Tiêu chuẩn Việt nam 5993: 1995. “Chất lượng nước, Lấy mẫu, hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu”. Water quality - Sampling - Guidance on the preservation and handling of samples.
Quy chuẩn Việt Nam 08: 2008/BTNMT. “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt”. National technical regulation on surface water quality.
13 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bản kế hoạch giám sát chất lượng nước sông hương đoạn chảy ngang qua thành phố Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN KẾ HOẠCH
GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG HƯƠNG ĐOẠN CHẢY NGANG QUA THÀNH PHỐ HUẾ
I. MỤC ĐÍCH:
Giúp sinh viên các kĩ năng như đi thực địa, tác nghiệp hiện trường, lập các kế hoạch, thu thập thông tin.
Gắn kết các kiến thức đã học trên lí thuyết với thực tế.
II. YÊU CẦU:
- Đánh giá được diễn biến chất lượng nước sông Hương.
- Thu thập chuỗi số liệu về chất lượng nước sông Hương năm trước đó để so sánh sự khác biệt.
- Đánh giá hiệu quả của công tác giám sát chất lượng nước sông Hương qua so sánh kết quả với các quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước mặt.
III. NỘI DUNG:
- Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên và các hoạt động KTXH ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt sông Hương đoạn chảy ngang qua thành phố.
- Tiến hành khảo sát hiện trạng điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn.
- Đo đạc, lấy mẫu, phân tích chất lượng các thông số chất lượng nước.
- Đánh giá chất lượng các thành phần môi trường bằng cách đối chiếu các kết quả với các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Việt Nam hay so sánh đối chiếu với số liệu của các năm trước.
IV. PHẠM VI THỰC HIỆN:
Địa điểm: Đoạn sông Hương chảy ngang qua thành phố Huế bắt đầu từ chùa Thiên Mụ đến ngã ba Bao Vinh.
Thời gian: Từ ngày…….đến ngày……
Stt
Nhiệm vụ
Thời gian
Ghi chú
1
Thu thập thông tin, tài liệu liên quan
1 tuần
Bản đồ Huế, khóa luận liên quan, các thiết bị phục vu cần thiết,…
2
Khảo sát thực địa
1 ngày
Xác định các vị trí xả thải, nguồn gây ô nhiểm chính trên đoạn khảo sát; xác định vị trí tiến hành lấy mẫu. Thuê thuyền
3
Chuẩn bị vật dụng, hóa chất, thiết bị
1 ngày
Trước ngày tiến hành đo
4
Làm ngoài thực địa
1 ngày
Tiến hành lấy mẫu, bão quản mẫu, chuyển mẫu về phòng thí nghiệm.
5
Phân tích tại phòng thí nghiệm
1 tuần
Phân tích các thông số cơ bản theo các phương pháp đã đưa ra
6
Tổng hợp số liệu, phân tích và viết báo cáo
1 tuần
Thống cần nhập liên tục số liệu để khỏi bị sai sót.
Vị trí thu mẫu: gồm 4 vị trí
1. Điểm sông đi qua chùa Thiên Mụ.
2. Điểm tại ngã ba Bao Vinh (điểm ba nhánh sông hợp lại)
3.
4.
5.
Nhân lực : Nhóm gồm 4 người
1.Phan Thị Anh Thư
2.Phan Thị Mỹ Ty
3. Lương Hoàng Yến
4. Yến
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu
- Phương pháp bản đồ, đo đạc thủy văn, vi khí hậu, phương pháp đo nhanh các thông số chất lượng nước.
- Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm.
Các thông số cần đánh giá:
+ Lựa chọn các thông số:
Thông số vật lý: nhiệt độ, SS, độ đục, màu, mùi, vị, ...
Thông số hóa học: pH, TSS, BOD5, COD, DO, N, P, kim loại nặng.
Thông số sinh học: coliforms, protozoa, …
Bảng 3. Thông số và phương pháp phân tích
Thông số quan trắc
Đơn vị đo
Tên phương pháp đo – phân tích
Nhiệt độ
(0C)
Đo bằng máy TOA – WQC 22A – Nhật
Ph
Đo bằng máy TOA – WQC 22A – Nhật
SS
(mg/l)
Phương pháp trọng lượng (TCVN 4559 – 1988)
Độ đục
(NTU)
Đo bằng máy TOA – WQC 22A – Nhật
EC
(µS/cm)
Đo bằng máy TOA – WQC 22A – Nhật
TDS
(mg/l)
Phương pháp khối lượng (TCVN 6053 – 1995)
DO
(mg/l)
Đo bằng máy TOA – WQC 22A – Nhật
BOD5
(mg/l)
TCVN 6001 – 1995
COD
(mg/l)
ISO 6060 – 1989
N-NH4+
(mg/l)
TCVN 6179 – 1995
N-NO3
(mg/l)
Phương pháp Natri Xalixilat
P-PO43-
(mg/l)
Phương pháp acid Ascorbic(TCVN 6202 – 1996)
Cl-
(mg/l)
Phương pháp Morh ( TCVN 6194 – 1996)
Fe tổng
(mg/l)
So màu với thuốc thử ophenoltrolin (TCVN 6177 – 1996)
Tổng coliform
MNP/100ml
TCVN 6167 – 1996
Theo nhìn nhận tổng quan ta thấy đoạn sông cần đánh giá chịu ảnh hưởng bởi nhiều hoạt động từ các khu dân cư , hệ thống ống nước thải của thành phố đổ trực tiếp ra sông, các hoạt động KT-XH khác như du lich, kinh doanh, nhà hàng,... nhằm để đánh giá mức độ tác động của các hoạt động trên đến chất lượng, giám sát được chất lượng của nguồn nước mặt, làm căn cứ cho việc duy trì, bảo vệ và sử dụng nước có phù hợp với mục tiêu đề ra hay không? Do đó sẽ khảo sát các thông số tại 4 điểm đại diện là:
- Thông số đo tại chỗ: pH, DO, nhiệt độ, độ dẫn điện, lưu lượng, vận tốc dòng chãy, độ đục, màu sắc,..
- Thông số mang về phòng thí nghiệm đo là: TSS, COD, BOD5, DO, coliforms, tổng N, tổng P, độ cứng ,…
Cơ sở lựa chọn các thông số: Các thông số trên đều nằm trong danh mục các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt được quy định trong TCVN 5942-1995 về chất lượng nước mặt và nước sông Hương là nguồn nước mặt và mục đích khảo sát là đánh giá chất lượng nước để so sánh với cột B trong tiêu chuẩn.
V. THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
V.1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị:
Dụng cụ:
- Bản đồ dịa chính khu vực cần lấy mẫu, thước đo.
- Máy đo vi khí hậu, thủy văn
- Máy đo lưu lượng, vận tốc dòng chảy
- 4 máy đo pH WTW pH meter.
- 4 đồng hồ đo nhiệt độ TigerDirect HMTMKL9856
- 4 xô đựng nước ( Vxô= 5 l)
- Sổ ghi nhật ký hiện trường
- Máy đo nhanh: WQC-22A với các thông số như: pH, độ đục, nhiệt độ, độ dẫn điện.
- Hach sension 6- Dissolved Oxygen (do DO)
- 3 bình PE loại 1,5(l) để đựng mẫu và 1 bình PE tối màu( V=500ml) phải rửa sạch, làm khô, dán nhãn.
- Các dụng cụ phòng thí nghiệm thông thường: Pipet(2pipet 5ml, 1 pipet 2ml có dán nhãn), 3 cốc thủy tinh, quả bóp cao su, bình nước cất, đũa thủy tinh, giấy chỉ thị pH, xô nhỏ xách hóa chất.
- Giấy dán nhãn có ghi các thông số: Kí hiệu mẫu, địa điểm lấy mẫu, ngày lấy mẫu, Chỉ tiêu phân tích, Phương pháp bảo quản, Người lấy mẫu.
- Đồng hồ bấm giây
- Thùng lạnh bảo quản mẫu
- Hóa chất cố định oxy
- Trang phục lấy mẫu cho người tiến hành: găng tay, khẩu trang,…
- Phương tiện đi lại, vận chuyển: xe máy
- Nhân sự lấy mẫu: 4 người.
Thiết bị
- Thiết bị lấy mẫu chuyên dùng: Thiết bị lấy mẫu là 1 bình được buộc vật nặng, nút kín và thả chìm vào nước đến độ sâu đã định. Nút được mở ra và nước tràn vào đầy. Mỗi lần lấy mẫu là 5l nước sông.
- Thiết bị lấy mẫu nước đứng: thể tích dụng cụ lấy mẫu(V=5l).
- Thiết bị lấy mẫu nước nằm ngang: thể tích dụng cụ lấy mẫu(V=10l).
V.2.Chuẩn bị ra hiện trường:
Trước khi ra hiện trường cần kiểm tra:
+ Bản đồ của khu vực lấy mẫu.
+ Dụng cụ chứa mẫu và vận chuyển mẫu.
+ Biểu mẫu, bảng biểu.
+ Thiết bị bảo hộ, thiết bị lấy mẫu, dụng cụ phòng thí nghiệm, hóa chất bảo quản.
+ Nhật ký quan trắc, theo dõi dự báo thời tiết.
Trước khi ra hiện trường cần chuẩn bị:
+ Chuẩn bị phương tiện lấy mẫu (thuê thuyền)
+ Chuẩn bị phòng thí nghiệm và hóa chất xử lí
+ Chọn ngày lấy mẫu có thời tiết thuận lợi
V.3.Tiến hành lấy mẫu hiện trường.
Trước khi tiến hành lấy mẫu:
+ Ta chuẩn bị tài liệu bản đồ thông tin chung về khu vực lấy mẫu…
+ Theo dõi hiệu chuẩn 1-2 lần trong một tháng. Hiệu chuẩn lại thường xuyên tuỳ thuộc vào cường độ sử dụng.
+ Kiểm tra danh sách các dụng cụ thiết bị, kiểm tra vệ sinh, hiệu chuẩn thiết bị, đo thử trước khi đưa ra hiện trường
+ Danh sách nhân sự tham gia
+ Chuẩn bị các biểu mẫu, nhật ký quan trắc và phân tích
+ Chuẩn bị hóa chất bảo quản các phương tiện phục vụ lấy mẫu và vận chuyển mẫu.
Khi lấy mẫu:
Tuân thủ các quy trình lấy mẫu và đo tại chỗ được quy định theo TCVN 5992: 1995 và TCVN 5996: 1995.
Dạng mẫu: mẩu dơn.
Mẫu lấy là mẫu đơn và mẫu được lấy theo phương pháp thủ công, mẫu được lấy theo hướng thẳng đứng từ trên xuống. Vì quá trình lấy mẫu là để phân tích thông số lý hóa ( pH, nhiệt độ, TSS, BOD5) nên ta tiến hành lấy cách bề mặt nước là 50cm, nhúng xô vào dòng sông sau đó kéo xô lấy mẫu lên. Tráng rửa bình đựng mẫu vài lần bằng nước ở nơi lấy mẫu,cho mẫu nước tràn đầy bình.
Thêm hóa chất bảo quản hoặc cố định oxy,vặn chặt nút tránh rò rỉ, nhiễm bẩn mẫu. Ghi nhãn vận chuyển về phòng thí nghiệm để bảo quản (đối với thông số TSS và BOD5).
Còn đối với mẫu đo tại chỗ là pH và nhiệt độ. Đối với máy đo pH cầm tay: đầu tiên bật nguồn (nút ON/OF) sau đó chuẩn pH vào dung dịch chuẩn sao cho pH =7, khi pH đã về 7 ta nhúng đầu cảm biến để đo vào xô đựng mẫu nước thao tác này thực hiện sau khi dùng đũa thủy tinh khuấy đều nước.Trên màng hình thiết bị nếu số liệu dừng lại không nhảy nữa thì ta ghi kết quả vào biên bản, cuối cùng lấy ra cho đầu đo vào nước cất để rửa sạch, dùng vải khô, mềm lâu sạch.
Đối với thiết bị đo nhiệt độ thì ta cũng nhúng điện cực (đầu đo) vào mẫu nước sau khi nước vừa mới được lấy lên, trách hiện tượng nhiệt độ biến đổi dẫn đến kết quả không chính xác, ta thấy nhiệt độ trên máy không nhảy số nữa và dừng lại ở 1 số nhất định thì ta ghi kết quả vào, sau đó cũng rửa sạch thiết bị như máy đo pH.
V.4.Phân tích tại phòng thí nghiệm
V.4.1 Phương pháp bảo quản và vận chuyển mẫu.
+ Kỹ thuật bảo quản mẫu: TCVN 5993 – 1995
+ Bình chứa mẫu chuyển đến phòng thí nghiệm phân tích phải được đậy kín và bảo vệ khỏi sánh sáng, sức nóng, vì chất lượng mẫu có thể thay đổi nhanh chóng do trao đổi khí, phản ứng hoá học và sự đồng hoá của các sinh vật.
+ Tùy vào các chỉ tiêu phân tích mà có cách bảo quản khác nhau.Cách bảo quản được đưa ra trong bảng sau:
Bảng 2: Các kĩ thuật chung thích hợp để bảo quản mẫu
Thông số nghiên cứu
Loại bình chứa
P=Chất dẻo (PE,PTFE,PVC,PET)G=Thuỷ tinhBG=Thuỷ tinh bosilicat
Kỹ thuật bảo quản
Nơi phân tích
Thời gian bảo quản tối đa
BOD (Nhu cầu oxi sinh hoá)
P hoặc G (G khi BOD thấp)
làm lạnh 20C đến 50C, để nơi tối
Phòng thí nghiệm
24 h
Cặn tổng số
P hoặc G
Làm lạnh 2oC đến 5oC
Phòng thí nghiệm
(Nguồn: Theo TCVN 5993-1995)
V.4.2.Tiến hành phân tích mẫu ở phòng thí nghiệm.
Xác định COD:
Mục đích:
- Chỉ số này dùng để đánh giá hàm lượng chất hữu cơ của nước và sự ô nhiễm của nước thiên nhiên. COD là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa hóa học là các chất hữu cơ trong nước thành CO2 và nước.
Nguyên tắc:
- Sử dụng chất oxy hóa mạnh trong môi trường axit, chất thường sử dụng là K2Cr2O7, khi đó xảy ra phản ứng:
- Chất hữu cơ + K2Cr2O7 + H+ = CO2 + H2O + 2Cr3+ + 2K+
- Lượng dư Cr2O7 được chuẩn độ bằng dung dịch muối Fe2+ với chỉ thị axit phenylanthranilic, màu chỉ thị chuyển từ tím đỏ sang xanh lá cây.
Dụng cụ và hóa chất:
+ Dụng cụ:
- Buret chuẩn độ tự động, pipet 1ml, 2ml, 5ml.
- Bình nón chuẩn độ 50ml. Bình định mức 10ml. Thiết bị đun mẫu tube heater. Ống đun mẫu chịu nhiệt 16 x 100 mm.
+ Hóa chất:
- K2Cr2O7 0,025N: hòa tan 12,259g K2Cr2O7 trong nước cất và thêm tới vạch mức.
- H2SO4 đặc them 22g Ag2SO4 cho 1 chai 9l.
- dung dịch Fe2+ 0,1N: Hòa tan 39g Fe(NH4)2SO4.6H2O tinh khiết trong nước cất , thêm 20ml H2SO4 đặc, để nguội rồi định mức tới 1.l
- Ag2SO4 tinh khiết hóa học.
- HgSO4 tinh khiết hóa học.
- Chỉ thị 1%: hòa tan 0,2g axit phenylanthranilic trong 100ml Na2CO3 0,2 %.
Cách tiến hành:
Lấy 20ml mẫu nước cho vào bình hồi lưu, rồi thêm vào HgSO4 (10mg Cl- thì cần 0,1 g HgSO4). Thêm vào 10ml dd K2Cr2O7 0,025N và 1 vài hạt thủy tinh. Lắp ống sinh hàn thủy tinh nhám. Thêm vào từ từ 30ml H2SO4 đặc có chứa Ag2SO4 qua phần cuối ống sinh hàn và lắc đều hỗn hợp trong khi thêm axit. Đun hồi lưu trong 2h. để nguội và rửa sinh hàn hồi lưu bằng nước cất. Pha loãng hỗn hợp bằng nước cất tới thể tích khoảng 150ml, để nguội. Chuẩn lượng bicromat dư bằng muối Fe2+, với chỉ thị màu axit phenylanthranilic. Tiến hành thí nghiệm mẫu trắng như đối với mẫu phân tích.
Tính kết quả:
Nhu cầu oxy hóa học COD (mg/l) theo:
COD= (mg/l)
+ Trong đó:
A: thể tích dung dịch Fe2+ tiêu tốn khi chuẩn độ mẫu trắng phương pháp, ml
B: thể dung dịch Fe2+ tiêu tốn khi chuẩn độ mẫu thử , ml
N: nồng độ đương lượng của Fe2+
8: đương lượng phân tử gam của oxy
V: thể tích mẫu đem phân tích, 20 ml.
Phân tích thông số TSS:
Mẫu sau khi được lấy từ hiện trường sẽ được chuyển đến phòng thí nghiệm và tiến hành phân tích.
Thông số TSS được xác định theo phương pháp khối lượng.
Thiết bị- dụng cụ
- Giấy lọc tiêu chuẩn( glass fiber, 0,45 )
- Bộ lọc chân không ( gíây lọc, bình hút )
- Đĩa cân bằng nhôm, nhíp gắp mẫu giấy lọc
- Tủ sấy ( 103- 105 0C)
- Bình hút ẩm
- Cân phân tích
Quy trình phân tích
Trước khi phân tích mẫu nước được khuấy trộn đồng nhất.Mẫu được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị giấy lọc
+ Sấy giấy lọc và đĩa nhôm trong 1h
+ Làm nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng
+ Cân khối lượng đĩa + giấy lọc ( m0)
- Bước 2 : Lọc mẫu
+ Lắp giấy lọc và làm ướt bằng nước cất
+ Rót thể tích mẫu đã định trước qua giấy lọc
+ Khi lọc hết mẫu, rửa lại thành phễu 3 lần với nước cất
- Bước 3: Sấy –làm nguội- cân
+ Sấy đĩa nhôm, giấy lọc trong 1h
+ Làm nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng
+ Cân khối lượng đĩa+ giấy lọc + chất rắn( m1)
Lượng TSS tính theo công thức:
TSS (mg/L) =
Trong đó:
m0 : Khối lượng ban đầu của giấy lọc (mg)
m1 : Khối lượng sau của miếng giấy lọc và phần vật chất lọc được (mg)
v : Thể tích mẫu nước đem lọc (mL)
1000 : hệ số đổi thành 1L
Phân tích thông số BOD5.
Mẫu sau khi được lấy từ hiện trường về sẽ được chuyển đến phòng thí nghiệm và tiến hành phân tích.
Thông số BOD5 được xác định thông qua việc xác định DO theo phương pháp Winkler.
Thiết bị- dụng cụ.
- Bình tam giác 100ml
- Pipet, buret, ống đong
- Chai nâu 125ml
- Quả bóp cao su
- Chai nước cất
Hóa chất.
- MnCl2.4H2O: cân 15,7143 g MnCl2.4H2O hòa tan và định mức lên 100 ml
- KI/NaOH: 10 g KI và 10 g NaOH hòa tan định mức lên 100 ml
- H2SO4(1:1): pha 1 thể tích H2SO4 đặc với 1 thể tích nước cất
- Na2S2O3 0,1 N: pha 1 ống Na2S2O3 tiêu chuẩn 1N trong 1000 ml nước cất
- Hồ tinh bột 1%: cân 1 g hồ tinh bột hòa tan trong 100 ml nước ấm
Cách tiến hành.
+ Cho mẫu nước vào hai chai nâu 125 ml ( đưa nước vào đáy chai, không được để bọt khí).Một chai để trong bóng tối, nhiệt độ 200C, thời gian 5 ngày. Chai còn lại được xác định ngay theo trình tự sau:
+ Cho lần lượt vào lọ các hóa chất 1 ml MnCl2 10%, 1 ml dd kiềm KI, đậy nút lọ sao cho không có bọt khí huấy trộn mạnh kết tủa trong lọ bằng cách đảo lắc nhiều lần để kết tủa phân bố đồng đều trong lọ.Để yên và bắt đầu tiến hành khi kết tủa trong lọ ổn định, lắng xuống.
+ Trước hết ta mở nút lọ cẩn thận, sau đó dùng pipet lấy 1 ml H2SO4 (1:1) cho cẩn thận vào lọ. Đẩy nút lọ và đảo ngược liên tục để hòa tan các kết tủa trong lọ.Sau khi kết tủa hoàn toàn dùng ống đong lấy chính xác 50 ml cho vào bình tam giác 100 ml, sau đó chuẩn độ bằng dd Na2S2O3 0,1 N đến màu vàng nhạt.Thêm 3 - 4 giọt hồ tinh bột dd có màu xanh lam, tiếp tục chuẩn độ cho đến khi mất màu.Ta ghi lại thể tích tiêu tốn, ta xác định được DO ban đầu.
Kết quả: DO (mg/l) = (8*n*N*1000)/V
Trong đó:
- 8: trọng lượng đương lượng của oxy
- n: số ml dd Na2S2O3 tiêu thụ khi chuẩn độ mẫu
- N : độ chuẩn dd Na2S2O3
- V : thể tích mẫu đem chuẩn độ.
Sau 5 ngày ta tiến hành phân tích chai thứ hai theo trình tự trên để từ đó xác định được hàm lượng DO5 theo công thức:
BOD5 (mg/l) = (DOđ – DOcuối )* k
Với:
- k hệ số pha loãng
- DOđầu : lượng oxy xác định ban đầu( mg/l)
- DOcuối: lượng oxy sau 5 ngày (mg/l)
V.5.Kết quả tiến hành phân tích mẫu tại các địa điểm lấy mẫu.
Bảng: kết quả các thông số phân tích.
STT
Thông số quan trắc
Kết quả
1
Độ cứng
mmgCaCO3/l
2
Canxi
mmgCaCO3/l
3
Cl-
mg/l
4
DO
mg/l
5
COD
mg/l
6
NO3-
mg/l
7
NO2-
mg/l
8
Photpho
mg/l
9
NH4+
mg/l
10
Fe2+
mg/l
Bảng: Kết quả tiến hành phân tích mẫu tại các địa điểm lấy mẫu.
Thông số
TSS
(mg/l)
BOD5
(mg/l)
pH
Nhiệt độ
(0C)
Địa điểm thu mẫu
Điểm 1
Đợt 1
Đợt 2
Điểm 2
Đợt 1
Đợt 2
Điểm3
Đợt 1
Đợt 2
Điểm 4
Đợt 1
Đợt 2
QCVN
08: 2008/BTNMT
Giá trị giới hạn
A1
A2
B1
B2
Bảng : Bảng giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt.
Thông số quan trắc
Đơn vị
Giá trị giới hạn
A1
A2
B1
B2
Cl-
mg/l
DO
mg/l
COD
mg/l
NO3-
mg/l
NO2-
mg/l
Photpho
mg/l
NH4+
mg/l
Fe2+
mg/l
Tiến hành so sang với quy chuẩn, tiêu chuẩn lien quan,hay số liệu của các năm trước để đánh giá, rút ra nhận xét.
VII.PHỤ LỤC
VII.1.Bản đồ khu vực.
VII.2.Các tiêu chuẩn liên quan:
Tiêu chuẩn Việt nam 5993: 1995. “Chất lượng nước, Lấy mẫu, hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu”. Water quality - Sampling - Guidance on the preservation and handling of samples.
Quy chuẩn Việt Nam 08: 2008/BTNMT. “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt”. National technical regulation on surface water quality.
VII.3.Bảng biểu ghi kết quả: (Dạng bảng chung cho các thông số đo nhanh như pH, DO, độ dẫn điện, độ dục, nhiệt độ, lưu lượng dòng chãy, vận tốc…)
Đợt quan trắc
Ký hiệu mẫu
Trung bình
TCVN 5942-1995
SH1
SH2
SH3
SH4
SH5
A
B
Đợt 1
Đợt 2
Trung bình
VII.4.Bảng phân công nhiệm vụ:
Stt
Công việc
Bắt đầu
Kết thúc
Ghi chú
I
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1
Thống nhất lại kế hoạch
Mọi người cho ý kiến các vấn đề liên quan sau khi Thây Giang sửa
2
Chuẩn bị bản đồ Huế, liên hệ thiết bị đo
Thư tìm hiểu cách hiệu chỉnh máy,lắp ráp,…
3
Máy ảnh, mẫu đếm xe, mẫu ghi kết quả đo nhanh
Thư chuẩn bị máy ảnh,chuẩn Ty bị toàn bộ biểu mẫu liên quan
II
ĐO ĐẠC NGOÀI THỰC ĐỊA
1
Chuẩn bị bản đồ, lên khoa lấy thiết bị đo
Khoảng 6h30 Ty lên Khoa gặp Thầy Giang để chuẩn bị thiết bị
2
Liên hệ chủ thuyền
Thư
3
Lấy mẫu tại vị trí M1
H.yến lấy, Thư, Ty và Yến ghi số liệu
4
Lấy mẫu tại vị trí M2
Thư lấy, H.yến, yến và Ty ghi số liệu
5
Lấy mẫu tại vị trí M3
Yến lấy, Thư, H.Yến và Ty ghi số liệu
6
Lấy mẫu tại vị trí M4
Ty lấy, Thư, H.Yến và Yến ghi số liệu
7
Lấy mẫu tại vị trí M5
H.Yến lấy, Thư, Yến và Ty ghi số liệu
8
Chuyển mẫu về phòng thí nghiệm và bảo quản
Cả nhóm
III
TỔNG HỢP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
1
Phân tích các thông số SS, COD, NH4+, TP
1 tuần,
Nhóm H.Yến và Thư. Thư tổng hợp dữ liệu vào file Excel
2
Phân tích các thông số BOD5,
NO3-, , PO43-, TN
Nhóm Yến và Ty. Yến tổng hợp dữ liệu vào file Excel
3
Tổng hợp dữ liệu và xử lý
Hai nhóm cùng xữ lý sau đấy tập hợp lại để viết báo cáo
IV
VIẾT BÁO CÁO
1
Phần tổng quan
1 tuần,
Yến
2
Các phần còn lại
Ty, Thư, H.Yến
3
Kiểm tra lại
Cả nhóm
4
Hoàn thành báo cáo
Ty