Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
luôn tiềm ẩn các rủi ro. Trong điều kiện hiện tại, khi mà xu hướng tự do hóa
và toàn cầu hóa nền kinh tế ngày càng phát triển thì nguy cơ gặp phải rủi ro
của các doanh nghiệp ngày càng lớn. Việc chủ động phòng ngừa rủi ro, đảm
bảo an ninh tài chính và khả năng phát triển bền vững của các doanh nghiệp
trở thành vấn đề thời sự, cấp thiết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của
các doanh nghiệp. Trong quá trình quản lý và điều hành hoạt động sản xuất
kinh doanh, một trong những yếu tố quan trọng tác động đến kết quả hoạt
động của doanh nghiệp là việc huy động và sử dụng tài sản bằng tiền. Do đó,
nhiệm vụ quan trọng của nhà quản lý là luôn giữ được sự cân bằng hợp lý
giữa các luồng tiền vào và luồng tiền ra của doanh nghiệp, hay nói cách khác
là luôn duy trì được một lượng tiền nhất định đủ để đáp ứng các yêu cầu của
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bưu điện trung tâm 1 là đơn vị trực thuộc Bưu điện Hà Nội, trong thời
gian qua cũng đã quan tâm đến công tác quản lý ngân quỹ, song gặp không ít
những khó khăn. Với chiến lược phát triển của ngành Bưu điện trong xu thế
hội nhập cạnh tranh, quản lý tốt ngân quỹ đã và đang là một yêu cầu đối với
Bưu điện trung tâm 1.
Vì vậy, sau một thời gian thực tập tại Bưu điện trung tâm 1, em đã chọn
đề tài: “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ tại Bưu điện trung
tâm 1” cho luận văn tốt nghiệp của mình. Nội dung luận văn tốt nghiệp của
em được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Công tác quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp trong nền kinh
tế thị trường.
Chương 2 : Thực trạng công tác quản lý ngân quỹ của B ưu điện trung tâm 1.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý
ngân quỹ tại Bưu điện trung tâm 1.
92 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2234 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ tại Bưu điện trung tâm 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo tốt nghiệp
“Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân
quỹ tại Bưu điện trung tâm 1”
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1: CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN QUỸ CỦA DOANH NGHIỆP
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1 Vai trò của ngân quỹ đối với hoạt động của doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường
3
1.1.1 Doanh nghiệp và chức năng tài chính của doanh nghiệp 3
1.1.2 Vai trò của ngân quỹ đối với hoạt động của doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường
4
1.2 Công tác quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường
12
1.2.1 Sự cần thiết phải quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp trong nền kinh tế
thị trường
12
1.2.2 Nội dung công tác quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp 15
1.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ của doanh
nghiệp
25
1.3.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả ngân quỹ thông qua đánh giá khả năng
thanh toán của doanh nghiệp
25
1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả ngân quỹ thông qua đánh giá khả năng hoạt
động của doanh nghiệp
28
1.3.3 Chỉ tiêu đánh giá khả năng dự phòng những biến động bất thường 30
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý của doanh nghiệp 31
1.4.1 Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp 31
1.4.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI BƯU
ĐIỆN TRUNG TÂM 1
2.1 Giới thiệu chung về Bưu điện trung tâm 1 37
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Bưu điện trung tâm1 37
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Bưu điện trung tâm 1 37
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của Bưu điện trung tâm 1 38
2.1.4 Đặc điểm kinh doanh của ngành Bưu điện trong nền kinh tế thị
trường
39
2.1.5 Tình hình sản xuất kinh doanh của Bưu điện trung tâm 1 42
2.2 Thực trạng công tác quản lý ngân quỹ tại Bưu điện trung tâm 1 44
2.2.1 Ngân quỹ của Bưu điện trung tâm 1 44
2.2.2 Tình hình quản lý ngân quỹ của Bưu điện trung tâm 1 49
2.2.3 Phân tích tình hình tài chính theo các dòng tiền 52
2.2.4 Đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ của Bưu điện trung tâm 1 56
2.3 Đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân quỹ của Bưu điện trung
tâm 1
61
2.3.1 Những kết quả đạt được 61
2.3.2 Những hạn chế 62
2.3.3 Nguyên nhân 63
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI BƯU ĐIỆN TRUNG TÂM 1
3.1 Định hướng phát triển của Bưu điện trung tâm 1 trong thời gian tới 66
3.1.1 Môi trường kinh doanh bưu chính viễn thông-Cơ hội và thách thức 66
3.1.2 Kế hoạch hoạt động trong năm 2005 67
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ tại Bưu điện
trung tâm 1
68
3.2.1 Áp dụng mô hình quản lý ngân quỹ thích hợp 68
3.2.2 Hoàn thiện những quy chế về quản lý ngân quỹ trong cơ chế quản lý
tài chính của Bưu điện trung tâm 1
76
3.2.3 Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ 77
3.2.4 Tăng cường xây dựng bộ máy nhân sự cho công tác quản lý ngân quỹ 78
3.2.5 Tăng cường nguồn thông tin cung cấp cho công tác quản lý ngân quỹ 78
3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ tại Bưu
điện trung tâm 1
79
3.3.1 Kiến nghị với Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam 79
3.3.2 Kiến nghị với các Bộ, cơ quan quản lý tài chính của Nhà nước 81
Danh mục tài liệu tham khảo
LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
luôn tiềm ẩn các rủi ro. Trong điều kiện hiện tại, khi mà xu hướng tự do hóa
và toàn cầu hóa nền kinh tế ngày càng phát triển thì nguy cơ gặp phải rủi ro
của các doanh nghiệp ngày càng lớn. Việc chủ động phòng ngừa rủi ro, đảm
bảo an ninh tài chính và khả năng phát triển bền vững của các doanh nghiệp
trở thành vấn đề thời sự, cấp thiết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của
các doanh nghiệp. Trong quá trình quản lý và điều hành hoạt động sản xuất
kinh doanh, một trong những yếu tố quan trọng tác động đến kết quả hoạt
động của doanh nghiệp là việc huy động và sử dụng tài sản bằng tiền. Do đó,
nhiệm vụ quan trọng của nhà quản lý là luôn giữ được sự cân bằng hợp lý
giữa các luồng tiền vào và luồng tiền ra của doanh nghiệp, hay nói cách khác
là luôn duy trì được một lượng tiền nhất định đủ để đáp ứng các yêu cầu của
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bưu điện trung tâm 1 là đơn vị trực thuộc Bưu điện Hà Nội, trong thời
gian qua cũng đã quan tâm đến công tác quản lý ngân quỹ, song gặp không ít
những khó khăn. Với chiến lược phát triển của ngành Bưu điện trong xu thế
hội nhập cạnh tranh, quản lý tốt ngân quỹ đã và đang là một yêu cầu đối với
Bưu điện trung tâm 1.
Vì vậy, sau một thời gian thực tập tại Bưu điện trung tâm 1, em đã chọn
đề tài: “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ tại Bưu điện trung
tâm 1” cho luận văn tốt nghiệp của mình. Nội dung luận văn tốt nghiệp của
em được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Công tác quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp trong nền kinh
tế thị trường.
Chương 2 : Thực trạng công tác quản lý ngân quỹ của Bưu điện trung tâm 1.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý
ngân quỹ tại Bưu điện trung tâm 1.
CHƯƠNG 1:
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN QUỸ CỦA DOANH NGHIỆP
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1 . VAI TRÒ CỦA NGÂN QUỸ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH
NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1.1 Doanh nghiệp và chức năng tài chính của doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, nơi kết hợp các yếu tố cần thiết
để sản xuất và bán các sản phẩm, dịch vụ tạo ra với mục đích thu lợi nhuận .
Hoạt động của doanh nghiệp được đặc trưng bởi 2 dạng:
+ Sản xuất : Thực hiện chế biến các sản phẩm và dịch vụ mua vào để
tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có thể bán.
+ Trao đổi : Mua các yếu tố đầu vào (cung ứng) để phục vụ cho việc
sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ và đem bán (thương mại).
Hình 1.1 thể hiện hai chức năng cơ bản của doanh nghiệp là thương
mại và cung ứng-sản xuất. Hai chức năng này được gọi chung là hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hình 1.1 : Dòng biến đổi vật chất của doanh nghiệp
Hoạt động trao đổi tạo ra dòng vật chất và tài chính đối ứng (Hình 1.2).
Để có thể tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có thể bán được, doanh nghiệp cần
dùng vốn để mua sắm các tài sản và sử dụng các tài sản đó để tạo ra giá trị gia tăng.
Hình 1.2: Dòng vật chất và dòng tài chính của doanh nghiệp
Tạo ra vốn và phân bổ hợp lý vốn vào các tài sản dùng trong hoạt động
sản xuất kinh doanh để tạo ra giá trị gia tăng ổn định, ngày càng lớn và phân
Trao đổi
Cung ứng
Sản xuất
Dòng vào Dòng ra
Trao đổi
Cung ứng
Sản xuất Trao đổi
Cung ứng
Trao đổi
Cung ứng
Dòng vật chất
Dòng tài chính
Dòng vật chất
Dòng tài chính
chia lợi ích tạo ra cho các chủ thể liên quan là hoạt động cơ bản hình thành
nên chức năng thứ ba của doanh nghiệp là tài chính hay còn gọi là hoạt động
tài chính của doanh nghiệp.
Chức năng tài chính hay hoạt động tài chính trước hết có nhiệm vụ hỗ
trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành ổn định và
có hiệu quả bằng các tài sản dùng trong sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, hoạt
động này cũng có thể tạo ra những thu nhập ngoài sản xuất kinh doanh cho
doanh nghiệp bằng các tài sản tài chính. Hai mảng hoạt động tài chính này
cấu thành hoạt động tài chính trọn vẹn trong doanh nghiệp và có mối quan hệ
mật thiết với nhau cho dù mỗi mảng có đặc trưng riêng.
Đối với doanh nghiệp, trong giai đoạn ngắn hạn, việc đảm bảo cân
bằng giữa khả năng và nhu cầu tài trợ thường xuyên được xem là mục tiêu
chính của quản lý tài chính. Việc đảm bảo cân bằng tài chính ngắn hạn giúp
cho doanh nghiệp hoạt động ổn định, có hiệu quả, cơ sở của sự tăng trưởng
đều đặn và liên tục theo định hướng chiến lược. Vì vậy trong quản lý tài chính
ngắn hạn, quản lý ngân quỹ đóng vai trò rất quan trọng.
1.1.2 Vai trò của ngân quỹ đối với hoạt động của doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường
1.1.2.1 Khái niệm ngân quỹ
Ngân quỹ là khái niệm dùng để chỉ tiền ( bao gồm tiền mặt trong két tại
doanh nghiệp và tiền gửi ngân hàng) và các khoản tương đương tiền như
chứng khoán dễ bán. Các loại chứng khoán giữ vai trò như một “ bước đệm ”
cho tiền mặt, vì nếu số dư tiền mặt nhiều doanh nghiệp có thể đầu tư vào
chứng khoán có khả năng thanh khoản cao, nhưng khi cần thiết cũng có thể
chuyển đổi chúng sang tiền mặt một cách dễ dàng và ít tốn kém chi phí.
Những khoản phải thu có khả năng thu được tiền ngay khi cần cũng được coi
là một phần của ngân quỹ.
Chúng ta có thể hiểu ngân quỹ là khoản chênh lệch giữa thực thu ngân
quỹ và thực chi ngân quỹ tại một thời điểm nhất định của doanh nghiệp.
Ngân quỹ tác động tới cả đầu vào và đầu ra của hoạt động sản xuất kinh
doanh. Đây là công cụ giúp doanh nghiệp thực hiện việc thanh toán các khoản
chi, trao đổi hàng hoá… nhằm mục tiêu sinh lợi. Doanh nghiệp duy trì một
mức dự trữ tiền dương là nhằm để có phương tiện giao dịch giúp doanh
nghiệp mua sắm hàng hoá, nguyên vật liệu và thanh toán các khoản chi cần
thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong hiện tại cũng
như những khoản chi bất thường hay những nhu cầu về tiền đột xuất trong
tương lai. Tiền giúp doanh nghiệp thực hiện được điều đó vì tiền có các chức
năng chủ yếu: tiền là phương tiện lưu thông, tiền là phương tiện thanh toán,
tiền là phương tiện đo lường giá trị, tiền là phương tiện dự trữ về mặt giá trị.
1.1.2.2 Ngân sách hoạt động hàng năm và sự hình thành ngân quỹ
a) Các loại ngân sách hoạt động hàng năm của doanh nghiệp
a.1) Ngân sách hoạt động sản xuất kinh doanh
Ngân sách hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tổng hợp
các dòng tài chính vào và ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, đó là doanh thu và các khoản chi có xuất quỹ liên quan đến hoạt động
sản xuất kinh doanh. Các dòng tài chính được thiết lập căn cứ trên giá trị phát
sinh trong từng khoảng thời gian xem xét. Việc thiết lập ngân sách hoạt động
sản xuất kinh doanh sẽ làm xuất hiện các thành phần liên quan đến tài sản lưu
động và nợ ngắn hạn. Việc thiết lập ngân sách hoạt động sản xuất kinh doanh
thường theo từng tháng và tập hợp thành các ngân sách theo chức năng trên
cơ sở ngân sách hoạt động của các bộ phận.
Các ngân sách chức năng trong ngân sách hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp bao gồm:
+ Ngân sách bán hàng là tổng hợp toàn bộ ngân sách của các bộ phận
bán hàng.
Ngân sách bán hàng hình thành hai dòng tài chính cơ bản:
- Dòng doanh thu phụ thuộc vào khối lượng bán ra và biểu giá
bán.
- Dòng chi liên quan đến chi phí cho hoạt động bán hàng không
tính đến chi phí khấu hao tài sản cố định dùng trong bán hàng.
Chính sách tín dụng đối với khách hàng của doanh nghiệp sẽ tác động
đến ngân sách bán hàng và làm xuất hiện khoản Phải thu dự tính.
Hình 1.3 -Sơ đồ hình thành ngân sách hoạt động sản xuất kinh doanh-
+ Ngân sách sản xuất là tổng hợp toàn bộ ngân sách của các bộ phận
sản xuất.
Ngân sách sản xuất chỉ bao gồm các khoản chi phí phát sinh trong quá
trình sản xuất chế biến : Chi mua nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp
Kế hoạch
bán hàng
Ngân sách
bán hàng
Tồn kho
hàng hoá
Kế hoạch
sản xuất
Tồn kho
NVL
Kế hoạch
cung ứng
Ngân sách
sản xuất
Doanh thu
Chi phí bán hàng
Phải thu
Giá bán, số lượng bán
Chính sách thương mại
Tồn kho đầu kỳ
Chính sách dự trữ
Số lượng sản xuất
Mức tiêu hao
Tồn kho đầu kỳ
Chính sách mua
Ngân sách
quản lý
Chi phí QL
Hàng tồn kho
Phải trả
Chi phí sản xuất
Hàng tồn kho
Phải trả
NGÂN SÁCH HOẠT ĐỘNG SXKD
và chi phí sản xuất chung, không tính đến chi phí khấu hao tài sản cố định
dùng trong sản xuất. Ngân sách sản xuất được hình thành từ chương trình sản
xuất của doanh nghiệp căn cứ vào chương trình bán hàng dự kiến có tính tới
mức tồn kho thành phẩm đầu kỳ, mức tồn kho thành phẩm cuối kỳ mong
muốn.
Ngân sách sản xuất sẽ bao gồm trong nó cả ngân sách cung ứng vì quá
trình sản xuất sẽ làm xuất hiện nhu cầu tiêu hao nguyên vật liệu. Từ mức tồn
kho nguyên vật liệu đầu kỳ, mức tồn kho nguyên vật liệu cuối kỳ mong muốn
và nhu cầu sử dụng phát sinh sẽ xác định tổng giá trị nguyên vật liệu cần mua,
phương thức cung ứng. Từ ngân sách sản xuất sẽ xác định được mức Tồn kho
và khoản Phải trả dự tính.
+ Ngân sách quản lý chung là tổng hợp toàn bộ ngân sách của các bộ
phận gián tiếp.
Ngân sách quản lý chung chỉ bao gồm các khoản chi phục vụ quản lý
và cũng không tính tới chi phí khấu hao tài sản cố định dùng trong quản lý.
a.2) Ngân sách đầu tư
Đầu tư là một hoạt động nằm trong chiến lược của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, việc đầu tư thường đòi hỏi một khoản tiền lớn, sẽ ảnh hưởng đến ngân
quỹ khi thực hiện các khoản chi đầu tư theo lịch giải ngân đã được hoạch
định. Trong phạm vi quản lý tài chính ngắn hạn, ngân sách đầu tư sẽ liên quan
đến dòng tài chính ra nhằm mua sắm tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh
doanh (đầu tư bên trong) , bao gồm:
Các khoản chi đầu tư hàng năm (đầu tư thay thế ).
Các khoản chi cho đầu tư phát triển ( mở rộng, hiện đại hoá ).
ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN
ĐẦU TƯ HÀNG NĂM
NGÂN SÁCH ĐẦU TƯ
Đầu tư thay thế Đầu tư mở rộng
hiện đại hoá
Hình 1.4 - Sơ đồ hình thành ngân sách đầu tư -
a.3) Ngân sách hoạt động tài chính
Ngân sách hoạt động tài chính liên quan đến các hoạt động vay, cho
vay và đầu tư tài chính dài hạn, góp vốn liên doanh, bao gồm các dòng tài
chính vào như thu tiền ứng với các khoản cho vay, thu tiền từ các tài sản tài
chính dài hạn, và các dòng tài chính ra như trả tiền ứng với các khoản đi vay,
trả tiền cho các tài sản tài chính dài hạn, góp vốn liên doanh.
Hình 1.5- Sơ đồ hình thành ngân sách hoạt động tài chính -
a.4) Ngân sách hoạt động bất thường
Ngân sách này, khi lập kế hoạch, chỉ xét đến các khoản thu và chi do
bán tài sản cố định cần thanh lý. Các khoản thu, chi bất thường khác không
được xem xét. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh các quỹ dự
phòng thì việc điều chỉnh sẽ được thể hiện ở ngân sách này:
Điều chỉnh tăng các quỹ dự phòng được xem như dòng tài chính ra tức
là khoản chi bất thường.
Điều chỉnh giảm các quỹ dự phòng được xem như dòng tài chính vào
tức là khoản thu bất thường.
THU HĐTC CHI HĐTC
NGÂN SÁCH HĐTC
Thu lãi và gốc vay
Thu từ TS tài chính
dài hạn
Trả lãi và gốc vay
Trả từ TS tài chính
dài hạn
THU BẤT THƯỜNG CHI BẤT THƯỜNG
NGÂN SÁCH HĐ BẤT
THƯỜNG
Thanh lý TSCĐ
Điều chỉnh giảm các
quỹ dự phòng
Chi phí liên quan đến
việc thanh lý TSCĐ
Điều chỉnh tăng các
quỹ dự phòng
Hình 1.6 - Sơ đồ hình thành ngân sách hoạt động bất thường-
b) Sự liên kết của các ngân sách hoạt động hình thành ngân quỹ
Để xác lập được trạng thái ngân quỹ cần phải liên kết các ngân sách
hoạt động bộ phận. Trước khi liên kết các ngân sách hoạt động bộ phận, cần
có sự điều chỉnh đối với ngân sách hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự điều
chỉnh đối với ngân sách hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ căn cứ trên chính
sách thương mại dự kiến của doanh nghiệp và chính sách của Người bán đối
với cách mua dự kiến mà doanh nghiệp lựa chọn.
Hình 1.7 -Sơ đồ liên kết các ngân sách hoạt động hình thành ngân quỹ-
Chính sách thương mại của doanh nghiệp được thể hiện ở cách thức
thanh toán áp dụng cho khách hàng. Điều này làm cho khoản thực thu trong
kỳ xem xét có thể khác biệt so với doanh thu. Việc điều chỉnh là để xác định
dòng thực thu của doanh nghiệp trong thời kỳ xem xét sau khi đã loại bỏ
lượng tiền mà doanh nghiệp cung cấp tín dụng (tín dụng thương mại) cho
khách hàng (Phải thu).Việc điều chỉnh đối với khoản thu từ bán hàng sẽ cho
thấy một phần khả năng tài trợ bên trong thực tế của doanh nghiệp từ hoạt
động sản xuất kinh doanh.
NGÂN
QUỸ
NGÂN SÁCH
HOẠT ĐỘNG
SXKD
NGÂN SÁCH
HOẠT ĐỘNG
ĐẦU TƯ
NGÂN SÁCH
HOẠT ĐỘNG
TÀI CHÍNH
NGÂN SÁCH
HOẠT ĐỘNG
BẤT THƯỜNG
Chính sách của Người bán cũng đòi hỏi việc điều chỉnh theo cách
tương tự. Tất nhiên nó sẽ có tác động đối với khoản chi mua của doanh
nghiệp trong thời kỳ xem xét và cho biết một phần nhu cầu tài trợ thực tế phát
sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc điều chỉnh cũng có thể phải áp dụng đối với ngân sách hoạt động
bất thường liên quan đến thanh lý tài sản cố định. Việc điều chỉnh các quỹ dự
phòng sẽ chưa thực hiện ở bước này.
Các ngân sách đầu tư và ngân sách hoạt động tài chính cũng sẽ không
điều chỉnh ở bước thiết lập ngân quỹ đầu tiên vì các ràng buộc hợp đồng đối
với các khoản vay hoặc các ràng buộc chiến lược đối với việc đầu tư trực tiếp
và đầu tư gián tiếp.
Tổng hợp các ngân sách hoạt động sẽ xác định ngân quỹ của doanh
nghiệp trong thời kỳ xem xét và là cơ sở để đưa ra các quyết định tài chính
của doanh nghiệp.
1.1.2.3 Vai trò của ngân quỹ trong hoạt động của doanh nghiệp
Chu trình tài chính của doanh nghiệp có 3 chu kỳ: Chu kỳ tạo vốn; chu
kỳ sử dụng vốn; chu kỳ phân chia thu nhập. Đối với một doanh nghiệp đang
hoạt động thì ba chu kỳ này đan xen nhau, có lúc kế tiếp, có lúc song hành và
cũng có lúc gián đoạn. Điều này tương ứng với tính chất đan xen trong việc
hình thành nhu cầu cũng như khả năng tài trợ của doanh nghiệp trong suốt
một thời kỳ nhất định. Trong giai đoạn ngắn hạn, việc đảm bảo cân bằng giữa
khả năng và nhu cầu tài trợ thường xuyên được xem là mục tiêu chính của
quản lý tài chính. Việc đảm bảo cân bằng tài chính ngắn hạn sẽ giúp cho
doanh nghiệp hoạt động ổn định, có hiệu quả, cơ sở của sự tăng trưởng đều
đặn và liên tục theo định hướng chiến lược. Vì vậy, ngân quỹ đóng vai trò rất
quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, với mục tiêu kiểm soát quá
trình hoạt động của doanh nghiệp theo thời gian.
Các doanh nghiệp dự trữ tiền mặt vì 3 động lực chính: động lực giao
dịch; động lực dự phòng; động lực đầu cơ.
Động lực dự trữ tiền để giao dịch nghĩa là doanh nghiệp dự trữ tiền để
có thể mua sắm hàng hoá, nguyên vật liệu và thanh toán các chi phí cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuỳ vào đặc điểm hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể cần nhiều tiền hay ít.
Đối với các doanh nghiệp bán lẻ, hầu như hoạt động nào cũng đòi hỏi cần đến
tiền. Có những thời điểm, nhu cầu tiền của doanh nghiệp rất cao, đặc biệt là
đối với các doanh nghiệp dịch vụ vào các dịp lễ tết hay các doanh nghiệp có
ngành nghề kinh doanh theo mùa vụ… Đến thời điểm này, nhu cầu tiền của
doanh nghiệp lên rất cao để mua hàng hoá, nguyên vật liệu. Ngoài ra, khi
ngân quỹ thặng dư tiền sẽ giúp doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhanh
cho nhà cung ứng, điều này có thể là thuận lợi cho doanh nghiệp rất nhiều vì
uy tín doanh nghiệp được nâng cao và doanh nghiệp có thể hưởng lợi thế
chiết khấu.
Doanh nghiệp giữ tiền nhằm phòng ngừa khả năng thu chi tiền trong
tương lai biến động không thuận lợi như sự thay đổi các chính sách của nhà
nước, đình công, hỏa hoạn, khó khăn do yếu tố thời vụ và chu kỳ kinh doanh.
Điều đó cũng có nghĩa là nếu khả năng dự báo thu chi bằng tiền trong tương
lai của doanh nghiệp kém thì nhu cầu tiền dự phòng là cao và ngược lại, nếu
doanh nghiệp nắm rõ được dòng tiền vào ra trong thời gian tới thì nhu cầu
tiền dự phòng sẽ thấp… Doanh nghiệp sẽ không thể duy trì hoạt động bình
thường để tồn tại và cạnh tranh trên thị trường nếu không có một mức tồn quỹ
rộng rãi đủ để bù đắp sự mất mát về máy móc, nguyên vật liệu…
Ngoài ra, doanh nghiệp giữ tiền vì động lực đầu cơ nhằm chuẩn bị sẵn
sàng để lợi dụng ngay các cơ hội tốt trong kinh doanh, đầu tư khi phát sinh
những cơ hội đem lại lợi nhuận, thường là đầu tư vào các chứng khoán dễ
bán. Việc đầu tư vào chứng khoán dễ bán còn nhằm mục đích dự phòng mà
không phải giữ tiền mặt.
Như vậy, ngân quỹ đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của một
doanh nghiệp, là phương tiện giúp doanh nghiệp duy trì được hoạt động sản
xuất kinh doanh và đảm bảo khả năng thanh toán. Doanh nghiệp sẽ phải làm
thế nào để ổn định mức cân đối ngân quỹ, tránh những