Bản chất khoa học, cách mạng của triết học Mác và vấn đề giảng dạy triết học Mác - Lênin trong trường đại học hiện nay

Tóm tắt Chủ nghĩa Mác do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập vào giữa thế kỷ XIX với ba bộ phận cấu thành (Triết học, Kinh tế chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học), đầu thế kỷ XX đã được V.I. Lênin phát triển thành chủ nghĩa Mác - Lênin là đỉnh cao của tư duy nhân loại, được thừa nhận là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận duy nhất đúng đắn và khoa học. Mặc dù đến nay, nhân loại đã trải qua nhiều biến cố, quanh co, phức tạp, song với bản chất khoa học, cách mạng chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng vẫn thể hiện sức sống trong xã hội hiện đại. Bài viết trình bày bản chất khoa học, cách mạng của triết học Mác và vấn đề giảng dạy triết học Mác - Lênin trong trường đại học hiện nay.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bản chất khoa học, cách mạng của triết học Mác và vấn đề giảng dạy triết học Mác - Lênin trong trường đại học hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại |2 BẢN CHẤT KHOA HỌC, CÁCH MẠNG CỦA TRIẾT HỌC MÁC VÀ VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY PGS.TS. Vũ Công Thương Trường Đại học Sài Gòn Tóm tắt Chủ nghĩa Mác do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập vào giữa thế kỷ XIX với ba bộ phận cấu thành (Triết học, Kinh tế chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học), đầu thế kỷ XX đã được V.I. Lênin phát triển thành chủ nghĩa Mác - Lênin là đỉnh cao của tư duy nhân loại, được thừa nhận là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận duy nhất đúng đắn và khoa học. Mặc dù đến nay, nhân loại đã trải qua nhiều biến cố, quanh co, phức tạp, song với bản chất khoa học, cách mạng chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng vẫn thể hiện sức sống trong xã hội hiện đại. Bài viết trình bày bản chất khoa học, cách mạng của triết học Mác và vấn đề giảng dạy triết học Mác - Lênin trong trường đại học hiện nay. Từ khóa: Bản chất khoa học, cách mạng; triết học Mác, giảng dạy triết học Mác - Lênin. I. MỞ ĐẦU Sự ra đời của triết học Mác là một cuộc cách mạng thực sự trong tiến trình phát triển của lịch sử tƣ tƣởng nhân loại. Với bản chất tự nó - bản chất cách mạng và khoa học và với tƣ cách là “một chủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị, nó cung cấp cho loài ngƣời và nhất là giai cấp công nhân những công cụ nhận thức vĩ đại” [6; tr.54], nó là hệ thống mở, luôn tự đổi mới nhƣ một nhu cầu tự thân để đáp ứng sự biến đổi không ngừng của thực tiễn cuộc sống. Hiện nay, triết học Mác vẫn thực sự là một công cụ nhận thức sắc bén, mang tầm thời đại. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, giảng dạy triết học Mác phù hợp với điều kiện đổi mới đất nƣớc hiện nay có ý nghĩa quan trọng và cần thiết. II. NỘI DUNG 2.1. Bản chất cách mạng và khoa học của triết học Mác 2.1.1. Thế giới quan và phương pháp luận của triết học Mác Thứ nhất, thế giới quan duy vật và phép biện chứng duy vật là tinh hoa của trí tuệ nhân loại đƣợc C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập trên cơ sở kế thừa có chọn lọc, tiếp “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 3| thu một cách sáng tạo những thành tựu của tƣ duy nhân loại, những thành quả của các nhà triết học tiền bối, nhất là phép biện chứng của Hêghen và chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc, đồng thời khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học hiện đại và thực tiễn xã hội - lịch sử toàn nhân loại. Sau này đã đƣợc V.I. Lênin bổ sung và phát triển trên cơ sở tổng kết thực tiễn cách mạng, nhất là thực tiễn cách mạng Nga và dựa vào những thành quả mới nhất của khoa học, trƣớc hết là khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Những khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật, phƣơng pháp luận cơ bản của triết học Mác mang tính phổ quát, bao quát và có ảnh hƣởng đối với giới tự nhiên, đời sống xã hội và tƣ duy con ngƣời trong mọi giai đoạn lịch sử. Do đó, phép biện chứng duy vật trở thành thế giới quan và phƣơng pháp luận khoa học, là kim chỉ nam cho suy nghĩ và hành động của con ngƣời trong nhận thức và cải tạo thế giới. Trong nhiều năm qua, kể từ khi phép biện chứng duy vật ra đời cho đến nay, nhân loại đã chứng kiến những biến đổi to lớn trong khoa học cũng nhƣ trong đời sống xã hội. Những thành tựu của khoa học và công nghệ, nhất là thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 hiện nay không chỉ đóng vai trò trọng yếu của nền sản xuất xã hội, mà còn tác động trực tiếp đến làm biến đổi mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thúc đẩy năng suất lao động tăng lên vƣợt bậc. Trong điều kiện đó đòi hỏi triết học Mác phải đƣợc bổ sung và phát triển hơn nữa, nhƣ V.I. Lênin đã khẳng định “Chính vì chủ nghĩa Mác không phải là một giáo điều chết cứng, một học thuyết nào đó đã hoàn thành hẳn, có sẵn đâu vào đấy, bất di bất dịch, mà là một kim chỉ nam sinh động cho hành động, chính vì thế nó không thể không phản ánh sự biến đổi mạnh mẽ của điều kiện sinh hoạt xã hội” [5; tr.103]. Thứ hai, chủ nghĩa duy vật lịch sử - một trong hai phát kiến vĩ đại của C. Mác là cơ sở thế giới quan và phƣơng pháp luận khoa học của hoạt động nhận thức và cải tạo xã hội. Để xây dựng triết học duy vật biện chứng, C. Mác và Ph. Ăngghen đã kế thừa có chọn lọc những tƣ tƣởng biện chứng trong triết học Hêghen, đem phép biện chứng thống nhất với chủ nghĩa duy vật, tạo nên phép biện chứng duy vật - khoa học về mối liên hệ phổ biến và phát triển, sử dụng nó để cải tạo thế giới. Đây là hình thức cao của phép biện chứng, đối lập căn bản với phép biện chứng của Hêghen, mở rộng vào tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tƣ duy và giải thoát chủ nghĩa duy vật khỏi tính hạn chế siêu hình, làm cho nó trở nên “hoàn bị” và đƣợc mở rộng “từ chỗ nhận thức thế giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài ngƣời”, sáng tạo chủ nghĩa duy vật lịch sử với tƣ cách là “thành tựu vĩ đại nhất của tƣ tƣởng khoa học”. Phần I. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại |4 Thời đại ngày nay thế giới có nhiều diễn biến phức tạp “Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục đƣợc đẩy mạnh. Hợp tác, cạnh tranh, đấu tranh và sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nƣớc, nhất là giữa các nƣớc lớn ngày càng tăng. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển nhảy vọt trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia. Tình hình chính trị - an ninh thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lƣờng; tình trạng xâm phạm chủ quyền quốc gia, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên, xung đột sắc tộc, tôn giáo, can thiệp lật đổ, khủng bố, chiến tranh cục bộ, chiến tranh mạng, tiếp tục diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực Những biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cƣờng quyền áp đặt, chủ nghĩa thực dụng ngày càng nổi lên trong quan hệ quốc tế... Những vấn đề toàn cầu nhƣ an ninh tài chính, an ninh năng lƣợng, an ninh nguồn nƣớc, an ninh lƣơng thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, có nhiều diễn biến phức tạp. Cộng đồng quốc tế ngày càng quyết liệt hơn với các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống, đặc biệt là an ninh mạng và các hình thái chiến tranh kiểu mới... Tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển đảo trong khu vực và trên Biển Đông tiếp tục diễn ra gay gắt, phức tạp” [4; tr.70-73]. Tất cả những biến đổi đó không mâu thuẫn và “xung đột” với những nguyên lý và quy luật của chủ nghĩa duy vật lịch sử với tƣ cách cơ sở thế giới quan và phƣơng pháp luận của nhận thức và cải tạo xã hội. Trong xã hội hiện đại, sản xuất vật chất vẫn giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại, phát triển của xã hội. Nguồn gốc của sự vận động phát triển của xã hội, của lịch sử nhân loại trên mọi phƣơng diện: kinh tế, chính trị, văn hóa,... suy đến cùng đều là do sự phát triển của lực lƣợng sản xuất. Chính sự phát triển của lực lƣợng sản xuất đã dẫn đến sự thay đổi của quan hệ sản xuất. Đến lƣợt mình, quan hệ sản xuất làm cho kiến trúc thƣợng tầng thay đổi theo, do đó mà hình thái kinh tế - xã hội cũ đƣợc thay thế bằng hình thái kinh tế - xã hội mới cao hơn, tiến bộ hơn. Sự phát triển của xã hội từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác đƣợc thực hiện thông qua cuộc cách mạng xã hội (với những hình thức và phƣơng pháp cách mạng phong phú và thích hợp). Trong xã hội có giai cấp thì đấu tranh giai cấp vẫn là một trong những động lực phát triển của xã hội. Nói cách khác, quan điểm của triết học Mác về hình thái kinh tế - xã hội, về giai cấp và đấu tranh giai cấp, về cách mạng xã hội, nhà nƣớc, tồn tại xã hội, ý thức xã hội, con ngƣời, vẫn là cơ sở khoa học cho việc xem xét và giải quyết những vấn đề căn bản của xã hội hiện đại hiện nay. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 5| 2.1.2. Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong triết học Mác Triết học Mác không chỉ là sự kế thừa những giá trị của các hệ thống triết học trƣớc đó, mà điều quan trọng là sự khái quát kinh nghiệm thực tiễn của loài ngƣời, nhất là thực tiễn cách mạng. C. Mác và Ph. Ăngghen đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề lý luận, thực tiễn và mối quan hệ giữa chúng. Các ông đã tích cực trực tiếp tham gia vào hoạt động thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản, thành lập các tổ chức cộng sản, đồng thời từ thực tiễn để khái quát, phát triển và kiểm nghiệm lý luận, nhờ đó làm cho lý luận thống nhất với thực tiễn. Việc đƣa phạm trù thực tiễn vào hệ thống lý luận của mình với tính cách là nền tảng của toàn bộ đời sống xã hội, là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý, C. Mác và Ph. Ăngghen đã thực hiện một bƣớc ngoặt cách mạng trong lĩnh vực lý luận, đem lại cho lý luận một nội dung mới, khác về chất so với các hệ thống tƣ duy trƣớc đó. Điều đó đã đƣợc C. Mác đã khẳng định: “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới” [8; tr.12]. Ở luận đề 8, “Luận cƣơng về Phoiơbắc”, C. Mác viết: “Đời sống xã hội, về thực chất, là có tính chất thực tiễn. Tất cả những sự thần bí đang đƣa lý luận đến chủ nghĩa thần bí, đều đƣợc giải đáp một cách hợp lý trong thực tiễn của con ngƣời và trong sự hiểu biết thực tiễn ấy” [8; tr.12]. Khẳng định vai trò quyết định của thực tiễn, song C. Mác và Ph. Ăngghen không hạ thấp hay bỏ qua vai trò của lý luận, mà luận giải sâu sắc về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn. C. Mác viết: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế đƣợc sự phê phán của vũ khí, lực lƣợng vật chất chỉ có thể đánh đổ bằng lực lƣợng vật chất; nhƣng lý luận cũng sẽ trở thành lực lƣợng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng” [7; tr.580]. Chính vì vậy, sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trở thành nguyên tắc nền tảng của triết học Mác. Trong điều kiện đổi mới hiện nay, sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0, sự ra đời của kinh tế tri thức Song, triết học Mác luôn giữ vai trò định hƣớng thế giới quan và phƣơng pháp luận cho hoạt động của con ngƣời; đồng thời, đƣợc thực tiễn kiểm nghiệm, chứng minh và làm phong phú thêm bằng chính “hơi thở” của thời đại. Chính vì vậy, Ph. Ăngghen đã nhấn mạnh rằng lý luận của các ông không phải là giáo điều, mà là kim chỉ nam cho hành động. Tuy nhiên, do điều kiện hoàn cảnh lịch sử quy định nên khi vận dụng triết học vào thực tiễn cách mạng ở mỗi dân tộc, quốc gia là khác nhau. Việc vận dụng, bổ sung, phát triển triết học Mác phải dựa trên cơ sở bảo vệ, kế Phần I. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại |6 thừa, phát huy bản chất cách mạng, khoa học vốn có của triết học Mác, không hoang mang, dao động, mất phƣơng hƣớng. Cần chống việc nhân danh vận dụng, bổ sung, phát triển triết học Mác để phủ định bản chất khoa học cách mạng vốn có của nó, rơi vào chủ nghĩa xét lại; hoặc là nhân danh “bảo vệ” triết học Mác, không nhìn thấy những đổi thay của thực tiễn, rơi vào giáo điều, kinh viện, bảo thủ. Vấn đề này, V.I. Lênin đã chỉ rõ, tuyệt đối không coi lý luận của Mác là một cái gì đó nhất thành bất biến và không thể xâm phạm, mà trái lại chúng ta tin rằng nó chỉ đặt cơ sở cho một khoa học, và những ngƣời xã hội chủ nghĩa, nếu không muốn lạc hậu với đời sống thực tế, cần tiếp tục bổ sung, phát triển triết học Mác phù hợp với thực tiễn. 2.1.3. Sự thống nhất giữa ổn định và tính phát triển, tính mở trong hệ thống lý luận của triết học Mác Là hệ thống lý luận khoa học, triết học Mác - Lênin là sự khái quát thực tiễn cách mạng và lịch sử xã hội, là sự đúc kết những tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận. Sức mạnh của lý luận đó chính là ở chỗ nó gắn bó hữu cơ với thực tiễn, đƣợc thực tiễn kiểm nghiệm, bổ sung và phát triển trong thực tiễn. Toàn bộ các khái niệm, phạm trù, nguyên lý và quy luật của triết học Mác là hệ thống lý luận mở và phát triển, đem lại một cơ sở khoa học đúng đắn cho việc luận chứng và giải thích những hiện tƣợng của đời sống xã hội, nhất là cho việc cải tạo thế giới hiện thực. Nó đem lại cho chúng ta quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển, quan điểm lịch sử - cụ thể trong nhận thức, xem xét các sự vật, hiện tƣợng cũng nhƣ trong hoạt động thực tiễn để có cách thức giải quyết mọi vấn đề do thực tiễn đặt ra. Tính mở và phát triển của triết học Mác đƣợc thể hiện: một là, triết học Mác luôn hƣớng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, cải tạo xã hội, phát triển khoa học - công nghệ và phát triển sản xuất chứ không phải chỉ là thứ lý luận giáo điều, kinh viện; hai là, triết học Mác ra đời là do C. Mác và Ph. Ăngghen đã kế thừa có chọn lọc những tinh hoa của triết học trƣớc đó, đặc biệt là phép biện chứng của Hêghen và chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc để xây dựng hệ thống lý luận của mình. Hiện nay, hoàn cảnh lịch sử - xã hội đã có những biến đổi to lớn, vì vậy để xem xét, tiếp thu một cách có phê phán những giá trị nhằm mở rộng tầm nhìn, phát triển và hoàn thiện triết học Mác cần phải đứng trên lập trƣờng của chủ nghĩa duy vật biện chứng; ba là, thế giới quan duy vật biện chứng và phƣơng pháp luận biện chứng duy vật của triết học Mác là kim chỉ nam cho hành động, mở đƣờng và chỉ dẫn cho con ngƣời tiếp tục nhận thức chân lý chứ không đi tới chân lý tuyệt đích, cuối cùng. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 7| Trong triết học Mác, tính mở và tính phát triển thống nhất biện chứng với tính ổn định của lập trƣờng duy vật biện chứng và phƣơng pháp luận cơ bản của nó. Mặc dù, hiện nay thế giới đã, đang và tiếp tục có những biến đổi to lớn và phức tạp. Song, do triết học Mác ra đời là tinh hoa trí tuệ của toàn nhân loại, thế giới quan và phƣơng pháp luận khoa học của triết học Mác vẫn là kim chỉ nam cho hoạt động nhận thức, cải tạo xã hội, nên ở bất cứ quốc gia, dân tộc nào đều có thể vận dụng sáng tạo triết học Mác phù hợp thực tiễn đất nƣớc mình; đồng thời, do bản chất khoa học, cách mạng và đòi hỏi bức thiết của thực tiễn thời đại tất yếu dẫn đến việc đổi mới lý luận triết học mácxít. Tuy nhiên, việc đổi mới không phải là xét lại, phủ định, mà là tiếp tục khẳng định và làm sâu sắc hơn bản chất khoa học và cách mạng của triết học Mác trong điều kiện mới. 2.2. Vấn đề đổi mới giảng dạy triết học Mác - Lênin trong trường đại học hiện nay 2.2.1. Sự cần thiết đổi mới giảng dạy triết học Mác - Lênin Trong thời đại hiện nay, trí tuệ đƣợc coi là sức mạnh hàng đầu, khẳng định vai trò, vị thế của một quốc gia, dân tộc. Vì vậy, bất kỳ quốc gia, dân tộc, ở giai đoạn phát triển nào, muốn thúc đẩy và phát triển kinh tế không thể không quan tâm và đầu tƣ cho giáo dục. Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con ngƣời - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững” [2; tr.108-109]. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, xu thế toàn cầu hóa thâm nhập ngày càng sâu rộng vào mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Điều đó, tạo ra những thay đổi lớn trong đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới. Trên lĩnh vực tƣ tƣởng, văn hóa, các thế lực thù địch vẫn tiếp tục dùng mọi thủ đoạn và âm mƣu “diễn biến hòa bình” tác động vào xã hội nƣớc ta, nhất là vào thanh niên, sinh viên, trí thức,... nhằm làm tan rã hệ tƣ tƣởng, làm mất niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, thực tế ở các trƣờng đại học vẫn còn một số sinh viên có thái độ thờ ơ, coi nhẹ, thiếu niềm tin đối với các môn Lý luận chính trị, có nhận thức lệch lạc về mục đích, lý tƣởng sống làm ảnh hƣởng đến quá trình giáo dục, đào tạo của nhà trƣờng cũng nhƣ việc hình thành nhân cách mỗi sinh viên. Vấn đề bức xúc nhất trong giáo dục nƣớc ta hiện nay là “chất lƣợng giáo dục toàn diện, trƣớc hết là chất lƣợng giáo dục chính trị, lý tƣởng, đạo đức, lối sống, đặc biệt ở bậc cao đẳng, đại học” [3; tr.40-41]. Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận định: “Đặc biệt đáng lo ngại là trong một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái đạo đức, Phần I. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại |8 mờ nhạt lý tƣởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tƣơng lai của bản thân và đất nƣớc” [1; tr.24]. Tình hình đó do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan, song một trong những nguyên nhân cơ bản là do: “Công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức và nhân cách cũng nhƣ việc giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn,... bị xem nhẹ. Hiệu quả giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin bị hạn chế” [1; tr.26]. Điều đó, đặt ra yêu cầu phải chú trong hơn nữa công tác giảng dạy, học tập các môn Lý luận chính trị nhằm hình thành cho sinh viên thế giới quan và phƣơng pháp luận khoa học, xây dựng cho sinh viên niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, tin vào đƣờng lối đổi mới của Đảng, vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã khẳng định: “Tăng cƣờng giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Cải tiến việc giảng dạy và học tập các bộ môn khoa học Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ở các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề” [2; tr.110-111]. 2.2.2. Một số giải pháp chủ yếu đổi mới nâng cao chất lượng giảng dạy triết học Mác - Lênin trong trường đại học hiện nay Thứ nhất, đổi mới nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp giảng dạy phù hợp với đối tƣợng sinh viên. Với chức năng là môn khoa học cung cấp thế giới quan và phƣơng pháp luận cũng nhƣ tƣ duy biện chứng cho ngƣời học, đổi mới nội dung và phƣơng pháp giảng dạy triết học Mác - Lênin phù hợp với đối tƣợng sinh viên là một yêu cầu bức thiết, một nhiệm vụ quan trọng. Việc xây dựng nội dung chƣơng trình phù hợp với đối tƣợng dạy học quyết định đến việc lựa chọn phƣơng pháp dạy học phù hợp. Đối với sinh viên các trƣờng đại học, họ cần đƣợc trang bị kiến thức về thế giới quan, phƣơng pháp luận khoa học chung nhất. Song, do mục tiêu đào tạo của mỗi trƣờng, mỗi ngành khác nhau. Do đó, trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra của mỗi trƣờng, mỗi ngành đào tạo, giảng viên phải xác định đối tƣợng để vận dụng những phƣơng pháp giảng dạy và đáp ứng các kỹ năng cần thiết phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra. Trƣớc những đòi hỏi cấp bách của thực tiễn và qua 12 năm giảng dạy các môn Lý luận chính trị theo 3 môn ở trƣờng đại học bộc lộ một số hạn chế, gây áp lực rất lớn bởi sự quá tải về nội dung chƣơng trình. Môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (phần 1) so với nội dung môn Triết học Mác - Lênin trƣớc đây thì gần nhƣ không có sự thay đổi, trong khi đó thời gian giảng dạy chƣơng trình mới chỉ bằng “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 9| một nửa so với chƣơng trình cũ. Việc nghiên cứu triết học Mác - Lênin chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn phát triển của đất nƣớc đặt ra. Nhiều vấn đề cấp bách về sự phát triển đất nƣớc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa chƣa đƣợc giải đáp. Từ thực tế đó, Ban Bí thƣ đã có Kết luận 94-KL/TW ngày 28/3/2014 về “Tiếp tục đổi mới học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân”. Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đƣợc giao nhiệm vụ tổ chức biên soạn chƣơng trình, giáo trình các môn lý luận chính trị dùng chung trong đào tạo trình độ đại học đối với tất cả các cơ sở giáo dục đại học và có Công văn số 3056/BGDĐT-GDĐH ngày 19/7/2019 hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình, giáo trình các môn Lý luận chính trị bắt đầu từ năm học 2019 - 2020. Trong đó, môn Triết học Mác - Lênin đƣợc bố trí 3 tín chỉ. Việc nâng cao chất lƣợng giảng dạy các môn Lý luận chính trị nói chung, giảng dạy môn triết học Mác - Lênin nói riêng là một thách thức rất lớn. Vì vậy, để kích thích, khơi dậy đƣợc tính sáng
Tài liệu liên quan