1. Mở đầu
Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc chủ động từ Xiêm (Thái Lan) trở về Hương Cảng (tức
Hồng Công, Trung Quốc), thống nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất lấy tên
là Đảng Cộng sản Việt Nam. Những tưởng, đây là sự kiện bắt đầu cho một giai đoạn hoạt động
cách mạng sôi nổi của Nguyễn Ái Quốc sau bao năm bôn ba ở nước ngoài, tìm đường cứu nước,
cứu dân. Tuy nhiên, năm 1930 lại là mốc báo hiệu những “bão táp” khó khăn dồn dập đến với
người chiến sĩ cộng sản lỗi lạc của dân tộc Việt Nam - giai đoạn “vượt qua khó khăn thử thách,
kiên trì giữ vững lập trường cách mạng” [1;42].
Trong những năm qua, đã có một số công trình nghiên cứu, tìm hiểu về các hoạt động yêu
nước và đấu tranh cách mạng, tư tưởng và tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh trong thập niên 30
của thế kỉ XX. Tiêu biểu phải kể đến công trình Nguyễn Ái Quốc với Quốc tế Cộng sản 1920-1943
do tác giả Lê Văn Tích (chủ biên), đề cập tới mối quan hệ giữa Nguyễn Ái Quốc với Quốc tế Cộng
sản; công trình tập thể của nhiều tác giả Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân
văn hoá do Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm xuất bản, có đề cập tới vấn đề
“Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kì 1934 - 1938 rọi sáng thêm cho vấn đề dân tộc hay quốc tế”
của tác giả Đỗ Quang Hưng; công trình Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam của cố
đại tướng Võ Nguyên Giáp. . . Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên
cứu một cách trực tiếp, toàn diện và hệ thống về vấn đề bản lĩnh Hồ Chí Minh trong giai doạn
1930 - 1938, kể từ sau sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) cho tới khi Nguyễn Ái Quốc
được Quốc tế Cộng sản cho phép trở về nước lãnh đạo cách mạng (1938).
Trên cơ sở các nguồn tài liệu đã khảo cứu và thông qua thực tiễn giảng dạy về Tư tưởng Hồ
Chí Minh cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, bài viết mạnh dạn làm sáng tỏ bản lĩnh
Hồ Chí Minh trong những năm 1930 - 1938 và nêu bật ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu với việc
giáo dục đạo đức nói chung, bản lĩnh chính trị nói riêng cho sinh viên sư phạm trước thời cơ và
thách thức của công cuộc đổi mới, hội nhập kinh tế của đất nước hiện nay.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bản lĩnh chính trị, tư tưởng Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1930 - 1938 và ý nghĩa đối với việc giáo dục bản lĩnh chính trị cho sinh viên sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
2014, Vol. 59, No. 6BC, pp. 322-328
This paper is available online at
BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG NGUYỄN ÁI QUỐC
GIAI ĐOẠN 1930 - 1938 VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC
BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM
Nguyễn Thị Thanh Tùng
Khoa Lí luận chính trị - Giáo dục công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Trong hành trình từ 1890 đến 1969, giai đoạn hoạt động cách mạng từ 1930 đến
1938 là một giai đoạn lịch sử đầy biến động với dân tộc Việt Nam nói chung và với cá nhân
Nguyễn Ái Quốc nói riêng. Qua nghiên cứu và giảng dạy học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh,
người viết nhận thấy, việc làm sáng tỏ bản lĩnh chính trị, tư tưởng của Người trong giai
đoạn này là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc trong việc giáo dục, rèn luyện
cho sinh viên sư phạm trong giai đoạn đất nước đổi mới và hội nhập hiện nay.
Từ khóa: Đạo đức Hồ Chí Minh, bản lĩnh chính trị, tấm gương.
1. Mở đầu
Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc chủ động từ Xiêm (Thái Lan) trở về Hương Cảng (tức
Hồng Công, Trung Quốc), thống nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất lấy tên
là Đảng Cộng sản Việt Nam. Những tưởng, đây là sự kiện bắt đầu cho một giai đoạn hoạt động
cách mạng sôi nổi của Nguyễn Ái Quốc sau bao năm bôn ba ở nước ngoài, tìm đường cứu nước,
cứu dân. Tuy nhiên, năm 1930 lại là mốc báo hiệu những “bão táp” khó khăn dồn dập đến với
người chiến sĩ cộng sản lỗi lạc của dân tộc Việt Nam - giai đoạn “vượt qua khó khăn thử thách,
kiên trì giữ vững lập trường cách mạng” [1;42].
Trong những năm qua, đã có một số công trình nghiên cứu, tìm hiểu về các hoạt động yêu
nước và đấu tranh cách mạng, tư tưởng và tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh trong thập niên 30
của thế kỉ XX. Tiêu biểu phải kể đến công trình Nguyễn Ái Quốc với Quốc tế Cộng sản 1920-1943
do tác giả Lê Văn Tích (chủ biên), đề cập tới mối quan hệ giữa Nguyễn Ái Quốc với Quốc tế Cộng
sản; công trình tập thể của nhiều tác giả Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân
văn hoá do Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm xuất bản, có đề cập tới vấn đề
“Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kì 1934 - 1938 rọi sáng thêm cho vấn đề dân tộc hay quốc tế”
của tác giả Đỗ Quang Hưng; công trình Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam của cố
đại tướng Võ Nguyên Giáp. . . Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên
cứu một cách trực tiếp, toàn diện và hệ thống về vấn đề bản lĩnh Hồ Chí Minh trong giai doạn
1930 - 1938, kể từ sau sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) cho tới khi Nguyễn Ái Quốc
được Quốc tế Cộng sản cho phép trở về nước lãnh đạo cách mạng (1938).
Liên hệ: Nguyễn Thị Thanh Tùng, e-mail: thanhtungsphn@gmail.com.
322
Bản lĩnh chính trị, tư tưởng Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1930 - 1938...
Trên cơ sở các nguồn tài liệu đã khảo cứu và thông qua thực tiễn giảng dạy về Tư tưởng Hồ
Chí Minh cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, bài viết mạnh dạn làm sáng tỏ bản lĩnh
Hồ Chí Minh trong những năm 1930 - 1938 và nêu bật ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu với việc
giáo dục đạo đức nói chung, bản lĩnh chính trị nói riêng cho sinh viên sư phạm trước thời cơ và
thách thức của công cuộc đổi mới, hội nhập kinh tế của đất nước hiện nay.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Bản lĩnh chính trị, tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1930 -
1938
* Thứ nhất là bản lĩnh kiên cường trước kẻ thù
Do sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước nô lệ, lầm than dưới ách thống trị của thực
dân Pháp nên Nguyễn Tất Thành sớm có bản lĩnh trước kẻ thù. Năm 1908, Người tham gia phong
trào đấu tranh chống thuế ở Trung Kỳ, bị thực dân Pháp bắt. Nhưng phải đến năm 1919, kẻ thù mới
biết đến bản lĩnh Nguyễn Ái Quốc khi Người tham gia soạn thảo và gửi bản Yêu sách của nhân
dân An Nam đến Hội nghị của các nước đế quốc thắng trận tại Véc xai. Mật thám của thực dân
Anh và Pháp bắt đầu “đánh hơi” và theo dõi hoạt động của Người. Thậm chí, năm 1929, toà án An
Nam còn tuyên bố tử hình vắng mặt đối với Nguyễn Ái Quốc. Nhưng, kẻ thù càng truy lùng, bắt
bớ thì Nguyễn Ái Quốc càng thể hiện bản lĩnh “thép” của người chiến sĩ cộng sản.
Tháng 6 năm 1931, Nguyễn Ái Quốc bị nhà cầm quyền Anh bắt giam trái phép tại nhà ngục
Víctoria ở Hồng Công. Nhưng được sự giúp đỡ nhiệt thành của gia đình luật sư Lô dơ bai, Nguyễn
Ái Quốc đã thoát khỏi âm mưu câu kết của thực dân Pháp với nhà cầm quyền Anh ở Hồng Công.
Nếu ai đã từng được xem bộ phim “Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Công” và “Vượt qua bến Thượng
Hải” đều không thể quên được hình ảnh một người thanh niên ngồi trong nhà giam của kẻ thù
mà vẫn giữ được vẻ điềm đạm, khẳng khái, bình tĩnh khiến cho kẻ thù cũng phải khiếp sợ. Trong
khoảng thời gian ở nhà tù của thực dân Anh tại Hồng Công, đã có lúc Nguyễn Ái Quốc bị bệnh
phải đưa vào nhà thương nhưng trong mắt những người Anh, người Hoa, người Việt họ gặp khi đó
không phải một Nguyễn Ái Quốc tiều tuỵ mà là một chiến sĩ cộng sản kiên trung, một nhân cách
lớn. Có lẽ nhờ có bản lĩnh chính trị tuyệt vời đó mà xiềng xích ngục tù cùng với sự chất vấn, tra
khảo, dụ dỗ của mật thám Anh và Pháp không làm lung lay nổi trái tim người cộng sản yêu nước
nhiệt thành Nguyễn Ái Quốc.
* Thứ hai là bản lĩnh trong việc giải quyết mối quan hệ giữa Nguyễn Ái Quốc với Quốc tế
Cộng sản, giữ vững lập trường cách mạng
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên bỏ phiếu tán thành
Quốc tế III, đồng thời tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Bắt đầu từ đây, Nguyễn Ái Quốc
hoạt động với tư cách là một trong những cán bộ tích cực, có nhiều đóng góp trong việc xây dựng,
phát triển đường lối chiến lược, sách lược đấu tranh đúng đắn của Quốc tế Cộng sản.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là bước ngoặt to lớn với cách mạng Việt Nam.
Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được
thông qua tại Hội nghị hợp nhất đã thể hiện sự đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử một nước
thuộc địa nửa phong kiến như nước ta. Đó là đường lối đi theo con đường cách mạng vô sản, vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.
Tuy nhiên, ngay sau Hội nghị thành lập Đảng, những quan điểm của Nguyễn Ái Quốc đã
323
Nguyễn Thị Thanh Tùng
bị phê phán gay gắt. Một số lãnh tụ của Quốc tế Cộng sản và của Đảng Cộng sản Đông Dương đã
cho Nguyễn Ái Quốc là người theo tư tưởng “hữu khuynh” “chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi”. Điều này
trái với quan điểm của Quốc tế Cộng sản.
Quốc tế Cộng sản cho rằng “cách đặt tên Đảng đã thể hiện tư tưởng hẹp hòi, cô độc, rằng
không nắm được tình hình Đông Dương là giống nhau. . . ” [4;31]. Do vậy, phải thành lập một Đảng
Cộng sản chung cho cả ba nước Đông Dương, không phải là thành lập Đảng Cộng sản riêng cho
mỗi dân tộc Việt Nam. Điểm đáng lưu ý ở đây là do trong thời gian này, Quốc tế Cộng sản chịu
ảnh hưởng bởi khuynh hướng “tả khuynh”, không nắm rõ tình hình, đặc điểm chính trị - xã hội của
từng nước Đông Dương. Do vậy, Quốc tế Cộng sản đã có những quan điểm phê phán gay gắt hành
động của Nguyễn Ái Quốc.
Về vấn đề quan hệ giữa cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở
thuộc địa, quan điểm của Quốc tế Cộng sản và Nguyễn Ái Quốc cũng có sự khác nhau. Vì sự khác
nhau đó nên ngay trong Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng tháng 10 năm 1930 đã “a) Thủ
tiêu Chánh cương, Sách lược và Điều lệ cũ của Đảng, lấy kinh nghiệm trong thời kì vừa qua mà
thực hành công việc cho đúng như Án Nghị quyết và Thơ Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản. . . b) Bỏ
tên “Đảng Cộng sản Việt Nam” mà lấy tên Đảng Cộng sản Đông Dương. . . ” [2;112-113]. Thậm
chí đã có lúc, Nguyễn Ái Quốc phải đối mặt với những hiểu lầm của chính những đồng chí đã từng
hoạt động cách mạng với mình, cho rằng “Nguyễn Ái Quốc là người đã có sáng kiến đề ra và lãnh
đạo công cuộc thống nhất. . . nhưng đồng chí đã phạm một sai lầm cơ hội chủ nghĩa trong thời gian
Hội nghị thống nhất mà chúng ta không thể bỏ qua” [4;108].
Tất nhiên, thực tiễn cách mạng Việt Nam những năm 1930-1935 đã chứng minh những sự
phê phán trên là sai lầm, hạn chế, cần có sự khắc phục, sửa chữa. Việc vận dụng một cách máy
móc quan điểm của Quốc tế Cộng sản vào hoàn cảnh một nước thuộc địa nửa phong kiến - với
mục tiêu hàng đầu là giải phóng dân tộc, rồi tiến đến giải phóng giai cấp là không phù hợp.
Nhưng trong quãng thời gian dài bất đồng quan điểm đó, Nguyễn Ái Quốc đã không nản
lòng. Trái lại, bằng bản lĩnh của một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, một mặt Người vẫn luôn giữ vững
lập trường, quan điểm của mình như đã nêu trong Cương lĩnh Chính trị đầu tiên, mặt khác vẫn tích
cực hoạt động đóng góp cho cách mạng. Tháng 4 năm 1931, Nguyễn Ái Quốc vẫn viết thư gửi Ban
Chấp hành Đảng Cộng sản Đông Dương, trao đổi một số công việc quan trọng ở trong nước và về
vấn đề bảo vệ Đảng trước cuộc “khủng bố trắng” từ phía kẻ thù.
Năm 1935, Đại hội VII Quốc tế Cộng sản đã diễn ra tại Liên Xô. Dù không có trong danh
sách chính thức của đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương tham dự Đại hội VII nhưng Nguyễn
Ái Quốc vẫn tham gia hết sức tích cực, đặc biệt trong công tác dịch thuật các tài liệu, văn kiện
quan trọng. Bản lí lịch của Nguyễn Ái Quốc điền Bản khai đại biểu tham dự Đại hội lần thứ VII
Quốc tế Cộng sản [6] như một minh chứng rõ nét cho sự hiện diện của Người ở Matxcova trong
thời gian này.
Điều đó cho thấy, dù ở cương vị nào, hoàn cảnh nào, Nguyễn Ái Quốc vẫn nhiệt thành với
cách mạng, với sự nghiệp chung của dân tộc, không một chút mảy may đắn đo, tư lợi cho bản thân.
Ngày 16/1/1935, trong bức thư viết bằng tiếng Pháp Thư gửi Ban phương Đông, Người đã thẳng
thắn chỉ rõ những hạn chế đang tồn tại trong đội ngũ cán bộ cách mạng ở các nước phương Đông,
trong đó có Đảng Cộng sản Đông Dương. Người yêu cầu Ban Phương Đông “phải giúp đỡ các
đồng chí của chúng ta khắc phục những khó khăn ấy bằng cách tạo điều kiện cho các đồng chí
tiếp thụ được những kiến thức sơ đẳng nhất mà mỗi chiến sĩ đều phải có” [3;83] và nêu tên 30 loại
324
Bản lĩnh chính trị, tư tưởng Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1930 - 1938...
sách, tài liệu cần xuất bản viết về các vấn đề sau đây: Tuyên ngôn Cộng sản, Đảng Cộng sản và
tổ chức của Đảng, Lịch sử Quốc tế Cộng sản, Luận cương và Nghị quyết về vấn đề thuộc địa của
Quốc tế Cộng sản... Theo Người, đó là biện pháp duy nhất có hiệu quả để nhanh chóng chấm dứt
tình trạng lạc hậu về lí luận cách mạng nói trên.
Có lẽ, rất khó để có một câu từ diễn đạt những khó khăn, gian truân mà Nguyễn Ái Quốc
đã trải qua trong suốt thập niên 30 của thế kỉ XX. Chỉ biết rằng, qua bức thư Người gửi cho Quốc
tế Cộng sản ngày 6/6/1938, chúng ta cảm nhận về sự trăn trở, khát khao muốn hoà mình vào cao
trào cách mạng của thế giới và trong nước của Người:
“Hôm nay là ngày kỉ niệm lần thứ bảy việc tôi bị bắt giữ ở Hồng Công. Đó cũng là ngày mở
đầu năm thứ tám tình trạng không hoạt động của tôi. Nhân dịp này, tôi viết thư gửi đồng chí để xin
đồng chí giúp đỡ tôi thay đổi tình cảnh đau buồn này. Đồng chí hãy phân tôi đi đâu đó. . . Hãy giao
cho tôi làm một việc gì mà đồng chí cho là có ích. Điều tôi muốn đề nghị với đồng chí là đừng để
tôi sống quá lâu trong tình trạng không hoạt động và giống như là sống ở bên cạnh, ở bên ngoài
Đảng. . . ” [3;90].
Bức tâm thư của Nguyễn Ái Quốc đã toát lên bản lĩnh chính trị, sự kiên định, trung thành
với lí tưởng cách mạng của Người. Trong hoàn cảnh gần như không tham gia hoạt động cách mạng,
không được giao nhiệm vụ... gần như là một thử thách quá khắc nghiệt với Nguyễn Ái Quốc. Rõ
ràng, chỉ có một người cộng sản kiên trung, yêu nước thương dân bao la đến quên mất cả bản thân
mình như Nguyễn Ái Quốc mới có thể vượt qua những thác ghềnh của cuộc đấu tranh tư tưởng,
bảo vệ quan điểm cách mạng do Người nêu ra trong Hội nghị thành lập Đảng. Dường như, bản
lĩnh và tầm nhìn của Nguyễn Ái Quốc đã vượt tầm thời đại. Trong bất kì hoàn cảnh nào, Người
vẫn luôn thấm thía lời bà ngoại (tức bà Nguyễn Thị Kép, mẹ bà Hoàng Thị Loan) răn dạy:
Giấy rách phải giữ lấy lề
Nón rách phải giữ lấy mê đội đầu.
Trong nền giáo dục của nước ta hiện nay, giáo dục nêu gương được coi là một trong những
biện pháp quan trọng để giáo dục tư tưởng, thức tỉnh lòng người. Vậy thì, những “thước phim ngắn”
về bản lĩnh Hồ Chí Minh trong việc giải quyết sự bất đồng quan điểm với những tổ chức và cá
nhân có quan hệ mật thiết với Người như một minh chứng hùng hồn để thế hệ trẻ đời sau có thể
tìm tòi, suy ngẫm và tìm ra biện pháp vượt lên số phận của chính bản thân mình.
Thứ ba là bản lĩnh trong sự khổ công học tập, trau dồi kiến thức và phẩm cách của nhà
giáo chân chính
Nói tới bản lĩnh Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, chúng ta không thể không nhắc đến sự
kiên định, bền bỉ trong học tập, nghiên cứu, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và bồi dưỡng phẩm
chất đạo đức cá nhân. Trong giai đoạn hội nhập giáo dục hiện nay, bên cạnh chuyên môn, mỗi
chúng ta luôn cần có những công cụ bổ trợ, đặc biệt là ngoại ngữ. Bất kì một thanh niên, học sinh,
sinh viên nào cũng đều giật mình khi tìm hiểu và khám phá kinh nghiệm tự học ngoại ngữ của
Bác. Dẫu biết, tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết hợp tinh hoa văn hoá phương Đông với tinh hoa
văn hoá phương Tây, nhưng ít ai nghĩ được Bác Hồ của chúng ta lại có thể viết tập thơ “Nhật kí
trong tù” bằng chữ Hán, đọc những tác phẩm của Sếchxpia bằng tiếng Anh, viết “Bản án chế độ
thực dân Pháp” bằng tiếng Pháp, đọc được những bài báo bằng tiếng Thái khi Người hoạt động ở
Xiêm chỉ sau có vài tháng tự học bền bỉ. . .
Riêng với tiếng Nga, Nguyễn Ái Quốc sớm biết sử dụng ngay từ khi được đặt chân lên đất
nước Liên Xô, song khoảng thời gian 1933 đến 1938 là thời kì Bác có điều kiện trau dồi tiếng Nga
325
Nguyễn Thị Thanh Tùng
nhiều hơn cả. Lúc đó, với cái tên Li nốp, Lin cho giống với tên gọi Nga. Bác vào trường Lênin là
trường Đảng cao cấp cho các lãnh tụ các nước ngoài, rồi sau chuyển hẳn sang Viện nghiên cứu
các vấn đề dân tộc và thuộc địa, đồng thời làm việc cho Quốc tế Cộng sản. Bác tham gia học lớp
nghiên cứu sinh Ban Sử học của Viện đồng thời nhận phiên dịch các tài liệu tiếng Nga ra tiếng
Việt như Đời sống công nhân, Tiếng còi, Sự thật, Tạp chí đỏ. . .
Trong thập niên 30, dù là khi sống ở Hồng Công trước sự truy lùng gắt gao của mật thám
Anh và Pháp hay khi bị tách khỏi các hoạt động đấu tranh cách mạng thì ý chí, bản lĩnh trong học
tập, nghiên cứu của Người vẫn không bao giờ suy giảm. Ở Nguyễn Ái Quốc, chúng ta thấy một
phương châm sống rất rõ ràng, thiết thực đó là không bao giờ để thời gian lãng phí! Khi ở Hồng
Công, Người đem kiến thức tích luỹ được làm “gia sư” cho các con của vợ chồng luật sư Lô dơ
bai. Khi ở Mátxcơva, Người đã tham gia khoá đào tạo tiến sĩ sử học với đề tài nghiên cứu về “Vấn
đề ruộng đất ở Đông Nam châu Á”. Mặc dù Bác Hồ chưa kịp được vinh danh học vị tiến sĩ nhưng
chưa một ai dám phủ nhận và dám sánh với bản lĩnh của Người trong vấn đề học tập, trau dồi kiến
thức. Vì thế, không ngẫu nhiên, tổ chức UNESCO lại công nhận Người là “một biểu tượng kiệt
xuất về quyết tâm của cả một dân tộc” [5;5].
Bên cạnh cách nhìn nhận Nguyễn Ái Quốc với tư cách là một chiến sĩ cộng sản, chúng ta
không thể không nhìn nhận Người ở tư cách một nhà giáo dục- một người thầy giáo yêu nước,
thương dân. Riêng đối với Việt Nam, trong khoảng thời gian từ 1925 đến 1945, “thầy Thành” tức
đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã đào tạo được hàng ngàn, hàng vạn chiến sĩ kiên cường, đấu tranh cho
sự nghiệp giải phóng dân tộc, sự nghiệp cách mạng. Trong số chiến sĩ đã có nhiều người xuất thân
là thầy giáo, thế hệ cũ có, thế hệ mới có. Thầy giáo thuộc thế hệ cũ được thầy giác ngộ, dìu dắt,
tiêu biểu là Đặng Thúc Hứa tục gọi là "thầy Di", một nhà cách mạng lão thành hoạt động ở Thái
Lan thời Đông du và trở thành đảng viên cộng sản, một chiến sĩ rất kiên cường, dũng cảm đã góp
phần xây dựng phong trào cách mạng ở Thái Lan, làm chỗ dựa cho phong trào cách mạng trong
và ngoài nước vào những năm 1930 - 1931. Các đồng chí Trần Phú, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyễn
Giáp, Hà Huy Giáp, Nguyễn Khánh Toàn, Đặng Thai Mai . . . cũng là những thầy giáo yêu nước
nồng nàn, có giác ngộ giai cấp sâu sắc, đã có cái vinh dự được tiếp thu và vun trồng chủ nghĩa yêu
nước mác-xít mà đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá từ lâu, trước cách mạng tháng Tám.
Như vậy, làm thầy giáo cũng giống như người làm công tác chính trị. Điểm khác nhau là ở
chỗ, làm chính trị trước hết là tuyên truyền giáo dục nhân dân làm cách mạng, còn dạy học là làm
công tác tuyên truyền giáo dục, tuyên truyền, giáo dục đối với người nhỏ tuổi. Người thầy Nguyễn
Ái Quốc chính là một tấm gương tiêu biểu cho bất kì ai có ý định theo nghề giáo và trở thành thầy
giáo, cô giáo, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nền giáo dục nước nhà.
2.2. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu với việc giáo dục bản lĩnh cho sinh viên
ngành sư phạm
Trước hết, chúng ta cần khẳng định rằng, cuộc đời sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí
Minh nói chung và những hoạt động của bản thân Người trong những năm 1930- 1938 nói riêng
là một “pho sử bằng vàng” mà giá trị giáo dục và sự lan toả là hết sức to lớn. Bàn về tư tưởng Hồ
Chí Minh về giáo dục hay những cống hiến vĩ đại của Người đối với nền giáo dục nước nhà đã
được giới nghiên cứu trong và ngoài nước bàn luận nhiều. Do đó, người viết chỉ đi sâu vào vấn đề:
Sinh viên ngành sư phạm- những nhà giáo tương lai sẽ học tập được gì từ việc tìm hiểu bản lĩnh
Nguyễn Ái Quốc trong một giai đoạn lịch sử nhất định, từ đó hình thành bản lĩnh cho riêng mình
326
Bản lĩnh chính trị, tư tưởng Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1930 - 1938...
trong quá trình học tập và bước ra cuộc sống?
Sẽ thật là khập khiễng nếu chúng ta đem so sánh Nguyễn Ái Quốc với một ai đó. Nhưng
chúng ta đều có thể nhận ra giữa con người đời thường của Bác Hồ với cán bộ, giảng viên, sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội có một điểm chung là đều tham gia vào sự nghiệp “trồng người”.
Nguyễn Ái Quốc thực hiện “trồng người” bằng cách giáo dục, nêu gương, động viên, khuyến khích
mọi người làm theo cái thiện, cái tốt, để đào tạo ra cán bộ cách mạng phục vụ sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ đất nước. Cái gì Bác định phát động, bao giờ Bác cũng là người tiên phong, nêu gương
trước. Tất cả những cái đó phải nhờ có bản lĩnh và trí tuệ lớn mới kiên định được đến như vậy.
Thế hệ trẻ Việt Nam nói chung, sinh viên sư phạm nói riêng trong thế kỉ XXI đứng trước
nhiều thuận lợi hơn cha anh đi trước, song cũng phải đối mặt với bao thách thức khó khăn. Sinh
viên sư phạm được đào tạo ra với mục đích chủ yếu là để tham gia vào sự nghiệp “trồng người”,
trở thành giảng viên, giáo viên, nhà khoa học, nhà giáo dục trong tương lai. Các em được sống
trong môi trường hoà bình, độc lập tự do và tiến bộ xã hội nhưng cũng phải chịu những sức ép
to lớn từ sự giao thoa của ba làn sóng là nền kinh tế thị trường, kinh tế tri thức và kinh tế xã hội
chủ nghĩa đến sự trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức và nhân cách người thầy của
các em. Kết quả là bên cạnh những tấm gương vươn lên trong học tập, nghiên cứu thì cũng xuất
hiện một số sinh viên đang không biết vượt qua “cám dỗ” của cuộc sống, xem nhẹ việc rèn luyện
bản thân mình.
Nếu như trong thập niên 30 của thế kỉ XX, Nguyễn Ái Quốc đối mặt với những thử thách
quyết liệt từ phía kẻ thù, từ phía Quốc tế Cộng sản, từ cuộc sống và công việc của bản thân thì ngày
hôm nay, sinh viên sư phạm của chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn: kẻ thù
của các em là sự ngu dốt, lười nhác, là những cám dỗ ở môi trường bên ngoài kéo các em ra khỏi
những chuẩn mực đạo đức truyền thống. Những khó khăn đó còn nguy hiểm hơn bởi nó không
hiển hiện cụ thể và các em không thể cân, đong, đo, đếm được.
Do đó, có thể khẳng định nhận, việc học tập chuyên môn có thể tiến hành trong suốt cuộc
đời, nhưng việc hình thành bản lĩnh cho sinh viên chúng ta thì không thể chậm trễ. Bản lĩnh để
các em đủ tỉnh táo và khôn ngoan chống lại các âm mưu phá hoại của kẻ thù. Bản lĩnh là để các
em vượt qua khó khăn trong quá trình học tập để trở thành một người thầy tốt. Bản lĩnh là để