Bán phá giá và thuế chống bán phá giá

4.1 Bán phá giá Một sản phẩm nhập khẩu được coi là bán phá giá khi có đầy đủ các yếu tố như: sản phẩm đó được bán thấp hơn giá trị thông thường hay không; hàng nhập khẩu có gia tăng một cách đội biến hay không; có gây thiệt hại hay đe dọa gây thiệt hại cho nền sản xuất trong nước hay không 4.1.1 Xác định giá trị thông thường Bán phá giá được định nghĩa là một nước xuất khẩu hàng hoá sang nước khác với gia cả thấp hơn giá tiêu thụ của hàng hoá cùng loại tại thị trường nước xuất khẩu, hay nói cách khác là hàng hoá thâm nhập vào thị trường của nước khác với giá thấp hơn giá thông thường. Có bốn cách để xác định giá thông thường: - Thứ nhất, so sánh giá của sản phẩm nhập khẩu với giá của sản phẩm cùng loại hiện đang được tiêu thụ trong thị trường của nước xuất khẩu, nếu giá của sản phẩm ở thị trường của nước xuất khẩu thấp hơn giá ở thị trường nước nhập khẩu thì sản phẩm này được coi là bán phá giá. - Thứ hai, trong trường hợp không có các sản phẩm tương tự được bán trong thị trường của nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường hoặc trong trường hợp việc bán sản phẩm tương tự trong nước xuất khẩu không cho phép có được sự so sánh hợp lý do điều kiện đặc biệt của thị trường đó hoặc do số lượng hàng bán tại thị trường của nước xuất khẩu không đáng kể, thì biên độ bán phá giá sẽ được xác định thông qua so sánh với mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được xuất khẩu sang một nước thứ ba thích hợp, với điều kiện là mức giá có thể so sánh được này mang tính đại diện. - Thứ ba, được xác định thông qua so sánh với chi phí sản xuất tại nước mà hàng hoá có xuất xứ cộâng với chi phí quản lý, bán hàng, các chi phí khác và lợi nhuận hợp lý. - Thứ tư, trong trường hợp không tồn tại giá xuất khẩu hoặc cơ quan có thẩm quyền liên quan cho rằng giá xuất khẩu không đáng tin cậy vì lý do nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu hoặc một bên thứ ba nào đó có quan hệ với nhau hoặc có thoả thuận về bù trừ, thí giá xuất khẩu có thể được xác định trên cơ sở mức giá khi sản phẩm được bán ở khâu đầu cho một người mua hàng độc lập hoặc nếu như sản phẩm đó không được bán lại theo các điều kiện giống với điều kiện nhập khẩu hàng hoá thì mức giá có thể được xác định trên cơ sở hợp lý do cơ quan có thẩm quyền tự quyết định.

doc5 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1925 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bán phá giá và thuế chống bán phá giá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
IV. BÁN PHÁ GIÁ VÀ THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ Bán phá giá Một sản phẩm nhập khẩu được coi là bán phá giá khi có đầy đủ các yếu tố như: sản phẩm đó được bán thấp hơn giá trị thông thường hay không; hàng nhập khẩu có gia tăng một cách đội biến hay không; có gây thiệt hại hay đe dọa gây thiệt hại cho nền sản xuất trong nước hay không… 4.1.1 Xác định giá trị thông thường Bán phá giá được định nghĩa là một nước xuất khẩu hàng hoá sang nước khác với gia cả thấp hơn giá tiêu thụ của hàng hoá cùng loại tại thị trường nước xuất khẩu, hay nói cách khác là hàng hoá thâm nhập vào thị trường của nước khác với giá thấp hơn giá thông thường. Có bốn cách để xác định giá thông thường: - Thứ nhất, so sánh giá của sản phẩm nhập khẩu với giá của sản phẩm cùng loại hiện đang được tiêu thụ trong thị trường của nước xuất khẩu, nếu giá của sản phẩm ở thị trường của nước xuất khẩu thấp hơn giá ở thị trường nước nhập khẩu thì sản phẩm này được coi là bán phá giá. - Thứ hai, trong trường hợp không có các sản phẩm tương tự được bán trong thị trường của nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường hoặc trong trường hợp việc bán sản phẩm tương tự trong nước xuất khẩu không cho phép có được sự so sánh hợp lý do điều kiện đặc biệt của thị trường đó hoặc do số lượng hàng bán tại thị trường của nước xuất khẩu không đáng kể, thì biên độ bán phá giá sẽ được xác định thông qua so sánh với mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được xuất khẩu sang một nước thứ ba thích hợp, với điều kiện là mức giá có thể so sánh được này mang tính đại diện. - Thứ ba, được xác định thông qua so sánh với chi phí sản xuất tại nước mà hàng hoá có xuất xứ cộâng với chi phí quản lý, bán hàng, các chi phí khác và lợi nhuận hợp lý. - Thứ tư, trong trường hợp không tồn tại giá xuất khẩu hoặc cơ quan có thẩm quyền liên quan cho rằng giá xuất khẩu không đáng tin cậy vì lý do nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu hoặc một bên thứ ba nào đó có quan hệ với nhau hoặc có thoả thuận về bù trừ, thí giá xuất khẩu có thể được xác định trên cơ sở mức giá khi sản phẩm được bán ở khâu đầu cho một người mua hàng độc lập hoặc nếu như sản phẩm đó không được bán lại theo các điều kiện giống với điều kiện nhập khẩu hàng hoá thì mức giá có thể được xác định trên cơ sở hợp lý do cơ quan có thẩm quyền tự quyết định. Hiệp định về chống bán phá giá quy định phải dành sự quan tâm đặc biệt cho các nước thành viên đang phát triển. Khi việc thực thi Hiệp định này ảnh hưởng tới lợi ích của các nước đang phát triển thì có thể xem xét các biện pháp bổ sung thay thế mang tính xây dựng khác. Hiệp định GATT 1994 quy định chi tiết về bán phá gía và thuế chống bán phá giá, nhưng lại không quy định rõ việc so sánh giá cả đối với các nước không có cùng chế độ kinh tế. Chính vì vậy mà Hoa Kỳ và các nước Tâu Âu đưa ra các biện pháp chống bán phá giá vô cùng nghiêm khắc để đối phó với cái gọi là bán phá giá của các nước không có nền kinh tế thị trường. Các nước này cho rằng, những nước không có nền kinh tế thị trường thường coi trọng tính kế hoạch, giá cả trong nước của các nước này, giá của nước thứ ba hoặc giá thành sản xuất của hàng xuất khẩu không dựa trên quan hệ cung cầu của thị trường, không chịu sự ràng buộc của quy luật giá cả trong nước. Vì thế, các nước phát triển đã đưa ra tiêu chuẩn so sánh đặc biệt, nước thay thế lựa chọn, giá nhập khẩu tham khảo và quy định tham khảo yếu tố sản xuất, nhằm giải quyết vấn đề liệu hàng hoá nhập khẩu từ những nước không có nến kinh ytế thị trường có phải là bán phá giá hay không. Nước thay thế lựa chọn là nước có trình độ tương đương nhưng có nền kinh tế thị trường do cơ quan chống bán phá giá chọn. Giá nhập khẩu tham khảo là giá được ước tính theo giá nhập khẩu hàng hoá cùng loại từ nước khác hoặc theo giá của đại lý tiêu thụ hàng hoá này, từ đó đi đến kết luận về bán phá giá. Tham khảo yếu tố sản xuất là việc dựa vào yêu cầu sản xuất của hàng hoá từ khi xuất khẩu đến khi nhập khẩu để xác định và tính toán giá cả công bằng. Các yếu tố sản xuất bao gồm: sức lao động, nguyên vật liệu, năng lượng… Phải so sánh với các yếu tố sản xuất của các nước có nền kinh tế thị trường. Các tiêu chuẩn trên đây rất không hợp lý bởi vì: - Thứ nhất, nước thay thế do cơ quan chống bán phá giá của nước nhập khẩu lựa chọn, người xuất khẩu hoàn toàn bị động; - Thứ hai, người xuất khẩu hoàn toàn không thể tham khảo trước giá của một nước hay của một nhóm nước nào đó để xác định tính công bằng của gia 1xuất khẩu; - Thứ ba, quy định tham khảo yếu tố sản xuất không tính đến giá thành thực tế, nguồn tài nguyên thiên nhiên, sức lao động do đó khiến cho việc so sánh mất đi tính khoa học và công bằng. Tuy nhiên chỉ được coi là có bán phá giá khi việc bán hàng với giá thấp hơn giá trị thông thgường gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho nền sản xuất hàng hoá cùng loại trong nước nhập khẩu. Thiệt hại hay đe doạ gây thiệt hại cho nền sản xuất trong nước Việc xác định thiệt hại phải dựa trên các bằng chứng xác thực và khách quan trong hai khía cạnh: (i) khối lượng sản phẩm nhập khẩu được bán phá giá và ảnh hưởng của hàng hoá được bán phá giá đến giá của của sản phẩm tương tự trên thị trường nội địa; (ii) hậu quả của hàng nhập khẩu này đến các nhà sản xuất các sản phẩm tương tự trong nước. - Trước hết cần phải xác định, hàng nhập khẩu được bán phá giá có tăng đột biến hay không, việc tăng này có thể là tăng tuyệt đối hoặc là tăng tương đối khi so sánh với mức sản xuất hoặc nhu cầu tieu dùng tại nước nhập khẩu. Khối lượng hàng nhấp khẩu sẽ được coi là không đáng kể nếu như khối lượng hàng nhập khẩu bán phá giá từ một nước cụ thể nào đó chiếm ít hơn 3% tổng nhập khẩu các sản phẩm tương tự vào nước nhập khẩu, ngoại trừ trường hợp số lượng nhập khẩu các sản phẩm tương tự từ mỗi nước dưới 3% nhưng tổng số các sản phẩm tương tự của những nước này chiếm trên 7% tổng nhập khẩu các sản phẩm tương tự vào nước nhập khẩu. Đối với các nước đang phát triển sản phẩm bán phá giá chiếm dưới 1% tổng sản phẩm cùng loại của nước nhập khẩu, nhứng nếu chưa đến 1% sản phẩm của một nước nhưng lại chiếm 2,5 % sản phẩm cùng loại của nước nhập khẩu. - Thứ hai, biên độ bán phá giá có vượt quá mức tối thiểu hay không – cao hơn 2% giá xuất khẩu thì mới tiến hành điều tra. - Thứ ba, các ảnh hưởng đến ngành sản xuất trong nước bao gồm: mức suy giảm doanh số thực tế và tiềm ẩn, lợi nhuận, sản lượng, thị phần, năng suất, tỉ lệ lãi với đầu tư, lượng hàng lưu kho, công ăn việc làm, tiền lương, khả năng huy động vốn và đầu tư… Trong thương mại quốc tế đầu thế kỷ 20 đã có một số nước áp dụng biện pháp chống bán phá giá, mới đầu chỉ giới hạn những thương mại bất bình đẳng do giá cả bất công gây ra. Mỹ và một số nước châu Aâu là những quốc gia đầu tiên phát minh và sử dụng biện pháp chống bán phá giá. Sau đó có rất nhiều quốc gia làm theo Mỹ, đã khiến biện pháp chống bán phá giá là một công cụ bảo hộ thương mại, biện pháp thông thường và cần thiết để bảo vệ sự công bằng của thương mại quốc tế mang đậm màu sắc của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Các biện pháp tạm thời - Cam kết và thuế chống bán phá giá tạm thời Khi đã có các bằng chứng xác thực về việc bán phá giá, thiệt hại và mối quan hệ nhân quả giữa chúng, cơ quan có thẩm quyền quyết định có hay không bắt đầu cuộc điều tra. Quá trình điều tra phải kết thúc trong tời hạn 1 năm và trong mọi trường hợp không được vượt quá 18 tháng. Trong quá trình điều tra việc thông quan hàng hoá vẫn được tiến hành bình thường. Trong quá trình điều tra nước nhập khẩu có thể áp dụng các biện pháp tạm thời nếu các cơ quan có thẩm quyền cho rằng, cần áp dụng các biện pháp này để ngăn chặn thiệt hại đang xảy ra trong quá trình điều tra. Các biện pháp tạm thời chỉ được phép áp dụng nếu như: (i) Việc điều tra đã được khởi đầu theo đúng quy định tại Điều 5; (ii) kết luận ban đầu đã xác nhận rằng có việc bán phá giá và có dẫn đến gây tổn hại cho ngành sản xuất trong nước; và (iii) các cơ quan có thẩm quyền hữu quan kết luận rằng, cần áp dụng các biện pháp này để ngăn chặn tổn hại đang xảy ra trong quá trình điều tra. Các biện pháp tạm thời có thể được áp dụng dười hình thức thuế tạm thời hoặc tốt nhất là áp dụng hình thức bảo đảm - bằng tiền đặt cọc tương đương với mức thuế chống bán phá giá được dự tính tạm thời và không được cao hơn biên độ bán phá giá được tính tạm thời. Các biện pháp tạm thời chỉ được áp dụng đối với các sản phẩm được đưa vào tiêu dùng sau thời điểm mà quyết định đưa ra theo đoạn 1 Điều 7 Hiệp định chống bán phá giá có hiệu lực, trừ một số ngoại lệ. Việc áp dụng các biện pháp tạm thời không được sớm hơn 60 ngày kể từ ngày bắt đầu điều tra và không được vượt quá 4 tháng, trong một số trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không quá 6 tháng. Trong quá trình điều tra, nếu cơ quan có thẩm quyền xem xét liệu một mức thuế thấp hơn biên độ phá giá có thể loại bỏ tổn hại phát sinh hay không, thì khoảng thời gian nói trên được kéo dài thành 6 và 9 tháng tương ứng. Cam kết về giá được quy định tại điều 8 Hiệp định AD. Điều 8.1 quy định rằng, mọi thủ tục điều tra có thể được đình chỉ hoặc chấm dứt mà không áp dụng bất cứ biện pháp tạm thời hay thuế chống bán phá giá nào nếu như các nhà xuất khẩu có cam kết sẽ điều chỉnh giá của mình hoặc đình chỉ hành vi bán phá giá vào khu vực đang điều tra để các cơ quan có thẩm quyền thấy được rằng, tổn hại do việc bán phá giá gây ra đã được loại bỏ. Mức giá cam kết tăng thêm không được cao hơn mức cần thiết để có thể loại bỏ biên độ bán phá giá. Theo nguyên tắc, không được phép yêu cầu hoặc chấp nhận cam kết về giá của các nhà xuất khẩu trừ khi các cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu đã có quyêt định sơ bộ khẳng định có viẹc bán phá giá và có tổn hại do việc bán phá giá đó gây ra. Cam kết về giá có thể không được cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu chấp nhận vì nhiều lý do khác nhau. Nếu cam kết được chấp nhận thì quá trình điều tra về việc bán phá giá và tổn hại vẫn sẽ được tiếp tục nếu như nhà xuất khẩu muốn và cơ quan có thẩm quyền quyết định như vậy. Khi đã xác định không có dấu hiệu phá giá thì toàn bộ khoản tiền ký quỹ đã thu trong thời gian áp dụng biện pháp tạm thời sẽ được hoàn lại và tất cả các tài sản được đảm bảo sẽ được giải phóng ngay. Sau khi kết thúc cuộc điều tra, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra kết luận có áp dụng thuế phá giá hay không và mức thuế chống bán phá giá tương đương hay thấp hơn biên độ phá giá. GATT khuyến nghị rằng, không nên cứng nhắc khi áp dụng thuế chống bán phá giá, và nên áp dụng mức thuế thấp hơn biên độ bán phá giá nếu mức thuế thấp hơn này đủ để loại bỏ tổn hại đối với sản xuất trong nước. Trong mọi trường hợp thuế chống bán phá giá không được cao hơn biên độ bán phá giá. Thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm được đưa vào tiêu dùng sau thời điểm mà quyết định đưa ra theo đoạn 1 Điều 9 Hiệp định chống bán phá giá có hiệu lực, trừ một số ngoại lệ. Khi thuế chống bán phá giá được áp dụng với một sản phẩm nào đó, thuế đó sẽ được thu theo mức hợp lý đối với mỗi trường hợp, trên cơ sở không phân biệt đối xử đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các nguồn bị coi là bán phá giá và gây tổn hại, trừ những nguồn đã có cam kết về giá được chấp nhận theo quy định của GATT. Thuế chống bán phá giá có hai loại: thuế được thu trên cơ sở hồi tố và thuế bán phá giá được xác định cho giai đoạn tương lai. - Trong trường hợp đã có xác định thiệt hại chính thức hoặc trong trường hợp đã có thể xác định chính thức nguy cơ gây thiệt hại, theo đó tác động của sản phẩm nhập khẩu được bán phá giá, trong trường hợp không có các biện pháp tạm thời, đã dẫn tới thiệt hại được xác định, thuế bán phá giá được thu trên cơ sở hồi tố đối với toàn bộ thời gian áp dụng các biện pháp tạm thời. Nếu thuế bán phá giá được chính thức đưa ra cao hơn mức thuế suất tạm thời đã nộp hay phải nộp thì số chênh lệch sẽ không thu. Nếu mức thuế chính thức thấp hơn mức thuế suất tạm thời đã nộp hay phải nộp thì số chênh lệch sẽ được hoàn lại hay số thuế phải nộp sẽ được tính lại tuỳ từng trường hợp cụ thể. Trong những trường hợp khi cơ quan có thẩm quyền xác định được: - Thứ nhất, đã có tiền sử bán phá giá gây thiệt hại hoặc người nhập khẩu đã biết hoặc sau này biết rằng người xuất khẩu đang bán phá giá và việc bán phá giá này sẽ gây thiệt hại và; - Thứ hai, thiệt hại do bán phá giá hàng loạt đối với một sản phẩm trong thời gian ngắn, nếu xét về thời gian cũng như khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá và các tình huống khác có thể gây ra các thiệt hại nghiêm trọngđến tác dụng điều chỉnh của thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng, với điều kiện là các nhà nhập khẩu có liên quan đã có cơ hội để phản biện, thì mức thuế chống bán phá giá chính thức sẽ được áp dụng đối với các sản phẩm được đưa vào tiêu dùng trong thời gian không quá 90 ngày trước khi áp dụng các biện pháp tạm thời, nhưng không được áp dụng đối với các sản phẩm được đưa vào tiêu dùng trước khi bắt đầu tiến hành điều tra. Việc quyết định nghĩa vụ nộp thuế chống bán phá giá cuối cùng sẽ phải được thực hiện càng nhanh càng tốt, thông thường trong khoảng 12 tháng và trong mọi trường hợp không được vượt quá 18 tháng kể từ sau ngày quyết định được mức thuế chống bán phá giá phải nộp. Tất cả các khoản hoàn thuế đều phải được tiến hành nhanh chóng và trong khoảng thời gian không vượt quá 90 ngày kể từ ngày xác định được nghĩa vụ thuế cuối cùng phải nộp, nếu việc hoàn thuế không được thực hiện trong thời hạn 90 ngày thì cơ quan có thẩm quyền phải giải thích khi có yêu cầu. - Trong trường hợp đã xác định được nguy cơ gây thiệt hại hay thực sự làm chậm sự phát triển của ngành sản xuất trong nước (mặc dù chưa phát sinh thiệt hại), thì chỉ có thể áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức bắt đầu từ ngày xác định được nguy cơ gây thiệt hại hay thực sự làm chậm sự phát triển của ngành sản xuất trong nước, mọi khoản thu với tư cách là biện pháp tạm thời sẽ được hoàn lại và tất cả các tài sản được đảm bảo sẽ được giải phóng ngay. Thuế chống bán phá giá vẫn tiếp tục có giá trị chừng nào nó còn cần thiết cho việc chống lại các trường hợp bán phá giá gây thiệt hại trong nước. Trong quá trình áp dụng thuế chống bán phá gia, cơ quan có thẩm quyền theo yêu cầu của các bênliên quan có thể xem xét lại việc áp dụng thuế chống bán phá giá. Nếu thấy việc áp dụng là không cần thiết thì sẽ ngừng áp dụng ngay. Thông thường thuế chống bán phá giá có hiệu lực trong thời hạn 5 năm kể từ ngày áp dụng, trừ phi các cơ quan có thẩm quyền quyết định rằng việc hết hiệu lực của thuế chống bán phá giá có thể dẫn tới sự tiếp tục hiện tượng bán phá giá và thiệt hại, sau khi tự xem xét trước thời hạn nói trên hoặc trên cơ sở đề nghị hợp lý của ngành sản xuất trong nước trong một khoảng thời gian hợp lý trước ngày hết hạn. Trên cơ sở đó, thuế chống bán phá giá sẽ tiếp tục có hiệu lực trong quá trình đánh giá xem xét đề nghị này. Các cuộc thẩm định phải được tiến hành và hoàn tất trong vòng 12 tháng tính từ ngày bắt đầu đánh giá với các thủ tục như một cuộc điều tra chống bán phá giá.