Báo cáo đề án môn học Phương pháp phân tích

Hoạt động xuất nhập khẩu là một bộphận quan trọng của nền kinh tếvà là một yếu tốthể hiện năng lực cạnh tranh của một quốc gia. Vậy xuất khẩu và nhập khẩu phụthuộc vào những yếu tốnào? Vềmặt chính sách có thểtác động hay không và nếu có thì nên nhưthế nào đến các yếu tốnày để đạt được sản lượng xuất khẩu hay nhập khẩu có lợi cho nền kinh tế? Có nhiều cách tiếp cận trong nghiên cứu vềxuất khẩu và nhập khẩu. Trên cơsởnghiên cứu mô hình dựbáo của IMF vềcán cân thanh toán quốc gia có đưa ra mô hình dựbáo xuất khẩu và mô hình dựbáo nhập khẩu, đồng thời lý thuyết kinh tếvĩmô có chỉra rằng xuất khẩu ròng (NX) của một nền kinh tếmởbiến động theo tỷgiá hối đoái thực, nghiên cứu này sẽsửdụng kết quảcác mô hình của IMF nhằm tìm hiểu và kiểm định các yếu tốtác động đến xuất khẩu và nhập khẩu

pdf45 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1975 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đề án môn học Phương pháp phân tích, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo cuối cùng - đề án môn học Phương pháp phân tích 2007  Lê Thị Lệ Thu, Nguyễn Tấn Cường, Nguyễn Huy Thể | Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu và nhập khẩu ở các nước đang phát triển 1 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành đề án môn học, chúng tôi đã hiểu thêm một cách sâu hơn kiến thức kinh tế vĩ mô và ứng dụng của kinh tế lượng trong nghiên cứu. Có được những điều này phần lớn là nhờ sự trợ giúp nhiệt tình của các giảng viên tổ bộ môn phương pháp phân tích, bộ mô kinh tế vĩ mô và các bạn học viên. Chúng tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo Cao Hào Thi, Nguyễn Trọng Hoài, Lương Vinh Quốc Duy, Nguyễn Khánh Duy, thầy Châu Văn Thành cùng các bạn học viên đã nhiệt tình chỉ dẫn và giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đề án này. Báo cáo cuối cùng - đề án môn học Phương pháp phân tích 2007  Lê Thị Lệ Thu, Nguyễn Tấn Cường, Nguyễn Huy Thể | Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu và nhập khẩu ở các nước đang phát triển 2 PHẦN I - GIỚI THIỆU: 1. Tên đề tài: Tìm hiểu các yếu tố tác động đến xuất khẩu và nhập khẩu đối với các nước đang phát triển. 2. Vấn đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu: Hoạt động xuất nhập khẩu là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế và là một yếu tố thể hiện năng lực cạnh tranh của một quốc gia. Vậy xuất khẩu và nhập khẩu phụ thuộc vào những yếu tố nào? Về mặt chính sách có thể tác động hay không và nếu có thì nên như thế nào đến các yếu tố này để đạt được sản lượng xuất khẩu hay nhập khẩu có lợi cho nền kinh tế? Có nhiều cách tiếp cận trong nghiên cứu về xuất khẩu và nhập khẩu. Trên cơ sở nghiên cứu mô hình dự báo của IMF về cán cân thanh toán quốc gia có đưa ra mô hình dự báo xuất khẩu và mô hình dự báo nhập khẩu, đồng thời lý thuyết kinh tế vĩ mô có chỉ ra rằng xuất khẩu ròng (NX) của một nền kinh tế mở biến động theo tỷ giá hối đoái thực, nghiên cứu này sẽ sử dụng kết quả các mô hình của IMF nhằm tìm hiểu và kiểm định các yếu tố tác động đến xuất khẩu và nhập khẩu. Vì thế, vấn đề nghiên cứu được đặt ra là: - Các yếu tố lý thuyết có thực sự ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào đến kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu trong thực tế ở các nước đang phát triển? - Các kết luận rút ra là gì sau khi kiểm định? 3. Mục tiêu nghiên cứu (Research Objectives): - Kiểm định các yếu tố có thực sự ảnh hưởng đến xuất khẩu và nhập khẩu như lý thuyết - Đo lường ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái (biến quan tâm) đến xuất khẩu và nhập khẩu. - Tìm ra ứng dụng cho ra quyết định chính sách liên quan (nếu có). 4. Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu: 4.1 Dựa trên các mô hình lý thuyết trong dự báo xuất khẩu và nhập khẩu mà IMF đã nghiên cứu và đưa ra, như sau: ™ Mô hình nhập khẩu: RMf = f (RY ; NER*Pmf/PGDP; XD) + - + Báo cáo cuối cùng - đề án môn học Phương pháp phân tích 2007  Lê Thị Lệ Thu, Nguyễn Tấn Cường, Nguyễn Huy Thể | Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu và nhập khẩu ở các nước đang phát triển 3 Trong đó: - RMf: Giá trị nhập khẩu thực (real imports of goods), tính theo giá của năm cơ sở - RY: thu nhập thực, được đo bằng GDP thực (real GDP). - NER: Tỉ giá hối đoái danh nghĩa (Nominal exchange rate), đơn vị tiền tệ nước nhà tính trên mỗi đơn vị ngoại tệ mạnh. - Pmf: Giá nhập khẩu (import prices) tính theo ngoại tệ. - PGDP:Giá hàng hóa nội địa (the price of domestic goods), - XD: Thâm hụt Tổng cầu (excess demand), ™ Mô hình xuất khẩu: RXf = f (RY; NER*Pxf/PGDP; XD) + + - Trong đó: - RXf: Giá trị xuất khẩu thực (Real exports of goods) - RY: GDP thực (real GDP) – như ở mô hình nhập khẩu - NER: Tỉ giá hối đoái danh nghĩa – như ở mô hình nhập khẩu. - Pxf: Giá xuất khẩu (Export prices) theo đồng tiền nước ngoài, được thể hiện như một chỉ số: nó có thể được đại diện bởi GDP deflator, hoặc chỉ số giá bán sỉ của nước có quan hệ thương mại. - PGDP:Giá sản xuất trong nước (Price of production – như ở mô hình nhập khẩu) - XD: thâm hụt tổng cầu (Excess demand – như ở mô hình nhập khẩu) 4.2 Dựa trên lý thuyết kinh tế vĩ mô và định nghĩa biến REER - Lý thuyết kinh tế vĩ mô chỉ ra rằng xuất khẩu ròng NX quan hệ đồng biến với tỷ giá hối đoái thực. Tỷ giá hối đoái thực được định nghĩa và tính bằng: RER = NER*Pw/P trong đó P được hiểu chỉ số giá nước chủ nhà và Pw là chỉ số giá thế giới. - REER: Chỉ số Tỉ giá hối đoái hiệu dụng thực (Real Effective Exchange Rate Index), Báo cáo cuối cùng - đề án môn học Phương pháp phân tích 2007  Lê Thị Lệ Thu, Nguyễn Tấn Cường, Nguyễn Huy Thể | Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu và nhập khẩu ở các nước đang phát triển 4 Bảng 1. So sánh Giá nhập khẩu tương đối, giá xuất khẩu tương đối và tỷ giá hối đoái thực Giá xuất khẩu tương đối Giá nhập khẩu tương đối Tỷ giá hối đoái thực RER Công thức = NER*Pxf/PGDP = NER*Pmf/PGDP =NER*Pw/Pj NER là tỷ giá hối đoái danh nghĩa có trọng số tính theo rổ hàng hóa xuất khẩu NER là tỷ giá hối đoái danh nghĩa có trọng số tính theo rổ hàng hóa nhập khẩu NER là tỷ giá hối đoái danh nghĩa có trọng số tính theo rổ hàng hóa ngoại thương Pxf là giá xuất khẩu hàng hóa có trọng số tính cho rổ hàng hóa xuất khẩu Pmf là giá nhập khẩu hàng hóa có trọng số tính cho rổ hàng hóa nhập khẩu Pw là giá thế giới có trọng số tính cho rổ hàng hóa ngoại thương Trong đó PGDP là giá sản xuất trong nước trung bình có trọng số cho rổ hàng hóa xuất khẩu (tính bằng nội tệ) PGDP là giá sản xuất trung bình có trọng số cho rổ hàng hóa nhập khẩu (tính bằng nội tệ) Pj là giá sản xuất trong nước trung bình có trọng số cho rổ hàng hóa ngoại thương (tính bằng nội tệ) Từ cơ sở lý thuyết kinh tế và những lập luận trên đây, nhóm nghiên cứu thấy rằng hoàn toàn có thể sử dụng biến REER thay cho biến giá nhập khẩu tương đối (NER*Pmf/PGDP) trong mô hình nhập khẩu và giá xuất khẩu tương đối (NER*Pxf/PGDP) trong mô hình xuất khẩu của IMF. 4.3 Đưa thêm biến độc lập vào mô hình: Với nhận định rằng có khả năng là các chính sách kinh tế vĩ mô thường có độ trễ, nên khi có chính sách thay đổi về tỷ giá hối đoái hoặc tỷ giá hối đoái thực biến động thì tác động của nó lên biến xuất khẩu và nhập khẩu có thể phải sau một thời gian nhất định. Do vậy nhóm nghiên cứu đễ xuất đưa thêm biến tỷ giá hối đoái thực với độ trễ là 1 (biến REERP1) vào mô hình xuất khẩu và nhập khẩu ban đầu. Cũng cho rằng có khả năng dạng hàm tuyến tính chưa mô tả đúng quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và các biến xuất khẩu và nhập khẩu, có thể dẫn đến hiện tượng sai dấu kỳ vọng trong mô hình nên nhóm nghiên cứu cũng đề xuất dạng hàm đa thức bậc 2 đối với biến REER, đưa thêm vào mô hình biến REER2 = REER^2. Như vậy mô hình sẽ được kiểm định và ước lượng là như sau: - Mô hình nhập khẩu: RMf = f (GDP; REER; REERP1; REER2; XD) (dấu kỳ vọng) + - + - Mô hình xuất khẩu: RXf = f (GDP ; REER; REERP1; REER2; XD) (dấu kỳ vọng) + + - Báo cáo cuối cùng - đề án môn học Phương pháp phân tích 2007  Lê Thị Lệ Thu, Nguyễn Tấn Cường, Nguyễn Huy Thể | Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu và nhập khẩu ở các nước đang phát triển 5 5 . Phạm vi nghiên cứu và cơ sở dữ liệu: Do hạn chế về số quan sát cũng như độ chính xác của số liệu của Việt Nam, rất khó có thể có được số liệu đủ tin cậy và đủ bậc tự do cần thiết cho việc chạy mô hình ước lượng và hồi quy. Vì thế, thay vì lấy số liệu của Việt Nam theo thời gian (x năm), nghiên cứu này sẽ sử dụng dữ liệu chéo và dữ liệu theo thời gian cho đơn vị nghiên cứu là quốc gia. Các dữ liệu cho các biến được lấy từ năm 1985-2004 (20 năm) của 40 quốc gia đang phát triển. Các quốc gia được chọn từ danh sách các nước đang phát triển do Worldbank công bố năm 2006 (6 khu vực với 148 nước). Lấy 40 nước có số liệu đầy đủ nhất. Việc chọn các quốc gia là những nước đang phát triển là vì những nước này có trạng thái phát triển kinh tế được đánh giá là gần (cùng nhóm) với trạng thái phát triển kinh tế của Việt Nam. Dữ liệu của hầu hết các biến được lấy từ World Development Indicator 2006. Riêng dữ liệu về biến XDEMAND là biến thâm hụt tổng cầu (được định nghĩa là chênh lệch giữa GDP thực và GDP xu hướng hay GDP tiềm năng của một quốc gia) được tính dựa theo tính toán sản lượng tiềm năng của mỗi quốc gia trong giai đoạn nghiên cứu. Biến thâm hụt tổng cầu XDEMAND đã được tính toán theo cách như sau: Từ GDP thực trong 20 năm của 40 nước thu thập được: Æ tính tốc độ tăng trưởng trung bình của giai đoạn gtb = [(GDP2004 – GDP1985)1/19 – 1] Æ tính GDP thực xu hướng: GDPtrend, t = GDPt *gtb Æ tính ra biến XDEMAND = GDP thực thực tế - GDP thực xu hướng. = GDPt - GDPtrend, t 6. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được áp dụng là phân tích hồi quy bằng các mô hình kinh tế lượng với dữ liệu bảng dạng cân bằng và mô hình sẵn có, theo chiến lược đi từ đơn giản đến tổng quát, với các bước lần lượt như sau: - Bước 1: Hồi quy theo mô hình dự báo xuất khẩu và nhập khẩu của IMF với FEM và ECM trong phân tích dữ liệu bảng. Nhận xét kết quả hồi quy để có bước xử lý tiếp theo. - Bước 2: Hồi quy bằng Pooled, FEM và ECM với 5 hoặc 7 nước (cơ sở lý thuyết là số đơn vị chéo cần lớn hơn số biến độc lập, dự định số biến độc lập là 5) theo 2 cách lựa chọn 7 nước: lựa chọn ngẫu nhiên 5 hoặc 7 nước trong dữ liệu 40 nước và lựa chọn có chủ định 7 nước trong 40 nước (tiêu chí lựa chọn có chủ định là chọn các nước ít có Báo cáo cuối cùng - đề án môn học Phương pháp phân tích 2007  Lê Thị Lệ Thu, Nguyễn Tấn Cường, Nguyễn Huy Thể | Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu và nhập khẩu ở các nước đang phát triển 6 biến động trong các biến độc lập – đặc biệt là biến GDP và biến REER - vì muốn tìm ra ảnh hưởng của REER lên kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu. Nhận xét kết quả hồi quy để có bước xử lý tiếp theo - Thêm biến độc lập vào các mô hình bước 2 trên cơ sở lý thuyết cho rằng biến REER nếu sai dấu kỳ vọng trong các mô hình ước lượng thì có thể xuất khẩu hay nhập khẩu phụ thuộc vào REER bình phương (dạng hàm đa thức bậc 2) và có thể kim ngạch xuất khẩu hay nhập khẩu còn phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái thực có độ trễ bằng 1, việc quyết định đưa các biến REER^2 và REER(-1) vào mô hình sẽ dựa vào kết quả hồi quy trước đó. Nhận xét các kết quả hồi quy với các biến thêm vào. - Rút ra các kết luận từ kết quả phân tích hồi quy. - Nêu các hạn chế của mô hình cuối cùng. Các kết quả hồi quy với cả 40 nước cho cả 2 mô hình xuất khẩu và nhập khẩu đều cho thấy: Cả 2 mô hình với các hồi quy Pure OLS, FEM và ECM đều cho kết quả sai dấu kỳ vọng biến REER và biến REER ít có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy việc sử dụng dữ liệu 20 năm với 40 nước là không thích hợp, có thể lý giải rằng do các nước có những đặc thù riêng với các điều kiện kinh tế và các chính sách kinh tế khác biệt, đồng thời dữ liệu khi lấy với 40 nước cũng có thể không có sự chính xác nhất định, do vậy kim ngạch xuất khẩu không thể phản ánh qua biến tỷ giá hối đoái thực một cách chung nhất. Một lựa chọn khôn ngoan hơn là chọn một số ít nước, với lựa chọn 5 nước trong 20 năm vẫn cho ta số quan sát đủ lớn (100 quan sát) và chúng tôi sẽ phân tích trên cơ sở dữ liệu của 5 nước này. Việc chọn sẽ được tiến hành bằng 2 cách: chọn ngẫu nhiên 5 nước và chọn có chủ định 7 nước. 7. Cấu trúc của đề án: Đề án được trình bày theo cấu trúc như sau: - Phần I – Giới thiệu - Phần II – Các kết quả hồi quy và phân tích - Phần III – Kết luận - Phần IV – Các phụ lục - Danh mục tài liệu tham khảo Báo cáo cuối cùng - đề án môn học Phương pháp phân tích 2007  Lê Thị Lệ Thu, Nguyễn Tấn Cường, Nguyễn Huy Thể | Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu và nhập khẩu ở các nước đang phát triển 7 PHẦN II - CÁC KẾT QUẢ HỒI QUY VÀ PHÂN TÍCH A. Ký hiệu các biến được sử dụng trong các mô hình 9 RMf: Kim ngạch nhập khẩu 9 RXf: Kim ngạch xuất khẩu 9 GDP: GDP thực (như RY: real GDP) 9 REER: Tỷ giá hối đoái thực hiệu dụng 9 XD: Thâm hụt tổng cầu (như XDEMAND hay excess demand) 9 NX: Xuất khẩu ròng, được tính là NX = RXf - RMf 9 REERP1: Biến REER với độ trễ là 1 (REER = REER(-1) ) 9 REER2: Biến REER2 (REER2 = REER^2) B. Các kết quả hồi quy và phân tích I. Mô hình xuất khẩu 1. Hồi quy với 5 nước chọn ngẫu nhiên: 5 nước được chọn ngẫu nhiên là CHINA, TUNISIA, MALAWI, DOMINICAN, và NIGERIA 1.1. Kết quả hồi quy với FEM và ECM (xem phụ lục 4): 1.2. Nhận xét: Các kết quả hồi quy cho thấy: - Các mô hình hồi quy Pool, FEM, ECM đều cho kết quả các biến có ý nghĩa thống kê khá tốt, tuy nhiên có biến XD trái dấu kỳ vọng. R2 là khá cao (0,90 đến 0,96) nhưng hệ số DW lại cho thấy có khả năng có tương quan chuỗi bậc 1. - Khi thêm biến độ trễ REERP1 = REER(-1) vào thì số dấu kỳ vọng theo từng nước có được cải thiện nhưng biến XD lại trở nên kém ý nghĩa thống kê. Với ECM thì có yêu cầu số nước (đơn vị chéo) phải lớn hơn số biến độc lập (5) nên mô hình không chạy được. - Khi thêm biến REER2 vào thì biến REER lại trở nên kém ý nghĩa thống kê, hầu như chỉ có Trung quốc là có dấu kỳ vọng đúng và các biến có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa 20%). FEM cho thấy DW được cải thiện đáng kể (0,73) và có khả năng không còn tương quan chuỗi bậc 1. ECM không chạy được do số đơn vị chéo không lớn hơn số biến độc lập đưa vào. Báo cáo cuối cùng - đề án môn học Phương pháp phân tích 2007  Lê Thị Lệ Thu, Nguyễn Tấn Cường, Nguyễn Huy Thể | Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu và nhập khẩu ở các nước đang phát triển 8 2. Hồi quy với 7 nước chọn có chủ định 7 nước được chọn có chủ định (với tiêu chí là các nước có GDP và REER biến động khá ổn định) là ALGERIA, TUNISIA, CHILE, UGANDA, GHANA, NIGERIA, LESOTHO. 2.1. Kết quả hồi quy với FEM và ECM: xin xem phụ lục 5 2.2. Nhận xét: Các kết quả hồi quy Pure Pooled, FEM, ECM đều cho thấy các mô hình đều cho đúng dấu kỳ vọng nhưng biến XD ít ý nghĩa thống kê. II. Mô hình nhập khẩu 1. Hồi quy với 5 chọn ngẫu nhiên (các kết quả xem phụ lục 6) Kết quả hồi quy cho thấy mô hình nhập khẩu Pure Pooled cho đúng dấu kỳ vọng nhưng các biến REER, REERP1 và REER2 ít có ý nghĩa thống kê, ECM đòi hỏi số đơn vị chéo phải nhiều hơn số biến độc lập nên không có kết quả. 2. Hồi quy với 7 nước chọn có chủ định (kết quả chạy hồi quy xin xem phụ lục 7) Các kết quả hồi quy cho thấy: các mô hình có chung một điểm là biến REER2 và XD ít có ý nghĩa thống kê. C. Mô hình lựa chọn và các hạn chế: Các kết quả hồi quy cho thấy mô hình tốt nhất có thể được lựa chọn là: 1. Mô hình xuất khẩu của 7 nước chọn có chủ định với phương pháp hồi quy ECM: Rxf = f(GDP, REER, REERP1) Kết quả hồi quy (phụ lục 8) cho thấy đây là mô hình hồi quy có thể được chấp nhận nhất: Phương trình hồi quy mẫu như sau: -5337250 Estimation Command: ===================== LS(CX=R) RXF? GDP? REER? REERP1? Estimation Equations: ===================== ALGERIA: RXF = C(5) + -5.75E+08 + 0.396823*GDP + 3897454*REER - 5337250*REERP1 TUNISIA: RXF = C(6) + -5.75E+08 + 0.396823*GDP + 3897454*REER - 5337250*REERP1 CHILE: RXF = C(7) + -5.75E+08 + 0.396823*GDP + 3897454*REER - 5337250*REERP1 UGANDA: RXF = C(8) + -5.75E+08 + 0.396823*GDP + 3897454*REER - 5337250*REERP1 GHANA: RXF = C(9) + -5.75E+08 + 0.396823*GDP + 3897454*REER - 5337250*REERP1 Báo cáo cuối cùng - đề án môn học Phương pháp phân tích 2007  Lê Thị Lệ Thu, Nguyễn Tấn Cường, Nguyễn Huy Thể | Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu và nhập khẩu ở các nước đang phát triển 9 2. Mô hình nhập khẩu Tương tự như mô hình xuất khẩu ta có kết quả hồi quy (phụ lục 8) và phương trình hồi quy mẫu như sau: Estimation Command: ===================== LS(CX=R) RMF? GDP? REER? REERP1? Estimation Equations: ===================== ALGERIA: RMF = -2.05E+09 -1.10E+09 + 0.305412*GDP + 14044352*REER - 2088834*REERP1 TUNISIA: RMF = 2.18E+09 -1.10E+09 + 0.305412*GDP + 14044352*REER - 2088834*REERP1 CHILE: RMF = -1.36E+09 -1.10E+09 + 0.305412*GDP + 14044352*REER - 2088834*REERP1 UGANDA: RMF = -7.25E+08 -1.10E+09 + 0.305412*GDP + 14044352*REER - 2088834*REERP1 GHANA: RMF = 6.07E+08 -1.10E+09 + 0.305412*GDP + 14044352*REER - 2088834*REERP1 Nhận xét: - Nếu coi tác động của các biến GDP thực, tỷ giá hối đoái thực và độ trễ 1 thời đoạn của tỷ giá hối đoái thực là như nhau đến xuất khẩu và nhập khẩu thì các kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của các nước khác nhau là đáng kể theo đặc thù của mỗi nước và điều này được thể hiện ở hệ số tung độ gốc là khác nhau của mỗi nước - Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của các nước đang phát triển này chịu tác động của biến tỷ giá hối đoái thực chủ yếu sau một thời đoạn (1 năm), có nghĩa là thường thì chính sách làm thay đổi tỷ giá hối đoái thực tác động lên xuất khẩu và nhập khẩu ở các nước đang phát triển với độ trễ chính sách là 1 năm là có ý nghĩa (kết quả hồi quy cho thấy các biến này có ý nghĩa thống kê thực tế với Pvalue là khá nhỏ) Báo cáo cuối cùng - đề án môn học Phương pháp phân tích 2007  Lê Thị Lệ Thu, Nguyễn Tấn Cường, Nguyễn Huy Thể | Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu và nhập khẩu ở các nước đang phát triển 10 PHẦN III - KẾT LUẬN 1. Tỷ giá hối đoái thực không thực sự tác động đến xuất khẩu và nhập khẩu ở mỗi quốc gia trong cùng một thời kỳ như lý thuyết đã khẳng định. Tác động của các biến độc lập GDP, REER, XD cũng không cùng chiều đối với nhóm các nước đang phát triển giống như lý thuyết. Điều này có thể được lý giải là do đặc thù nền kinh tế các nước đang phát triển là không đồng nhất và có thể kết luận lý thuyết không phải đúng cho mọi nền kinh tế. 2. Tỷ giá hối đoái thực có thể tác động đến xuất khẩu và nhập khẩu với độ trễ khoảng là 1 (1 năm) 3. Hạn chế của mô hình lựa chọn: - Thực tế xuất khẩu và nhập khẩu của các quốc gia phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố (xem phụ lục 1) ngoài các biến độc lập đã xem xét trong mô hình, các yếu tố này là khó lượng hóa nên không thể đưa vào mô hình. Mô hình do IMF đưa ra là một mô hình rút gọn nên không thể hiện hết các tác động lên xuất khẩu và nhập khẩu - Do những hạn chế của số liệu kinh tế vĩ mô với độ chính xác không cao, có thể gặp khó khăn trong việc ước lượng các tác động thực sự của các biến độc lập lên biến phụ thuộc trong các mô hình xuất khẩu và nhập khẩu này. 4. Do thời lượng nghiên cứu hạn hẹp cộng với kiến thức về kinh tế vị mô và kinh tế lượng nên nhóm nghiên cứu chưa giải quyết được triệt để các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra. Nhóm chúng tôi cho rằng mô hình có khả năng tiếp tục nghiên cứu và nếu khắc phục được các hạn chế của mô hình thì có thể có được những kết luận có giá trị hơn. Báo cáo cuối cùng - đề án môn học Phương pháp phân tích 2007  Lê Thị Lệ Thu, Nguyễn Tấn Cường, Nguyễn Huy Thể | Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu và nhập khẩu ở các nước đang phát triển 11 PHẦN IV – CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Chú thích thêm về Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu 1. Dựa trên các mô hình lý thuyết trong dự báo xuất khẩu và nhập khẩu ma ̀ IMF đã nghiên cứu và đưa ra, như sau: ™ Mô hình nhập khẩu: RMf = f (RY ; NER*Pmf/PGDP; XDEMAND) + - + Trong đó: - RMf: Giá trị nhập khẩu thực (real imports of goods), tính theo giá của năm cơ sở - RY: thu nhập thực, được đo bằng GDP thực (real GDP). Ta chấp nhận một giả thuyết quen thuộc là thu nhập thực tăng lên thì cầu về nhập khẩu thực tăng, do vậy có quan hệ đồng biến giữa thu nhập thực và nhập khẩu thực. Nên dấu kỳ vọng của RY là dương. - NER: Tỉ giá hối đoái danh nghĩa (Nominal exchange rate), đơn vị tiền tệ nước nhà tính trên mỗi đơn vị ngoại tệ mạnh. - Pmf: Giá nhập khẩu (import prices) tính theo ngoại tệ. Được thể hiện bằng một chỉ số: nó có thể được đại diện bởi GDP deflator hoặc chỉ số giá bán sỉ trong giao dịch với nước đối tác. - PGDP:Giá hàng hóa nội địa (the price of domestic goods), được thể hiện bằng một chỉ số (một cách lý tưởng là sử dụng một chỉ số tương tự như đã sử dụng cho b
Tài liệu liên quan