Thủy sản là nhóm có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu trong toàn ngành nông nghiệp. Tuy đạt được những thành quả vượt mong đợi nhưng xuất khẩu thủy sản cũng gặp phải không ít “sóng gió”. Đặc biệt , vấn đề dư lượng trifluralin và các chất kháng sinh trong thủy sản. Vậy các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam muốn tồn tại và phát triển thì các sản phẩm của doanh nghiệp phải đạt tiêu chuẩn VSATTP (vệ sinh an toàn thực phẩm) của bộ thủy sản, phải truy xuất nguồn gốc nguyên liệu và sản xuất thân thiện với môi trường. Để đáp ứng được các yêu cầu này đòi hỏi ngành thủy sản Việt Nam cũng như các doanh nghiệp phải có cách tiếp cận mới trong hoạt động của mình - Tiếp cận chuỗi cung ứng sản phẩm. Việc nghiên cứu chuỗi cung ứng có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp cho việc tổ chức sản xuất và bố trí sản xuất hợp lý để vừa tiện cho việc thu mua nguyên liệu và vừa thuận tiện cho việc chế biến, vận chuyển tiêu thụ sản phẩm. Quản trị tốt chuỗi cung ứng không những đem lại nguồn lợi khổng lồ mà còn có vai trò to lớn, liên quan mật thiết tới sự cạnh tranh sống còn của doanh nghiệp.
Công ty Cổ Phần Thủy Sản số 1 cũng nằm trong hệ thống các công ty sản xuất và chế biến xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản với mặt hàng chủ lực là tôm. Kể từ ngày thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay công ty đã thu được những kết quả rất đáng khích lệ và không ngừng nỗ lực đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, năng lực cán bộ, tay nghề công nhân để trở thành một trong những nhà sản xuất và cung cấp thủy sản hàng đầu của Việt Nam. Gần đây do sự tăng nhanh các nhà máy chế biến tôm cùng với việc mở rộng dây chuyền sản xuất nên sản lượng tôm nguyên liệu không đủ cho chế biến và XK (xuất khẩu). Vấn đề đặt ra hiện nay cho công ty phải có kế hoạch thu mua đủ số tôm nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Vậy công ty cần nắm được vấn đề chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng cũng như có chiến lược chuỗi cung ứng hợp lý.
Xuất phát từ những điều trên em đã chọn đề tài: “ Chuỗi cung ứng tôm nguyên liệu của công ty Cổ Phần Thủy Sản Số 1” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp.
89 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 5291 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Chuỗi cung ứng tôm nguyên liệu công ty cp thủy sản số 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----(((((----
BÁO CÁO THỰC TẬP
CHUỖI CUNG ỨNG
TÔM NGUYÊN LIỆU
CÔNG TY CP THỦY SẢN SỐ 1
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH – 211207
GVHD : ThS. PHẠM XUÂN THU
SVTH : ĐẶNG THỊ NGÂN THÙY
LỚP : ĐHQT3B
KHÓA : 2007 – 2011
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2011
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----(((((----
BÁO CÁO THỰC TẬP
CHUỖI CUNG ỨNG
TÔM NGUYÊN LIỆU
CÔNG TY CP THỦY SẢN SỐ 1
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH – 211207
GVHD : ThS. PHẠM XUÂN THU
SVTH : ĐẶNG THỊ NGÂN THÙY
LỚP : ĐHQT3B
KHÓA : 2007 – 2011
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi, có sự hỗ trợ của thầy giáo hướng dẫn. Các số liệu, kết quả nêu trong bài báo cáo tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được nêu trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả bài báo cáo tốt nghiệp
Đặng Thị Ngân Thùy
TP. HCM, Ngày 10, tháng 05, năm 2011
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Quản Trị Kinh Doanh - Trường Đại Học Công Nghiệp TP. HCM đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo và giúp đỡ chúng em để chúng em tiếp thu những kiến thức bổ ích và biết thêm những kinh nghiệm quý báu để làm hành trang cho chúng em bước vào đời.
Thời gian thực tập tại công ty Cổ Phần Thủy Sản Số 1 đã giúp em áp dụng những lý luận thực tiễn để từ đó góp phần nâng cao nhận thức của bản thân hoàn thiện kỹ năng làm việc để chuẩn bị tiếp nhận công việc sau khi rời ghế nhà trường.
Để hoàn thành bài báo cáo này ngoài nỗ lực của bản thân còn có sự giúp đỡ của nhiều người từ phía nhà trường và công ty.
Qua trang viết đầu tiên của bài báo cáo em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô trong khoa Quản Trị Kinh Doanh nhất là thầy Phạm Xuân Thu đã dành nhiều thời gian để tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài báo cáo này.
Em xin chân thành cám ơn các anh chị phòng Kinh Doanh và phòng KCS công ty Cổ Phần Thủy Sản Số 1 đã tạo điều kiện cho em tìm hiểu và khảo sát để có dữ liệu viết báo cáo, đặc biệt là anh Trần Hoàng – phó Phòng Kinh Doanh của công ty đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này.
Mặc dù em đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện báo cáo này tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn.
Sinh viên thực tập
Đặng Thị Ngân Thùy
NHẬN XÉT
(Của giảng viên hướng dẫn)
TP. Hồ Chí Minh, Ngày……tháng……năm 2011
NHẬN XÉT
( Của giảng viên phản biện)
TP. Hồ Chí Minh, Ngày……tháng…..năm 2011
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 1
3. Đối tượng nghiên cứu 2
4. Phạm vi và giới hạn của đề tài 2
5. Phương pháp nghiên cứu 2
6. Bố cục đề tài 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG 3
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN CHUỖI CUNG ỨNG 3
1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng 3
1.1.2 Khái niệm về dây chuyền cung cấp 3
1.1.3 Quản lý chuỗi cung ứng 3
1.2 CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHUỖI CUNG ỨNG 4
1.2.1 Quá trình thu mua (Source) 4
1.2.2 Quá trình sản xuất (make) 4
1.2.3 Phân phối sản phẩm (Delivery) 4
1.3 VAI TRÒ CHUỖI CUNG ỨNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 5
1.4 CẤU TRÚC CỦA CHUỖI CUNG ỨNG 6
1.5 CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA CHUỖI CUNG ỨNG 6
1.6 QUÁ TRÌNH VÀ CÁC LUỒNG VẬN CHUYỂN 7
1.7 CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY SX – XK THỦY SẢN VIỆT NAM 8
1.7.1 Khái niệm về chuỗi cung ứng của công ty sản xuất - xuất khẩu thủy sản 8
1.7.2 Các đối tượng trong chuỗi cung ứng của Công ty SX & XK Thủy Sản 8
1.7.2.1 Người nuôi tôm 9
1.7.2.2 Đại lý thu mua 9
1.7.2.3 Công ty chế biến 9
1.7.2.4 Nhà nhập khẩu 9
1.7.3 Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản xuất khẩu 9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHUỖI CUNG ỨNG TÔM NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SỐ 1 11
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SỐ 1 11
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 11
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức 12
2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 12
2.1.2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý công ty 12
2.1.3 Hoạt động sản xuất kinh doanh 14
2.1.3.1 Kinh doanh xuất khẩu 15
2.1.3.2 Kinh doanh nội địa 16
2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 16
2.1.5 Giới thiệu một số sản phẩm tôm của công ty 17
2.1.6 Đặc điểm ngành 18
2.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CUNG ỨNG TÔM NGUYÊN LIỆU CÔNG TY CP THỦY SẢN SỐ 1 18
2.2.1 Đầu vào cho sản xuất tôm của công ty 20
2.2.1.1 Kế hoạch sản xuất 20
2.2.1.2 Phương thức thu mua 22
2.2.1.3 Khảo sát nhà cung cấp tôm nguyên liệu cho công ty Thủy Sản Số 1 28
2.2.1.4 Kho lạnh công ty CP Thủy Sản Số 1 34
2.2.1.5 Tóm tắt SWOT hoạt động thu mua tôm nguyên liệu Công ty 37
2.2.2 Bản thân quá trình sản xuất 37
2.2.2.1 Tình hình sản xuất hiện tại của công ty 37
2.2.2.2 Quy trình sản xuất tôm của công ty CP Thủy Sản Số 1 38
2.2.2.3 Bao gói, nhãn mác và thùng carton cho các sản phẩm tôm 40
2.2.3 Xuất bán thành phẩm Tôm 40
2.2.3.1 Vận chuyển sản phẩm tôm 41
2.2.3.2 Làm thủ tục hải quan 42
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG TÔM CỦA CÔNG TY CP THỦY SẢN SỐ 1 43
3.1 ĐÁNH GIÁ 43
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG TÔM 44
3.2.1 Nguồn tôm nguyên liệu đầu vào 44
3.2.2 Quản lý kho 48
3.2.3 Quá trình sản xuất 49
3.2.4 Vận chuyển sản phẩm 49
KẾT LUẬN 50
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH
Sơ đồ 1.1: Thành phần chuỗi cung ứng
Bảng 1.1: Quá trình luân chuyển trong chuỗi cung ứng
Sơ đồ 1.2: Chuỗi cung cấp sản phẩm thủy sản xuất khẩu
Sơ đồ 1.3: Quá trình truy xuất thông tin theo chuỗi cho sản phẩm thủy sản nuôi
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức công ty Cổ Phần Thủy Sản Số 1
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty năm 2009, 2010
Hình 2.1: Cơ cấu mặt hàng sản xuất của Công ty năm 2009 và 2010
Bảng 2.2: Doanh số xuất khẩu của Công ty năm 2009, 2010
Bảng 2.3: Báo cáo chỉ tiêu thực hiện năm 2009, 2010
Sơ đồ 2.2: Chuỗi cung ứng tôm của công ty CP Thủy Sản Số 1
Sơ đồ 2.3: Quy trình mua tôm của công ty
Bảng 2.4: Báo cáo về năng lực tài chính của công ty từ năm 2007-2010
Bảng 2.5: Kế hoạch số lượng tôm thành phẩm và tồn kho tôm NL năm 2011
Bảng 2.6: Định mức các loại tôm công ty sản xuất
Bảng 2.7: Kế hoạch số lượng nguyên liệu tôm cần mua trong năm 2011
Bảng 2.8: Kế hoạch mua tôm cụ thể cho cả năm 2011
Hình 2.2: Thu hoạch tôm tại ao nuôi Ông Sâm
Hình2.3: Phân size tôm tại ao
Hình 2.4: Cân tôm tại ao
Hình 2.5: Chở tôm về Trạm tôm
Sơ đồ 2.4: Quy trình sản xuất tôm đông block - Công ty Thủy Sản Long Toàn
Bảng 2.9: Giá tôm nguyên liệu trên thị trường ngày 25/02/2011
Bảng 2.10: Bảng kết quả khảo sát
Hình 2.6: Nguồn tôm nguyên liệu
Hình 2.7: Vùng mua tôm nguyên liệu
Hình 2.8: Nơi mua tôm giống
Hình 2.9: Kiểm dịch tôm giống
Hình 2.10: Thức ăn sử dụng nuôi tôm
Hình 2.11: Qui trình nuôi áp dụng
Hình 2.12: Cách kiểm tra tôm nguyên liệu
Hình 2.13: Mối quan tâm của nhà cung cấp tôm nguyên liệu khi họ mua tôm
Hình 2.14: Cỡ tôm cung cấp nhiều nhất
Hình 2.15: Sản lượng tôm NL cung cấp
Hình 2.16: Sản lượng tôm sú có thể cung cấp
Hình 2.17: Sản lượng tôm thẻ có thể cung cấp
Hình 2.18: Sản lượng tôm càng có thể cung cấp
Hình 2.19: Mức độ hài lòng của nhà cung cấp
Hình 2.20: Hình thức bán quan tâm
Hình 2.21: Cửa kho lạnh ở Củ Chi
Hình 2.22: Cách xếp hàng trong kho
Sơ đồ 2.5: Quy trình sản xuất tôm của công ty CP Thủy Sản Số 1
KÝ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
P. : Phòng
CP: Cổ phần
SX: Sản xuất
XK: Xuất khẩu
TS: Thủy Sản
NL: Nguyên liệu
SX - XK: Sản xuất và xuất
TC-HC: Tổ chức hành chính
HĐKD: Hoạt động kinh doanh
TTXVN: Thông tấn xã Việt Nam
TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh
VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm
KCS: Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm
SCM: Supply Chain Management - Quản lý chuỗi cung ứng
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thủy sản là nhóm có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu trong toàn ngành nông nghiệp. Tuy đạt được những thành quả vượt mong đợi nhưng xuất khẩu thủy sản cũng gặp phải không ít “sóng gió”. Đặc biệt , vấn đề dư lượng trifluralin và các chất kháng sinh trong thủy sản. Vậy các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam muốn tồn tại và phát triển thì các sản phẩm của doanh nghiệp phải đạt tiêu chuẩn VSATTP (vệ sinh an toàn thực phẩm) của bộ thủy sản, phải truy xuất nguồn gốc nguyên liệu và sản xuất thân thiện với môi trường. Để đáp ứng được các yêu cầu này đòi hỏi ngành thủy sản Việt Nam cũng như các doanh nghiệp phải có cách tiếp cận mới trong hoạt động của mình - Tiếp cận chuỗi cung ứng sản phẩm. Việc nghiên cứu chuỗi cung ứng có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp cho việc tổ chức sản xuất và bố trí sản xuất hợp lý để vừa tiện cho việc thu mua nguyên liệu và vừa thuận tiện cho việc chế biến, vận chuyển tiêu thụ sản phẩm. Quản trị tốt chuỗi cung ứng không những đem lại nguồn lợi khổng lồ mà còn có vai trò to lớn, liên quan mật thiết tới sự cạnh tranh sống còn của doanh nghiệp.
Công ty Cổ Phần Thủy Sản số 1 cũng nằm trong hệ thống các công ty sản xuất và chế biến xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản với mặt hàng chủ lực là tôm. Kể từ ngày thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay công ty đã thu được những kết quả rất đáng khích lệ và không ngừng nỗ lực đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, năng lực cán bộ, tay nghề công nhân để trở thành một trong những nhà sản xuất và cung cấp thủy sản hàng đầu của Việt Nam. Gần đây do sự tăng nhanh các nhà máy chế biến tôm cùng với việc mở rộng dây chuyền sản xuất nên sản lượng tôm nguyên liệu không đủ cho chế biến và XK (xuất khẩu). Vấn đề đặt ra hiện nay cho công ty phải có kế hoạch thu mua đủ số tôm nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Vậy công ty cần nắm được vấn đề chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng cũng như có chiến lược chuỗi cung ứng hợp lý.
Xuất phát từ những điều trên em đã chọn đề tài: “ Chuỗi cung ứng tôm nguyên liệu của công ty Cổ Phần Thủy Sản Số 1” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Qua đề tài này em mong rằng có thể giúp bản thân tổng hợp lại tất cả những kiến thức đã học ở trường trong những năm qua để làm hành trang cho mình khi bước vào đời và sau đó có thể phần nào giúp ích cho quá trình quản lý chuỗi cung ứng tôm nguyên liệu của công ty Cổ Phần Thủy Sản Số 1.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu, đánh gía, phân tích thực trạng chuỗi cung ứng tôm nguyên liệu của công ty trong những năm gần đây. Từ đó đưa ra những biện pháp cần áp dụng để phát triển chuỗi cung ứng tôm nguyên liệu của công ty.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu dựa trên cơ sở số liệu, tình hình thực tế ở công ty CP (cổ phần) Thủy Sản Số 1 và nghiên cứu các đại lý, công ty trung gian sản xuất tôm đông block trong chuỗi cung ứng tôm của công ty CP Thủy Sản Số 1
4. Phạm vi và giới hạn của đề tài
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chuỗi cung ứng tôm nguyên liệu và đưa ra các giải pháp để phát triển chuỗi cung ứng tôm nguyên liệu của công ty. Do các sản phẩm của công ty chủ yếu xuất đi nước ngoài nên em chỉ tập trung phân tích nguồn tôm nguyên liệu đầu vào và bản thân quá trình sản xuất tôm.
Thời gian: Từ ngày 20/02/2011 đến ngày 28/04/2011
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu, thông qua:
Tài liệu của công ty thực tập.
Quan sát thực tế tại công ty thực tập.
Thu thập qua báo chí, internet,…
Tham khảo tài liệu, giáo trình có liên quan.
Phỏng vấn qua bảng câu hỏi.
Phương pháp phân tích số liệu:
Phương pháp so sánh, tổng hợp
Phương pháp thống kê kinh tế
Phương pháp mô tả: mô tả hoạt động hiện tại của công ty, đại lý cung cấp.
Phương pháp điều tra: khảo sát các đại lý, công ty bán tôm đông block cho công ty
6. Bố cục đề tài
Nội dung của đề tài được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng.
Chương 2: Thực trạng chuỗi cung ứng tôm của công ty Cổ Phần Thủy Sản Số 1.
Chương 3: Đánh giá và giải pháp.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG
MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN CHUỖI CUNG ỨNG
Khái niệm chuỗi cung ứng:
Là mạng lưới các nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà lắp ráp, nhà phân phối và các trang thiết bị hậu cần. Nhằm thực hiện các chức năng:
Thu mua nguyên vật liệu
Chuyển thành các sản phẩm trung gian và cuối cùng
Phân phối các sản phẩm đến khách hàng.
Khái niệm về dây chuyền cung cấp:
Là quá trình từ khi doanh nghiệp tìm kiếm và mua nguyên vật liệu cần thiết, sản xuất ra sản phẩm, và đưa sản phẩm đó đến tay khách hàng.
Quản lý chuỗi cung ứng:
Là phối hợp tất cả các hoạt động và các dòng thông tin liên quan đến việc thu mua, sản xuất và di chuyển sản phẩm.
SCM tích hợp nhu cầu hậu cần nhà cung cấp, nhà phân phối và khách hàng thành một quá trình liên kết. SCM là mạng lưới các điều kiện dễ dàng cho việc thu mua NL (nguyên liệu) , chuyển NL thô thành sản phẩm trung gian và cuối cùng, và phân phối sản phẩm cuối cùng đến khách hàng.
Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management – SCM) là một sự quản lý toàn bộ chuỗi giá trị thặng dư, từ nhà cung cấp tới nhà sản xuất rồi tới các nhà bán buôn, bán lẻ và cuối cùng là tới khách hàng đầu cuối. SCM có 3 mục tiêu chính:
Giảm hàng tồn kho.
Tăng lượng giao dịch thông qua việc đẩy mạnh trao đổi dữ liệu với thời gian thực.
Tăng doanh thu bán hàng với việc triển khai đáp ứng khách hàng một cách hiệu quả hơn.
SCM là sự phối kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật và khoa học nhằm cải thiện cách thức các công ty tìm kiếm những nguồn nguyên liệu thô cấu thành sản phẩm/dịch vụ, sau đó sản xuất ra sản phẩm/dịch vụ đó và phân phối tới các khách hàng. Điều quan trọng đối với bất kỳ giải pháp SCM nào, dù sản xuất hàng hoá hay dịch vụ, chính là việc làm thế nào để hiểu được sức mạnh của các nguồn tài nguyên và mối tương quan giữa chúng trong toàn bộ dây chuyền cung ứng sản xuất. Về cơ bản, SCM sẽ cung cấp giải pháp cho toàn bộ các hoạt động đầu vào của doanh nghiệp, từ việc đặt mua hàng của nhà cung cấp, cho đến các giải pháp tồn kho an toàn của công ty.
Trong hoạt động quản trị nguồn cung ứng, SCM cung cấp những giải pháp mà theo đó, các nhà cung cấp và công ty sản xuất sẽ làm việc trong môi trường cộng tác, giúp cho các bên nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng. SCM tích hợp hệ thống cung ứng mở rộng và phát triển một môi trường sản xuất kinh doanh thực sự, cho phép công ty của bạn giao dịch trực tiếp với khách hàng và nhà cung cấp ở cả hai phương diện mua bán và chia sẻ thông tin.
CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHUỖI CUNG ỨNG
Quá trình thu mua
Là các quá trình liên quan tới việc thu mua nguyên liệu, hàng hoá theo kế hoạch để cung cấp cho nhu cầu sản xuất hoặc bán hàng.
Bộ phận thu mua rất quan trọng, là mắc xích liên kết giữa công ty và thị trường cung cấp. Một bộ phận thu mua được đánh giá mạnh khi nó có thể tìm được nguồn nguyên liệu hàng hoá rẻ, đạt chất lượng; đảm bảo cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu cho quá trình tiếp theo và xây dựng được mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp.
Chức năng tìm nguồn cung cấp được phân tích thành 3 quá trình:
Tìm nguồn cung cấp cho dạng sản xuất tồn kho: Nhu cầu sản phẩm chưa biết trước nên mức lưu kho bị dao động rất lớn, các nhà máy buộc phải tăng dự trữ để đối phó với những đơn hàng đột xuất. Bộ phận thu mua thường vất vả trong việc thiết lập các mối quan hệ dài hạn với các nhà cung cấp và xây dựng mạng lưới cung cấp dự phòng.
Tìm nguồn cung cấp cho dạng sản xuất theo đơn hàng: Nhu cầu được báo trước, bộ phận thu mua dễ xây dựng các mối quan hệ dài hạn với nhà cung cấp, giúp họ thiết lập quy trình theo những tiêu chuẩn yêu cầu. Bộ phận thu mua lựa chọn và phân bổ các đơn hàng cho các nhà cung cấp khác nhau theo năng lực và giá cả của họ.
Tìm nguồn cung cấp cho dạng thiết kế theo đơn hàng: yêu cầu nguồn nguyên liệu phong phú và các nhà cung cấp, thầu phụ phải có năng lực thiết kế thực sự. Giá trị sản phẩm thể hiện qua ý tưởng, thiết kế và cách thức thực hiện của họ. Bộ phận thu mua xây dựng mối quan hệ rộng với các nhà cung cấp để đáp ứng nhu cầu đa dạng của sản phẩm. Quá trình hợp tác phát triển sản phẩm mới giúp các công ty thu ngắn khoảng cách giữa chúng và giúp phát hiện ra những nhà cung cấp có tiềm năng.
Quá trình sản xuất
Bao gồm cả hoạt động thiết kế, thử nghiệm sản phẩm mới, đóng kiện, lưu trữ.
Quá trình này được phân tích thành 3 dạng là:
Sản xuất tồn kho (MTS: Make To Stock): là một môi trường sản xuất mà sản phẩm được hoàn thành trước khi nhận được đơn đặt hàng của người mua.
Làm theo đơn hàng (MTO: Make To Order): là một môi trường sản xuất mà hàng hóa hoặc dịch vụ được tạo ra sau khi nhận được yêu cầu của khách hàng.
Thiết kế theo yêu cầu (ETO: Engineer To Order): khách hàng yêu cầu nhà sản xuất thực hiện thiết kế toàn bộ các đặc điểm kỹ thuật cũng như quy trình sản xuất .
Phân phối sản phẩm
Bao gồm việc phân phối sản phẩm vận chuyển, lưu trữ, quản lý thành phẩm và đảm bảo chất lượng hàng hoá thông qua hệ thống kho bãi và các tổ chức hậu cần.
Có 2 vấn đề cần quan tâm trong quá trình phân phối hàng hoá là: Tổ chức quản lý mạng lưới phân phối và vận chuyển hàng hoá từ nhà máy đến người tiêu dùng.
VAI TRÒ CHUỖI CUNG ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đối với các công ty, SCM có vai trò rất to lớn. Bởi vì các doanh nghiệp nằm trong bất cứ một chuỗi cung ứng nào cũng phải đưa ra các quyết định chung và các quyết định riêng đối với các hành động của họ trên 5 lĩnh vực: Sản xuất, hàng tồn kho, địa điểm kho bãi, vận chuyển và thông tin.
SCM sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn, hệ thống phần mềm SCM sẽ phục vụ các công việc từ lập kế hoạch mua nguyên vật liệu, lựa chọn nhà cung cấp, đưa ra các quy trình theo đó nhà cung cấp sẽ phải tuân thủ trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp, lập kế hoạch cho lượng hàng sản xuất, quản lý quá trình giao hàng bao gồm quản lý kho và lịch giao hàng, cho đến quản lý hàng trả lại và hỗ trợ khách hàng trong việc nhận hàng.
SCM giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn nguyên vật liệu đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ mà SCM có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
SCM còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tiếp thị, đặc biệt là tiếp thị hỗn hợp (4P: Product, Price, Promotion, Place). Chính SCM đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến và vào đúng thời điểm thích hợp. Mục tiêu lớn nhất của SCM là cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất.
Một công ty sản xuất luôn tồn tại ba yếu tố chính của dây chuyền cung ứng:
Các bước khởi đầu và chuẩn bị cho quá trình sản xuất, hướng tới những thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ.
Bản thân chức năng sản xuất, tập trung vào những phương tiện, thiết bị, nhân lực, nguyên vật liệu và chính quá trình sản xuất.
Tập trung vào sản phẩm cuối cùng, phân phối và một lần nữa hướng tới những thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ.
Trong dây chuyền cung ứng ba nhân tố này, SCM sẽ điều phối khả năng sản xuất có giới hạn và thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất - những công việc đòi hỏi tính dữ liệu chính xác về hoạt động tại các nhà máy, nhằm làm cho kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. SCM cung cấp khả năng trực quan hoá đối với các dữ liệu liên quan đến sản xuất và khép kín dây chuyền cung cấp, tạo điều kiện cho việc tối ưu hoá sản xuất đúng lúc bằng các hệ thống sắp xếp và lên kế hoạch. Nó cũng mang lại hiệu quả tối đa cho việc dự trù số lượng nguyên vật liệu, quản lý nguồn tài nguyên, lập kế hoạch đầu
tư và sắp xếp hoạt động sản xuất của công ty.
Ngoài ra giải pháp SCM còn phân tích dữ liệu thu thập được và lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp. Có thể nói, SCM là nền tảng của một chương trình cải tiến và quản lý chất lượng - Bạn không thể cải tiến được những gì bạn không thể nhìn thấy.
CẤU TRÚC CỦA CHUỖI CUNG ỨNG
Một dây chuyền c