Báo cáo Thực tập tốt nghiệp: Công ty TNHH Tân Quang Minh

Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) sản xuất và thương mại TÂN QUANG MINH có tổng diện tích 15 ha, được xây dựng tại lô C21/I, đường 2F, khu công nghiệp Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh, Thành phố (Tp) Hồ Chí Minh. Nhà máy được đặt nằm trong khu công nghiệp Vĩnh Lộc cùng với nhiều nhà máy xí nghiệp khác, gần khu dân cư, có đường nối dài với quốc lộ 1A và nhiều đường giao thông lớn đi vào thành phố.

doc48 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3985 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tốt nghiệp: Công ty TNHH Tân Quang Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY Vị trí đặt nhà máy Hình 1.1 Bản đồ khu công nghiệp Vĩnh Lộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) sản xuất và thương mại TÂN QUANG MINH có tổng diện tích 15 ha, được xây dựng tại lô C21/I, đường 2F, khu công nghiệp Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh, Thành phố (Tp) Hồ Chí Minh. Nhà máy được đặt nằm trong khu công nghiệp Vĩnh Lộc cùng với nhiều nhà máy xí nghiệp khác, gần khu dân cư, có đường nối dài với quốc lộ 1A và nhiều đường giao thông lớn đi vào thành phố. Với địa điểm như thế đã mang lại rất nhiều thuận lợi cho viêc phát triển nhà máy như bảo đảm về vấn đề an ninh quốc phòng và các ưu đãi của nhà nước. Bên cạnh đó, việc nhà máy nằm gần khu dân cư đã mang lại cho công ty nhiều lợi thế về thị trường lao động và thị trường tiêu thị sản phẩm,… Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH TÂN QUANG MINH trước đây là cơ sở sản xuất QUANG MINH được thành lập vào năm 1992. Đầu tiên cơ sở đặt ở Bắc Bình, Bình Thạnh. Đến năm 1995 cơ sở chuyển đến Phan Văn Trị, Gò vấp và đến năm 2001 công ty TÂN QUANG MINH được thành lập theo giấy đăng kí kinh doanh 210200681 ngày 28-8-2001. Tên giao dịch: TÂN QUANG MINH MANUFACTURE & TRADING Co.Ltd. Tên viết tắt: TÂN QUANG MINH Co.Ltd. Địa chỉ trụ sở chính: Lô 21/I đường 2F khu công nghiệp Vĩnh Lộc, Bình Chánh Điện thoại: (84.8) 37652567 – 37652568 – 37652569 - 37652570 – 37652580 Email: bidrico_company@yahoo.com.au; bidricocompany@vnn.vn Webside: www.bidrico.com.vn Logo: công ty sử sụng biểu tượng có 3 sọc ( đỏ, vàng, xanh) để tượng trưng cho sự phát triển vững mạnh và khát vọng vươn lên của công ty để trở thành thương hiệu trên thị trường Việt Nam cũng như thị trường trên thế giới. Hình 1.2: Logo công ty Tân Quang Minh Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển cùng với bao khó khăn và thăng trầm, hiện nay công ty đã khẳng định được chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường Việt Nam cũng như một số thị trường trên thế giới. Kết quả là trong những năm gần đây, doanh thu của công ty tăng lên khoảng 20%, mạng lưới phân phối được mở rộng trên toàn quốc, sản phẩm của công ty luôn được người tiêu dùng tin dùng và bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Bên cạnh đó, công ty cũng gặt hái được nhiều thành công trong các kỳ hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam… Để kịp thời sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, công ty đã khẩn trương xây dựng nhà máy vào đầu tháng 5-2002 và đã hoàn tất việc xây dựng vào đầu tháng 12-2002. Sau khi xây dựng, nhà máy gồm những hạn mục sau: Kho nguyên liệu: 2760 m2 Kho thành phẩm: 6065 m2 Nhà xưởng sản xuất: 2550 m2 Văn phòng : 400 m2 Khu phòng thí nghiệm KCS lưu mẫu: 180 m2 Đường nội bộ và cây xanh: 3500 m2 Nhà ăn: 320 m2 Nhà xe: 320 m2 Kho bao bì: 1200 m2 Khu sản xuất bao bì: 2265 m2 Công trình phụ khác: 100 m2 Diện tích dự phòng : 4530 m2 Cơ cấu tổ chức và quản lý của nhà máy Sơ đồ bộ máy tổ chức nhà máy PGĐ KINH DOANH PGĐ KẾ HOẠCH TRỢ LÝ GĐ HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN GIÁM ĐỐC P. Quảng cáo PGĐ CÔNG NGHỆ PGĐ KỸ THUẬT Đội vận chuyển P. Kinh doanh Kho vật tư- NL Kho thực phẩm P. Kế hoạch Tổ nấu sữa Tổ nấu đường Xưởng sản xuất P. Thí nghiệm Phòng pha chế P. Cơ điện Xưởng sữa chữa cơ khí, điện máy Xưởng sửa chữa, bảo trì máy Phòng vật tư P. Hành chánh Nhân sự Nhà ăn- bếp Tổ vệ sinh Đội bảo vệ P. Kế toán P. Ngân quỹ Phòng KCS Hình 1.3: Sơ đồ bộ máy tổ chức nhà máy Sơ đồ mặt bằng nhà máy Kho thành phẩm I Kho vật tư Nhà ăn Lò hơi Khu sản xuất Nhà Gửi Xe Khu sản xuất bao bì Kho bao bì Kho thành phẩm II Khu XL nước thải Cây xanh Kho vật liệu tái chế WC G D C hơi WC Kho đường và sữa Kho bao bì nhãn nắp Kho hương liệu và phụ gia Kho chai lớn H A Khu văn phòng A Khu văn phòng Xử lý nước cấp Xưởng cơ điện Kho nguyên liệu khô Kho bao bì nhãn nắp B E E G Hình 1.4: Sơ đồ mặt bằng nhà máy Chú thích: A: phòng bảo vệ B: cổng C: hồ chứa nước D: hàng cây xanh E: hàng cây xanh G: bể chứa nguyên liệu Cầu thang bộ Cửa lùa Sơ đồ mặt bằng sản xuất nhà máy Phòng hành chính Cơ điện Xử lý nước cấp Tec CO2 lỏng Bão hòa CO2 tĩnh Hệ thống máy lạnh Sản xuất rau câu Kho sản phẩm Nấu đường Pha chế Sx nước có gaz Rửa chai Chiết rót nước có gggggggasgaz Khu vực sx sữa chua, trà xanh Sx nước yến Sx trà bí đao Khu vực sx nước tinh khiết PTN KCS GĐ SX Q Lý Lọc CO2 Phòng hành chính Hình 1.5: Sơ đồ mặt bằng sản xuất nhà máy Nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận tổ chức Hội đồng thành viên Là cơ quan cao nhất, quyết định phương hướng và đường lối phát triển của công ty. Hội đồng thành viên bầu Chủ Tịch, bổ nhiệm Giám đốc, kế toán trưởng. Chủ tịch hội đồng kiêm nhiệm giám đốc công ty. Giám đốc Là người điều hành toàn bộ hoạt động của công ty. Có quyền bổ nhiệm các Phó Giám Đốc, Trưởng Phòng, Quản Đốc, Đội Trưởng, Tổ trưởng và là người điều hành trực tiếp: Phòng ngân quỹ: Do 01 Trưởng phòng phụ trách Phòng kế toán: Do 01 Trưởng phòng phụ trách Phòng vật tư: Do 01 Trưởng phòng phụ trách Phòng KCS: Do 01 Trưởng phòng phụ trách Phòng hành chính nhân viên do 01 Trưởng phòng phụ trách và điều hành trực tiếp các bộ phận: Hành chính văn thư, dịch thuật, nhân sự, nhà ăn và bếp ăn ( vệ sinh, an ninh trật tự, hành chính), tổ vệ sinh, đội bảo vệ (an ninh, cây xanh) và nội trú. Các phó giám đốc chuyên môn Phó giám đốc kỹ thuật Phụ tá kỹ thuật cho giám đốc. Mỗi Phó Giám Đốc kỹ thuật điều hành trực tiếp mỗi đơn vị: Tổ sửa chữa bảo trì nhà xưởng Xưởng sửa chữa ôtô, cơ khí , điện máy Phòng cơ điện Phó giám đốc công nghệ chế biến Phụ tá cho giám đốc về công nghệ chế biến và điêu hành: Phòng kế hoạch: Do 01 Trưởng phòng phụ trách Phòng pha chế: Do 01 Trưởng phòng phụ trách Tổ nấu sữa: Do 01 Tổ trưởng phụ trách Tổ nấu đường: Do 01 Tổ trưởng phụ trách Phó giám đốc kế hoạch sản xuất Là người phụ tá của Giám Đốc về kế hoạch vật tư, sản xuất và điều phối sản xuất, điều hành trực tiếp: Phòng kế hoạch: Do 01 Trưởng phòng phụ trách Phòng pha chế: Do Ban Quản Đốc phụ trách Tổ chức và quản lý kho thành phẩm: Do 01 thủ kho phụ trách Tổ chức và quản lý kho nguyên liệu: Do 01 thủ kho phụ trách Phó giám đốc kinh doanh và tiếp thị Là phụ tá Giám Đốc về hoạt động kinh doanh, quảng cáo tiếp thị của công ty và điều hành trực tiếp: Phòng kinh doanh: Do 01 Trưởng phòng phụ trách Phòng tiếp thị, quảng cáo: Do 01 Trưởng phòng phụ trách Đội vận chuyển: Do 01 đội trưởng phụ trách Nhân viên các bộ phận Là những người trực tiếp sản xuất dưới sự lãnh đạo của ban quản đốc các phân xưởng. Giữa các phòng ban chức năng tuy có nhiệm vụ cụ thể khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình hoạt động. Các loại sản phẩm của nhà máy Sản phẩm chính Nước ngọt có gas Có nhiều hương vị khác nhau (cam, vải, cola, xá xị…). Các hình thức đóng gói: Chai pet 1,5lít, đóng thành phẩm 12 chai/thùng. Chai pet 1,25lít, đóng thành phẩm 12 chai/thùng, 02 chai/kẹp giấy. Lon nhôm 330ml, đóng thành phẩm 24 lon/thùng, 06 lon/hộp xuân, 06 lon/lốc giấy xuân. Hình 1.6: Nước ngọt có gas Nước tinh khiết Hình thức đóng gói: Chai pet 350ml; 500ml; 1500ml Thùng 5l, 21l Hình 1.7: Nước tinh khiết Nước yến ngân nhĩ Hình thức đóng gói: lon thiếc 240ml, 30 lon/thùng, 6 lon/hộp xuân. Hình 1.8: Nước yến ngân nhĩ Sản phẩm phụ Nước ngọt không gas Hình thức đóng gói: chai pet 110ml; 80chai/thùng Hình 1.9: Nước ngọt không gas Trà bí đao Hình thức đóng gói: lon nhôm 330ml, đóng thành phẩm 24 lon/ thùng. Hình 1.10: Nước trà bí đao Sữa chua tiệt trùng Yobi Làm từ Yaour nguyên chất, bột sữa và hưong vị trái cây tự nhiên. Hình thức đóng gói: Chai nhựa 110ml, đóng thành phẩm 80 chai/thùng. Chai hộp 180ml, đóng thành phẩm 60 hộp/thùng. Hình 1.11: Sữa chua tiệt trùng Yobi Nước ép trái cây Các loại sản phẩm gồm: cam ép, me ép, khóm cà chua ép, táo ép, chanh dây ép… Các hình thức đóng gói: đựng trong lon nhôm 330ml, đóng thành phẩm 24 lon/thùng, 06 lon/ hộp xuân, 06 lon/lốc giấy xuân. Hình 1.12: Nước ép trái cây Nước tăng lực Red Tiger Hình thức đóng gói: Lon nhôm 240ml, 24 lon/thùng Chai nhựa 200ml, 24 chai/thùng Hình 1.13: Nước tăng lực Red Tiger Sâm cao ly Hình thức đóng gói: lon nhôm 240ml, 30 lon/thùng. Hình 1.14: Nước sâm cao ly Rau cau trái cây Được làm từ rau câu, thạch dừa với nhiều hương vị như: cam, dâu, vải, dưa gang, dừa, chuối, khoai môn,… Các hình thức đóng gói: Bịch nhưa 0.5kg, 1kg; 12 bịch/thùng Hũ nhựa 1kg, 600g, 610g ; 12 hũ/thùng. Hình 1.15: rau câu trái cây Trà xanh A*nuta Hình thức đóng gói: Chai 365ml; 24 chai/thùng Chai 500ml; 24 chai/thùng Hình 1.16: Trà xanh A*nuta Trà Thảo dược Tam Thanh Hình thức đóng gói: Lon 330ml; 12 lon/thùng; 24 lon/thùng Chai 365ml; 24 chai/ thùng Chai 500ml; 24 chai/ thùng Hình 1.17: Trà Thảo dược Tam Thanh Vấn đề an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy trong nhà máy An toàn đối với nhà xưởng Trước khi vào sản xuất phải thực hiện chế độ bàn giao ca và ký nhận nghiêm túc, giao sổ ca để biết được tình trạng thiết bị, máy móc. Nhà xưởng được trang bị chuông báo động khi có sự cố đối với các thiết bị có mức độ nguy hiểm cao như lò hơi, nồi nấu… Có nhân viên thường xuyên giám sát và kiểm tra để phòng có sự cố bất ngờ. Nhân viên vận hành phải nắm vững thao tác và đảm bảo vận hành đúng nguyên tắc vận hành. Sàn nhà có rãnh nước để thoát nước. Các thiết bị như bình gas, nồi hơi, bình khí nén NH3, đồng hồ áp suất, nồi nấu đường…đều được nhà máy kiểm định hàng tháng; Sở lao động, Trung tâm 3 và tiêu cục đo lường chất lượng tổng kiểm định vào tháng 10 hàng năm theo tiêu chuẩn của nhà nước. Sau đó sẽ quy định thời hạn sử dụng của các thiết bị này hoặc sẽ thay mới nếu chất lượng quá kém. An toàn đối với người lao động Các cán bộ, công nhân viên của nhà máy được khám sức khỏe định kỳ. Hồ sơ khám chữa bệnh được lưu giữ để tránh một số bệnh truyền nhiễm. Tủ thuốc y tế được bố trí tại những nơi công nhân thường xuyên ra vào và có cán bộ y tế trực thường xuyên để dễ dàng xử lý khi có sự cố. Không được đùa giỡn trong quá trình làm việc, không được làm trái chức năng gây ảnh hưởng cho người bên cạnh. Khi làm việc mang đầy đủ bảo hộ lao động An toàn đối với sản phẩm Không mang dép cá nhân vào khu vực sản xuất Để đảm bảo an toàn cho sản phẩm, công nhân phải mang đầy đủ bảo hộ lao động tuỳ theo yêu cầu của mỗi khâu sản xuất Kho chứa sản phẩm khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ. Công nhân và nhân viên khi làm việc không được mang nữ trang: đồng hồ, nhẫn…tại khâu sản xuất. Phòng cháy chữa cháy trong nhà máy Công nhân vận hành các thiết bị điện kiểm tra thiết bị trước khi vận hành. Trong thời gian vận hành theo dõi thường xuyên và xử lý kịp thời khi có sự cố. Hiện tạị, nhà máy có đặt bơm nước cứu cháy tại khu vực xử lý nước thải và bể chứa nước sau khi lọc sơ bộ. Bên cạnh đó, nhà máy còn đặt trụ nước với dung tích 14l/s với bơm có thể hút được nước. Ngoài ra, trong khu vực sản xuất nhà máy còn có bố trí bình chữa cháy có kèm theo bảng nội quy phòng cháy chữa cháy để mọi người trong nhà máy có thể cùng hỗ trợ khi có cháy. Đặc biệt, kho chứa nguyên liệu và kho chứa bao bì được trang bị phòng cháy chữa cháy đầy đủ nhất vì đây là khu vực dễ gây cháy nhất. Hàng năm, nhà máy luôn tổ chức tập huấn cho cán bộ và nhân viên nhà máy về luật phòng cháy và chữa cháy. Mỗi năm, luôn có cán bộ phòng cháy chữa cháy đến để hướng dẫn thực tập phương án phòng cháy chữa cháy để đề phòng trường hợp có cháy. Vấn đề xử lý nước thải, phế thải Xử lý nước thải Sơ đồ quy trình xử lý nước thải Chú thích: Đường dẫn nước thải. Đường dẫn dung dịch NaOH 0,25%. Đường dẫn nước từ bể (1) sang bể (2). Đường hồi bùn. Nước từ bể (3) chảy tràn vào ống ra ngoài. Đường nước từ bể (2) chảy tràn vào đường ống qua bể (3). Đường dẫn không khí. Lỗ chứa bùn lắng. Cánh gạt bùn. Ống sục khí vào nước. Hình 1.18: Sơ đồ quy trình xử lý nước thải Thuyết minh quy trình Nước thải sẽ được lọc sơ bộ bằng cách bố trí song chắn tại ống cống để cản các vật có kích thước lớn như: bao nilon, đá, rác… Sau đó sẽ được bơm lên bể (1) là bể xử lý sơ bộ và trung hòa với áp lực lớn. Song song với đường dẫn nước thải là đường dẫn dung dịch NaOH 0,25% vào bể trung hòa. Hai đường này hoạt động đồng thời, khi ngưng nước thải thì dung dịch NaOH cũng ngưng cung cấp. Tại đây có bố trí các đường ống sục khí để nước được khuấy trộn, giúp phản ứng trung hòa được triệt để, đồng thời đẩy các tạp chất khô còn sót lại lên bề mặt, các tạp chất này sẽ được vớt ra ngoài bằng vợt lưới để tránh làm ngẹt đường ống. Ở bể (1) có bố trí một phao ở vị trí cố định, khi nước ở bể (1) dâng lên tới phao thì bơm sẽ bơm nước từ bể (1) sang bể (2) là bể khử màu, mùi bằng bùn vi sinh. Tại bể (2) có chứa bùn vi sinh đồng thời bố trí nhiều đường ống sục không khí vào nước để nuôi bùn. Lượng bùn vi sinh khoảng 400ml bùn/ 1 lít nước. Khi thấy bùn kết lắng có màu vàng là khử tốt. Khi mực nước đủ sẽ tự chảy tràn vào các đường ống dẫn qua bể (3) là bể lắng. Các đường ống này sẽ cắt đáy của bể (3) khoảng 1,5m để tạo dòng nước vào nhẹ nhàng tránh bị khuấy đảo gây ảnh hưởng đến quá trình lắng. Bể (3) có đáy dạng côn, dưới dáy có hai lỗ hình chóp nón đường kính 50cm để chứa bùn lắng. Trên mỗi lỗ có bố trí cánh gạt để gom bùn vào lỗ, vận tốc của cánh gạt rất chậm: 1 vòng/10 phút để tạo trạng thái tĩnh cho các thành phần lơ lửng có thể lắng được. Bùn ở 2 lỗ sẽ được bơm về bể (2). Nước tại bể (3) đã được xử lý có pH = 7 – 8 (đo bằng giấy quỳ ), nước có màu xanh lá. Tại bể (3) có bố trí một ống kín ở hai đầu, trên ống có đục nhiều lỗ để khi mực nước dâng lên sẽ chảy tràn vào các lỗ này và đi ra ngoài, mục đích là để tránh khuấy động nước, đồng thời giữ lại một ít bùn và chắn rác nếu còn sót lại. Một số sự cố và cách khắc phục Rác làm ngẹt đường ống làm nước thải không thể đi qua được, cần phải thông đường ống bằng cách dùng bơm công suất lớn để bơm nước vào đường ống và đẩy rác ra ngoài. Sinh khối bùn trong bể ít nên hiệu quả hoạt động của bùn kém, cần phải điều chỉnh lại lượng không khí sục vào bể để tăng sinh khối bùn. Đôi khi, do đường ống dẫn không khí vào bể bị xì nên quá trình tăng sinh khối bùn bị hạn chế, cần phải hàn lại đường ống để đảm bao lượng bùn sinh ra đủ để xử lý nước. Đường ống dẫn bị nứt do áp lực hoặc do thời tiết làm ảnh hưởng đến quá trình xử lý nên cần phải kiểm tra và lắp đặt lại đường ống mới. Mở van hồi bùn quá lớn, bùn sẽ không được hồi về bể (2) mà bị phóng vọt lên cao ra ngoài do lực hút lớn nên cần phải mở van từ từ. Xử lý chất thải rắn Trong quá trình sản xuất, chai pet, lon không đạt yêu cầu sẽ bị loại ra. Ngoài ra, trong quá trình xử lý bình nước tinh khiết, một số phế thải như bao nolon, thùng carton… Tùy vào đặc điểm của phế thải mà có những biện pháp xử lý phù hợp. Chai PET Chai PET không đạt yêu cầu: Chai bị móp méo, hư hỏng Chai rót không đúng thể tích yêu cầu Chai bị xì Chai PET sau khi bị loại sẽ được thu gom, xay nhỏ và tái chế lại. Bao nilon, nhãn mác, lon, thùng carton Lon không đạt yêu cầu, thùng carton và màng co, bao nion bị loại ra trong quá trình sản xuất được thu gom và bán cho cơ sở thu mua phế liệu. Than đá Than đá sau khi sử dụng để cung cấp nhiệt cho lò hơi được thu gom và bán cho cơ sở thu mua để sản xuất than tổ ong. Vệ sinh công nghiệp Vệ sinh công nghiệp bao gồm hai công đoạn tẩy rữa và khử trùng nhằm loại bỏ một số nguyên nhân có thể ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Tẩy rữa là quá trình loại bỏ các vết bẩn ra khỏi bề mặt thiết bị. Khử trùng là quá trình tiêu diệt vi sinh vật như vi khuẩn, nấm mốc, bào tử còn xót lại trong quá trình sản xuất. Mục đích Vệ sinh công nghiệp nhằm: Làm sạch bề mặt thiết bị nhà xưởng. Loại trừ vi sinh vật nhiễm tạp. Đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đảm bảo cho sức khoẻ người tiêu dùng. Các yếu tố ảnh hưởng Quá trình vệ sinh công nghiệp chịu sự ảnh hưởng của một số yếu tố như: Chất lượng nước Bề mặt tẩy rửa. Nhiệt độ tẩy rửa Thời gian tẩy rửa Nồng độ chất tẩy rửa. Một số hóa chất thường dùng STT Tên hoá chất Công dụng Ưu điểm 1 Cồn Tẩy rửa, sát trùng. Hiệu quả rửa tốt 2 H2O2 Ngâm tẩy rửa ống lọc tinh Sát trùng hộp Rẻ có khả năng sát trùng cao 3 Cloramin B Sát trùng các bao bì nhựa Bền dễ sử dụng 4 NaOH Tái chế Anion vệ sinh thiết bị bão hoà CO2 Vệ sinh máy Khả năng khử trùng mạnh 5 HCl Tái chế cation 6 HNO3 Vệ sinh thiết bị tiệt trùng UHT Có khả năng loại tốt các cặn vô cơ Bảng 1.1: Một số hóa chất sử dụng để vệ sinh thiết bị Vệ sinh nhà xưởng Sau mỗi ca sản xuất tiến hành tẩy rữa nền nhà xưởng bằng nước thường. Vệ sinh thiết bị Thiết bị xử lý nước Bồn lọc sơ bộ: thông thường sau 3 tháng vệ sinh 1 lần. Xúc rữa bể định kỳ Thay lớp cát, than, sỏi mới hay rữa sạch và tái sử dụng lại. Bồn chứa: mỗi tuần vệ sinh 1 lần bằng cách rửa bằng nước sạch, rửa cloramin B, rồi rửa lại bằng nước sạch. Cột lọc bông vải: sau mỗi ngày sản xuất tiến hành vệ sinh cột lọc. Lấy cột lọc ra khỏi bồn Tháo dây thun, vải quấn và lớp bông gòn. Dùng vòi nước có áp suất cao để rửa sạch dây thun, vải, bông gòn. Để ráo Trục inox cũng được rửa sạch bằng vòi nước trên. Vệ sinh xong tiến hành quấn lại cây cột lọc. Cột lọc chỉ: tiến hành vệ sinh cột sau mỗi ngày sản xuất. Cách tiến hành: Lấy cột lọc ra khỏi thiết bị lọc. Ngâm cây lọc trong H2O2 5-6 %, trong 7-8 giờ. Sau đó dùng vòi nước sạch. Thiết bị trao đổi ion: 1 tuần tái sinh hạt nhựa 1 lần. Đối với cột cation: Sử dụng dung dịch HCl 1-1,5 % (30 lít + 170 lít nước). Đối với cột anion: Sử dụng dung dịch NaOH 1-1,5 % (7kg + 300 lít nước) Tiến hành xả ngược dung dịch HCl, NaOH vào 2 cột cation và anion. Rồi xả ngược bằng nước. Sau đó xả thuận bằng nước 1 lần nữa Thời gian tái sinh là 4 giờ. Ống lọc vi sinh: Mỗi ngày vệ sinh 1 lần bằng cách ngâm trong dung dịch H2O2 trong thời gian 1 ngày. Các đường ống phải được ngâm định kì bằng H2O2 cuối mỗi tuần. Đèn UV: vệ sinh sạch vỏ nhựa hay ống thủy tinh. Kiểm tra bóng đèn thường xuyên, nếu hư hỏng phải thay ngay. Thiết bị chiết rót Cuối ca làm việc vệ sinh bằng nước nóng 80oC. Hệ thống thiết bị bên ngoài được vệ sinh bằng nước đã xử lý. Thiết bị thanh trùng Vệ sinh bằng nước nóng 80oC. Nếu để lâu không nấu thì dùng H2O2 35% ngâm trong thời gian 6- 12 h. Sau đó rửa lại bằng nước đã xử lý, cuối cùng rửa lại bằng nước nóng. Thiết bị tiệt trùng Máy hấp sẽ được vệ sinh mỗi tuần 1 lần. Băng tải vệ sinh bằng nước đã xử lý sau 1 ca làm việc 1.8. Nguồn năng lượng 1.8.1.Lò hơi Nhà máy sử dụng lò hơi hiệu LHD 1 – 10 để cung cấp hơi nóng cho các công đoạn sản xuất như nấu sirô, tiệt trùng, pha chế… 1.8.1.2.Cấu tạo Gồm tổ hợp ống lò và ống lửa, lò được kết cấu từ một ống lò, thân lò và 2 dàn ống lửa. Buồng đốt được bố trí trong ống lò. 1.8.1.3.Thông số kỹ thuật Nhãn hiệu: LHD 1 – 10 Nhiệt độ lò hơi: 140 - 1800C Áp suất làm việc: 10-15 kg/cm3 Lượng hơi cung cấp: 1000 kg/giờ Nhiên liệu chính: than đá. 1.8.1.4.Nguyên lý hoạt động Nhiên liệu qua sự hoạt động của hệ thống, nhiên liệu được đốt cháy trong ống lò, ngọn lửa và khói nóng truyền nhiệt bức xạ cho thành ống lò rồi đi ra hộp khói sau. Từ hộp khói sau, khói nóng đi theo dạng ống lửa hai bên sườn lò truyền nhiệt đối lưu cho dạng ống và đi ra hộp khói trước. Từ hộp khói trước, khói nóng đi ra theo dạng ống lửa trên ống lò và truyền nhiệt đối lưu nốt cho dạng ống đó. Cuối cùng qua quạt hút (nếu có) và thoát ra ngoài qua ống khói. 1.8.1.5.Một số sự cố và cách khắc phục Lò hơi bị cạn nước: Hiện tượng: ống thủy không có nước mà có một màu sáng óng ánh. Nguyên nhân: Công nhân vận hành không quan sát thường xuyên để bơm nước bổ sung. Bơm nước bị hỏng. Nồi chứa bị chảy nước qua van khóa đường xả đáy hay qua đường cấp nước do van một chiều không kín. Cách xử lý: Tiến hành đóng đường ống ra ống thủy và mở van xả đáy để thông đường hơi, sau đó đóng đường hơi ra ống thủy nếu thấy. + Nước có kèm hơi thoát ra đường xả thì nồi đã cạn nước nhưng chưa ở mức nghiêm trọng (nước có lấp ló ở ống thủy) thì ta tiến hành bơm nước bổ sung gián đoạn cho nồi. + Chỉ thấy có hơi thoát ra thì nồi đã cạn nước nghiêm t