Báo cáo Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội

Thế giới ngày nay đang ngày càng có xu hướng tiến tới sư hội nhập. Điều này đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các quốc gia trên thế giới và mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, trong đó thương m ại quốc tế đóng vai trò quan trọng.Việt Nam với chủ trương phát triển nền kinh tế mở, đẩy nhanh quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới cũng đã tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế thông qua hoạt động thương mại quốc tế nhằm thu hút đầu tư, khai thông nguồn lực để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Như một mắt xích không thể thiếu được trong hoạt động thương mại quốc tế, hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng, nó được xem là công cụ, là cầu nối trong quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước trên thế giới. Trong những năm vừa qua, hoạt động thương mại quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng của nước ta đã trải qua những bước thăng trầm, nhưng ngày càng đang hoàn thiện và phát triển. Trong quá trình học tập tại trường, được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, em đã tiếp thu được những kiến thức cở bản về ngân hàng thương mại, về thanh toán quốc tế. Sau thời gian thực tập tại phòng Thanh toán quốc tế của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) chi nhánh Hà Nội, em nhận thấy hiện nay trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, phương thức tín dụng chứng từ được xem là phương thức thanh toán áp dụng phổ biến nhất. Bởi lẽ, nó đáp ứng được nhu cầu của hai phía: Người bán hàng đảm bảo nhận tiện, người mua hàng nhận được hàng và có trách nhiệm trả tiền. Đây là phương thức thanh toán quốc tế được áp dụng phổ biến và an toàn nhất hiện nay, đặc biệt là trong thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu.

pdf60 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 3208 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Báo cáo tốt nghiệp “Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội” 2 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU ..................................................................................................................... 8 1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu: . 8 1.1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu: ............ 8 1.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Ngân hàng TMCP Á Châu: ............ 10 1.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây của Ngân hàng TMCP Á Châu: ................................................................................... 10 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của ACB-chi nhánh Hà Nội: .......... 13 1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Á Châu chi nhánh Hà Nội trong những năm gần đây ......................................................................... 14 1.3.1. Hoạt động nguồn vốn-Huy động vốn: ................................................ 14 1.3.2. Hoạt động cho vay: ............................................................................. 17 1.3.3. Hoạt động thanh toán: ........................................................................ 19 1.3.4. Một số hoạt động khác: ...................................................................... 20 1.3.4.1. Dịch vụ thẻ:.................................................................................... 20 1.3.4.2. Dịch vụ chuyển tiền nhanh: ............................................................ 21 1.3.4.3. Dịch vụ ngân hàng điện tử: ............................................................ 21 1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB-chi nhánh Hà Nội trong những năm gần đây: .................................................................................................... 22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH HÀ NỘI .......................... 24 2.1. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Hà Nội ....................................... 24 2.1.1. Tình hình thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ: ....................................................................................................... 24 3 2.1.2. Tình hình thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ ........................................................................................................ 29 2.2. Đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Á Châu ACB ............................................................ 34 2.2.1. Những ưu điểm trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chừng từ: ............................................................................... 34 2.2.2. Các tồn tại trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chừng từ và nguyên nhân: ............................................................. 35 2.2.2.1. Các tồn tại trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chừng từ ............................................................................................. 35 2.2.2.2. Nguyên nhân của tồn tại: ............................................................... 37 2.2.2.2.1. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng Hội sở: ................................. 37 2.2.2.2.2. Nguyên nhân từ phía Chi nhánh Hà Nội: ................................. 37 2.2.2.2.3. Một số nguyên nhân khác: ....................................................... 39 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH HÀ NỘI .......................... 43 3.1. Quan điểm và định hướng mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại ACB-chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới: ................................................... 43 3.1.1. Quan điểm hoạt động tại Ngân hàng Á Châu ACB trong thời gian tới: ................................................................................................................. 43 3.1.2. Định hướng mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại ACB-chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới: ............................................................... 43 3.2. Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội ............................................................................................................... 44 3.2.1. Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp hợp, phân tích đối thủ cạnh tranh và áp dụng marketing Ngân hàng vào hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu ............................................................................................. 45 4 3.2.2. Ngân hàng ACB cần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa hơn nữa các dịch vụ trong hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ: ....................................................................................................................... 46 3.2.3. Đổi mới công nghệ ngân hàng,ứng dụng các công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thanh toán. ....................................... 47 3.2.4. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các thanh toán viên: 48 3.2.5. Một số giải pháp hỗ trợ khác: ............................................................ 50 3.3. Một số kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội ............................................................................................................... 52 3.3.1.Kiến nghị đối với Nhà nước và Chính phủ ......................................... 52 3.3.1.1. Tạo lập một môi trường kinh tế thuận lợi cho hoạt động TTQT đồng thời mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại: ................... 52 3.3.1.2. Hoàn thiện và bổ sung hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách về ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT bằng thư tín dụng nói riêng: ...... 53 3.3.1.3. Hoàn thiện chính sách thương mại: ................................................ 54 3.3.2.Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt nam ............................. 54 3.3.2.1. Ngân hàng Nhà nước cần có những biện pháp hoàn thiện và phát triển thị trường mua bán ngoại tệ liên ngân hàng: ...................................... 54 3.3.2.2. NHNN nên thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái thích hợp sao cho tỷ giá có lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, phù hợp với thị trường.... 55 3.3.2.3. NHNN cần tăng cường chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin NHNN: .................................................................................................. 55 3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Á Châu ACB Hội sở: .......................... 56 3.3.4. Kiến nghị đối với khách hàng: ........................................................... 56 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 58 5 DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT ACB Asia Commercial Bank-Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu TMCP Thương mại cổ phần NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại L/C Letter of credit- thư tín dụng XK Xuất khẩu NK Nhập khẩu TTQT Thanh toán quốc tế T/T Phương thức chuyển tiền VCCI Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam UCP Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ -The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits NH Ngân hàng WTO Tổ chức thương mại thế giới TT Tối thiểu TĐ Tối đa 6 LỜI MỞ ĐẦU Thế giới ngày nay đang ngày càng có xu hướng tiến tới sư hội nhập. Điều này đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các quốc gia trên thế giới và mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, trong đó thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng.Việt Nam với chủ trương phát triển nền kinh tế mở, đẩy nhanh quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới cũng đã tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế thông qua hoạt động thương mại quốc tế nhằm thu hút đầu tư, khai thông nguồn lực để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Như một mắt xích không thể thiếu được trong hoạt động thương mại quốc tế, hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng, nó được xem là công cụ, là cầu nối trong quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước trên thế giới. Trong những năm vừa qua, hoạt động thương mại quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng của nước ta đã trải qua những bước thăng trầm, nhưng ngày càng đang hoàn thiện và phát triển. Trong quá trình học tập tại trường, được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, em đã tiếp thu được những kiến thức cở bản về ngân hàng thương mại, về thanh toán quốc tế. Sau thời gian thực tập tại phòng Thanh toán quốc tế của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) chi nhánh Hà Nội, em nhận thấy hiện nay trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, phương thức tín dụng chứng từ được xem là phương thức thanh toán áp dụng phổ biến nhất. Bởi lẽ, nó đáp ứng được nhu cầu của hai phía: Người bán hàng đảm bảo nhận tiện, người mua hàng nhận được hàng và có trách nhiệm trả tiền. Đây là phương thức thanh toán quốc tế được áp dụng phổ biến và an toàn nhất hiện nay, đặc biệt là trong thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu. Trong những năm qua, Ngân hàng Á Châu chi nhánh Hà Nội đã không ngừng đối mới và nâng cao các nghiệp vụ thanh toán của mình để phục vụ tốt hơn cho khách hàng,đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu của khách hàng. Cùng với chính sách kinh tế đối ngoại ngày càng mở rộng, thông thoáng của Chính phủ, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển. Do đó, hình thức thanh toán tín dụng chứng từ ngày càng được phát triển và hoàn thiên hơn. Tuy nhiên hiện nay hoạt động thanh toán quốc tế nói chung cũng như hoạt động thanh toán quốc tế 7 theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng của ACB vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục, cùng với nó là sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trong và ngoài nước. Bởi vậy, việc nghiên cứu để hoàn thiện, mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Hà Nội là vô cùng cần thiết Xuất phát từ vấn đề nêu trên, em muốn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội”. Mục đích nghiên cứu của chuyên đề: chuyên đề thực tập tập trung nghiên cứu hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội, từ đó tìm ra giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chừng từ tại ACB chi nhánh Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chừng từ tại ACB chi nhánh Hà Nội từ năm 2006 đến năm 2009. Các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là: phân tích, so sánh, thống kê, các bảng số liệu minh họa… Ngoài phần mục lục, lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục từ viết tắt và bảng biểu, phụ lục kết cấu chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU 1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu: 1.1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu: Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) được thành lập theo giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp ngày 24-04-1993 và giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13-05- 1993,ngày 04-06-1993 ACB chính thức đi vào hoạt động.Giấy phép hoạt động được cấp cho thời gian hoạt động là 50 năm với vốn điều lệ bạn đầu là 20 tỷ Việt Nam đồng,tính đến ngày 27/11/2009 vốn điều lệ của ACB là 7.814.137.550.000 đồng (Bảy nghìn tám trăm mười bốn tỷ một trăm ba mươi bảy triệu năm trăm năm mươi nghìn đồng). Tính đến hết năm 2009, ngân hàng có 4 công ty con: Công ty chứng khoán ACB(ACBS); Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA); Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL); Công ty quản lý quỹ ACB(ACBC). Ngoài ra, Ngân hàng còn liên kết và liên doanh với nhiều công ty tạo nên: Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu (ACBD); Công ty Cổ phần Địa ốc ACB (ACBR); Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB- SJC (góp vốn thành lập với SJC). Các cổ đông nước ngoài của ngân hàng là Connaught Investors Ltd. (Jardine Matheson Group), Dragon Financial Holdings Ltd., Standard Chartered APR Ltd., Ngân hàng Standard Chartered Hồng Kông, Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế Giới (World Bank) và J.P.Morgan Whitefriars Inc với tỷ lệ cổ phần nắm giữ là 30%. Hiện nay, các hoạt động chính của Ngân hàng ACB và các công ty con là huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế; sản xuất vàng miếng; môi giới và tư vấn đầu từ chứng khoán; lưu ký, tư vấn tài 9 chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành; cung cấp các dịch vụ về đầu tư, các dịch vụ về quản lý nợ, các dịch vụ về quản lý quĩ đầu tư và khai thác tài sản, thuê mua và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác. Sau hơn 15 năm hoạt động, mạng lưới kênh phân phối của Ngân hàng ACB trải rộng khắp trên toàn quốc với 246 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển như:  Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 30 chi nhánh và 91 phòng giao dịch  Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc): 13 chi nhánh và 49 phòng giao dịch  Tại khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Đà Nẵng, Daklak, Gia Lai, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Hội An, Huế, Nghệ An, Lâm Đồng): 11 chi nhánh và 16 phòng giao dịch  Tại khu vực miền Tây (Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau): 8 chi nhánh, 6 phòng giao dịch (Ninh Kiều, Thốt Nốt, An Thới)  Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Vũng Tàu): 4 chi nhánh và 17 phòng giao dịch.  Trên 2.000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạt động.  812 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union Trải qua hơn 15 năm hoạt động, Ngân hàng ACB đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn, liên tục nhận được các giải thưởng, bằng khen của Nhà nước, Chính phủ, các tổ chức trong và ngoài nước như Huân chương lao động hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng; Cờ thi đua của Ngân hàng nhà nước; Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2009 do The Asset trao tặng; Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2009 do The Banker trao tặng; Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2009 do Global Finance trao tặng; Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2009 do Asiamoney trao tặng; Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2009 do Euromoney trao tặng; Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2009 do Finance Asia trao tặng; Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008 (Tạp chí Euromoney); Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007; Cờ thi đua của Chính Phủ; "Nhà lãnh đạo trẻ triển vọng của Việt Nam năm 2007" (Ông Đỗ Minh Toàn - Phó Tổng Giám Đốc ACB); "Nhà lãnh 10 đạo trẻ triển vọng của Việt Nam năm 2007" (Ông Đỗ Minh Toàn - Phó Tổng Giám Đốc ACB); Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008.. Đặc biệt, bắt đầu từ năm 2001, Fitch (tổ chức đánh giá xếp hạng quốc tế) đã có đánh giá xếp hạng tín nhiệm ACB. Tháng 4/2004, Fitch đánh giá tiêu chí năng lực bản thân của ACB là D, và xếp hạng theo tiêu chí hỗ trợ từ bên ngoài là 5T. 1.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Ngân hàng TMCP Á Châu: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng ACB gồm có:  Bảy khối : Khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp, Ngân quỹ, Phát triển kinh doanh, Vận hành, Quản trị nguồn lực, Công nghệ thông tin  Bốn ban: Kiểm tra– Kiếm soát nội bộ, Chiến lược, Đảm bảo chất lượng, Chính sách và Quản lý tín dụng.  Hai phòng : Quan hệ Quốc tế, Thẩm định tài sản (trực thuộc Tổng giám đốc). Tính đến ngày 28/02/2010 tổng số nhân viên của Ngân hàng Á Châu là 6.749 người.Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB. Hai năm 1998- 1999, ACB được Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) tài trợ một chương trình hỗ trợ kỹ thuật chuyên về đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, do Ngân hàng Far East Bank and Trust Company (FEBTC) của Phi-lip-pin thực hiện. Trong năm 2002 và 2003, các cấp điều hành đã tham gia các khoá học về quản trị ngân hàng của Trung tâm Đào tạo Ngân hàng (Bank Training Center). Ngoài ra, trong năm 2009 Ngân hàng còn hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực tại kênh phân phối để làm tiền đề cho việc nâng cao năng suất lao động, đánh giá đúng năng lực, khen thưởng một cách xứng đáng cho nhân viên. Kết quả là đến 31/12/2009 lượng nhân viên toàn hệ thống đã giảm gần 5% chủ yếu do điều chuyển hợp lý hóa công việc, trong khi quy mô kinh doanh của Ngân hàng tăng từ 45% đến gần 80% ở tất cả các chỉ tiêu chính. 1.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây của Ngân hàng TMCP Á Châu: - Kết quả hoạt động năm 2008: Về quy mô hoạt động, tổng tài sản của tập đoàn đến cuối năm 2008 tăng 19.914 tỷ đồng (+23,3%) so với đầu năm, đạt 105.306 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu cũng tăng khá so với đầu năm, từ 6.258 tỷ đồng lên 7.766 tỷ đồng; trong đó, vốn 11 điều lệ tăng 3.726 tỷ đồng từ các nguồn: chuyển đổi trái phiếu phát hành đợt 1 năm 2007 (550 tỷ đồng), thặng dư vốn cổ phần (1.704 tỷ đồng), chia cổ tức bằng cổ phiếu 55% (1.447 tỷ đồng), và cổ phiếu thưởng cho cán bộ công nhân viên (25 tỷ đồng). Mặc dù có nhiều biến động thanh khoản trên thị trường trong năm 2008, nhưng nhìn chung nguồn vốn huy động của tập đoàn ACB luôn đảm bảo mức tăng trưởng phù hợp. Cuối năm 2008, tổng vốn huy động của tập đoàn là 91.174 tỷ đồng, tăng 16.230 tỷ đồng so với cuối năm 2007. Trong đó, tiền gửi khách hàng vẫn là nguồn huy động chủ yếu, chiếm khoảng 82% tổng vốn huy động của tập đoàn. So với cuối 2007, số lượng khách hàng giao dịch tiền gửi và số lượng tài khoản tiền gửi của Ngân hàng đều tăng với việc ACB thu hút thêm được 111.005 khách hàng (+27,4%) và 151.232 tài khoản (+23,6%). Về hoạt động sử dụng vốn, do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan (mà chủ yếu là thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt của nhà nước và kiểm soát chất lượng tín dụng trong điều kiện kinh tế đang gặp khó khăn), tổng dư nợ cho vay khách hàng của tập đoàn cuối năm 2008 là 34.833 tỷ đồng, chỉ tăng được 3.022 tỷ đồng, tương đương 9,5% so với đầu năm. Chính vì vậy, vị thế hoạt động tín dụng của ACB so toàn ngành vẫn giữ nguyên so với năm trước, ở mức xấp xỉ 3%. Về kết quả kin
Tài liệu liên quan