Trong khuôn khổhợp tác với tổchức UNICEF thực hiện Chương trình Vì
sựsống còn và Phát triển của trẻem (CSD); BộY tế, BộLao Động Thương
binh và Xã hội, BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn là các đối tác trong các
lĩnh vực liên quan đến phòng chống suy dinh dưỡng, nước sạch và vệsinh môi
trường, phòng chống tai nạn thương tích ởtrẻem. đã triển khai đa dạng các
hoạt động Thông tin, Giáo dục, và Truyền thông (IEC); Truyền thông thay đổi
hành vi (BCC) và vận động xây dựng chính sách vì sựsống còn và phát triển
của trẻ. Việc nâng cao chất lượng của chương trình và thực hiện lồng ghép hiệu
quảcác hoạt động trong từng lĩnh vực cũng nhưgiữa các lĩnh vực của CSD đòi
hỏi các đối tác tham gia phải có đủnăng lực, đặc biệt là năng lực lập kếhoạch,
tổchức thực hiện và giám sát đánh giá các chương trình truyền thông cho phát
triển. Vì vậy hoạt động đánh giá năng lực của các đối tác tham gia nhằm đềxuất
giải pháp nâng cao năng lực là hết sức cần thiết.
76 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Kết quả nghiên cứu đánh giá nhanh thực trạng và xác định nhu cầu nâng cao năng lực của các đối tác liên quan trong thực hiện hoạt động truyền thông vì sự sống còn và phát triển của trẻ tại 3 tỉnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUỸ NHI ĐỒNG LIÊN
HIỆP QUỐC
(UNICEF)
VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ
CHÍNH SÁCH Y TẾ
(HSPI)
TRUNG TÂM TRUYỀN
THÔNG GDSK TƯ
(CHE)
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐÁNH GIÁ NHANH THỰC TRẠNG VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU
NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA CÁC ĐỐI TÁC LIÊN QUAN
TRONG THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG
VÌ SỰ SỐNG CÒN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
TẠI 3 TỈNH
Hà Nội, 1/2010
2
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu "Đánh giá thực trạng và xác định nhu cầu nâng
cao năng lực của các đối tác liên quan trong thực hiện hoạt động
truyền thông Vì sự sống còn và phát triển của trẻ” do Viện Chiến
lược và chính sách Y tế tiến hành từ tháng 12 năm 2009 đến tháng
1 năm 2010 tại 3 tỉnh Điện Biên, Ninh Thuận, Đồng Tháp.
Trong suốt quá trình xây dựng đề cương cũng như triển khai
thực hiện và viết báo cáo phân tích kết quả; nhóm nghiên cứu luôn
nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của Bà Nguyễn Thị Hoài
An, Cán bộ Chương trình- Unicef tại Việt Nam cùng ông Nguyễn
Quốc Tuấn Trường phòng Kế hoạch Trung tâm TTGDSK TƯ.
Chúng tôi cũng đã nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các đơn vị
từ Trung ương đến địa phương của 3 Bộ: Bộ Y tế, Bộ LĐ TB XH và
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Nhóm nghiên cứu xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với
các tập thể, cá nhân đã hỗ trợ, giúp đỡ chúng tôi hoàn thành
nghiên cứu này.
Nhóm nghiên cứu:
Ths. Vũ Thị Minh Hạnh
BS. Đặng Quốc Việt
Ths. Hoàng Thị Mỹ Hạnh
Ths. Trần Vũ Hiệp
Ths Vũ Thị Mai Anh
Ths Trịnh Thị Sang
CN. Hoàng Ly Na
3
MỤC LỤC
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... 4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... 5
TÓM TẮT ............................................................................................................ 6
I. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU. ..................................................................... 11
II. MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ ............................................................................ 12
III. PHẠM VI, ĐỊA BÀN ĐÁNH GIÁ VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH ...... 12
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 14
1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 14
2. Các phương pháp thu thập thông tin ......................................................... 14
2.1. Rà soát, phân tích các tài liệu sẵn có, bao gồm: ............................... 14
2.2. Phỏng vấn bằng bảng hỏi bán cấu trúc: ............................................ 15
2.3. Phỏng vấn sâu: ................................................................................... 15
2.4. Thảo luận nhóm ................................................................................. 16
V. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ...................................................................... 17
1. Thực trạng mô hình tổ chức của mạng lưới truyền thông giáo dục sức
khỏe trong đó có CSD. ..................................................................................... 17
2. Nhân lực tham gia truyền thông giáo dục sức khỏe trong đó có CSD. .... 24
2.1. Ước tính về số lượng của đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia quản lý
và điều hành. ................................................................................................ 24
2.2. Đặc điểm nhân khẩu xã hội của đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia
quản lý và điều hành. ................................................................................... 24
3. Năng lực thực hiện truyền thông giáo dục sức khỏe trong đó có CSD .... 27
3.1. Kiến thức và kỹ năng về lập kế hoạch................................................ 27
3.2. Kỹ năng trong tổ chức thực hiện truyền thông .................................. 31
3.3. Kiến thức và kỹ năng trong giám sát đánh giá. ................................. 34
3.4. Những hạn chế và bất cập trong truyền thông GDSK trong đó có
CSD. 35
4. Nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực. ......................................................... 42
VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................ 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 51
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 52
4
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu 1. Giới tính của cán bộ truyền thông CSD được phỏng vấn ..................... 25
Biểu 2. Độ tuổi của cán bộ truyền thông CSD được phỏng vấn ........................ 25
Biểu 3. Trình độ học vấn của cán bộ truyền thông CSD được phỏng vấn ........ 26
Biểu 4. Chuyên ngành được đào tạo của cán bộ truyền thông CSD được phỏng
vấn ......................................................................................................... 26
Biểu 5. Định kỳ giám sát truyền thông CSD ..................................................... 34
Biểu 6. Nhu cầu về những nội dung cần được tập huấn của các cán bộ tham gia
truyền thông CSD được phỏng vấn. ...................................................... 45
5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVCSTE Bảo vệ chăm sóc trẻ em
CDS Chương trình Vì sự sống còn và phát triển của trẻ
CSSK Chăm sóc sức khỏe
LĐ-TB-XH Lao động thương binh xã hội
LHPN Liên hiệp phụ nữ
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NS&VSMTNT Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
PCSDD Phòng chống suy dinh dưỡng
TCMR Tiêm chủng mở rộng
TE Trẻ em
TNCSHCM Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
TT GDSK Truyền thông giáo dục sức khỏe
TTYT Trung tâm y tế
TTYTDP Trung tâm y tế dự phòng
TƯ Trung ương
YTDP Y tế dự phòng
YTDP&MT Y tế dự phòng và môi trường
6
TÓM TẮT
Trong khuôn khổ hợp tác với tổ chức UNICEF thực hiện Chương trình Vì
sự sống còn và Phát triển của trẻ em (CSD); Bộ Y tế, Bộ Lao Động Thương
binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là các đối tác trong các
lĩnh vực liên quan đến phòng chống suy dinh dưỡng, nước sạch và vệ sinh môi
trường, phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em... đã triển khai đa dạng các
hoạt động Thông tin, Giáo dục, và Truyền thông (IEC); Truyền thông thay đổi
hành vi (BCC) và vận động xây dựng chính sách vì sự sống còn và phát triển
của trẻ. Việc nâng cao chất lượng của chương trình và thực hiện lồng ghép hiệu
quả các hoạt động trong từng lĩnh vực cũng như giữa các lĩnh vực của CSD đòi
hỏi các đối tác tham gia phải có đủ năng lực, đặc biệt là năng lực lập kế hoạch,
tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá các chương trình truyền thông cho phát
triển. Vì vậy hoạt động đánh giá năng lực của các đối tác tham gia nhằm đề xuất
giải pháp nâng cao năng lực là hết sức cần thiết.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Đánh giá thực trạng năng lực của các cơ quan/tổ chức và các cá nhân tham
gia thực hiện truyền thông vì sự sống còn của trẻ ở Trung ương và một số
địa phương.
2. Xác định các nhu cầu nâng cao năng lực của các cơ quan/tổ chức, các cá
nhân nhằm nâng cao hiệu quả trong thực hiện truyền thông vì sự sống còn
của trẻ.
3. Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cho các cơ quan/tổ chức và cá
nhân.
Địa bàn:
9 Tuyến TƯ: các Vụ, Cục chức năng thuộc 3 bộ (Y tế, Lao động Thương binh
xã hội, Nông nghiệp và phát triển nông thôn).
9 Tuyến tỉnh: các đơn vị chức năng của 3 ngành của 3 địa phương Điện Biên,
Ninh Thuận, Đồng Tháp.
9 Tuyến huyện: TTYT của 1 TP và 1 huyện thuộc 3 tỉnh nêu trên.
9 Tuyến xã/phường: TYT của 6 xã/phường thuộc 6 đơn vị tuyến huyện/thị nêu
trên.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp các phương
pháp thu thập thông tin định tính và định lượng. Phỏng vấn sâu 51 cuộc với cán
7
bộ lãnh đạo của các đơn vị chức năng từ tuyến TƯ đến cơ sở của 3 ngành chức
năng tại các địa phương thuộc địa bàn khảo sát; 28 cuộc thảo luận nhóm với các
cán bộ trực tiếp tham gia hoạt động truyền thông GDSK trong đó có CSD;
phỏng vấn bằng bảng hỏi bán cấu trúc với 102 cán bộ hiện đang đảm nhận công
việc này.
Một số phát hiện chính:
• Truyền thông GDSK trong đó có CSD trong thời gian vừa qua đã
được tiến hành tương đối đồng bộ từ TƯ đến cơ sở với sự tham gia của gần
10 đối tác làm đầu mối là các cơ quan TƯ, 6 đối tác tại địa phương thuộc 3
ngành (Y tế, LĐTBXH, NN&PTNT) cùng nhiều ngành, tổ chức đoàn thể xã
hội tại tuyến cơ sở. Trong số này hầu hết là các đơn vị có chức năng quản lý nhà
nước về truyền thông của các lĩnh vực có liên quan. Duy nhất một chỉ có một
đối tác có chức năng tác nghiệp về kỹ thuật thông tin truyền thông đó là mạng
lưới Trung tâm TT GDSK ở TƯ và các tỉnh.
• Nhân lực trực tiếp tham gia quản lý và điều hành hoạt động truyền
thông GDSK trong đó có CSD tuy không nhiều, không ổn định về số lượng
nhất là tại tuyến cơ sở, số đông đang làm kiêm nhiệm song lại có những lợi
thế nhất định trong công việc như: trình độ học vấn tương đối đồng đều (53,5%
đại học; 24,8% sau đại học); đa dạng về các chuyên ngành được đào tạo (33,3%
là bác sỹ; 14,4% là cử nhân YTCC; 6,3% có chuyên ngành báo chí....) đã có
thâm niên làm việc trong lĩnh vực này (48,9% >5 năm)....
• Tỷ lệ cán bộ được tham dự các khóa tập huấn về nâng cao năng lực
truyền thông còn thấp song nhìn chung nhân lực tham gia truyền thông
GDSK trong đó có CSD do cố gắng tự học hỏi nên đã có những kiến thức cơ
bản về lập kế hoạch truyền thông và đã có nhiêu nỗ lực với những kết quả
đáng ghi nhận trong quản lý, điều hành cũng như trong tác nghiệp kỹ thuật.
Có 75,5% cán bộ được phỏng vấn tại các cơ quan TƯ và địa phương cho biết họ
đã tham gia lập kế hoạch truyền thông CSD, 81% tham gia tổ chức thực hiện và
67,6% tham gia giám sát....
• Năng lực lập kế hoạch truyền thông GDSK trong đó có CSD tại các
đơn vị, địa bàn được khảo sát còn rất hạn chế do thiếu thông tin dữ liệu cũng
như thiếu các cán bộ có đủ kiến thức cũng như kỹ năng thực hiện. Hầu hết
các bản kế hoạch truyền thông GDSK trong đó có CSD đã được xây dựng trong
8
thời gian qua đều không đáp ứng được đầy đủ theo yêu cầu về nội dung cũng
như cách thức thể hiện, vừa thiếu cơ sở thực tiễn, vừa không đảm bảo tính khoa
học.
• Việc triển khai thực hiện truyền thông GDSK trong đó có CSD của
các đối tác trong thực tế hiện đang gặp một số bất cập, khó khăn như: mô hình
tổ chức của các đối tác trong mạng lưới truyền thông GDSK trong đó có CSD
chưa được hoàn thiện hiện, thiếu đầu mối thực hiện, chưa có sự phối hợp chặt
chẽ trong hoạt động của các lĩnh vực, chưa có đơn vị đảm nhận vai trò là bộ
phận thường trực điều hành chung; kiến thức của đội ngũ cán bộ đối với chương
trình CSD còn nhiều hạn chế (20% số CB được PV thừa nhận thiếu kiến thức về
giám sát, 38% thiếu kỹ năng giám sát)...
• Nâng cao năng lực truyền thông GDSK trong đó có CSD cho các đối
tác là một nhu cầu bức thiết hiện nay. Việc làm này cần phải được tiến hành
một cách đồng bộ không chỉ trực tiếp hướng đến đội ngũ cán bộ tham gia thực
hiện mà còn phải kiện toàn cả về tổ chức mạng lưới của các đối tác và tăng
cường đầu tư nguồn lực trong đó đào tạo tập huấn là một hoạt động không thể
xem nhẹ. Hiện có 74,5% cán bộ tuyến TƯ và tuyến tỉnh có nhu cầu được đào tạo
về Lập kế hoạch truyền thông; 62,7% có nhu cầu đào tạo về cách thức tổ chức
triển khai các hoạt động truyền thông; 58,8% có nhu cầu đào tạo về đánh giá;
56,9% có nhu cầu đào tạo về giám sát; 22,5% có nhu cầu đào tạo về kỹ năng
truyền thông trực tiếp...
Khuyến nghị
9 Tăng cường quảng bá về chương trình CSD đến với ngày càng nhiều các
nhóm dân cư trong cộng đồng đặc biệt là cán bộ công tác trong những lĩnh vực
có liên quan. Việc làm này sẽ giúp nâng cao hiểu biết cho những đối tác và cá
nhân trong cũng như ngoài mạng lưới truyền thông GDSK về chương trình
CSD, tạo tiền đề cho sự liên kết, phối kết hợp giữa các đầu mối khi thực thi
nhiệm vụ.
9 Kiện toàn về tổ chức, cơ chế phối kết hợp và tạo dựng cơ sở pháp lý nhằm
phát huy sức mạnh tổng thể của mạng lưới truyền thông CSD từ TƯ tới địa
phương; cụ thể như:
¾ Hình thành đầu mối chịu trách nhiệm về truyền thông GDSK nhất
là truyền thông CSD tại từng đơn vị.
9
¾ Nên chăng thành lập Ban Chỉ đạo chương trình Quốc gia Vì sự
sống còn của trẻ em để điều hành chung cho tất cả các lĩnh vực của 3 ngành (Y
tế, LĐTBXH, NN&PTNT...).
¾ Nên giao cho Trung tâm TT GDSK tại TƯ và các tỉnh làm đầu mối
điều phối toàn bộ hoạt động tác nghiệp kỹ thuật về truyền thông CSD bởi lẽ đây
là đối tác có nhiều ưu thế trong lĩnh vực này.
¾ Xây dựng quy chế phân công, phân nhiệm cho các đối tác cùng
tham gia trong hoạt động truyền thông GDSK trong đó có CSD sao cho phù hợp
với chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị và xây dựng cơ chế phối hợp giữa các
đơn vị sao cho có hiệu quả và tránh chồng chéo.
¾ Xây dựng và hướng dẫn thực hiện hoạt động tự giám sát trong từng
đơn vị cũng như giám sát chéo giữa các đối tác theo đúng những yêu cầu của quy
trình giám sát.
¾ Cần khẩn trương hình thành và duy trì hoạt động hàng tháng của
nhóm hành động CSD để quy tụ các đối tác thuộc các bộ ngành chức năng, các
tổ chức đoàn thể xã hội, các NGO... trong chia sẻ thông tin và phối hợp hành
động.
9 Chú trọng hơn nữa đến hoạt động đào tạo nâng cao năng lực cho các
bộ tham gia truyền thông GDSK trong đó có CSD của các đối tác ở các tuyến;
cụ thể là:
¾ Cần phân nhóm các đối tượng theo chức năng nhiệm vụ và theo
tuyến công tác để biên soạn nội dung tài liệu tập huấn cũng như sắp xếp thời
giam của khoá học cho phù hợp.
¾ Đổi mới việc biên soạn tài liệu tập huấn sao cho đa dạng và phù
hợp với đặc thù công việc của các nhóm song vẫn phải đảm bảo tính chính xác và
thống nhất về nội dung của từng lĩnh vực chuyên môn giữa các loại tài liệu.
¾ Cách thức tổ chức các khoá tập huấn cũng cần phải có sự điều
chỉnh sao cho thích hợp hơn với từng nhóm đối tượng về thời gian, về địa điểm
cũng như về hình thức tiến hành.
¾ Tổ chức các chuyến tham quan học tập kinh nghiệm tại các đơn vị
thực hành tốt các kỹ năng về quản lý cũng như về tác nghiệp các kỹ thuật truyền
thông.
9 Đổi mới phương thức xây dựng tài liệu truyền thông theo hướng
khuyến khích sự tham gia của các địa phương, các nhóm đối tượng đích ngay
từ khi biên soạn. Trung tâm TT GDSK TƯ nên xây dựng thông điệp truyền
10
thông thống nhất chung cho toàn quốc và TT TTGDSK các tỉnh dựa theo đó để
chuyển tải bằng các ngôn ngữ, hình ảnh, nhân bản... sao cho phù hợp với thị
hiếu của các nhóm dân cư tại các vùng miền khác nhau trong cả nước.
9 Tăng cường đầu tư và sử dụng sao cho có hiệu quả hơn các trang thiết
bị thiết yếu cho truyền thông CDS nhất là với tuyến tỉnh, tuyến huyện và các
xã chưa được hưởng lợi từ dự án của Unicef.
9 Đầu tư hơn nữa kinh phí cho truyền thông GDSK trong đó có CSD, đổi
mới cách thức phân bổ kinh phí cho các đối tác không nên phân chia đồng
đều theo số đơn vị tham gia mà phải theo phương châm nguồn lực đi kèm
theo hoạt động đúng với chức năng nhiệm vụ của từng đầu mối để tránh tình
trạng sử dụng lãnh phí do bị chồng chéo và phân tán.
11
I. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU.
Năm 2008, Chính phủ Việt Nam và UNICEF đã phối hợp thực hiện
Đánh giá Giữa kỳ Chương trình hợp tác 2006 – 2010 (MTR) trong bối cảnh
Việt Nam có những thay đổi nhanh chóng về tình hình kinh tế xã hội cùng với
việc thực hiện sáng kiến Một Liên Hiệp Quốc. Đánh giá giữa kỳ đã cho thấy
các chỉ số liên quan đến sống còn và phát triển của trẻ đã được cải thiện đồng
thời còn chỉ ra rằng so với cách lập chương trình song song, theo chiều dọc;
các chiến lược tích hợp theo chiều ngang có thể là biện pháp tốt hơn, phù hợp
hơn giúp có thể vươn tới những đối tượng khó tiếp cận nhằm thực hiện điều
phối có hiệu quả cũng như xác định rõ những ưu tiên can thiệp vì sự sống còn
và phát triển của trẻ em. Trên cơ sở của đánh giá giữa kỳ, chương trình Y tế
và Dinh Dưỡng, chương trình Nước và Vệ sinh Môi trường, và chương trình
Phòng chống Tai nạn Thương tích trẻ em của UNICEF sẽ được sát nhập thành
một chương trình mới với tên gọi: Chương trình Vì sự sống còn và Phát triển
của trẻ em (CSD).
Trong CSD, truyền thông cho phát triển là một phương pháp tiếp cận
mới của UNICEF sử dụng phương cách tiếp cận và lập kế hoạch dựa vào
quyền, đặc biệt là quyền được thông tin và quyền được tham gia như đã đề
cập trong “Công ước quốc tế về quyền trẻ em”. Truyền thông cho phát triển
bao gồm 3 cấu phần chính Thông tin, giáo dục, truyền thông, truyền thông
thay đổi hành vi và truyền thông vận động xã hội. Trong khuôn khổ hợp tác
với tổ chức UNICEF thực hiện CSD; Bộ Y tế, Bộ Lao Động Thương binh và
Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là các đối tác trong các lĩnh
vực liên quan đến phòng chống suy dinh dưỡng, nước sạch và vệ sinh môi
trường, phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em... đã triển khai đa dạng các
hoạt động Thông tin, Giáo dục, và Truyền thông (IEC); Truyền thông thay đổi
hành vi (BCC) và vận động xây dựng chính sách vì sự sống còn và phát triển
của trẻ.
Bên cạnh những đóng góp đáng ghi nhận, các hoạt động truyền thông
của một số bộ, ngành và các chương trình quốc gia ở các lĩnh vực nêu trên
cho đến nay vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Một số kế hoạch truyền thông khi
12
thiết kế vẫn thiếu tính khả thi do thiếu bằng chứng, chưa dựa trên nhu cầu
thực tế của cộng đồng, không có nhiều đổi mới sáng tạo về hình thức thể hiện,
vẫn tập trung vào những phương pháp truyền thống như: phát triển tài liệu
truyền thông, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng... Đặc biệt các kế
hoạch truyền thông chưa chú trọng đúng mức đến việc theo dõi giám sát và
đánh giá hiệu quả hoạt động. Đồng thời trong phân bổ nguồn lực hiện chưa có
sự khác biệt đáng kể giữa các vùng miền, đặc biệt là đối với vùng sâu, vùng
xa, vùng đồng bào dân tộc còn có nhiều khó khăn....
Việc nâng cao chất lượng của chương trình và thực hiện lồng ghép hiệu
quả các hoạt động trong từng lĩnh vực cũng như giữa các lĩnh vực của CSD
đòi hỏi các đối tác tham gia phải có đủ năng lực, đặc biệt là năng lực lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá các chương trình truyền thông
cho phát triển. Hoạt động đánh giá năng lực của các đối tác tham gia nhằm đề
xuất giải pháp nâng cao năng lực vì vậy sẽ là rất cần thiết, giúp cho việc lập
kế hoạch và thực hiện các chương trình truyền thông vì sự sống còn của trẻ
đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.
II. MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ
1. Đánh giá thực trạng năng lực (lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám
sát đánh giá...) của các đơn vị tham gia thực hiện truyền thông CDS ở
Trung ương và một số địa phương
2. Xác định các nhu cầu nâng cao năng lực cho các cơ quan/tổ chức, các
cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả trong thực hiện truyền thông CDS.
3. Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cho các cơ quan/tổ chức và cá
nhân.
III. PHẠM VI, ĐỊA BÀN ĐÁNH GIÁ VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 12/2009 đến hết tháng 1/2010 với
việc tập trung đánh giá năng lực về lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám
sát đánh giá các hoạt động truyền thông vì sự sống còn của trẻ bao gồm:
truyền thông về Y tế và dinh dưỡng, Nước sạch và vệ sinh môi trường, phòng
chống tai nạn thương tích trẻ em, phòng ngừa lây truyền HIV/AIDS từ mẹ
13
sang con... ở tuyến TƯ và địa phương của 3 ngành: Y tế, Lao động Thương
binh Xã hội, Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ngoài việc khảo sát tại các
bộ, ngành chức năng ở TƯ; nghiên cứu đã được thực hiện tại 3 tỉnh hưởng lợi
của Dự án tỉnh bạn hữu trẻ em do UNICEF khởi sướng, đó là: Điện Biên,
Ninh Thuận và Đồng Tháp. Tại mỗi tỉnh, nghiên cứu được tiến hành tại 1
Thành phố với 1 phường và 1 huyện với 1 xã.
Cụ thể như sau:
¾ Tuyến TƯ
o Bộ Y tế:
Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em
Cục Phòng chống HIV/AIDS
Cục Y tế Dự phòng và Môi trường
Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương
Viện Dinh dưỡng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
o