Báo cáo Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp & phát triển quận Thanh Xuân

Trong những năm vừa qua, cùng với những thành tựu đổi mới của đất nước, hệ thống Ngân Hàng Việt Nam đã có những chuyển biến sâu sắc, đóng góp tích cực vào việc kiềm chế lạm phát, ổn định lưu thông tiền tệ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhưng đồng thời, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, cùng với việc tạo ra triển vọng và điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp ngân hàng nói riêng, thì còn nhiều khó khăn mà các doanh nghiệp phải đối mặt. Đối với hệ thống Ngân hàng, rủi ro tín dụng như là vật cản trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tháo gỡ những khó khăn và hướng tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận được xem là chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động cho vay là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất, nó đem lại khoảng 80- 95% lợi nhuận kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Trong lĩnh vực tín dụng, hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại là chỉ tiêu tiên quy ết đối với sự tồn tại và phát triển của hoạt động Ngân hàng. Khi hiệu quả cho vay đạt ở mức cao sẽ tạo ra động lực cho mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cùng hoạt động sản xuất của toàn bộ nền kinh tế. Ngược lại, khi đồng vốn tín dụng không được sử dụng tốt sẽ làm cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng không ổn định và suy yếu. Chất lượng tín dụng hiện nay đang là mối quan tâm không chỉ đối với nhà quản lý điều hành Ngân hàng mà còn là mối quan tâm của xã hội. Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài"Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp& phát triển quận Thanh Xuân".

pdf93 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2375 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp & phát triển quận Thanh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo tốt nghiệp "Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp& phát triển quận Thanh Xuân". Mục lục Chương I: tổng quan về hoạt động tin dụng của Ngân hàng thương mại Ngân hàng thươngmại trong nền kinh tế thị trường ...................... Khái niệm về Ngân hàng thương mại ......................................... Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại ..................... Hoạt động huy động vốn .................................................................. Mua, bán ngoại tệ ............................................................................. Hoạt động cho vay ............................................................................ Bảo lãnh tài sản hộ ........................................................................... Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán ............ Quản lý ngân quỹ ............................................................................. Tài trợ các hoạt động của Chính phủ .............................................. Bảo lãnh ............................................................................................ Cho thuê trang thiết bị trung và dài hạn......................................... Cung cấp dịch vụ uỷ thác tư vấn ..................................................... Cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán ......................................... Cung cấp dịch vụ bảo hiểm .............................................................. Cung cấp dịch vụ đại lý .................................................................... Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại ............................. Vai trò của hoạt động tín dụng đối với Ngân hàng thương mại . Các hình thức tín dụng ngân hàng .................................................. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn ................................................... Căn cứ vào tài sản thế chấp ............................................................. Căn cứ vào hình thái giá trị tín dụng .............................................. Căn cứ vào xuất xứ tín dụng ............................................................ Thời gian cho vay ............................................................................. Chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại ........................... Quan điểm về chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại .... Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại ........................................................................................ Hiệu suất sử dụng vốn ...................................................................... Vòng quay tín dụng .......................................................................... Hệ số an toàn vốn lưu động .............................................................. Tỷ lệ nợ quá hạn ............................................................................... Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại ............................................................................... Nhân tố thuộc về môi trường kinh tế .............................................. Nhân tố thuộc về môi trường pháp lý.............................................. Nhân tố thuộc về phía Ngân hàng ................................................... Nhân tố thuộc về khách hàng .......................................................... Nhân tố khách quan ......................................................................... Sự cần thiết nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại .................................................................................................. Đối với chủ thể vay vốn .................................................................... Đối với ngân hàng ............................................................................ Đối với nền kinh tế ........................................................................... Chương II: thực trạng hoạt động tín dụng tại NHNO quận Thanh Xuân Tổng quan về NHNo Thanh Xuân Quá trình hình thnàh và phát triển Cơ cấu tổ chức của NHNo Thanh Xuân Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo Thanh Xuân năm 2004 Công tác huy động vốn Tình hình đầu tư vốn tín dụng năm 2004 Hoạt động khác Bảo lãnh Thanh toán quốc tế Hoạt động dịch vụ Hoạt động ngân quỹ Thực trạng hoạt động tín dụng của NHNo Thanh Xuân Huy động vốn Tình hình sử dụng vốn Hoạt động tín dụng theo thời gian Hoạt động tín dụng theo thành phần kinh tế Tình hình thu nợ Đánh gía chất lượng tín dụng Những kết quả đạt được Hiệu suất sử dụng vốn Tỷ lệ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn theo thời gian Tỷ lệ nợ quá hạn theo thành phần kinh tế Chỉ tiêu thu nhập Những hạn chế và nguyên nhân Những hạn chế Nguyên nhân tồn tại những hạn chế đó Môi trường kinh tế chưa ổn định Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện Nhân tố xuất phát từ Ngân hàng Nhân tố xuất phát từ phía khách hàng Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp Thanh Xuân Định hướng phát triển đối với hoạt động tín dụng tại NHNo Thanh Xuân Định hướng phát triển đến năm 2005 Định hướng phát triển trong những năm tới Công tác nguồn Sử dụng vốn Chiến lược khách hàng Công nghệ Ngân hàng Nhân tố con người Quản trị điều hành Giải pháp ngân cao chất lượng hoạt động tín dụng tại NHNO Thanh Xuân Công tác huy động vốn Cho vay và thu nợ Chất lượng thẩm định tín dụng ngăn hạn Thực hiện thu thập và xử lý thông tin một cách chính xác Phân tích tài chính đơn vị vay vốn Đánh giá khả thi phương án sản xuất kinh doanh Xử lý các khoản nợ quá hạn Xác định kỳ hạn trả nợ hợp lý Với vốn ngắn hạn Với vốn trung và dài hạn Tăng cường giám sát khoản vay Đa dạng hoá hình thức tín dụng Phân loại khách hàng Thực hiện chiến lược Marketing Ngân hang Đào tạo bồi dưỡng cán bộ tín dụng Nâng cao trang thiết bị, công nghệ ngân hàng Kiến nghị Đối với Ngân hàng nông nghiệp Thanh Xuân Đối với NHNo Viẹt nam Đối với Ngân hàng Nhà nước Đối với Nhà nước Kết luận Lời mở đầu Trong những năm vừa qua, cùng với những thành tựu đổi mới của đất nước, hệ thống Ngân Hàng Việt Nam đã có những chuyển biến sâu sắc, đóng góp tích cực vào việc kiềm chế lạm phát, ổn định lưu thông tiền tệ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhưng đồng thời, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, cùng với việc tạo ra triển vọng và điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp ngân hàng nói riêng, thì còn nhiều khó khăn mà các doanh nghiệp phải đối mặt. Đối với hệ thống Ngân hàng, rủi ro tín dụng như là vật cản trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tháo gỡ những khó khăn và hướng tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận được xem là chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động cho vay là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất, nó đem lại khoảng 80- 95% lợi nhuận kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Trong lĩnh vực tín dụng, hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại là chỉ tiêu tiên quyết đối với sự tồn tại và phát triển của hoạt động Ngân hàng. Khi hiệu quả cho vay đạt ở mức cao sẽ tạo ra động lực cho mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cùng hoạt động sản xuất của toàn bộ nền kinh tế. Ngược lại, khi đồng vốn tín dụng không được sử dụng tốt sẽ làm cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng không ổn định và suy yếu. Chất lượng tín dụng hiện nay đang là mối quan tâm không chỉ đối với nhà quản lý điều hành Ngân hàng mà còn là mối quan tâm của xã hội. Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài"Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp& phát triển quận Thanh Xuân". Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận về Ngân hàng thơng mại, làm rõ vai trò của tín dụng trong kinh doanh của Ngân hàng thương mại, từ đó cho thấy tầm quan trọng của chất lượng tín dụng và ý nghĩa của công tác nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Thông qua phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT quận Thanh Xuân để thấy được những mặt mạnh cần phát huy, đồng thời phát hiện những vấn đề còn tồn tại, tìm ra nguyên nhân cơ bản của vấn đề để có những giải pháp nhằm củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cho hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Đề tài: "Nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo &PTNT quận Thanh Xuân " được kết cấu làm 3 chương, ngoài lời nói đầu và kết luận: Chương I: Tổng quan về chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại. Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn quận Thanh Xuân Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT quận Thanh Xuân. Chương I: tổng quan về hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại 1.1. Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường 1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Quá trình phát triển kinh tế là điều kiện và đòi hỏi sự phát triển của ngân hàng; đến lượt mình sự phát triển của hệ thống ngân hàng là động lực thúc đẩy nền kinh tế. Nghề ngân hàng bắt đầu với nghiệp vụ đổi tiền hoặc đúc tiền của các thợ vàng. Cùng với việc phát triển của nền kinh tế đòi hỏi việc trao đổi giữa đồng tiền của khu vực này với khu vực khác, giữa quốc gia này với quốc gia khác- đây là tiền đề cho nghiệp vụ thu đổi ngoại tệ. Sự không thường xuyên và cùng một lúc giữa người gửi tiền và người lấy tiền ra đã tạo ra số dư trong két của các nhà buôn tiền. Do tính chất vô danh của tiền, nhà buôn tiền có thể sử dụng tam thời một phần tiền gửi của khách hàng để cho vay. Bằng cách cung cấp các tiện ích khác nhau mà ngân hàng huy động được ngày càng thu hút nhiều tiền gửi vào, là điều kiện để mở rộng cho vay. Thuật ngữ ngân hàng ngày càng gần gủi với người dân đặc biệt những người có nhu cầu vay tiền và tạm thời dư tiền. Nhưng chưa có phân định giữa ngân hàng chuyên doanh và ngân hàng phát hành. Đến cuộc khủng hoảng nền kinh tế 1929-1933 các quốc gia thấy rằng cần phải quản lý việc phát hành tiền một cách chặt chẽ hơn. Các quốc gia lần lượt quốc hữu hoá các ngân hàng phát hành hoặc thành lập các ngân hàng phát hành thuộc sở hữu Nhà nước... Từ đó khái niệm Ngân hàng Trung Ương và Ngân hàng thương mại được tách bạch rõ ràng. Trước tiên ta tìm hiểu khái niệm về ngân ngân hàng nói chung và sau đó là về ngân hàng thương mại. Có rất nhiều cách để định nghĩa về ngân hàng, có thể thông qua chức năng, các dịch vụ hoặc vai trò của chung thực hiện trong nền kinh tế. Cách tiếp cận thận trọng nhất là có thể xem xét các tổ chức này trên phương diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp. Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất- đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Một cách tiếp cận dựa khác trên các hoạt động chủ yếu- theo luật các tổ chức tín dụng của nước Việt Nam:"Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán". Ngân hàng thương mại(NHTM) cũng thực hiện kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Như vậy, ta có thể hiểu được NHTM là:"NHTM là loại hình tổ chức tín dụng thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán và thực hiện các hoạt động kinh doanh khác có liên quan". 1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 1.1.2.1. Huy động vốn: Đây là hoạt động đặc trưng của NHTM, Ngân hàng có thể huy động vốn dưới các hình thức sau đây: - Huy động tiền của các doanh nghiệp và dân cư: Ngân hàng được nhận tiền gửi dưới các hình thức. Tiền gửi không kỳ hạn: Là khoản tiền gửi mà người gửi có thể rút ra sử dụng bất kỳ lúc nào, bộ phận tiền gửi này bao gồm: Tiền gửi thanh toán được bảo quản trên tài khoản tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Tiền gửi có kỳ hạn: Là loại tiền gửi có quy định cụ thể thời gian rút tiền của khách hàng. Nó có thể là tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp hay các tầng lớp dân cư trong xã hội. - Huy động vốn trên thị trường tiền tệ liên Ngân hàng: NHTM có thể huy động vốn trên thị trường liên Ngân hàng dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn hoặc ký hợp đồng vay vốn có đảm bảo bằng tài sản. NHTM có thể vay vốn NHTW mà cụ thể là xin tái cấp vốn và từ các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế. - Huy động vốn thông qua phát hành các giấy tờ có giá: Cùng với việc huy động tiền gửi, Ngân hàng còn huy động vốn bằng các hình thức khác: Phát hành chứng chỉ tiền gửi, phát hành trái phiếu - Huy động vốn bằng các hình thức khác: Ngoài ra NHTM còn huy động các nguồn vốn từ các nguồn khác như: vốn trong thanh toán và vốn phát sinh từ nghiệp vụ đại lý. 1.1.2.2. Mua, bán ngoại tệ Một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi(mua, bán) ngoại tệ: Mua, ban một loại tiền này lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ. 1.1.2.3. Cho vay: Đây là hoạt động chủ yếu tạo ra lợi nhuận của NHTM. NHTM cho vay đối với các đơn vị kinh tế nhằm đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị được liên tục, công nghệ, máy móc, thiết bị, nhà xưởng được đầu tư đổi mới nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hoạt động này thường được NHTM thực hiện dưới các hình thức sau đây: - Cho vay thương mại - Cho vay tiêu dùng - Tài trợ cho dự án 1.1.2.4. Bảo quản tài sản hộ Các ngân hàng thực hiện việc lưu giữ vàng, các giấy tờ có giá và các tài sản khác cho khách hàng trong két. Ngân hàng thường giữ hộ những tài sản tài chính, giấy tờ cầm cố, hoặc những giấy tờ quan trọng khác của khách hàng. 1.1.2.5. Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán: Khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, ngân hàng không chỉ bảo quản mà còn thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng.Thanh toán qua ngân hàng mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt, tức là người gửi tiền không cần phải đến ngân hàng để lấy tiền mà chỉ cần viết giấy chi trả cho khách hàng, khách hàng mang giấy đến ngân hàng sẽ nhận được tiền- đó gọi là dịch vụ cung cáp tài khoản cho khách hàng. Dịch vụ này ngày càng được sử dụng một cách rộng rãi và tiện ích đối với khách hàng cũng như ngân hàng 1.1.2.6. Quản lý ngân quỹ Các ngân hàng mở tài khoản và giữ tiền của phần lớn các doanh nghiệp và cá nhân. Nhờ đó, ngân hàng thường có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều khách hàng và uy tín cũng như kinh nghiệm nên nhiều ngan hàng đã cung cấp các dịch vụ quản lý ngân quỹ của khách hàng, quản lý thu chi và tiến hành đầu tư phần thặng dư tạm thời nhàn rỗi. 1.1.2.7. Tài trợ các hoạt động của Chính Phủ Ngân hàng có khả năng huy động lớn và cho vay lớn vì thế trở thành trọng tâm của Chính phủ khi có nhu cầu chi tiêu tạm thời hoặc lớn. Chính phủ các nước đều muốn tiếp cận với các khoản cho vay của ngân hàng. Ngày nay, Chính phủ giành quyền cấp phép hoạt động và kiểm soát các ngân hàng, ngân hàng cam kết thực hiện với mức độ nào đó các chính sách của Chính phủ và tài trợ cho Chính phủ. Các ngân hàng thường mua trái phiếu Chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi mà ngân hàng huy động được. 1.1.2.8. Bão lãnh: Do khả năng thanh toán của ngân hàng cho một khách hàng rất lớn và do ngân hàng nắm giữ tiền gửi của các khách hàng, nên ngân hàng có uy tín trong bảo lãnh cho khách hàng. Trong những năm gần đây nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng đa dạng và phát triển mạnh. Ngân hàng thường bảo lãnh cho khách hàng của mình mua chịu hàng hoá và trang thiết bị, phát hành chứng khoán, vay vốn của tổ chức tín dụng khác… 1.1.2.9. Cho thuê trang thiết bị trung và dài hạn(leasing) Nhằm để bán được các thiết bị, đặc biệt là thiết bị có giá trị lớn, nhiều hãng sản xuất và thương mại đã cho thuê. Cuối hợp đồng thuê, khách hàng có thể mua. Rất nhiều ngân hàng tích cực cho khách hàng quyền lựa chọn thuê các thiết bị, máy móc cần thiết thông qua hợp đồng thuê mua, trong đó ngân hàng mua thiết bị và cho khách hàng thuê. 1.1.2.10. Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn Hoạt động của ngân hàng trong lĩnh vực tài chính, các ngân hàng có rất nhiều uy tín cung như kinh nghiệm. Vì vậy, nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã nhờ ngân hàng quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính hộ. Dịch vụ uỷ thác phát triển sang cả uỷ thác vay hộ, uỷ thác cho vay hộ, uỷ thác phát hành, uỷ thác đầu tư…Thậm chí, các ngân hàng đóng vai trò là người được uỷ thác di chúc, quản lý tài sản cho khách hàng đã qua đời. Nhiều khách hàng còn coi ngân hàng như một chuyên gia tư vấn tài chính. Ngân hàng sẵn sàng tư vấn về đầu tư, về quản lý tài chính, về thành lập, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp… 1.1.2.11. Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán Đây là dịch vụ ngân hàng mà ngân hàng bán các nghiệp vụ mua bán chứng khoán, cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác. Ngày nay một số ngân hàng thành lập, tổ chức ra các công ty chứng khoán để cung cấp dịch vụ môi giới. 1.1.2.12. Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã bán bảo hiểm cho khách hàng, điều đó đảm bảo việc hoàn trả trong trường hợp khách hàngbị chết, bị tàn phế hay gặp rủi ro trong hoạt động, mất khả năng thanh toán. Ngân hàng liên doanh với công ty bảo hiểm hoặc tổ chức công ty bảo hiểm con người, ngân hàng cung cấp dịch vụ tiết kiệm gắn với bảo hiểm như tiết kiệm an sinh, tiết kiệm hưu trí… 1.1.2.13. Cung cấp các dịch vụ đại lý Nhiều ngân hàng trong quá trình hoạt động không thể thiết lập chi nhánh hoặc văn phòng ở khắp mọi nơi. Nhiều ngân hàng cung cấp dịch vụ ngân hàng đại lý cho các ngân hàng khác như thanh toán hộ, phát hành hộ chứng chỉ tiền gửi, làm ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ. 1.2. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại 1.2.1. Vai trò của hoạt động tín dụng đối với NHTM Sau gần hai mươi năm đổi mới nền kinh tế nước ta đã có sự tăng trưởng rõ rệt, đời sống cải thiện, đưa lại sự phồn vinh cho đất nước. Để đạt được những kết quả đó phải kể đến một nhân tố góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế đất nước đó chính là tín dụng ngân hàng. Khác so với tín dụng trước đây, trong thời kỳ bao cấp tín dụng được coi như là một công cụ cấp phát thay ngân sách. Vì lẽ đó mà đã xảy ra tình trạng có nơi cần vốn sản xuất thì không có, nhưng có nơi lại ứ đọng vốn. Ngày nay khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước thì tín dụng ngân hàng được sử dụng như một đòn bẩy kinh tế, điều hoà vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu một cách hiệu quả, giúp cho nền kinh tế ngày một phát triển. Ta tìm hiểu về vai trò của tín dụng: 1.2.1.1. Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung vốn nhàn rỗi trong xã hội và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Sự ra đời của tín dụng ngân hàng đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế trong những thập kỷ qua. Với chức năng là trung gian tài chính đứng giữa người gửi tiền và người đi vay ngân hàng đã biến mọi nguồn tiền tệ phân tán trong xã hội thành nguồn vốn tập trung, qua đó điều hoà quan hệ cung cầu về tiền tệ trong xã hội, thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Là một đơn vị kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với mục đích lợi nhuận, các ngân hàng thương mại luôn tìm cách để tối đa hoá lợi nhuận của mình. Lợi tức thu được của các ngân hàng được hình thành từ hai hoạt động đó l
Tài liệu liên quan