Báo cáo Môn phân tích hệ thống: Ô nhiễm rác thải ở thành phố Hồ Chí Minh

Hiện nay, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đô thị đang là vấn đề nan giải đối với nhiều địa phương trong cả nước. Với khối lượng phát sinh lớn nhưng tỷ lệ thu gom còn hạn chế, chất thải rắn sinh ra chưa được thu gom và xử lý triệt để là nguồn gây ô nhiễm cả ba môi trường: đất, nước và không khí. Tại các bãi đổ rác, nước rò rỉ và khí bãi rác là mối đe dọa đối với nguồn nước mặt và nước ngầm trong khu vực. Khối lượng chất thải rắn của các khu đô thị ngày càng gia tăng nhanh chóng theo tốc độ gia tăng dân số, và phát triển kinh tế xã hội. Lượng chất thải rắn nếu không được xử lý tốt sẽ dẫn đến hàng loạt các hậu quả môi trường không thể lường trước được.

doc20 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2165 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Môn phân tích hệ thống: Ô nhiễm rác thải ở thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG KHOA CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BÁO CÁO MÔN PHÂN TÍCH HỆ THỐNG Ô nhiễm rác thải ở thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Phạm Thị Anh Nhóm: Hà Vĩnh Phước Phạm Long Hải Lâm Huỳnh Phú Trần Nguyên Vũ Đồng Quang Trung Vũ Quốc Thắng Phạm Văn Chất Lớp: K13M01 Tháng 05/2010 Mục lục Chương 1. Giới thiệu chung 1.1 Tổng quan về chất thải rắn đô thị và các vấn đề môi trường 1 1.2 Các vấn đề môi trường. 2 1.2.1 Mất mĩ quan đô thị. 2 1.2.2 Tăng thể tích bãi chôn lấp. 2 1.2.3 Mùi. 2 1.3 Các giải pháp cho các vấn đề môi trường 3 1.3.1 Giảm lượng rác chôn lấp. 3 1.3.2 Giảm ô nhiễm mùi. 3 1.3.3 Vẽ mĩ quan đô thị. 3 1.4 Mục tiêu của đề tài. 4 1.5 Nội dung của báo cáo 4 Chương 2. Mô tả trường hợp nghiên cứu 2.1 Phương pháp phân tích. 5 2.1.1 Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh 5 2.1.2 Phương pháp phân tích. 6 2.2 Sơ đồ phân tích hệ thống 6 Chương 3. Phân tích hệ thống 3.1 Lưu trữ rác thải tại nguồn 7 3.1.1 Ảnh hưởng của việc lưu trữ đến các thành phần chất thải. 7 3.1.2 Loại thùng chứa 8 3.1.3. Vị trí đặt thùng chứa 10 3.1.4. Sức khoẻ cộng đồng và mỹ quan 10 3.2 Quá trình thu gom rác 11 3.2.1 Rác từ nhà dân 11 3.2.2 Rác từ nơi công cộng và các cơ sở hạ tầng 11 3.2.3 Cách thức thu gom 11 3.2.4 Phương tiện thu gom 12 3.2.5 Các nơi nhận rác thu gom để trung chuyển về bãi rác 12 3.2.6 Biện pháp khắc phục ô nhiễm do quá trình thu gom 12 3.3 Quá trình trung chuyển rác thải 12 3.3.1 Hiện trạng điểm hẹn và trạm trung chuyển: 12 3.3.2 Quá trình trung chuyển 14 3.3.3 Biện pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu ô nhiễm do trạm trung chuyển gây ra 14 3.4 Quá trình vận chuyển 15 3.4.1 Hiện trạng quá trình vận chuyển. 15 3.4.2 Biện pháp hạn chế ô nhiễm do quá trình vận chuyển 15 3.5 Xử lý 15 3.5.1 Công nghệ thiêu đốt 16 3.5.2 Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh 16 3.6 Kết luận 17 3.7 Kiến nghị 17 Tài liệu tham khảo 18 Chương 1 Giới thiệu chung 1.1 Tổng quan về chất thải rắn đô thị và các vấn đề môi trường Hiện nay, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đô thị đang là vấn đề nan giải đối với nhiều địa phương trong cả nước. Với khối lượng phát sinh lớn nhưng tỷ lệ thu gom còn hạn chế, chất thải rắn sinh ra chưa được thu gom và xử lý triệt để là nguồn gây ô nhiễm cả ba môi trường: đất, nước và không khí. Tại các bãi đổ rác, nước rò rỉ và khí bãi rác là mối đe dọa đối với nguồn nước mặt và nước ngầm trong khu vực. Khối lượng chất thải rắn của các khu đô thị ngày càng gia tăng nhanh chóng theo tốc độ gia tăng dân số, và phát triển kinh tế xã hội. Lượng chất thải rắn nếu không được xử lý tốt sẽ dẫn đến hàng loạt các hậu quả môi trường không thể lường trước được. Bảng 1.1 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (không kể xà bần) của TP. HCM tính đến năm 2010 Năm Dân số (người) Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt Tấn/năm Tấn/ngày Kg/người/ngày 1996 4.748.596 1.058.468 2.900 0,61 1997 4.852.590 983.811 2.695 0,56 1998 4.957.856 939.943 2.575 0,52 1999 5.011.487 1.066.272 2.921 0,58 2000 5.117.129 1.483.963 4.066 0,79 2001 5.223.975 1.369.358 3.752 0,72 2002 5.332.006 1.508.543 4.133 0,78 2003 5.441.206 1.608.518 4.407 0,81 2004 5.551.554 1.708.493 4.681 0,84 2005 5.663.029 1.808.468 4.955 0,87 2006 5.775.610 1.908.443 5.229 0,91 2007 5.889.274 2.008.418 5.503 0,93 2008 6.003.997 2.108.393 5.776 0,96 2009 6.119.754 2.208.368 6.050 0,99 Nguồn: CENTEMA, 2003. Quản lý chất thải rắn là sự kết hợp kiểm sốt nguồn thải, tồn trữ, tho gom, trung chuyển và vận chuyển, xử lý và đổ chất thải rắn theo phương thức tốt nhất cho sức khỏe cộng đồng, kinh tế, kỹ thuật, bảo tồn, cảm quan và các vấn đề môi trường khác. Quản lý thống nhất chất thải rắn là việc lựa chọn và áp dụng kỹ thuật, công nghệ và chương trình quản lý thích hợp nhằm hồn thành mục tiêu đặc biệt quản lý chất thải rắn. Nguồn Phát Sinh. Nguồn chủ yếu phát sinh chất thải rắn đô thị bao gồm: (1) từ các khu dân cư (chất thải rắn sinh hoạt), (2) các trung tâm thong mại, (3) các công sở, trường học, công trình công cộng, (4) dịch vụ đô thị, sân bay, (5) các hoạt động công nghiệp, (6) các hoạt động xây dựng đô thị, (7) các trạm xử lý nước thải và từ các đường cống thốt nước của thành phố. (Diệu, 2005) Tồn Trữ Tại Nguồn. Chất thải rắn phát sinh được lưu trữ trong các loại thùng chứa khác nhau tùy theo đặc điểm nguồn phát sinh rác, khối lượng rác cần lưu trữ, vị trí đặt thùng chứa, chu kỳ thu gom, phương tiện thu gom,… Một cách tổng quát, các phương tiện thu chứa rác thường được thiết kế, lựa chọn sao cho thỏa mãn các tiêu chuan sau: (1) chống sự xâm nhập của súc vật, côn trùng, (2) bền, chắc, đẹp và không bị hư hỏng do thời tiết, (3) dễ cọ rửa khi cần thiết.(Diệu, 2005) Thu Gom. Rác sau khi được tập trung tại các điểm quy định sẽ được thu gom và vận chuyển đến trạm trung chuyển/trạm xử lý hoặc bãi chôn lấp. Theo kiểu vận hành, hệ thống thu gom được phân loại thành: (1) hệ thống thu gom container di động: loại cổ điển và loại trao đổi thùng chứa và (2) hệ thống thu gom container cố định. (Diệu, 2005) Trung Chuyển và Vận Chuyển. Các trạm trung chuyển được sử dụng để tối ưu hóa năng suất lao động của đội thu gom và đội xe. Trạm trung chuyển được sử dụng khi: (1) xảy ra hiện tượng đổ chất thải rắn không đúng quy định do khoảng cách vận chuyển quá xa, (2) vị trí thải bỏ quá xa tuyến đường thu gom (thường lớn hơn 16 km), (3) sử dụng xe thu gom có dung tích nhỏ (thường nhỏ hơn 15 m3), (4) khu vực phục vụ là khu dân cư thưa thớt, (5) sử dụng hệ thống container di động với thùng chứa tương đối nhỏ để thu gom chất thải từ khu thương mại. Hoạt động của mỗi trạm trung chuyển bao gồm: (1) tiếp nhận các xe thu gom rác, (2) xác định tải trọng rác đưa về trạm, (3) hướng dẫn các xe đến điểm đổ rác, (4) đưa xe thu gom ra khỏi trạm, (5) xử lý rác (nếu cần thiết), (6) chuyển rác lên hệ thống vận chuyển để đưa đến bãi chôn lấp. Đối với mỗi trạm trung chuyển cần xem xét: (1) số lượng xe đồng thời trong trạm, (2) khối lượng và thành phần rác được thu gom về trạm, (3) bán kính hiệu quả kinh tế đối với mỗi loại xe thu gom, (4) thời gian để xe thu gom đi từ vị trí lấy rác cuối cùng của tuyến thu gom về trạm trung chuyển. (Diệu, 2005) Xử Lý. Rất nhiều thành phần chất thải rắn trong rác thải có khả năng tái sinh, tái chế như: giấy, carton, túi nilon, nhựa, cao su, da, gỗ, thủy tinh, kim loại,… Các thành phần còn lại, tùy theo phương tiện kỹ thuật hiện có sẽ được xử lý bằng các phương pháp khác nhau như: (1) đốt thu hồi năng lượng hay, (2) đổ ra bãi chôn lấp. (Diệu, 2005) 1.2 Các vấn đề môi trường. 1.2.1 Mất mĩ quan đô thị. Hành vi vứt, đổ rác ra đường phố, nơi công cộng đang là một vấn nạn của Tp Hồ Chí Minh. Tật xấu này đang tạo ra một môi trường ô nhiễm, một cảnh quan xấu và những phản ứng hết sức tiêu cực của du khách và của chính những người dân. Ngồi ra, lượng chất thải của các cơ sở công nghiệp, chất thải xây dựng, bùn bể phốt và chất thải khác được đổ không đúng nơi quy định đã gây ô nhiễm môi trường và làm mất vẽ mĩ quan đô thị. Đi trên đường phố đâu đâu cũng có thể bắt gặp những đống rác tự phát. Ngay cả bên cạnh những thùng rác được đặt trên đường phố, con hẻm, người ta vẫn thấy rác hiện diện tự do bên ngồi. Đó là do ý thức của người dân còn kém. Trong quá trình thu gom, vận chuyển rác thì nó vẫn gây ra ảnh hưởng đến môi trường như rác rơi vãi, điểm tập kết xe rác trên đường phố, nước rỉ rác … 1.2.2 Tăng thể tích bãi chôn lấp. Theo (tháng 4 năm 2010) Do nền kinh tế phát triển, dân số tăng nhanh đã dẫn đến lượng rác thải sinh hoạt tăng lên. Hiện nay, mỗi ngày Tp Hồ Chí Minh thải ra hơn 6.000 tấn/ngày. Hiện nay, TP.HCM có 2 bãi chôn lấp rác đang tiếp nhận rác. Bãi chôn lấp Phước Hiệp có diện tích trên 22,8 ha, công suất xử lý rác trung bình khoảng 3.000 tấn/ngày, được xây dựng với tổng kinh phí trên 197 tỷ đồng. Công nghệ xử lý của bãi rác này là công nghệ chôn lấp rác hợp vệ sinh, nước rỉ rác tại bãi sẽ được thu gom bằng hệ thống ống HDPE và dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung, sau đó xả vào kênh Thầy Cai. Còn tại Đa Phước, diện tích 128ha dành cho Khu liên hợp xử lý rác tại Đa Phước là dư. 78ha dùng cho chôn lấp, 50ha còn lại dùng để trồng cây xanh, đệm bờ, đê bao, khu hành chính, nhà máy compost, và nhà máy phân loại. Khu xử lý rác Đa Phước có tổng diện tích 128ha, công suất xử lý 3.000 tấn rác/ngày, do VWS làm chủ đầu tư. Mỗi ngày lượng rác bắt buộc phải đưa về bãi rác này thấp nhất là 3.000 tấn, chiếm gần một nửa lượng rác phát sinh mỗi ngày ở thành phố. 1.2.3 Mùi. Do quá trình rác phân hủy sinh ra các khí H2S, NH3, CH4…gây ra mùi làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Cụ thể tại các bãi chôn lấp và trạm trung chuyển, vận chuyển. 1.3 Các giải pháp cho các vấn đề môi trường 1.3.1 Giảm lượng rác chôn lấp. Việc giảm chất thải tại nguồn phát sinh có thể thực hiện được qua các bước thiết kế, sản xuất và đóng gói sản phẩm với hàm lượng chất độc nhỏ nhất, thể tích vật liệu sử dụng ít nhất và thời gian hữu dụng của sản phẩm dài nhất. Việc giảm chất thải cũng có thể xảy ra ở các hộ gia đình, khu thương mại hoặc công nghiệp thong qua khuynh hướng mau một cách có chọn lọc và tái sử dụng sản phẩm và vật liệu. Bởi vì việc giảm chất thải tại nguồn không phải là yếu tố chính trong chương trình giảm chất thải hiện nay nên khó có thể ước tính được ảnh hưởng thực sự của chương trình giảm chất thải tại nguồn đến tổng lượng chất thải sinh ra. Tuy nhiên, giảm chất thải tại nguồn sẽ trỡ thành yếu tố quan trọng của việc giảm khối lượng chất thải trong tương lai. 1.3.2 Giảm ô nhiễm mùi. Tồn bộ khí được thu hồi để hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính và hiện tượng cháy xảy ra tại các khu chôn lấp. Phải có hệ thống thu hồi khí thốt ra Hợp chất NIFA khử mùi hôi thối tại các bãi rác thải Tất cả xe rác khi bãi chôn lấp sẽ được phun chế phẩm Ecozym khử mùi suốt đoạn đường dài cho đến bãi rác. Khi vận chuyển rác đến hố chôn sẽ phun khử mùi lần hai và tiếp tục phun khử mùi thêm hai lần nữa khi phủ bạt hố rác và đắp ta-luy. Ngồi ra, khu vực xung quanh bãi rác bán kính 300m cũng được phun chế phẩm khử mùi không để mùi hôi phát tán ra khu dân cư. 1.3.3 Vẻ mĩ quan đô thị. Nhiều điểm tập kết xe để lộn xộn ngay trên lòng đường, hè phố... Ngày nắng nóng, mùi xú uế từ những chiếc xe này bốc ra gây khó chịu cho những người đi đường... Để giải quyết vấn đề này, các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm những người vứt rác không đúng nơi quy định. Bên cạnh đó, cần xây dựng và quy hoạch vị trí tập kết các xe gom rác để không làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị. Để hạn chế các điểm tập kết xe gom rác, xí nghiệp đã đặt các thùng chứa rác cố định để người dân bỏ rác vào. Khi người dân có ý thức đổ rác đúng nơi quy định sẽ hạn chế được các xe gom rác đẩy tay. Đổi giờ gom rác để giữ mỹ quan Xã rác, thức ăn ra lòng đường , vỉa hè sẽ bị phạt. Loại chất thải rắn: Loại chất thải phát sinh từ những nguồn khác nhau (Bảng 1.2) Bảng 1.2 Loại chất thải rắn theo các nguồn phát sinh khác nhau Nguồn phát sinh Loại chất thải Hộ gia đình Rác thực phẩm, giấy, carton, nhựa, túi nilon, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại, tro, lá cây, chất thải đặc biệt như pin, dầu nhớt xe, lốp xe, ruột xe, sơn thừa,… Khu thương mại Giấy, carton, nhựa, túi nilon, gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh, kim loại, chất thải đặc biệt như vật dụng gia đình hư hỏng (kệ sách, đèn, tủ,…), đồ điện tử hư hỏng (máy radio, tivi, …), tủ lạnh, máy giặt hỏng, pin, dầu nhớt xe, lốp xe, ruột xe, sơn thừa,… Công sở Giấy, carton, nhựa, túi nilon, gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh, kim loại, chất thải đặc biệt như kệ sách, đèn, tủ hỏng, pin, dầu nhớt xe, lốp xe, ruột xe, sơn thừa,… Xây dựng Gỗ, thép, bêtông, đất cát,… Khu công cộng Giấy, túi nilon, lá cây, … Trạm xử lý Bùn Nguồn: Tchobanoglous và cộng sự, 1993. Bảng 1.2. Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước rỉ rác STT Chỉ tiêu Đơn vị TCVN 7733:2007 Phương pháp xác định A B C 1 COD mgO2/l 30 50 100 TCVN 6001 (ISO 5815) 2 BOD5 mgO2/l 50 300 400 TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) 3 Nitơ tổng mg/l 15 60 90 TCVN 6638:2000 (ISO 10048:1991) 4 N-NH3 mg/l 5 25 30 TCVN 6179-1:1996 (ISO 7150-1:1984) TCVN 6179-2:1996 (ISO 7150-2:1986) 1.4 Mục tiêu của đề tài. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra ô nhiễm trong quá trình thu gom, vận chuyển rác thải ở thành phố Hồ Chí Minh và tác động của nó đến môi trường xung quanh, từ đó chúng ta đưa ra giải pháp để khắc phục. 1.5 Nội dung của báo cáo Trong báo cáo này sẽ trình bày các tác động của từng quá trình thu gom, trung chuyển, vận chuyển đến môi trường tại thành phố và các bảng số liệu để chứng minh. Chương 2 Mô tả trường hợp nghiên cứu 2.1 Phương pháp phân tích. 2.1.1 Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh Theo (tháng 4 năm 2010) . Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố phát triển nhất nước với diện tích: 2.095,239 km2, dân số: 7.123.340 người (2009), dân tộc: Việt , Hoa , Khơme, Chăm…, đơn vị hành chính: 24 quận huyện. Khí hậu hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân năm 1.979 mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 27,55 0C, không có mùa đông Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10 0 10' – 10 0 38 vĩ độ bắc và 106 0 22' – 106 054' kinh độ đông . Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế . Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn /năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7 km. Sài Gòn cổ xưa được thành lập từ năm 1623, nhưng tới năm 1698, Chúa Nguyễn mới cử Thống sối Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Phương Nam, khai sinh ra thành phố Sài Gòn. Năm 1911, Sài Gòn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước, khi đất nước thống nhất, Quốc Hội khố VI họp ngày 2.7.1976 đã chính thức đổi tên Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh . Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ, với hơn 300 năm hình thành và phát triển, thành phố có rất nhiều công trình kiến trúc cổ, nhiều di tích và hệ thống bảo tàng phong phú. Với vị trí địa lý thuận lợi, Sài Gòn – nơi một thời được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông" đã là trung tâm thương mại và là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em, mỗi dân tộc có tín ngưỡng, sắc thái văn hố riêng góp phần tạo nên một nền văn hố đa dạng. Đặc trưng văn hố của vùng đất này là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc với những nét văn hố phương Bắc, phương Tây, góp phần hình thành lối sống, tính cách con người Sài Gòn. Đó là những con người thẳng thắn, bộc trực, phóng khống, có bản lĩnh, năng động, dám nghĩ, dám làm. Năng động và sáng tạo, Thành phố Hồ Chí Minh luôn đi đầu cả nước trong các phong trào xã hội, nơi đầu tiên trong cả nước được công nhận hồn thành phổ cập giáo dục trung học. Với vai trò đầu tàu trong đa giác chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành trung tâm kinh tế, văn hố - du lịch, giáo dục - khoa học kỹ thuật - y tế lớn của cả nước. Trong tương lai, thành phố sẽ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, có cơ cấu công nông nghiệp hiện đại, có văn hố khoa học tiên tiến, một thành phố văn minh hiện đại có tầm cỡ ở khu vực Đông Nam Á. 2.1.2 Phương pháp phân tích. Để xác định ảnh hưởng đến môi trường của rác thải đô thị thì chúng tôi sử dụng một phần hệ thống phân tích môi trường theo quade và Miser (1997), Pluimers (2001), Jawjit (2006), neto et al (2008). Việc phân tích các quá trình lưu trữ, thu gom, trung chuyển vận chuyển rác bắt đầu từ việc xác định vấn đề bằng cách xác định biên giới hệ thống, đầu vào, đầu ra, yếu tố hệ thống và mối quan hệ của chúng (Findieison và Quade, 1977). Ngồi ra, còn sử dụng các phương pháp để ước lượng khối lượng chất thải rắn như phân tích khối lượng thể tích, phân tích tổng lượng rác trên xe vận chuyển, phân tích cân bằng vật chất, phân tích theo tốc độ gia tăng dân số và lượng rác phát sinh tính trên người/ngđ (Diệu, 2005) . Trong bước này chúng tôi xác định nguyên nhân quan trọng nhất ảnh hưởng đến môi trường có liên quan trong quá trình lưu trữ, thu gom, vận chuyển. Sau đó chúng tôi đánh giá các tác động đến môi trường trong hệ thống. Căn cứ vào phân tích chúng ta sẽ xác định lựa chọn để làm giảm các tác động đến vấn đề môi trường này một cách phù hợp với việc xác định biên giới hệ thống và đối tượng trong hệ thống sản xuất đã được đánh giá. Các chỉ số môi trường cần thu thập là lượng rác thải, khí NH3, CH4, COD, BOD, TN, TP. 2.2 Sơ đồ phân tích hệ thống Chương 3 Phân tích hệ thống 3.1 Lưu trữ rác thải tại nguồn Hiện tại, các hộ gia đình thường sử dụng các thùng chứa chất thải rắn bằng nhựa, kim loại hoặc tre nứa, tập trung vào các loại như thùng nhựa có nắp đậy, xô, thùng sơn không có nắp đậy, sọt, cần xé bằng tre nứa. Loại thùng chứa thường không đồng nhất tại từng khu dân cư. Dung tích thay đổi từ 15 – 25 lít đối với các hộ gia đình không kinh doanh buôn bán. Đối với các hộ có kinh doanh buôn bán (thực phẩm, sản xuất tiểu thủ công nghiệp) thì dung tích thùng lớn hơn. Các thiết bị lưu chứa này thường được đặt phổ biến ở trong nhà hoặc đưa ra trước cửa. Ngồi ra, phương thức chứa rác trong bao nylon cũng được sử dụng khá phổ biến. Do thói quen không muốn để rác trong nhà nên rác thường được cho vào bịch nylon đem ra để trước nhà vào buổi sáng chờ xe thu gom, do đó làm mất mỹ quan khu phố, cũng như góp phần nhân rộng môi trường lan truyền dịch bệnh. (Nguyên, 2005) Tất cả các loại bịch nylon đựng trong các thùng rác hay chứa rác tại hộ gia đình phần lớn đều làm từ loại vật liệu PVC (polyvinylcloride) khó phân hủy với đủ loại màu sắc và kích cỡ. Ngồi ra, phần lớn các hộ dân sống ven kênh rạch hay trên ghe thuyền từ các nơi khác đến thường tự xử lý bằng cách đổ xuống kênh hoặc khoảng trống xung quanh khu vực sinh sống chứ không tồn trữ và giao cho đơn vị thu gom. Đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm kênh rạch, tắc nghẽn dòng chảy. Trong cuộc điều tra chỉ số hài lòng về dịch vụ thu gom rác năm 2008 do Cục thống kê thống kê TP và Viện Nghiên cứu Phát triển phối hợp thực hiện, còn 8,6% hộ dân không tham gia dịch vụ thu gom mà tự xử lý bằng cách đào hố chôn, đem đi đốt hay bỏ xuống sông, ao, hồ,… Ngày nay do đời sống người dân càng được nâng cao vì thế lượng rác thải do sinh hoat thải ra ngày càng nhiều và việc lưu trữ nó là một việc cần phải xem xét cẩn thận các yếu tố để tránh ô nhiễm môi trường, mất mĩ quan đô thị và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Các yếu tố quan trọng cần phải xem xét đối với việc lưu trữ chất thải rắn tại nguồn bao gồm: (1) ảnh hưởng của việc lưu trữ đến các thành phần chất thải, (2) loại thùng chứa sử dụng, (3) vị trí đặt thùng chứa và (4) sức khoẻ cộng đồng và mỹ quan khu vực. (Diệu, 2005) 3.1.1 Ảnh hưởng của việc lưu trữ đến các thành phần chất thải. Những yếu tố quan trọng cần xem xét khi lưu trữ chất thải rắn tại nguồn là những ảnh hưởng của chính việc lưu trữ chất thải đến tính chất của chất thải, bao gồm (1) quá trình phân hủy củasinh học, (2) sự hấp thụ chất lỏng và (3) sự nhiễm bẩn của các thành phần chất thải. Quá trình phân huỷ sinh học Chất thải thực phẩm và những chất thải khác trong các thùng chứa tại nguồn hầu như đều bị phân huỷ sinh học ngay lập tức (thường gọi là sự thối rửa) do sự phát triển của vi sinh vật và nấm. Nếu chất thải được lưu trữ trong thùng chứa trong một khoảng thời gian dài, ruồi sẽ sinh sôi nảy nở cũng như hình thành các hợp chất gây mùi hôi. (Việt và Diệu) Hấp thu chất lỏng Do các thành phần của chất thải rắn sinh hoạt có độ ẩm ban đầu khác n