Báo cáo Nguồn lợi thủy sản đồng bằng sông Cửu Long

Khu vực ĐBSCL là vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, đặc biệt là về nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. Chính vì vậy, trong Chiến lược phát triển thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020, ĐBCSL được định hướng tiếp tục phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản theo chiều sâu.

doc53 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 5259 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Nguồn lợi thủy sản đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I GIỚI THIỆU I MỞ ĐẦU Khu vực ĐBSCL là vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, đặc biệt là về nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. Chính vì vậy, trong Chiến lược phát triển thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020, ĐBCSL được định hướng tiếp tục phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản theo chiều sâu. Qua đó, sẽ chuyển một phần diện tích nuôi quảng canh sang bán thâm canh và thâm canh với quy mô công nghiệp những nơi có điều kiện thuận lợi; áp dụng mô hình công nghệ nuôi tiên tiến, tiêu chuẩn mới ( GAP-thực hành canh tác tốt; BMP-thực hành quản lý nuôi tốt hơn; CoC- quy tắc ứng xử trong nuôi trồng thuỷ sản ) gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. ĐBSCL sẽ được đầu tư xây dựng, phát triển các khu bảo tồn biển, bảo tồn nội địa, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái thuỷ sinh. Bên cạnh đó, các ngành hữu quan trong vùng tiếp tục rà soát hệ thống các nhà máy chế biến thuỷ sản gắn với vùng nguyên liệu tập trung. Hình 1: Bản đồ Đồng bằng sông Cửu Long Trong đó, tập trung 2 sản phẩm chủ lực có sản lượng lớn là cá tra và tôm. Đầu tư nâng cấp các trung tâm dịch vụ nghề cá. Viện Thú y thuỷ sản và Viện Nghiên cứu thuỷ sản sẽ thành lập mới, các Trường Đại học và cơ sở dạy nghề thuỷ sản sẽ được đầu tư. Sẽ góp phần tích cực trong đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến góp phần nâng cao giá trị thuỷ sản vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.Ước tính giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm 2010 đạt gần 4,5 tỉ USD và Khu vực ĐBSCL chiếm khoảng 60 %. MỤC TIÊU: Đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản ở Cần Thơ đại diện cho thủy vực nước ngọt. Củng cố những kiến thức đã học và bước đầu làm quen với cách viết báo cáo khoa học. Cung cấp số liệu cho những nghiên cứu và báo cáo sau này. NỘI DUNG: Khảo sát thành phần loài cá, giáp xác, nhuyễn thể ở Cần Thơ. Khảo sát sự biến động thành phần loài ở các chợ Cần Thơ. Tìm hiểu một số giống loài kinh tế ở thủy vực nước ngọt. PHẦN II PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 PHƯƠNG TIỆN VÀ VẬT LIỆU 2.1.1 Thời gian và địa điểm thực hiện Thu mẫu cá, giáp xác và nhuyễn thể vào ngày 08/12/2010, các mẫu được thu từ chợ Bình Thuỷ và Cái Khế quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ 2.1.2 Dụng cụ và hoá chất Giấy bóng mờ. Viết chì, viết lông dầu. Thùng nhựa, thau nhựa, cal nhựa. Găng tay, khẩu trang, kính nhựa. Formol công nghiệp 38%. Thùng giữ lạnh. Ống tiêm, kim tiêm. Dao mổ, pel, kéo giải phẫu. Máy chụp ảnh. 2.2 PHƯƠNG PHÁP 2.2.1 Phương pháp thu mẫu Thu mẫu từ các chợ địa phương. Quan sát và ghi nhận tất cả các giống loài xuất hiện ở các chợ khảo sát. Thu mẫu của các loài đại diện để phân loại nghiên cứu. Thu mẫu cá, giáp xác và nhuyễn thể từ 2-4 con/mẫu. Chọn mẫu cá khai thác tự nhiên còn tươi, không dị hình, còn đầy đủ các chỉ tiêu như: vẩy, vi, mang, màu sắc tươi sáng… Mẫu tôm, cua phải tươi còn đủ các cơ quan, phụ bộ… 2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích mẫu Phương pháp xử lý mẫu * Đối với mẫu cá: Mẫu cá sau khi thu về phải rửa sạch và quan sát sơ bộ bên ngoài cơ thể cá. Cá nhỏ cố định bằng formol 10%‎ và ngâm trong cal nhựa. Cá kích thước lớn tiêm Formol 38% vào xoang nội quan và hai bên thân cá, cố định bằng Formol 10%. Mẫu tôm, cua và nhuyễn thể được bảo quản trong thùng lạnh. Sau đó được xử lý mẫu lại bằng formol 10% và ngâm trong cal nhựa (tỉ lệ: 7/1; 7 nước 1 formol) bằng formol thương mại 38 %. Toàn bộ mẫu được đưa về phòng thí nghiệm nguồn lợi thuộc khoa Thuỷ sản –Trường ĐHCT để phân tích. Phương pháp phân tích mẫu Lấy mẫu ngâm trong formol ra rửa sạch, để mẫu ra khay và chia ra từng nhóm để phân tích. Mẫu cá được quan sát, đo đếm các chỉ tiêu phân loại (các tia vi, vẩy… và các đặc trưng khác) và phân loại theo Vương Dĩ Khang (1958); Nguyễn Nhật Thi; Ngư Loại Phân Loại Học; Nguyễn Khắc Hường, Cá Biển Việt Nam tập 2 quyển 3; Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương: Định danh 13 Bộ cá ĐBSCL. Mẫu tôm được quan sát đếm và ghi nhận số răng trên và dưới chủy, đường khớp dọc, dạng chủy, cơ quan sinh dục, phụ bộ…và phân loại học theo thầy Nguyễn Văn Thường, giáo trình Ngư Loại II. Mẫu cua được quan sát qua hình dạng bên ngoài kết hợp với các loại gai trên càng, trên vỏ… phân loại theo Nguyễn Văn Thường, Giáo trình Ngư loại II. Nhận dạng các đặc điểm bên ngoài của các loài và ghi chép lại bằng tên khoa học. Chụp hình những loài cá lạ, cá có giá trị kinh tế. Một số loài được giải phẫu khảo sát hệ tiêu hóa, tính ăn, phân bố…. Xử lý số liệu Thống kê các thành phần loài theo Bộ, đánh giá Bộ nào chiếm ưu thế. Thống kê và phân tích đặc điểm, nhận dạng và phân bố các loài cá-tôm- nhuyễn thể có giá trị kinh tế. So sánh, đánh giá về sự hiện diện các loài cá-tôm- nhuyễn thể thu được ở 2 chợ Bình Thuỷ và Cái Khế thuộc thành phố Cần Thơ. Số liệu sau khi thu được xử lý bằng chương trình Excel để làm báo cáo. Hình 2: Khẩu trang và găng tay Hình 3: Thùng nhựa trữ mẫu và thau rửa mẫu Hình 4: Địa điểm thu mẫu và thùng trữ lạnh Hình 5: Dụng cụ mổ và cố định mẫu PHẦN III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Điều kiện tự nhiên ở Cần Thơ Cần Thơ là thành phố trung tâm ĐBSCL, phía Bắc-Đông Bắc giáp 2 tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long, phía Tây-Tây Bắc giáp 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang, phía Nam giáp Sóc Trăng. Chế độ thủy triều phụ thuộc vào hai con sông chính:sông Hậu với chiều dài 75 km đổ ra biển Đông và sông Cái Lớn 200 km đổ ra Vịnh Thái Lan. Chính vì vậy, việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản rất thuận lợi kéo theo các dịch vụ phục vụ cho nghề khai thác và nuôi trồng cũng phát triển mạnh. Bên cạnh đó, tạo ra nguồn nguyên liệu phong phú và đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước và nhu cầu xuất khẩu cũng rất lớn. Hình 6: Bản đồ thành phố Cần Thơ 3.2 Kết quả khảo sát nguồn lợi cá, giáp xác, nhuyễn thể 3.2.1 Nguồn lợi cá: Thành phần loài: Qua đợt khảo sát thu mẫu ở 2 chợ vừa qua vào ngày 08/12/2010 và phân loại cho thấy có 44 loài thuộc 10 bộ. Dựa vào bảng phụ lục 3 và biểu đồ trên cho thấy có 3 bộ chiếm ưu thế so với các bộ khác là bộ cá vược, bộ cá da trơn, bộ cá chép với nhiều giống loài có giá trị kinh tế cao. Hình 7: Thành phần các loài cá Đa số các loài thuộc 3 bộ này có giá trị kinh tế và thương phẩm cao như: Cá lóc, cá trê, cá mú, cá rô đồng, cá mè vinh, cá tra…Với 3 bộ trên có thành loài nhiều là do chúng phân bố rộng trong tự nhiên, có đặc tính thích nghi cao với những điều kiện bất lợi của môi trường. Trong đó, bộ cá vược có nhiều loài và có khả năng thích nghi rộng, tồn tại và phát triển cao trong những môi trường có biến động lớn về chất lượng nước như hàm lượng oxy và pH thấp…Trong khi đó, các loài như: cá đuối, cá hàm ếch, lươn, cá chình, cá lìm kìm…có số loài phân bố trong tự nhiên ở khu vực ĐBSCL là rất ít, đa phần chúng chỉ xuất hiện có 1 hoặc 2 loài. Nguyên nhân chủ yếu là do đặc điểm sinh học của các bộ cá này theo (Trương Thủ Khoa,1993) nên việc đánh bắt chúng được là rất ít. Có thể kết luận rằng kết quả của đợt thu mẫu vừa qua rất phong phú về thành phần loài (có 10 bộ cá) nguyên nhân do: Trong thời gian tiến hành thu mẫu thời tiết rất thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản, mặt khác việc thu mẫu chủ yếu dựa vào quá trình thu mua ở các chợ địa phương và ngư dân vì vậy số loài thu mẫu được nhiều hơn các đợt thu mẫu trước. Ngoài ra, địa điểm thu mẫu đều là các chợ đầu mối trung tâm ở Cần Thơ nên số lượng thủy hải sản tập trung về đây rất lớn và đa dạng về thành phần loài góp phần đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người tiêu dùng, đó cũng là nguyên nhân làm cho thành phần loài trong đợt thu mẫu vừa qua thêm đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó, một vấn đề cần phải quan tâm là thời gian vừa qua ngành nuôi trồng ngày càng được đẩy mạnh, nhiều đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế đã được nuôi với nhiều mô hình khác nhau cũng đã góp phần vào sự đa dạng các giống loài. Thành phần loài cá ở nước ngọt (Cần Thơ) Kết quả thể hiện ở hình 2 cho thấy bộ cá vược chiếm tỉ lệ cao nhất 59,38%, tiếp đó là bộ cá chép 29,273% và bộ cá trơn 29,273%. Các bộ còn lại có số loài thấp, mỗi bộ chiếm trung bình là 3,13%, hầu hết các bộ này chỉ xuất hiện một hoặc hai loài trong số mẫu thu ở thủy vực nước ngọt. Hình 8: Thành phần loài cá ở các chợ nước ngọt (Cần Thơ) Bộ cá vược (Perciformes) chiếm số lượng lớn là do bộ này có đặc điểm sinh học thích nghi với các loại hình thủy vực nước tĩnh lẫn nước chảy, những nơi có hàm lượng oxy hòa tan thấp (theo Nguyễn Bạch Loan, 2004). Bộ cá chép (Cypriniformes) và bộ cá trơn (Siluriformes) có những đặc điểm thích nghi với điều kiện ĐBSCL như hệ thống sông ngòi dày đặc và hàng năm có lũ tràn về, có rừng ngập mặn, kéo dài từ mũi Cà mau đến Kiên Giang và được thiên nhiên ưu đãi về nguồn thức ăn phong phú nhằm phục vụ cho nghề nuôi thủy sản, đây chính là điều kiện phát triển tốt cho các loài thuộc các bộ này. Vì vậy, việc phân bố trong các thuỷ vực tự nhiên khá đa dạng và phong phú nên công việc thu mẫu rất thuận lợi. Những bộ còn lại có ít loài do nhiều nguyên nhân khác nhau về thời điểm thu mẫu, mùa vụ mà các bộ này ít xuất hiện như bộ cá trích (Clupeiformes), bộ cá đối (Mugiliformes)…Còn bộ cá Thát lát (Osteoglossiformes ) thì chỉ có 1-2 loài phân bố ở ĐBSCL (Trương Thủ Khoa, 1993). Năm 2010 thu được 8 bộ 38 loài So với năm 2008 thì số bộ và số loài xuất hiện tại các chợ Cần Thơ trong năm nay thấp hơn rất nhiều. Năm 2008 số mẫu thu là 14 bộ và 86 loài (theo Nhàn, 2008), còn trong năm 2009 thu được 7 bộ và 47 loài. Nguyên nhân dẫn đến số mẫu thu ít là do nhu cầu xuất khẩu thủy sản ngày càng tăng, lợi nhuận đặt lên trên hết, dẫn đến việc khai thác quá mức, thậm chí dùng những phương tiện đánh bắt mang tính hủy diệt, sử dụng các loại thuốc hóa chất, thuốc nổ hay xung điện để khai thác và gây ô nhiễm môi trường dẫn đến nguồn lợi thủy sản ngày cạn kiệt. 3.2.2 Sự biến động thành phần loài cá Sự biến động thành phần loài cá ở các chợ nước ngọt (Cần Thơ). Qua hình 4 cho thấy sự chênh lệch thành phần loài giữa các chợ khá cao. Chợ Bình thủy có số loài là 32 loài, chợ Cái Khế chỉ có 11 loài. Năm 2008 số bộ là 14 bộ và 86 loài (Phạm Ngọc Nhàn, 2008). Năm 2009 có 7 bộ và 47 loài. Năm 2010 có 8 bộ 38 loài. Hình 13: Sự biến động thành phần loài cá ở các chợ nước ngọt (Cần Thơ). Chợ Bình Thủy và Cái Khế đều là 2 chợ lớn, dân cư tập trung đông. Cái Khế là chợ đầu mối lớn nằm ngay trung tâm thương mại Thành Phố Cần Thơ nên số lượng loài tập trung đông hơn Bình Thủy. Tuy nhiên, do thời gian đi thu mẫu trễ nên số loài thu ở chợ này ít hơn chợ Bình Thủy. Qua đợt thu mẫu trên ta thấy có sự tăng về các bộ và giãm về số loài. Nguyên nhân do dân số tăng vì thế nhu cầu về thực phẩm rất lớn, mặt khác với việc ngày càng sử dụng phương tiện đánh bắt mang tính hủy diệt, khai thác không đi đôi với bảo vệ. Nên việc giảm số loài là điều tất yếu, khó tránh khỏi. 3.2.3 Đặc điểm sinh học một số loại cá kinh tế: Hiện nay, xuất khẩu thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta nói chung và khu vực ĐBSCL nói riêng. Góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho người dân. Nên việc nghiên cứu các loài cá có tiềm năng kinh tế là rất cần thiết để góp phần vào việc bảo vệ và phát triển những loài cá này nhằm phục vụ cho nhu cầu nuôi thương phẩm và nguồn nguyên liệu xuất khẩu. Trong đợt thu mẫu ở 2 chợ thuộc thành phố Cần Thơ, chúng ta có một số loài kinh tế như: cá Chẽm, cá Bống kèo, cá Nâu, cá Ngát,cá Tai tượng, cá Chạch, Lươn… *Sau đây là một số đặc điểm của một số loài cá có giá trị kinh tế: Cá Ngát Bộ: Siluriformes Họ: Plotosidae Loài:Plotosus canius ( Hamilton, 1822) Hình 16: Cá ngá t Phân bố: cá có thể sống ở nước mặn, lợ, ngọt. Vùng phân bố rộng từ Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan và Úc.. Chúng thường sống trong các hang đá  hoặc vùng đáy có cỏ biển. Chúng cũng thích nghi với đáy rạn san hô. Đặc điểm hình thái: Đầu to, rộng dạng dẹp bằng, miệng dưới. Môi dày, răng hình hạt, cứng chắc, răng xếp thành bốn hàng ngang, các hàng sau thô hơn các hàng trước. Có bốn đôi râu to, mắt cá nhỏ.Thân dài, phần sau dẹp bên mỏng và mềm mại. Cá có 2 vi lưng, gốc vi lưng thứ I ngắn có gai độc, gốc vi lưng thứ II và vi hậu môn dài nối liền với vi đuôi nhỏ. Vi đuôi không chẻ 2. Vi ngực có gai độc nhọn, cạnh trước và sau có răng cưa sắc. Dinh dưỡng: Đây là loài động vật ăn đáy và thường sử dụng râu để phát hiện thức ăn. Thức ăn chủ yếu là động vật kích thước nhỏ, thức ăn chính là Crustacea, Decapoda, Ạmphipoda. Sinh sản: Từ cá ngát bố mẹ được chọn lọc kỹ (trung bình từ 1 đến 1,5 kg) và sau đó cho cá mẹ đẻ trứng, thụ tinh và ấp nở trong điều kiện nhân tạo. Sau 3 tuần được ương nuôi trong môi trường thích hợp, ấu trùng cá Ngát phát triển khá nhanh, có độ dài trung bình 35,5mm. Cá Bống tượng Bộ Perciformes. Họ Scatophagidae. Loài Scatophagus argus. Hình 18: Cá nâu Phân bố : cá sống ở nước mặn, lợ, nhưng chủ yếu sống ở biển. Vùng phân bố từ bờ biển Trung Quốc đến Úc Châu. Ở nước ta thường gặp tại các đầm, phá, kênh, rạch, vùng cửa sông nước mặn, rừng ngập mặn. Đặc điểm hình thái: Mình dẹp bên, cao, ngắn, nhìn ngang gần như tròn. Dinh dưỡng: Thức ăn của chúng là ấu trùng, giáp xác, côn trùng và thực vật. Cá rất béo, thịt ngon. Cá nâu trở thành đối tượng nuôi trong các đầm nước lợ vì không cạnh tranh thức ăn với nhiều đối tượng nuôi khác và có nguồn giống tự nhiên phong phú. Cá Thát Lát Bộ: Osteoglossiformes Họ: Notopteridae Loài: Notopterrus notopterrus. Hình 19: Cá thát lát Phân bố: Thế giới: Ấn Độ, Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở Việt Nam cá phân bố nhiều ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đặc điểm hình thái: Thân dẹp bên, mỏng. Đầu lớn vừa, dẹp bên, mõm ngắn. Miệng trước, rạch miệng xiên kéo dài đến đường thẳng đứng kẻ qua giữa mắt. Xương trước hàm dính liền với mõm ở phần giữa, xương hàm trên phát triển cả chiều dài và chiều rộng. Răng nhỏ, nhọn, mọc ở xương hàm dưới. Vây lưng nhỏ, hơi lệch về nửa sau của thân. Vây bụng rất nhỏ nằm ngay phía trước lỗ hậu môn. Gốc của vây hậu môn rất dài và nối liền với vây đuôi, Vây đuôi tròn. Lưng có màu xám, hông và bụng có màu trắng bạc, có nhiều vệt đen chạy xiên hai bên hông cá. Cạnh dưới xương nắp mang có màu vàng. Dinh dưỡng: Thức ăn là côn trùng, giáp xác, rễ thực vật thủy sinh và cá con. Sinh sản: Từ tháng 4-10, dùng HCG và não thùy với liều lượng: 1500UI HCG và 10 não thùy cá chép/1kg cá cái, cá đực 1/3 liều. 6. Cá Lóc Đồng Bộ: Perciformes. Họ: Channidae. Loài: Channa striata . Hình 20: cá Lóc Phân bố: Thế giới: Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma, Việt nam: Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đặc điểm hình thái: Đầu lớn, đỉnh đầu rất rộng, dẹp bằng. Mõm ngắn, miệng to hướng lên, rạch miệng xiên và kéo dài qua đường thẳng đứng kẻ từ bờ sau của mắt. Răng bén nhọn, răng hàm dưới và vòm miệng có xen kẽ một số răng chó, còn răng hàm trên không có. Cá không có râu. Mắt lớn vừa nằm lệch về nửa trên của đầu, rất gần chót mõm và xa điểm cuối nắp mang. Thân dài, hình trụ ở phần trước và dẹp bên ở phần sau, vây đuôi tròn không chẽ hai. Cá còn sống có màu xanh đen, nâu đen đến đen ở mặt lưng và nhạt dần xuống bụng, bụng cá có màu trắng sữa. Vây lưng, vây đuôi, vây hậu môn có các vệt đen vắt ngang qua các tia vây. Dinh dưỡng: Các loài cá có kích thước nhỏ, giáp xác, nhuyễn thể, côn trùng… Sinh sản: khi cá đạt từ 1-2 tuổi tham gia sinh sản lần đầu tiên, mùa vụ sinh sản từ tháng 4-7, từ 80000-100000 trứng/kg cá cái. 7. Cá Bống tượng: Bộ: Perciformes. Họ: Eleotridae. Loài: Oxyeleotris marmorata. Hình 21: Cá Bống tượng Phân bố: khu vực Đông Nam Á: Campuchia, Lào, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Việt Nam ở khu vực ĐBSCL: An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng. Đặc điểm hình thái: Thân mập, phần trước hơi dẹp bằng, phần sau hơi dẹp bên, đường lưng lõm xuống ở trán. Đầu to, rộng, dẹp bằng, chiều rộng của đầu bằng hoặc lớn hơn cao thân. Mõm dài nhọn hướng lên trên, giữa mõm có u nhô cao. Miệng trên, rộng hàm dưới dài hơn hàm trên và đưa ra phía trước. Răng nhọn, gốc răng to, xếp thưa thành nhiều hàng trên mỗi hàm. Không có râu. Mắt tròn, nhỏ, lệch về mặt lưng của đầu, gần chót mõm hơn gần điểm cuối nắp mang. Lưỡi rất phát triển, dẹp bằng, đầu lưỡi tròn. Cuống đuôi thon dài, vảy nhỏ, phủ khắp thân và đầu. Khoảng cách 2 vây lưng nhỏ hơn chiều dài gốc vây lưng thứ nhất. Cơ gốc vây ngực phát triển. Hai vây bụng tách rời nhau. Vây đuôi tròn, vây gốc cơ đuôi phát triển. Cá có màu nâu đỏ hoặc nâu vàng, có nhiều sọc nhỏ màu nâu hoặc xám tạo thành vân. Mặt lưng có 3 đốm đen: 1 ở sau đầu, một ở gốc vây lưng thứ nhất và 1 ở gốc vây lưng thứ 2. Mặt bên thân cá có nhiều đốm đen to, những đốm này không có hình dạng nhất định. Dinh dưỡng: Là loài ăn tạp thiêng về động vật. Sinh sản: Khi cá đạt 8-9 tháng tuổi cá sinh sản lần đầu, sức sinh sản từ 200000-300000 trứng/kg cá cái. Sinh sản nhân tạo: HCG 280-300UI/1Kg cá cái và 1-2mg đối với não thùy cá Chép. 8. Cá Sặc Rằn Bộ: Perciformes. Họ: Osphronemidae. Loài: Trichogaster pectoralis. Hình 22: cá Sặc rằn Phân bố: khu vực Đông Nam Á và Việt Nam ở khu vực ĐBSCL: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ, Kiên Giang… Đặc điểm hình thái: Thân cá dẹp bên, đầu nhỏ, dẹp bên, mõm ngắn, không có râu. Mắt lớn vừa nằm trên trục giữa thân, gần chót mõm hơn gần điểm cuối nắp mang. Lỗ mang lớn vừa, màng mang hai bên dính nhau nhưng không dính với eo mang. Vẩy lược, phủ khắp thân và đầu, có một số vẩy nhỏ chồng lên gốc vây hậu môn, vây đuôi, vây lưng, vây ngực. Gai vây lưng, vây hậu môn cứng nhọn. Vây đuôi chẽ hai, rãnh chẽ cạn và phần cuối của hai thùy vây đuôi tròn. Phần lưng của thân và đầu có màu xanh đen hoặc xám đen và lợt dần xuống bụng. Có nhiều sọc đen nằm xiên vắt ngang thân cá, chiều rộng hai sọc lớn hơn khoảng cách hai sọc. Vây cá có màu xanh đen hoặc xám đen. Dinh dưỡng: Thức ăn là phiêu sinh vật và mùn bã hữu cơ. Sinh sản: Từ tháng 4-10, sinh sản nhân tạo dùng HCG + não thùy: 1500UI+ 10 não thùy cá Chép/kg cá cái, cá đực 1/3 liều. 9.Cá Rô đồng Bộ: Perciformes. Họ: Anabantidae Loài: Anabas testudineus Hình 23: cá Rô đồng Phân bố: các nước Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam ( MAI ĐÌNH YÊN, 1983) như: vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đặc điểm hình thái: Thân bầu dục dài, dẹp bên, chắc khỏe. Đầu tương đối lớn, tròn, mõm ngắn, hàm dưới hơi nhô ra trước hàm trên. Rạch miệng bằng, kéo về phía sau đến hoặc quá cạnh trước ổ mắt. Trên 2 hàm có răng nhỏ nhọn. Lưỡi nhọn, lỗ mũi 2 cái mỗi bên, cái trước hình ống. Mắt tương đối lớn, nằm ở hai bên đầu, hơi cao. Xương nắp mang trước có khía lõm, xương nắp mang có nhiều gai. Khe mang tương đối lớn, hướng về trước đến cạnh sau ổ mắt và hợp với nhau ở mặt dưới. Toàn thân phủ vẩy lược lớn. Đường bên ngắt quãng. Vây lưng liên tục dài hơn vây hậu môn. Vây ngực tròn. Vây bụng bé, vây hậu môn tương đối dài, vây đuôi tròn. Lưng cá màu nâu sẫm, bụng màu nhạt. Sau nắp mang và giữa cuống đuôi có chấm đen tròn. Một số mẫu còn có nhiều chấm đen phân bố trên thân. Dinh dưỡng: Cá Rô là loài động vật ăn tạp. Chúng có thể ăn cả các loài động vật thân mềm, cá con và thực vật. Sinh sản: Từ tháng 6-7, sức sinh sản 130000-700000 trứng/1kg cá cái HCG: 3000UI/1Kg cá cái hoặc LH-Rha: 70µg/1kg cá cái, não thùy cá Chép: 10mg/1kg cá cái. 10.Cá Trê vàng Bộ Siluriformes. Họ Clariidae. Loài Clarias macrocephalus. Hình 24: cá Trê vàng Phân bố: cá sống nước ngọt. Phân bố ở Philliphin, Thái Lan, Lào, Campuchia và ĐBSCL Việt Nam. Đặc điểm hình thái: Thân dài, phần trước tròn, phần sau mỏng, dẹp bên. Đầu rộng, dẹp bằng. Miệng cận dưới, không co duỗi được. Mắt nhỏ, nằm ở mặt lưng của đầu. Dinh dưỡng: Ở tự nhiên cá ăn tạp thiên về động vật, nhưng khi nuôi cá có thể sử dụng tấm cám, bột cá, bã dầu, xác động vật… Giá trị kinh tế: thịt ngon, sản lượng cao, có giá trị xuất khẩu. 3.2.2.Nguồn lợi giáp xác Thành phần loài Qua hình 25 cho thấy tổng cộng có 26 loài được thu mẫu. Theo Nguyễn Văn Thường (2000) có 42 loài hiện diện ở ĐBSCL. Họ tôm biển (Panaeidae) chiếm nhiều nhất 50% trong tổng số loài. Còn lại là hai họ có số loài tương đương nhau là Họ (Portunidae) chiếm 26,93% và Họ (Palamonidae) chiếm 23,07%. Hình 25 : Thành phần loài giáp xác ở nước ngọt (Cần Thơ) Sở dĩ họ tôm biển có số loài nhiều vì kích cở của chúng lớn, phân bố trong tự nhiên nhiều, chúng có giá trị ki
Tài liệu liên quan