viết Quảng Nam trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢNG NAM TRUNG DŨNG KIÊN CƯỜNG ĐI ĐẦU DIỆT MỸ Quảng Nam là tỉnh có bề dày về truyền thống lịch sử. Năm 1471, sau khi chiếm vùng đất phía Nam Thuận Hóa cho đến đèo Cù Mông, vua Lê Thánh Tông lập thêm đơn vị hành chính thứ 13 - Thừa Tuyên Quảng Nam gồm 3 phủ: Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn (nay là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định). Danh xưng Quảng Nam xuất hiện từ đây. Theo dòng lịch sử, Quảng Nam từng là đất đóng đô của một vương quốc cổ có thời gian tồn tại 15 thế kỷ. Dưới triều Lê Thánh Tông (năm 1471), Quảng Nam trở thành một bộ phận của Đại Việt và trong thời điểm Trịnh-Nguyễn phân tranh, Quảng Nam thuộc quyền cai quản của chúa Nguyễn (từ năm 1570). Bằng lao động sáng tạo, Quảng Nam đã góp phần vào tiến trình mở nước của dân tộc và tạo lập cuộc sống phồn vinh của một vùng - xứ Quảng. Biên niên sử thời Nguyễn đã chép về giai đoạn này như sau: “Chúa ở trấn hơn 10 năm, (chúa Tiên Nguyễn Hoàng) chính sự rộng rãi, quân lệnh nghiêm trang, nhân dân đều an cư lạc nghiệp, chợ không hai giá, không có trộm cướp. Thuyền buôn các nước đến nhiều. Trấn trở nên một đô hội lớn”. Cư dân Quảng Nam là sự cộng cư trong suốt quá trình mở nước. Người Việt (Kinh) có mặt ở Quảng Nam trước năm 1471, cùng với người Chăm pa, người Hoa. Ngày nay, ở Quảng Nam, ngoài người Việt thuần gốc, người Hoa, còn có người Việt (Kinh) có nguồn gốc tổ tiên lâu đời là người Trung Quốc (người Minh Hương). Đến giữa thế kỷ XVII, chính quyền đàng Trong nhanh chóng suy yếu, nạn chiếm đoạt và tập trung ruộng đất diễn ra gay gắt, thuế khóa ngày càng tăng… Quan lại lợi dụng hành hạ, ẩu lậu, cố tình tăng giảm, sinh sự làm khổ dân. Trước hoàn cảnh đó, khi phong trào Tây Sơn bùng nổ, nhân dân Quảng Nam đã hưởng ứng mạnh mẽ. Mùa thu năm 1773, khi quân Tây Sơn kéo ra Quảng Nam, nhân dân Quảng Nam đã phối hợp cùng nghĩa quân phục kích ở Bến Đá (Thạch Tân, Thăng Bình, Quảng Nam) đánh bại quân của chúa Nguyễn do các tướng Nguyễn Cửu Thống, Nguyễn Hữu Sách… chỉ huy. Chiến thắng của phong trào Tây Sơn trong sự nghiệp đánh đổ tập đoàn phong kiến Trịnh-Nguyễn, mở đầu sự nghiệp thống nhất đất nước có phần đóng góp rất lớn của nhân dân Quảng Nam. Trong sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nhân dân Quảng Nam đã đi đầu, lập công ngay từ khi thực dân Pháp đặt chân đến vùng đất Quảng Nam-Đà Nẵng. Đáng chú ý khi phong trào Cần Vương được phát động, Quảng Nam là địa phương hưởng ứng mạnh mẽ và có tổ chức, đó là Nghĩa hội Quảng Nam được thành lập vào tháng 9 năm 1885. Dưới sự lãnh đạo của các chí sỹ yêu nước Trần Văn Dư, Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến… quân và dân Quảng Nam đã lập nên những chiến công hiển hách, gây tổn thất cho quân Pháp và triều đình Huế, mở rộng liên kết với phong trào Cần Vương ở Quảng Ngãi và Bình Định. Quảng Nam tự hào là nơi phát tích phong trào và là quê hương của những nhà lãnh đạo tâm huyết trước vận mệnh của dân tộc như: Trần Quý Cáp, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Cao Vân, Thái Phiên…, Quảng Nam còn là địa phương sớm có tổ chức Đảng cộng sản hoạt động. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các tầng lớp nhân dân đã anh dũng chiến đấu, góp sức người, sức của chi viện cho chiến trường Tây Nguyên, Hạ Lào và tiến hành cuộc kháng chiến tại quê hương đất Quảng đến khi thắng lợi. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Quảng Nam “trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ”, đã lập được nhiều chiến công và đóng góp những bài học kinh nghiệm đánh Mỹ. Đó là một quyết tâm cao: “Chưa giải phóng miền Nam thì còn phải đánh, chiến tranh gì cũng đánh, đối tượng nào cũng đánh, chúng ta có nhiệm vụ đánh Mỹ trước bằng hai chân ba mũi, để đóng góp kinh nghiệm cho toàn miền và góp phần đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ”. Đó là niềm lạc quan cách mạng: “Nhà tan cửa nát cũng ừ, quyết tâm đánh Mỹ cực chừ sướng sau”. Những chiến thắng của quân và dân Quảng Nam-Đà Nẵng trong chiến dịch giải phóng Huế-Đà Nẵng tháng 3 năm 1975 đã góp phần quan trọng vào sự sụp đổ của Ngụy quyền, đưa đến đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Sau ngày giải phóng, bước sang thời kỳ xây dựng và phát triển, Đảng bộ và nhân dân Quảng Nam đã sát cánh hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội. Những kết quả đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, giáo dục, an ninh, quốc phòng… trong thời kỳ đổi mới càng thể hiện quyết tâm và ý chí vươn lên của các tầng lớp nhân dân trên mảnh đất Quảng Nam kiên cường. Để hướng tới một tỉnh công nghiệp vào năm 2015-2020, Đảng bộ và nhân dân Quảng Nam đã chuẩn bị sẵn sàng để cùng với cả nước vững bước tiến lên, đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn, xây dựng quê hương Quảng Nam ngày càng giàu mạnh. Về lại vùng quê “Trung dũng kiên cường, đi đầu diệt Mỹ”  20:39 | 19/03/2010  Trong những ngày tháng 3 lịch sử, về lại vùng quê được Bác Hồ phong tặng 8 chữ vàng “Trung dũng kiên cường, đi đầu diệt Mỹ”, đâu đâu chúng tôi cũng cảm nhận được không khí phấn khởi của người dân chào đón sự kiện 35 năm giải phóng quê hương Núi Thành, tỉnh Quảng Nam (24/3/1975 -24/3/2010).  Những hoang tàn đổ nát của chiến tranh ngày nào giờ đây đã lùi xa, vùng quê Núi Thành hôm nay đã đổi thay nhiều. Vóc dáng của một huyện công nghiệp đang từng ngày phát triển, đời sống người dân khấm khá đi lên ngay trên đồng đất một thời gian lao mà anh dũng, kiên cường. Sau 35 năm giải phóng quê hương, giờ đây huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đã có những bước tiến khá dài và vững chắc. Với Khu Kinh tế mở Chu Lai – Khu kinh tế mở đầu tiên của cả nước đã đầu tư xây dựng được 7 năm, huyện Núi Thành thành lập được 27 năm, ngành công nghiệp huyện với động lực mạnh mẽ từ Khu Kinh tế mở Chu Lai. Đặc biệt, Đại hội Đảng bộ huyện Núi Thành lần thứ 19 đã xác định: Đến cuối năm 2010, Núi Thành cơ bản trở thành huyện công nghiệp. Từ mục tiêu đã xác định, trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân huyện Núi Thành không ngừng phấn đấu, đóng góp tích cực vào sự phát triển trên lĩnh vực này. Nếu như trước năm 2003 Núi Thành là huyện thuần nông, đất cát bạc mầu, người dân thiếu đói, đến nay cơ cấu kinh tế của huyện đã có những chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp, dịch vụ. Đến nay, từ động lực của Khu Kinh tế mở Chu Lai với 52 dự án được cấp phép trị giá 929 triệu USD, thu hút 10 nghìn lao động địa phương. Doanh nghiệp hàng đầu của Khu Kinh tế mở Chu Lai là Nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô Chu Lai - Trường Hải với công suất 25.000 xe/năm, giải quyết cho hàng nghìn lao động có thu nhập khá và ổn định trên địa bàn Quảng Nam và Đà Nẵng... Tại Khu công nghiệp Tam Hiệp, nhiều nhà máy, xí nghiệp đã triển khai đầu tư và làm ăn có hiệu quả như: Nhà máy kính nổi Chu Lai, công suất 900 tấn/ ngày đêm, Công ty cổ phần Gạch men Anh Em DIC, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động…  Bên cạnh đó, 2 cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện là Nam Chu Lai và Trảng Tôn đã có nhiều nhà máy, xí nghiệp mọc lên, tạo việc làm cho nhiều lao động. Cụm công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Trảng Tôn hiện tại có 5 nhà máy, xí nghiệp đã đi vào hoạt động. Đó là Xí nghiệp Mây tre lá xuất khẩu Âu Cơ, Cơ sở sản xuất của Hội Người mù huyện Núi Thành, Doanh nghiệp tư nhân Hồng Ngọc, Công ty TNHH Lâm Gia, Công ty TNHH liên doanh may Như Thành. Các doanh nghiệp này giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh giá trị công nghiệp, thương mại dịch vụ. Song song với phát triển công nghiệp, huyện Núi Thành cũng đã tập trung phát triển ngành thuỷ sản. Những năm trước đây công suất các tầu thuyền chỉ đạt 8.000 CV, hiện nay lên tới 35.000 CV, với sản lượng từ 13 nghìn tấn nay đạt 24 nghìn tấn hải sản. Nông nghiệp cũng phát triển đáng kể với sản lượng cây trồng có hạt đạt 32 nghìn tấn/năm. Đặc biệt, 100% nhân dân trong huyện có điện thắp sáng; đường giao thông nông thôn được bê tông hoá cơ bản hoàn toàn....  Với những thành quả đã đạt được của Đảng bộ, nhân dân trong huyện thời gian qua, đã góp phần vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế ổn định, thể hiện qua việc thu ngân sách cho tỉnh đáng kể với gần 1.200 tỷ đồng mỗi năm. Nhờ đó, đời sống của nhân dân được ổn định, các đối tượng chính sách được chú trọng quan tâm. Đặc biệt bộ mặt nông thôn mới được khởi sắc, tất cả các xã đều có đường ô tô đến trung tâm xã... Nhờ vậy đã góp phần xoá đói giảm nghèo theo tiếu chí mới từ 23 % 2000 đến nay còn 13 %.  Ông Nguyễn Tiến, Chủ tịch UBND huyện Núi Thành cho biết: với mục tiêu đưa giá trị công nghiệp - dịch vụ chiếm 90% trong cơ cấu kinh tế trong những năm tiếp theo, huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam hiện đang tiếp tục thực hiện những giải pháp tích cực và đồng bộ. Trước hết là tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về nhiệm vụ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ trong giai đoạn mới. Núi Thành tiếp tục thực hiện tốt công tác tái định cư, bồi thường giải phóng mặt bằng để xây dựng Khu Kinh tế mở Chu Lai và các cụm công nghiệp, xem đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm để thúc đẩy phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, góp phần quyết định xây dựng huyện Núi Thành giàu mạnh.../. Các từ khóa theo tin:  (Theo TTXVN)