Trước tác động của toàn cầu hoá, xu thế nhất thể hoá thị trường tài chính tiền
tệ đang diễn ra nhanh chóng. Việt Nam đang từng bước mở cửa tiến tới hội nhập
khu vực và Quốc tế. Trong xu th ế đó, Việt Nam đã ký kết không ít các hiệp định
song phương và đa phương liên quan tới hoạt động tài chính ngân hàng. Đặc biệt
Hiệp định thương mại Việt-Mỹ cũng như cam kết chuẩn bị gia nhập tổ chức
Thương mại thế giới ( WTO) đã buộc chúng ta phải đổi mới và phát triển hệ thống
ngân hàng. Để giành thế chủ động trong tiến trình h ội nhập, Việt Nam cần xây dựng
một hệ thống ngân hàng đa dạng về hình th ức, có uy tín với khách hàng, hoạt động
có hiệu quả, an toàn, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng đầu tư đáp ứng nhu
cầu Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước.
Trong công cuộc đổi mới và phát triển toàn diện, thực hiện hội nhập kinh tế
quốc tế, hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói
riêng có một vai trò to lớn thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thời gian vừa qua, cùng
với sự phát triển kinh tế đất nước thì hoạt động kinh tế đối ngoại cũng như hoạt
động thanh toán quốc tế ngày càng sôi động và có nhiều chuyển biến mạnh mẽ.
Các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian gần đây đã không ngừng
hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế để đáp ứng được nhu cầu của
nền kinh tế đồng thời thu lợi nhuận và tăng lợi thế của ngân hàng mình. Tuy vậy,
bên cạnh những kết quả đạt được thì dịch vụ ngân hàng đối ngoại, trong đó có dịch
vụ thanh toán quốc tế cũng là một vấn đề bức xúc hiện nay cần được tháo gỡ. Đặc
biệt với phương thức tín dụng chứng từ, một hình thức thanh toán rất phức tạp, đòi
hỏi trình độ chuyên môn cao trong công tác thanh toán.
Là một chi nhánh lớn nhất của Ngân hàng công thương Việt Nam, Sở giao
dịch I trong những năm qua đã sớm thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế theo
phương thức tín dụng chứng từ, bước đầu đã góp phần vào công tác kinh doanh có
hiệu quả của ngân hàng và hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn. Bên cạnh đó, Sở
giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện Dự
án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thông tin (INCAS) dưới sự hỗ trợ của Ngân
hàng thế giới (WB) nhằm xây dựng Sở giao dịch I thành một ngân hàng hiện đại
trong khu vực mà hoạt động thanh toán quốc tế là một trong những lĩnh vực hoạt
động quan trọng nhất của một ngân hàng quốc tế. Vì vậy, an toàn và hiệu quả là một
trong những tiêu chí để đánh giá khả năng hội nhập quốc tế của ngân hàng. Tuy
nhiên, trong quá tình hoạt động vừa qua, có nhiều vấn đề nảy sinh liên quan đến
hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh của
ngân hàng. Do đó, tìm ra giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc
tế tại Sở giao dịch I-Ngân hàng công thương Việt Nam nhằm thu hút nhiều khách
hàng, tạo uy tín và vị thế của ngân h àng trên thương trường là vấn đề hết sức cần
thiết hiện nay.
Nhận thức được vấn đề này, em đã chọn đề tài :
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo
phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương
Việt Nam.
Nội dung gồm ba chương :
Chương I: Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín
dụng chứng từ.
Chương II: Thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương
thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam.
Chương III : Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế
theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương
Việt Nam.
97 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2246 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo tốt nghiệp
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương
thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam.
MỤC LỤC
Chương I: Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín
dụng chứng từ.
Chương II: Thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương
thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam.
Chương III : Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế
theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương
Việt Nam.
Lời nói đầu
Trước tác động của toàn cầu hoá, xu thế nhất thể hoá thị trường tài chính tiền
tệ đang diễn ra nhanh chóng. Việt Nam đang từng bước mở cửa tiến tới hội nhập
khu vực và Quốc tế. Trong xu thế đó, Việt Nam đã ký kết không ít các hiệp định
song phương và đa phương liên quan tới hoạt động tài chính ngân hàng. Đặc biệt
Hiệp định thương mại Việt-Mỹ cũng như cam kết chuẩn bị gia nhập tổ chức
Thương mại thế giới ( WTO) đã buộc chúng ta phải đổi mới và phát triển hệ thống
ngân hàng. Để giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập, Việt Nam cần xây dựng
một hệ thống ngân hàng đa dạng về hình thức, có uy tín với khách hàng, hoạt động
có hiệu quả, an toàn, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng đầu tư đáp ứng nhu
cầu Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước.
Trong công cuộc đổi mới và phát triển toàn diện, thực hiện hội nhập kinh tế
quốc tế, hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói
riêng có một vai trò to lớn thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thời gian vừa qua, cùng
với sự phát triển kinh tế đất nước thì hoạt động kinh tế đối ngoại cũng như hoạt
động thanh toán quốc tế ngày càng sôi động và có nhiều chuyển biến mạnh mẽ.
Các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian gần đây đã không ngừng
hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế để đáp ứng được nhu cầu của
nền kinh tế đồng thời thu lợi nhuận và tăng lợi thế của ngân hàng mình. Tuy vậy,
bên cạnh những kết quả đạt được thì dịch vụ ngân hàng đối ngoại, trong đó có dịch
vụ thanh toán quốc tế cũng là một vấn đề bức xúc hiện nay cần được tháo gỡ. Đặc
biệt với phương thức tín dụng chứng từ, một hình thức thanh toán rất phức tạp, đòi
hỏi trình độ chuyên môn cao trong công tác thanh toán.
Là một chi nhánh lớn nhất của Ngân hàng công thương Việt Nam, Sở giao
dịch I trong những năm qua đã sớm thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế theo
phương thức tín dụng chứng từ, bước đầu đã góp phần vào công tác kinh doanh có
hiệu quả của ngân hàng và hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn. Bên cạnh đó, Sở
giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện Dự
án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thông tin (INCAS) dưới sự hỗ trợ của Ngân
hàng thế giới (WB) nhằm xây dựng Sở giao dịch I thành một ngân hàng hiện đại
trong khu vực mà hoạt động thanh toán quốc tế là một trong những lĩnh vực hoạt
động quan trọng nhất của một ngân hàng quốc tế. Vì vậy, an toàn và hiệu quả là một
trong những tiêu chí để đánh giá khả năng hội nhập quốc tế của ngân hàng. Tuy
nhiên, trong quá tình hoạt động vừa qua, có nhiều vấn đề nảy sinh liên quan đến
hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh của
ngân hàng. Do đó, tìm ra giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc
tế tại Sở giao dịch I-Ngân hàng công thương Việt Nam nhằm thu hút nhiều khách
hàng, tạo uy tín và vị thế của ngân hàng trên thương trường là vấn đề hết sức cần
thiết hiện nay.
Nhận thức được vấn đề này, em đã chọn đề tài :
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo
phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương
Việt Nam.
Nội dung gồm ba chương :
Chương I: Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín
dụng chứng từ.
Chương II: Thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương
thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam.
Chương III : Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế
theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương
Việt Nam.
Chương I
hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng
từ
1.1 Tổng quan về thanh toán quốc tế
1.1.1 Khái niệm
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi chúng ta phải thường xuyên mua bán, trao
đổi hàng hoá và dịch vụ với những cá nhân khác nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất
cũng như tinh thần của mình. Và trong các hoạt động đó chúng ta thường phải trả
cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho mình một khoản tiền. Hành vi trả tiền đó
là một cách hiểu đơn giản về "thanh toán”. Như vậy, thanh toán được hiểu theo
nghĩa chung nhất là việc chi trả của một cá nhân này cho một cá nhân khác để đổi
cho việc được sử dụng, sở hữu một hàng hoá, dịch vụ hay một quyền cụ thể nào đó.
Thanh toán nảy sinh do việc chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng
hoá, dịch vụ, đông thời thanh toán cũng tác động trở lại đến hiệu quả và tốc độ của
việc mua bán. Thanh toán tốt sẽ giúp tạo lập mối quan hệ uy tín và tin cậy, thúc đẩy
các quan hệ kinh tế, tăng tốc độ lưu thông hàng hoá, cải thiện cuộc sống, giúp các
nhà kinh doanh tận dụng được những cơ hội trên thương trường. Vì vậy, thanh toán
là hệ quả của việc mua bán hàng hoá, dịch vụ nhưng đồng thời cũng là một yếu tố
ảnh hưởng đến mối quan hệ đó.
Tương tự như vậy, trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia đều phải thường
xuyên tiến hành những mối quan hệ đa dạng và phức tạp trên mọi lĩnh vực: kinh tế,
chính trị, xã hội, ngoại giao, văn hoá, khoa học kỹ thuật, hợp tác đầu tư… trong đó,
quan hệ kinh tế chiếm vị trí quan trọng và là cơ sở cho các mối quan hệ khác. Và
quá trình tiến hành các hoạt động nêu trên, tất yếu nảy sinh những nhu cầu chi trả,
thanh toán tiền tệ giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau. Từ đó nảy sinh nhu
cầu thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế.
Thanh toán quốc tế (TTQT) là việc thực hiện các nghiệp vụ chi trả tiền
tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá
nhân, Chính phủ nước này với đối tác của mình trên thế giới thông qua quan
hệ giữa các ngân hàng của các bên liên quan.
Tóm lại, TTQT phát sinh trên cơ sở của hoạt động thương mại quốc tế, nó có
tác dụng đòn bẩy làm cho thương mại quốc tế ngày càng phát triển, là yếu tố quan
trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại, là mắt xích không thể thiếu
trong dây chuyền hoạt động kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên, khác với hoạt động thanh toán nội địa, trong quan hệ thanh toán
quốc tế, không chỉ đòi hỏi các chủ thể tuân thủ những quy định pháp lý quốc gia,
mà còn phải tuân thủ cả những quy định pháp lý, các hiệp ước, hiệp định quốc tế,
cũng như tập quán và thông lệ ở mỗi nước có quan hệ đối tác. Một số văn bản pháp
lý mang tính quốc tế sử dụng trong thanh toán quốc tế hiện nay:
* Luật thống nhất về Séc quốc tế - ULC1931.
* Luật thống nhất về hối phiếu (Uniform Law for Bill of exchange)-ULB
1930.
* Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform Customs
and Practice for Documentary Credit) – UCP 500.
* e-UCP version 1.0
* Incoterms
* URR 525
* ISP 98
* URG 458
*ISBP
1.1.2 Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế
1.1.2.1 Đối với nền kinh tế
Hoạt động thanh toán quốc tế có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt
trong giai đoạn hiện nay với xu thế mở cửa nền kinh tế để hội nhập và phát triển.
Thông qua hoạt động thanh toán quốc tế các nước có thể tận dụng được vốn và công
nghệ nước ngoài để thực hiện CNH-HĐH đất nước, rút ngắn khoảng cách tụt hậu và
đưa nền kinh tế đất nước hoà nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới.
Hoạt động thanh toán quốc tế góp phần mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế
đối ngoại của đất nước, thông qua hoạt động thanh toán quốc tế, chúng ta có thể
thiết lập quan hệ với các quốc gia khác để từ đó có thể mở rộng quan hệ mua bán,
trao đổi hàng hoá, thúc đẩy sự giao lưu trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại
giao, văn hoá…Chính những tác động của hoạt động thanh toán quốc tế đến kinh tế
đối ngoại lại có tác động trở lại làm cho hoạt động thanh toán quốc tế phát triển bởi
khi kinh tế đối ngoại phát triển thì kéo theo nó là nhu cầu tất yếu của việc thanh
toán trong ngoại thương.
Hoạt động thanh toán quốc tế còn góp phần tăng cường vị thế của các quốc gia
trên trường quốc tế, khi hoạt động thanh toán quốc tế phát triển thì có nghĩa là hoạt
động kinh tế đối ngoại cũng phát triển, qua đó tạo điều kiện để các nước trên thế
giới biết đến đất nước mình. Một đất nước có hoạt động ngoại thương phát triển thì
chứng tỏ đất nước đó tiềm lực về kinh tế trên thương trường quốc tế, tạo ra một vị
thế nhất định cho nước đó trong con mắt của bạn bè thế giới.
Hoạt động thanh toán quốc tế là khâu quan trọng trong quá trình mua bán, trao
đổi hàng hoá dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau.
Tóm lại, đối với nền kinh tế, TTQT góp phần mở rộng và thúc đẩy quan hệ
kinh tế đối ngoại, tăng cường vị thế kinh tế của mỗi quốc gia trên thương trường
quốc tế, là cầu nối giữa các quốc gia trong quan hệ thanh toán tiền hàng có hiệu
quả.
1.1.2.2 Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
Trước hết phải khẳng định rằng hoạt động TTQT phát sinh từ nhu cầu thanh
toán xuất nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp. Chính vì vậy nó có vai trò rất
qua trọng, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu thanh toán cho các doanh nghiệp này mà
còn giúp cho các doanh nghiệp hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng
xuất nhập khẩu. Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, do vị trí địa lý của các
bạn hàng thường cách xa nhau làm hạn chế việc tìm hiểu khả năng tài chính, khả
năng của người mua, của bên nợ, đồng thời trong điều kiện thị trường thường xuyên
biến động, khả năng thanh toán của bên nợ là không chắc chắn, hơn nữa trong nền
kinh tế thị trường hiện nay, trình độ lừa đảo ngày càng tinh vi, vì vậy rủi ro trong
việc thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu ngày càng nhiều. Nếu hoạt động TTQT có
hiệu quả sẽ giúp các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hạn chế được rủi ro
trong quá trình kinh doanh quốc tế, qua đó thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát
triển.
1.1.2.3 Đối với ngân hàng thương mại
Hoạt động TTQT được tiến hành qua các ngân hàng: ngân hàng ở nước người
mua, ngân hàng ở nước người bán. Do vậy, để thực hiện việc thanh toán, các ngân
hàng phải có quan hệ làm ăn với nhau. Chính TTQT làm cho hệ thống ngân hàng
trên thế giới trở nên tương đồng với nhau, tạo điều kiện hoàn thiện hoạt động của hệ
thống ngân hàng trên phạm vi quốc tế. Qua đó các ngân hàng có thể tận dụng được
những thành tựu hiện đại trong công nghệ ngân hàng, giúp cho ngân hàng của mình
có thể phát triển để hội nhập quốc tế.
TTQT là một dịch vụ của ngân hàng, chính vì vậy, vai trò quan trọng nhất của
nó là đem lại lợi nhuận đáng kể từ thu phí TTQT :
+ Những khoản lợi nhuận thu được từ kinh doanh ngoại hối, vì mua bán hàng
hoá với nước ngoài đòi hỏi phải có ngoại tệ thanh toán và ngân hàng chính là người
đảm nhận vai trò cung cấp ngoại tệ cho các bên tham gia mua bán, qua đó thu lợi
nhuận cho mình.
+ Lãi thu được từ tài trợ thương mại, bởi vì không phải doanh nghiệp hay cá
nhân nào tham gia xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ đều có đủ ngoại tệ để thanh
toán, do đó họ phải tìm ngân hàng là người tài trợ cho mình.
+ Những khoản lợi nhuận thu được từ thu phí dịch vụ TTQT như phí mở L/C,
phí sửa đổi L/C, phí nhờ thu, phí thông báo L/C …
Mặt khác, TTQT còn là một nghiệp vụ không thể thiếu được trong hoạt động
kinh doanh của một ngân hàng, nó bổ sung và hỗ trợ cho các hoạt động khác của
ngân hàng. Hoạt động TTQT giúp cho ngân hàng thu hút thêm khách hàng có nhu
cầu giao dịch kinh doanh quốc tế, trên cơ sở đó ngân hàng phát triển được các dịch
vụ như : huy động vốn ngoại tệ, đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu và các
dịch vụ khác, nhờ đó tăng được quy mô của ngân hàng.
Như vậy, đối với mỗi ngân hàng thương mại thì TTQT là một hoạt động tạo
doanh thu dịch vụ cho ngân hàng, là một mắt xích không thể thiếu và rất quan trọng
thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng phát triển.
1.1.3 Các điều kiện trong hoạt động thanh toán quốc tế
Thông thường trong quan hệ thanh toán quốc tế, những vấn đề liên quan tới
quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên đều được quy định thành những điều kiện được
gọi là điều kiện thanh toán quốc tế. Các điều kiện thanh toán quốc tế bao gồm :
Điều kiện về tiền tệ và đảm bảo hối đoái
Điều kiện về địa điểm thanh toán
Điều kiện về thời gian thanh toán
Điều kiện về phương thức thanh toán
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế là sự vận dụng tổng hợp các điều kiện thanh
toán quốc tế. Những điều kiện này được thể hiện ra trong các điều khoản thanh
toán của các hiệp định thương mại, các hiệp định trả tiền ký kết giữa các nước, của
các hợp đồng mua bán ngoại thương ký kết giữa người mua và người bán.
1.1.3.1 Điều kiện về tiền tệ và đảm bảo hối đoái
* Điều kiện về tiền tệ
Trong thanh toán quốc tế, các bên phải sử dụng đơn vị tiền tệ nhất định của
một nước nào đó, vì vậy trong các hiệp định và hợp đồng đều có điều kiện về tiền
tệ. Điều kiện về tiền tệ có nghĩa là việc quy định thống nhất việc sử dụng đơn vị
tiền tệ nào để tính toán và thanh toán trong hợp đồng xuất nhập khẩu, đồng thời quy
định phương thức xử lý khi có sự biến động về giá trị của đồng tiền đó xảy ra.
Để đạt được thoả thuận phải có sự phân loại cụ thể các loại tiền trong thanh
toán. Các bên tham gia thanh toán đều muốn lựa chọn đồng tiền nước mình bởi vì
như vậy sẽ tạo điều kiện chủ động trong thanh toán, tránh được những rủi ro do
biến động tỷ giá, đồng thời nâng cao được vị thế của đồng tiền nước đó trên
trường quốc tế. Do đó, phải có thoả thuận tiêu chí lựa chọn đồng tiền dùng trong
thanh toán, cụ thể có một số tiêu chí như sau :
Đồng tiền phải có vị trí xứng đáng trên thị trường tiền tệ quốc tế.
Việc lựa chọn đồng tiền nào sẽ phụ thuộc vào tương quan so sánh lực
lượng trong quan hệ thương mại.
Phụ thuộc vào tập quán sử dụng đồng tiền trong khu vực đó.
Phụ thuộc vào tập quán thanh toán trong các ngân hàng.
Ngoài ra, việc lựa chọn đồng tiền thanh toán còn phụ thuộc vào tập quán
thanh toán quốc tế với từng ngành hàng, ví dụ trong mua bán trao đổi các kim loại
màu thường sử dụng đồng GBP, hàng nông sản thì thường sử dụng đồng USD.
* Điều kiện đảm bảo hối đoái
Trong nền kinh tế thị trường, giá trị của các đồng tiền dù là đồng tiền mạnh
đều có thể xảy ra sự biến động tăng hoặc giảm, điều đó sẽ gây tổn thất cho người
mua hoặc người bán hàng hoá. Để tránh rủi ro có thể xảy ra khi có biến động tỷ giá,
các bên tham gia thường đàm phán điều kiện đảm bảo hối đoái cho giá trị hợp đồng
khi thanh toán đúng như giá trị hàng hoá đã nhận hoặc đã trao. Có nhiều cách đảm
bảo cho giá trị tiền tệ của hợp đồng :
# Điều kiện đảm bảo bằng vàng :
- Với đồng tiền thanh toán đã được tuyên bố hàm lượng vàng : giá cả hàng
hoá và tổng giá trị hợp đồng dùng một đồng tiền để thanh toán và tính toán, đồng
thời quy định hàm lượng vàng của đồng tiền đó, nếu khi thanh toán mà hàm lường
vàng cúa đồng tiền đó thay đổi, thì theo mức thay đổi mà điều chỉnh giá cả hàng
hoá cũng như giá trị của hợp đồng. Tất nhiên chỉ áp dụng đối với các đồng tiền đã
được xác định hàm lượng vàng, và sự thay đổi hàm lượng vàng là do có thông báo
của Chính phủ nước đó tuyên bố đánh sụt hoặc nâng cao giá trị đồng tiền lên. Cách
này hiện nay ít dùng do tính chủ quan trong việc định giá của đồng tiền.
- Dùng một đồng tiền tính toán giá cả và giá trị hợp đồng, đồng thời quy định
giá vàng thời điểm đó tại một thị trường nhất định làm cơ sở đảm bảo. Khi thanh
toán, nếu giá vàng thay đổi so với lúc ký hợp đồng đến một giới hạn nhất định hoặc
có thay đổi thì sẽ điều chỉnh giá cả hàng hoá và giá trị hợp đồng một cách tương
ứng.
Hiện nay đảm bảo bằng vàng hầu như không được sử dụng vì nó không còn
phù hợp nữa. Giá cả của vàng bây giờ chủ yếu bị ảnh hưởng bởi yếu tố cung cầu,
nó không phản ánh đúng biến động giá cả hàng hoá và tỷ giá hối đoái.
# Điều kiện đảm bảo bằng ngoại hối
Là việc lựa chọn một đồng tiền tương đối ổn định, xác định mối quan hệ tỷ
giá với đồng tiền thanh toán để đảm bảo giá trị của hợp đồng. Có thể thực hiện
bằng hai cách như sau :
- Thoả thuận một đồng tiền dùng trong thanh toán và tính toán, đồng thời
xác định tỷ giá giữa đồng tiền đó với một đồng tiền mạnh nào đó (như USD ,
EUR, SDR…). Khi đến thời hạn thanh toán, nếu tỷ giá có sự thay đổi, thì giá cả
hàng hoá và tổng giá trị hợp đồng thương mại cũng phải được điều chỉnh tương
ứng.
- Trong hợp đồng quy định dùng đồng tiền tính toán và thanh toán là hai
đồng tiền khác nhau. Khi thanh toán căn cứ vào tỷ giá giữa đồng tiền tính toán và
đồng tiền thanh toán để xác định số tiền phải trả. Đây là cách thường dùng trong
mua bán ngoại tệ hiện nay.
Kết hợp hai hình thức đảm bảo trên chúng ta sẽ có được những hình thức
đảm bảo hỗn hợp, bao gồm một số hình thức sau :
# Bảo đảm theo “rổ tiền tệ” : Để tăng thêm độ chính xác của điều kiện đảm
bảo hối đoái, người ta không chỉ dựa vào một đơn vị tiền tệ mà dựa vào một số
đơn vị tiền tệ quốc gia. Khi áp dụng phương pháp này, các bên phải thoả thuận số
lượng và số loại đơn vị tiền tệ được đưa vào “ rổ tiền tệ” và phương pháp xác định
tỷ giá của các ngoại tệ đó so với đồng tiền được đảm bảo vào lúc ký kết hợp đồng
và lúc thanh toán. Mục đích của hình thức này là san bằng sự biến động khác nhau
của các đồng tiền khác nhau, nhắm tạo ra một sự ổn định tương đối. Hình thức này
thường được tiến hành theo hai cách là :
- Tổng giá trị hợp đồng thương mại được điều chỉnh căn cứ vào mức bình
quân tỷ lệ biến động của tỷ giá hối đoái cả “ rổ tiền tệ”.
- Tổng giá trị hợp đồng thương mại được điều chỉnh căn cứ vào tỷ lệ biến
động của bình quân tỷ giá hối đoái của cả “ rổ tiền tệ” tại thời điểm thanh toán so
với lúc ký kết hợp đồng.
# Đảm bảo bằng tiền tệ quốc tế : Tiền tệ quốc tế là các đồng tiền hiệp định
thuộc các khối kinh tế và tài chính quốc tế như SDR, EURO. Tổng giá trị của hợp
đồng được tính toán và thanh toán bằng một ngoại tệ nào đó, đồng thời chọn một
đồng tiền quốc tế làm tiền tệ đảm bảo cho đồng tiền của hợp đồng. Tổng giá trị
hợp đồng sẽ được điều chỉnh căn cứ vào mức chênh lệch giữa tỷ giá của đồng tiền
quốc tế và đồng tiền hợp đồng vào ngày thanh toán so với ngày ký hợp đồng.
# Đảm bảo theo sự biến động của chỉ số giá cả quốc tế đối với hàng hoá đó:
Đây là hình thức mà người ta dựa vào sự thay đổi của chỉ số giá cả mà thay
đổi giá trị của hợp đồng một cách tương ứng. Thực tế, đây không phải là một cách
làm chính xác, vì chỉ số giá không chỉ phản ánh sự biến động của tiền tệ mà nó
còn phản ánh sự biến động của nhiều nhân tố khác, đặc biệt là các nhân tố về cung
cầu hàng hoá và dịch vụ, khả năng sản xuất.
1.1.3.2 Điều kiện về địa điểm thanh toán
Điều kiện về địa điểm thanh toán có nghĩa là việc quy định nghĩa vụ thanh
toán tiền trong hợp đồng thương mại sẽ được thực hiện ở đâu. Thông thường bên
nào cũng muốn trả tiền tại nước mình do các lợi thế sau :
- Có thể đến ngày trả tiền mới phải chi tiền ra, đỡ đọng vốn nếu là người
nhập khẩu hoặc có thể thu tiền về nhanh chóng nếu là người xuất khẩu.
- Ngân hàng nước mình thu được phí dịch vụ
- Có thể tạo điều kiện nâng cao vị thế của thị trường tiền tệ nước mình trên
trường quốc tế.
Trong thanh toán ngoại thương thì địa điểm thanh toán có thể ở nước người
nhập khẩu, nước người xuất khẩu hoặc ở một nước thứ ba nào đó. Nhưng trong
thực tế, việc xác định địa điểm thanh toán là do sự so sánh lực lượng giữa hai bên
quyết định, đồng thời cũng còn thấy rằng dùng đồng tiền thanh toán của nước nào
thì địa điểm thanh toán là nước ấy.
1.1.3.3 Đ