II. KẾT LUẬN
Các đề tài nêu trên thuộc Chương trình đã đáp ứng được mục tiêu của Quyết
định số 172/QĐ-BKHCN ngày 29 tháng 01 năm 2016. Cụ thể: Ứng dụng có hiệu quả
công cụ, mô hình tiên tiến trong giám sát biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí
nhà kính, đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn
do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng; cung cấp luận chứng khoa học
cho việc đánh giá tiềm năng, giá trị của một số tài nguyên quan trọng trên đất liền và
biển như tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản, nguồn thủy hải sản, đồng thời đề xuất
các định hướng quy hoạch, quản lý và khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và
bền vững các nguồn tài nguyên; lượng giá biến đổi khí hậu - tài nguyên - hệ sinh thái,
theo đó đề xuất các giải pháp phát triển bền vững.
Sản phẩm của các đề tài bước đầu đề xuất được chính sách, công nghệ, giải
pháp trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và môi trường đặc biệt là92
công nghệ trong sản xuất nông nghiệp; thử nghiệm mô hình trình diễn lồng ghép ứng
phó với biến đổi khí hậu như mô hình cộng đồng làng xã các-bon thấp, chống chịu cao
đã xác lập được cơ sở khoa học phát triển bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu phù
hợp cho các tiểu vùng sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long), đề xuất được các giải
pháp đảm bảo an ninh nguồn nước nội địa và liên quốc gia, mô hình phát triển kinh tế
ứng phó với xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả và giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ hiệu quả trong sản xuất, sinh hoạt thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
85
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
KẾT QUẢ VÀ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HIỆU QUẢ
TRONG SẢN XUẤT, SINH HOẠT THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia “Khoa học và công nghệ ứng
phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và môi trường giai đoạn 2016-2020”; mã số
BĐKH/16-20 được Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ phê duyệt tại Quyết định số
172/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 01 năm 2016 với các mục tiêu như sau:
1. Ứng dụng có hiệu quả công cụ, mô hình tiên tiến trong giám sát biến đổi khí
hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện Việt Nam; Đề xuất các
giải pháp hiệu quả nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của triều cường, ngập lụt, hạn hán,
xâm nhập mặn do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng gây ra tại các vùng
trọng điểm (Đồng bằng sông Cửu Long, ven biển miền Trung và Đồng bằng sông
Hồng).
2. Cung cấp luận chứng khoa học cho việc đánh giá tiềm năng, giá trị của một
số tài nguyên quan trọng trên đất liền và biển, hải đảo, đồng thời đề xuất các định
hướng quy hoạch, quản lý và khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền
vững các nguồn tài nguyên quốc gia.
3. Làm rõ quan hệ và lượng giá biến đổi khí hậu - tài nguyên - môi trường - hệ
sinh thái, theo đó đề xuất các giải pháp phát triển bền vững, quản lý tổng hợp tại một
số vùng trọng điểm.
Để thực hiện 03 mục tiêu trên, Chương trình có 03 nội dung chủ yếu gồm: ứng
phó với biến đổi khí hậu; quản lý tài nguyên và môi trường; nghiên cứu cơ sở khoa
học đối với những vấn đề có tính tổng hợp, liên ngành và liên vùng về chủ động ứng
phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và môi trường. Chương trình
triển khai ngay sau khi được phê duyệt, đến nay Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê
duyệt triển khai thực hiện 43 đề tài, trong đó 30 đề tài bắt đầu thực hiện từ năm 2016 và
2017, 08 đề tài bắt đầu thực hiện từ quý IV năm 2018, 05 đề tài bắt đầu thực hiện năm
2019. Dưới đây là tóm tắt một số kết quả thực hiện và giải pháp ứng dụng Khoa học
Công nghệ hiệu quả trong sản xuất, sinh hoạt thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng
bằng sông Cửu Long.
I. KẾT QUẢ VÀ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG KHCN HIỆU QUẢ TRONG
SẢN XUẤT, SINH HOẠT THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÙNG ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG
Trong giai đoạn 2016-2020, nhằm thực hiện các mục tiêu chính đã nêu ở trên,
các đề tài thuộc Chương trình đã tập trung nghiên cứu về các nội dung cụ thể như
nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm nhận dạng tác động của biến đổi khí hậu và sự thay
đổi của các hiện tượng khí hậu thông thường phục vụ công tác đánh giá thực trạng
biến đổi khí hậu ở Việt Nam; Xây dựng, phát triển hệ thống giám sát biến đổi khí hậu
86
và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với Việt Nam, đảm bảo hội nhập quốc tế;
Đề xuất giải pháp, mô hình ứng phó biến đổi khí hậu, sử dụng hợp lý tài nguyên và
đảm bảo an ninh phi truyền thống đối với một số vùng trọng điểm; Nghiên cứu đề xuất
các giải pháp chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu phù hợp với từng ngành, lĩnh
vực, vùng, miền; Nghiên cứu đề xuất giải pháp chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn
với cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng các bon thấp, tăng trưởng xanh và phát triển bền
vững phù hợp với thực tiễn của Việt Nam; Nghiên cứu xây dựng mô hình và ứng dụng
công nghệ hiện đại trong xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đánh giá, giám
sát quản lý và sử dụng đất, đất ngập nước phục vụ công tác quản lý, sử dụng đất bền
vững; Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước nội địa và liên
quốc gia; Ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thám, công cụ mô hình toán, tự động
hóa trong đánh giá, dự báo, vận hành điều tiết nước, giám sát tài nguyên nước, kiểm
soát các hoạt động gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước; Nghiên cứu ứng dụng, chuyển
giao công nghệ tiên tiến trong đo vẽ bản đồ địa chất, điều tra cơ bản địa chất về
khoáng sản biển và khoáng sản ẩn sâu phần đất liền; Nghiên cứu cơ chế quản lý về bảo
vệ môi trường theo từng loại hình và khu vực; đề xuất cơ chế chính sách bảo vệ, phát
triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong mối tương quan với biến đổi
khí hậu; Nghiên cứu xây dựng mô hình trình diễn lồng ghép ứng phó với biến đổi khí
hậu, quản lý tài nguyên và môi trường trong quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực
và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, phát triển bền
vững của địa phương và các vùng trọng điểm; Nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng
công nghệ mới, thiết bị, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho công tác chủ động ứng phó biến
đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và môi trường.
Như đã biết, biến đổi khí hậu, mà biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và
mực nước biển dâng, là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại. Biến
đổi khí hậu đã, đang và sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường
trên phạm vi toàn thế giới: Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt, làm
nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công
nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội. Biến đổi khí hậu có thể có những tác động tiêu
cực đến kinh tế - xã hội của Việt Nam, đặc biệt là vùng ĐBSCL.
Trong khuôn khổ Chương trình, đối với vùng ĐBSCL tập trung chủ yếu vào 03
lĩnh vực cụ thể sau: 1) Nghiên cứu xây dựng, phát triển hệ thống giám sát biến đổi khí
hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với Việt Nam, đảm bảo hội nhập quốc
tế; đề xuất giải pháp, mô hình ứng phó biến đổi khí hậu, sử dụng hợp lý tài nguyên và
đảm bảo an ninh phi truyền thống đối với một số vùng trọng điểm. 2) Nghiên cứu đề
xuất các giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước nội địa và liên quốc gia. 3) Nghiên
cứu cơ chế quản lý về bảo vệ môi trường theo từng loại hình và khu vực; đề xuất cơ
chế chính sách bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong
mối tương quan với biến đổi khí hậu.
Các đề tài thực hiện tron iai đoạn từ 2016-2020 đến nay đạt được một số
kết quả sau:
Với nội dung nghiên cứu xây dựng, phát triển hệ thống giám sát biến đổi khí
hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với Việt Nam, đảm bảo hội nhập quốc
tế; đề xuất giải pháp, mô hình ứng phó biến đổi khí hậu, sử dụng hợp lý tài nguyên và
đảm bảo an ninh phi truyền thống đối với một số vùng trọng điểm. Các đề tài đã xây
dựng được cơ sở khoa học mô hình kinh tế ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời
xác lập bộ tiêu chí đánh giá mô hình phát triển kinh tế thích ứng với xâm nhập mặn
87
trong điều kiện biến đổi khí hậu (làm rõ các nhóm tiêu chí bền vững về kinh tế, xã hội,
môi trường, thể chế). Tiến hành trình diễn thử nghiệm mô hình tỉnh Bến Tre nghiên
cứu ứng dụng tổng hợp giải pháp canh tác lúa bao gồm: sử dụng phân bón chậm tan
(urea phối trộn Agrotain 0,2%; DAP phối trộn Avail 0,2%), tái sử dụng rơm rạ trên
đồng ruộng để sản xuất phân bón hữu cơ, than sinh học, kết hợp với các biện pháp cải
tạo đất (bón vôi khử mặn, đào rãnh rút nước ngầm), giống chịu mặn, kỹ thuật tưới
nước tiết kiệm) thích ứng, hạn chế tác động của xâm nhập mặn đến sản xuất lúa vùng
đồng bằng sông Cửu Long.
Thông qua thực hiện thí nghiệm với 5 công thức, trong đó sử dụng phân bón
công nghệ cao, chậm tan nhằm tiết kiệm từ 20-30% tổng lượng phân bón hoá học, ứng
dụng các tiến bộ kỹ thuật mới như sử dụng chế phẩm ví sinh vật xử lý rơm rạ trả lại
cho đất, đốt rơm rạ yếm khí thành than sinh học, kết hợp bón bổ sung CaO để cải tạo
mặn cho đất lúa ở 2 vụ Hè Thu và Thu Đông năm 2018. Đề tài cũng đã chuyển giao
mô hình thử nghiệm cho các hộ gia đình tại Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre.
Mô hình khu kinh tế nông nghiệp (KKTNN) cho thấy nhiều tiềm năng có thể
cùng lúc đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long trong
bối cảnh xâm nhập mặn và biến đổi khí hậu gia tăng. Hình thành các cụm ngành
chuyên biệt, tập trung vào các ngành có lợi thế so sánh là mô hình KKTNN thích hợp
nhất cho bối cảnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi mà chi phí cho các nhân tố đầu
vào cao do khó tiếp tín dụng, khó tiếp cận công nghệ sản xuất, kho bãi, và chế biến
hiện đại, chi phí giao dịch cao, liên kết lỏng lẻo. Bằng chứng cho thấy rằng các doanh
nghiệp (nông nghiệp) có lợi thế so sánh vì có thể tận dụng tốt lao động có tay nghề
thấp tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời có khả năng cạnh tranh và nhanh
chóng thiết lập mối liên kết hiệu quả với phần còn lại của nền kinh tế trong vùng và
trong nước, do đó giảm chi phí cho các nhân tố đầu vào như vốn, lao động, công nghệ.
Việc phân cụm các doanh nghiệp với các quy trình khép kín làm giảm chi phí giao
dịch bằng cách đạt được các nền kinh tế về quy mô, sự lan truyền tri thức, và các mối
liên kết trong và ngoài vùng.
Mô hình KKTNN chỉ có thể và nên được áp dụng khi có sự cải cách chính sách
đồng bộ, cho phép sự phối hợp rộng hơn giữa các ngành, các chủ thể kinh tế, các tỉnh
trong vùng, và giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long với những vùng khác. Với các
cụm ngành trong KKTNN, cần đánh giá cẩn thận lợi thế so sánh cũng như đảm bảo
nhu cầu thị trường sẽ dẫn dắt phát triển sản xuất. Hơn nữa, tính chất tích hợp của các
chuỗi giá trị nông nghiệp đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải tiếp cận chuỗi giá
trị để cải thiện khả năng cạnh tranh của các chuỗi này.
Ngoài ra, trong kiểm kê khí nhà kính và tính toán tiềm năng cũng như xác định
lượng giảm phát thải khí nhà kính thì hệ số phát thải và phương pháp tính là quan
trọng nhất. Qua các lần kiểm kê khí nhà kính Quốc gia và thông báo Quốc gia về khí
nhà kính, Bộ Tài nguyên và Môi trường mới sử dụng hệ số phát thải theo phương pháp
bậc một (TIER1) theo IPCC (1996) bản sửa đổi, tức là chỉ 01 hệ số phát thải chung
cho cả nước và là số mặc định của IPCC chứ không phải do quốc gia tự xác định.
Riêng đối với lúa, chỉ đến lần kiểm kê khí nhà kính năm 2010 mới sử dụng 03 hệ số
phát thải đại diện cho 03 vùng Bắc, Trung và Nam còn với cây trồng cạn chỉ tính toán
phụ thuộc vào hệ số phát thải của phân bón hữu cơ và vô cơ, chưa tính được theo sự
thay đổi của khí hậu, đất, cây trồng và mức độ thâm canh. Hệ số phát thải thường đại
diện cho tình trạng của các nước OECD. Các hệ số phát thải hiện tại không thể thể
hiện được cho những thực hành nông nghiệp mà sẽ ứng dụng vào để giảm phát thải khí
88
nhà kính từ nông nghiệp (như các loại phân bón khác nhau, luôn xen canh cây trồng,
tưới khô ướt xen kẽ), không thể nắm bắt được những thay đổi về các điều kiện môi
trường (như giai đoạn ngập nước trước đo) hoặc thay đổi về mùa vụ trong chế độ ăn
uống của gia súc đến tốc độ phát thải khí nhà kính. Xu hướng áp dụng hệ số phát thải
theo phương pháp bậc 1 không thể đánh giá được các lựa chọn giảm phát thải và giúp
đạt mục tiêu tìm kiếm những vùng nào có khả năng giảm phát thải nhiều nhất; không
phát huy được tác dụng trong các quy mô địa phương đến vùng. Hơn nữa, phương
pháp bậc 1 không thể sử dụng để đánh giá hết tương tác tổng hợp của sự thay đổi vòng
tuần hoàn carbon và đạm, là kết quả của áp dụng các biện pháp giảm thiểu như AWD
không chỉ giảm phát thải CH4 mà còn làm tăng ô nhiễm môi trường do tăng phát thải
N2O từ đất và có thể giảm sự tích luỹ carbon trong đất. Những đánh giá như vậy chỉ có
thể sử dụng phương pháp bậc 2 mới có thể giải quyết được. Chính vì vậy “Nghiên cứu
xây dựng hệ số phát thải khí nhà kính quốc gia cho lúa và các loại cây trồng cạn chủ
yếu phục vụ kiểm kê khí nhà kính và xây dựng các giải pháp giảm nhẹ phát thải khí
nhà kính của ngành Nông nghiệp” theo phương pháp bậc 2 là một trong những nhiệm
vụ cần thiết và ưu tiên hiện nay để thống nhất toàn bộ hoạt động quản lý và kỹ thuật
trong hệ thống quan trắc và kiểm kê khí nhà kính, nhằm xây dựng được “Hệ thống cơ
sở đặc thù cho kiểm kê khí nhà kính và phát triển hệ số phát thải Quốc gia cho lĩnh
vực trồng trọt”.
Xây dựng bộ số liệu hoạt động về hiện trạng canh tác các cây trồng chủ lực trên
các vùng sinh thái khác nhau, từ đó đưa ra kế hoạch quan trắc thích hợp để đảm bảo
tính chính xác cho công tác đo lường phát thải khí nhà kính và xây dựng bộ hệ số phát
thải cho từng đối tượng cây trồng cụ thể như sau:
- Cây lúa: Vùng đồng bằng sông Hồng trên đất phù sa, đất xám và đất mặn với cơ
cấu 02 lúa; 02 lúa-01 màu; Vùng Bắc Trung Bộ trên đất phù sa, đất xám và đất cát biển
với cơ cấu 02 lúa; 02 lúa-01 màu; 01 lúa-02 màu; Vùng Nam Trung Bộ trên đất phù sa,
đất xám và đất cát biển với cơ cấu 02 lúa; 02 lúa-01 màu; 01 lúa-02 màu; Vùng Đồng
bằng sông Cửu Long trên đất phù sa, đất mặn và đất phèn với cơ cấu 02 lúa và 03 lúa;
- Cây ngô và sắn ở vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An);
- Cây chè tại Vùng Tây Nguyên (Lâm Đồng) và Đông Bắc Bộ (Phú Thọ);
- Cây mía tại vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hoá) và Đông Nam Bộ (Tây Ninh);
- Cây cao su tại Vùng Tây Nguyên (Đắc Lắc) và Đông Nam Bộ (Tây Ninh).
Kết quả nghiên cứu bước đầu đã dự kiến được các bước xây dựng hệ số phát
thải Quốc gia cho lúa và cây trồng cạn.
Dưới tác động của BĐKH, thiên tai và hoạt động nhân sinh của con người được
đánh giá và có những đề xuất giải pháp, mô hình phát triển bền vững khu vực ven sông
Hậu. Kết quả nghiên cứu của đã chỉ ra khu vực ven sông Hậu có thể chia thành ba phụ
vùng gồm: vùng cửa sông ven biển – kéo dài từ vùng biển đến huyện Tiểu Cần (Trà
Vinh), huyện Long Phú (tỉnh Sóc Trăng); vùng giữa – là vùng tiếp theo và kéo dài đến
huyện Thốt Nốt và Lấp Vò (T.p Cần Thơ); vùng thượng – là các huyện ven sông Hậu
còn lại của tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Đặc điểm về các thiên tai và tác động của
biến đổi khí hậu như hạn hán, xâm nhập mặn và sạt lở bờ sông ở các vùng trên là khác
nhau về cường độ và quy mô tác động. Các kết quả đạt được sẽ góp phần thực hiện
công tác đánh giá và dự báo, cảnh báo và phóng tránh thiên tai, đặc biệt là tai biến hạn
hán, xâm nhập mặn và xói lở bờ sông Hậu.
89
Với nội dung nghiên cứu đề xuất các giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước
nội địa và liên quốc gia, đã mô phỏng dự báo xâm nhập mặn, tính toán nhu cầu sử
dụng và cân bằng nước giai đoạn hiện trạng và theo kịch bản biển đổi khí hậu nước
biển dâng đến năm 2050 đã được thực hiện. Những kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa
học cho quản lý khai thác tài nguyên đất và nước hợp lý. Do tác động của biến đổi khí
hậu, nước biển dâng, nhu cầu khai thác sử dụng nước của các nước thượng lưu hệ
thống sông Mê Công có nhiều thay đổi, đặc biệt là 15 năm trở lại đây, như tăng diện
tích nông nghiệp khoảng 3,2 triệu ha, hàng loạt các hồ đập được xây dựng trên dòng
chính và các sông nhánh sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chế độ thủy văn, xâm nhập
mặn và cân bằng nguồn nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long. Do vậy, cần có các
giải pháp công trình thủy lợi và phi công trình để chủ động ứng phó với các tình huống
cực đoan có thể xảy ra trong tương lai. Bước đầu các mô hình trữ nước trên kênh, trên
đồng, khu rừng, vườn quốc gia được đề xuất ở vùng nghiên cứu điển hình Đồng Tháp
Mười như là giải pháp công trình để chủ động nguồn nước ngọt, kiểm soát xâm nhập
mặn, ứng phó với biến động dòng chảy thượng lưu và biến đổi khí hậu cho khu vực
Đông bằng sông Cửu Long.
Đã đánh giá tác động của con người và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến cân
bằng tài nguyên nước, hệ sinh thái và an ninh nguồn nước khu vực đồng bằng sông
Cửu Long và vùng Đồng Tháp Mười; nghiên cứu đánh giá tiền đề nhằm quy hoạch
vùng Đồng Tháp Mười trở thành vùng trữ nước ngọt cho khu vực đồng bằng sông Cửu
Long; Đã nghiên cứu đánh giá tiền đề nhằm quy hoạch vùng Đồng Tháp Mười trở
thành vùng trữ nước ngọt cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đề xuất giải pháp kỹ
thuật nhằm quy hoạch vùng Đồng Tháp Mười trở thành vùng trữ nước ngọt cho khu
vực đồng bằng sông Cửu Long.
Với nội dung nghiên cứu cơ chế quản lý về bảo vệ môi trường theo từng loại
hình và khu vực; đề xuất cơ chế chính sách bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên
và đa dạng sinh học trong mối tương quan với biến đổi khí hậu. Như đã biết an ninh
môi trường ngày càng được quan tâm và là vấn đề hệ trọng mà các quốc gia cần phải
giải quyết. Các vấn đề an ninh môi trường có mối quan hệ đan xen giữa môi trường, xã
hội, kinh tế và chính trị, diễn ra rất phức tạp, khó lường, lan tỏa nhanh trong phạm vi
rộng và để lại hậu quả lâu dài. Nếu an ninh môi trường không được đảm bảo thì sẽ tác
động rất lớn tới nền kinh tế, gia tăng đói nghèo, bất ổn về chính trị và có thể dẫn tới
các tranh chấp, xung đột nghiêm trọng giữa các đối tượng trong xã hội, ảnh hưởng tới
an ninh quốc gia. Việt Nam đang phải đối mặt với các thách thức an ninh môi trường
lớn, trong đó nổi lên một số vấn đề cấp bách, nổi cộm, bao gồm: biến đổi khí hậu; an
ninh nguồn nước, an ninh môi trường biển bị đe dọa; ô nhiễm tại các khu vực trọng
điểm và xuyên biên giới; suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh học. Vì vậy, Việt
Nam cần sớm xây dựng công cụ đánh giá, kiểm soát mức độ an ninh môi trường và có
các giải pháp đồng bộ, kịp thời nhằm đảm bảo an ninh môi trường ở Việt Nam.
Bộ Chỉ số an ninh môi trường được xây dựng trên các khía cạnh: (1) Biến đổi
khí hậu (khả năng thích ứng biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và Tây
Nguyên); (2) An ninh nguồn nước (tranh chấp nguồn nước xuyên biên giới; xung đột
trong sử dụng nguồn nước giữa các ngành kinh tế, giữa doanh nghiệp và người dân);
(3) An ninh môi trường biển (năng lực ứng phó với rủi ro ô nhiễm môi trường biển ở
một số khu vực trọng điểm); (4) Ô nhiễm tại các khu vực trọng điểm (khu công
nghiệp, làng nghề, khu đô thị) và ô nhiễm xuyên biên giới (nhập khẩu chất thải nguy
hại, nguy cơ từ các nhà máy điện hạt nhân); (5) Suy giảm tài nguyên rừng (rừng tự
90
nhiên) và đa dạng sinh học (sinh vật ngoại lai, động vật hoang dã). Bộ Chỉ số an ninh
môi trường là công cụ giúp các nhà quản lý và nhà hoạch định chính sách kiểm soát
được vấn đề môi trường ở Việt Nam và đưa ra các chính sách, giải pháp ngăn chặn,
ứng phó kịp thời nhằm đảm bảo an ninh môi trường. Một số giải pháp nhằm đảm bảo
an ninh môi trường tại Việt Nam gồm:
- Cần sớm xây dựng Luật An ninh môi trường cho Việt Nam, đồng thời hoàn
thiện hệ thống chính sách, pháp luật đối với từng vấn đề an ninh môi trường, nhằm
ngăn ngừa, ứng phó với các thách thức an ninh môi trường ở Việt Nam.
- Xây dựng công cụ kiểm soát an ninh môi trường, cụ thể là bộ tiêu chí và bộ
chỉ số an ninh môi trường phù hợp với điều kiện của Việt Nam, nhằm phục vụ công
tác quản lý và hoạch định chính sách. Công cụ này giúp cung cấp thông tin cho các
nhà quản lý và nhà hoạch định chính sách để đánh giá, kiểm soát mức độ an ninh môi
trường ở nước ta và quản lý rủi ro hiệu quả.
- Thúc đẩy, ưu tiên hợp tác quốc tế và khu vực để trao đổi, chia sẻ thông tin,
giải quyết các vấn đề môi trường hệ trọng, vấn đề môi trường xuyên biên giới; tranh
thủ các nguồn lực bên ngoài như nguồn vốn, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản
lý...
- Đầu tư thêm các trạm quan trắc ở những khu vực có nguy cơ cao nhằm kịp
thời phát hiện và xử lý các sự cố có thể xảy ra. Bên cạnh đó, cần tăng cường năng lực,
bộ máy của các cơ quan dự báo khí tượng, khí hậu, đồng thời phải lồng ghép, tính đến
yếu tố biến đổi khí hậu vào trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình
của Trung ương cũng như của địa phương.
- Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng
tiết kiệm nguồn tài nguyên, xử lý ô nhiễm môi trường, khắc phục hậu quả thiên tai,
ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời, nghiên cứu phát triển các loại năng lượng
sạch thay thế.
- Tăng cường, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về công tác bảo vệ môi
trường và kỹ năng sinh tồn cũng như kỹ năng xử lý khi xảy ra sự cố, thảm hoạ về môi
trường.
- Cần thay đổi tư duy phát triển, đặc biệt là quan điểm không phát triển kinh tế
bằng mọi giá, mà cần chú trọng tới môi trường, đảm bảo hài hoà giữa các mục tiêu.
Đồng thờ