Báo cáo Thường niên: Chỉ số Tín nhiệm Việt Nam chương 4: Xếp hạng đóng góp của ngành và vai trò của ngành đối với nền kinh tế

Để đánh giá đóng góp của ngành và vai trò của ngành đối với nền kinh tế từ đổi mới tới nay, trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp thống kê kết hợp với kỹ thuật phân tích đầu vào đầu ra (Input- Output, viết tắt là I-O). Thông qua các chỉ số phản ánh mối quan hệ liên ngành để thấy được những thay đổi cơ bản trong cấu trúc của các ngành và nền kinh tế Việt Nam thời gian qua, đồng thời qua đó có thể xác định được vai trò của các ngành then chốt trong từng thời kỳ chuyển đổi của nền kinh tế. Bằng việc phân rã nguồn đóng góp vào tăng trưởng tổng giá trị sản xuất của toàn bộ nền kinh tế và của riêng từng ngành giúp ta thấy được một bức tranh tổng thể về mối liên hệ giữa các ngành và đâu là thành phần đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng của Việt Nam. Để làm được điều này, chúng tôi đã sử dụng bốn bảng I-O trong các năm 1989, 1996, 2000, 2005 và chuẩn hóa các ngành trong 4 bảng này thành các bảng I-O 31 ngành. Đồng thời, để mở rộng phân rã đóng góp trong nội bộ của các nhóm ngành, 31 ngành đã được nhóm thành ba nhóm ngành (I) ngành sơ cấp, (II) ngành chế tác và (III) ngành sản xuất hàng hóa, dịch vụ khác. Kết quả phân tích cho thấy mẫu hình tăng trưởng ở Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi cơ cấu kinh tế có những thay đổi đáng chú ý từ mở rộng xuất khẩu, thay thế nhập khẩu đến sự phụ thuộc vào nhập khẩu. Ngành chế tác là ngành đóng vai trò chủ đạo trong tăng trưởng ở Việt Nam. Sự thay đổi trong cầu của ngành chế tác không những đóng góp vào tăng trưởng của ngành này mà còn là nguồn đóng góp vào tăng trưởng cho các nhóm ngành còn lại thông qua mối liên kết nội ngành. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa vẫn còn ở giai đoạn thấp, các ngành sử dụng nhiều lao động vẫn là những ngành đóng góp lớn trong giá trị sản xuất và giá trị gia tăng của các ngành. Mặc dù là ngành then chốt trong quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam, nhưng đóng góp của ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam hiện nay chỉ tương đương với quy mô đóng góp của ngành này vào thập niên 1950-60 ở Đài Loan và Hàn Quốc. Như vậy, có thể nói ngành chế tác chưa phát huy hết tiềm năng to lớn của một ngành chủ đạo dẫn dắt nền kinh tế Việt Nam

pdf6 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1820 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thường niên: Chỉ số Tín nhiệm Việt Nam chương 4: Xếp hạng đóng góp của ngành và vai trò của ngành đối với nền kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 4 XẾP HẠNG ĐÓNG GÓP CỦA NGÀNH VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ Nguyễn Khắc Minh1 và Nguyễn Việt Hùng2 1 Trung tâm Kinh tế Phát triển và Chính sách công Việt Nam – Hà Lan 2 Giảng viên Khoa Kinh tế học,Đại học Kinh tế Quốc dân Shared by Clubtaichinh.net - Website Chia se tai lieu mien phihared by lubtaichinh.net - ebsite hia se tai lieu ien phi 122 Báo cáo thường niên: Chỉ số Tín nhiệm Việt Nam Shared by Clubtaichinh.net - Website Chia se tai lieu mien phihared by lubtaichinh.net - ebsite hia se tai lieu ien phi 123Báo cáo thường niên: Chỉ số Tín nhiệm Việt Nam TÓM TẮT Để đánh giá đóng góp của ngành và vai trò của ngành đối với nền kinh tế từ đổi mới tới nay, trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp thống kê kết hợp với kỹ thuật phân tích đầu vào đầu ra (Input- Output, viết tắt là I-O). Thông qua các chỉ số phản ánh mối quan hệ liên ngành để thấy được những thay đổi cơ bản trong cấu trúc của các ngành và nền kinh tế Việt Nam thời gian qua, đồng thời qua đó có thể xác định được vai trò của các ngành then chốt trong từng thời kỳ chuyển đổi của nền kinh tế. Bằng việc phân rã nguồn đóng góp vào tăng trưởng tổng giá trị sản xuất của toàn bộ nền kinh tế và của riêng từng ngành giúp ta thấy được một bức tranh tổng thể về mối liên hệ giữa các ngành và đâu là thành phần đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng của Việt Nam. Để làm được điều này, chúng tôi đã sử dụng bốn bảng I-O trong các năm 1989, 1996, 2000, 2005 và chuẩn hóa các ngành trong 4 bảng này thành các bảng I-O 31 ngành. Đồng thời, để mở rộng phân rã đóng góp trong nội bộ của các nhóm ngành, 31 ngành đã được nhóm thành ba nhóm ngành (I) ngành sơ cấp, (II) ngành chế tác và (III) ngành sản xuất hàng hóa, dịch vụ khác. Kết quả phân tích cho thấy mẫu hình tăng trưởng ở Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi cơ cấu kinh tế có những thay đổi đáng chú ý từ mở rộng xuất khẩu, thay thế nhập khẩu đến sự phụ thuộc vào nhập khẩu. Ngành chế tác là ngành đóng vai trò chủ đạo trong tăng trưởng ở Việt Nam. Sự thay đổi trong cầu của ngành chế tác không những đóng góp vào tăng trưởng của ngành này mà còn là nguồn đóng góp vào tăng trưởng cho các nhóm ngành còn lại thông qua mối liên kết nội ngành. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa vẫn còn ở giai đoạn thấp, các ngành sử dụng nhiều lao động vẫn là những ngành đóng góp lớn trong giá trị sản xuất và giá trị gia tăng của các ngành. Mặc dù là ngành then chốt trong quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam, nhưng đóng góp của ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam hiện nay chỉ tương đương với quy mô đóng góp của ngành này vào thập niên 1950-60 ở Đài Loan và Hàn Quốc. Như vậy, có thể nói ngành chế tác chưa phát huy hết tiềm năng to lớn của một ngành chủ đạo dẫn dắt nền kinh tế Việt Nam. Shared by Clubtaichinh.net - Website Chia se tai lieu mien phihared by lubtaichinh.net - ebsite hia se tai lieu ien phi 124 Báo cáo thường niên: Chỉ số Tín nhiệm Việt Nam I. GIỚI THIỆU Trong hơn hai thập kỷ qua, nền kinh tế Việt Nam không những tăng trưởng tương đối cao mà cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển rõ nét theo hướng hiện đại hóa. Tỷ trọng đóng góp của ngành nông - lâm - thủy sản có xu hướng giảm dần. Trong khi đó, các ngành công nghiệp và xây dựng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, còn tỷ trọng của ngành dịch vụ được duy trì khá ổn định. Xét trong từng nhóm ngành, cơ cấu ngành kinh tế cũng có sự thay đổi tích cực. Trong nhóm ngành nông - lâm - thủy sản, tỷ trọng của ngành nông nghiệp và lâm nghiệp đã giảm, nhường chỗ cho ngành thủy sản tăng lên. Trong cơ cấu ngành công nghiệp, tỷ trọng của ngành công nghiệp chế tác cũng không ngừng tăng. Cơ cấu ngành dịch vụ cũng thay đổi theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của các ngành dịch vụ có chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch,... Hình 4.1. Cơ cấu của khu vực I, II và III trong GDP thực tế Mặc dù trong vòng hơn hai thập niên vừa qua, chất lượng tăng trưởng GDP của Việt Nam đã được cải thiện, cơ cấu kinh tế đã được dịch chuyển theo hướng hiện đại hóa, giảm tỷ trọng đóng góp của khu vực I và gia tăng giá trị đóng góp của khu vực II . Tuy nhiên, theo nhiều đánh giá của các chuyên gia và các tổ chức trong nước và quốc tế, thì những kết quả tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu là do đóng góp theo chiều rộng (vốn và lao động) chứ chưa có sức bật tăng trưởng theo chiều sâu (tiến bộ công nghệ). Đồng thời, yếu tố đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng GDP vẫn là vốn, trong khi đó, việc sử dụng đồng vốn đầu tư lại đem lại hiệu quả kinh tế thấp thể hiện rõ qua sự tăng nhanh của hệ số ICOR (năm 1991: 2,8%; 1995: 2,9%; 2000: 4,6%; 2005: 4,3%; 2008: 6,9% và 2009 là 8,1%). Bên cạnh đó quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và lạc hậu, điều này thể hiện rõ nét trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung ở một số ngành và sản phẩm truyền thống như dệt may, thủy sản, nông sản chưa qua chế biến,...đây cũng chính là các ngành có công nghệ không cao. Tuy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây tăng nhanh, nhưng tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp chế tác trong GDP vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng của ngành này. Công nghiệp khai thác vẫn chiếm một tỷ trọng khá ổn định trong GDP điều này cho thấy tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian qua cũng vẫn dựa vào nguồn tài nguyên thô. Shared by Clubtaichinh.net - Website Chia se tai lieu mien phihared by lubtaichinh.net - ebsite hia se tai lieu ien phi 125Báo cáo thường niên: Chỉ số Tín nhiệm Việt Nam Hình 4. 2. Cơ cấu của ngành công nghiệp, ngành khai thác, ngành chế tác, điện khí đốt và nước trong GDP (giá so sánh 1994) Một trong những điểm yếu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam thời gian qua đó là quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp còn chậm so với một số nước trong khu vực, đặc biệt so với Trung Quốc - nước có xuất phát điểm và thời gian bắt đầu mở cửa tương đối gần với Việt Nam. Nếu Việt Nam tiếp tục mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào những lợi thế so sánh tĩnh (nguồn tài nguyên thô, lao động rẻ chưa có kỹ năng) như hiện nay, thì khó có thể duy trì được tăng trưởng cao trong dài hạn, nhất là trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng. Có thể nói, tuy còn nhiều vấn đề phải bàn cãi trong tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở Việt Nam, nhưng một điều không thể phủ nhận được đó là nhờ vào những định hướng phát triển kinh tế xã hội đúng đắn của Đảng và Nhà nước từ năm 1986 đến nay mà cơ cấu ngành và kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn. Trong đó phải kể đến vai trò đóng góp hết sức quan trọng của ngành chế tác đối với quá trình phát triển kinh tế cũng như quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam. Để làm rõ hơn vai của ngành chế tác đối với phát triển kinh tế của Việt Nam, trong nghiên cứu này ngoài việc ứng dụng các phân tích thống kê, chúng tôi đã đưa kỹ thuật phân tích I-O vào để phân rã đóng góp của các thành phần như tiêu dùng cuối cùng, mở rộng xuất khẩu, thay thế nhập khẩu và thay đổi hệ số kỹ thuật của từng ngành vào tăng trưởng của khu vực chế tác và giá trị sản xuất của nền của nền kinh tế, qua đó so sánh với một số quốc gia trên thế giới nhằm phát hiện ra thời kỳ công nghiệp hóa của Việt Nam hiện nay tương đương với giai đoạn nào của các nước được so sánh. II. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU Chenery. H.B (1960) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa công nghiệp hoá và xuất khẩu. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã rút ra từ phân tích so sánh tĩnh nguồn tăng trưởng công nghiệp ở một số nước bán công nghiệp mà thực thi chính sách từ định hướng xuất khẩu đến thay thế nhập khẩu. Hạt nhân của phân tích là tập hợp các bảng I-O cho phép phân tích ảnh hưởng của thay đổi trong cấu trúc cầu, thương mại và sản xuất được phân tích so sánh trong thời kỳ 15-20 năm. Tác giả đã đã so sánh ảnh hưởng chủ yếu của các loại chính sách thương mại và phát triển khác nhau trong tăng trưởng công nghiệp và thay đổi cấu trúc. De Melo (1970) đã dành riêng một dung lượng khá lớn trong nghiên cứu của mình để trình bày về tăng trưởng và thay đổi cơ cấu bằng mô hình I-O. Trong phần này các tác giả đã so sánh các nguồn tăng trưởng và thay đổi cơ cấu giữa tám nước. Kết quả nghiên cứu Shared by Clubtaichinh.net - Website Chia se tai lieu mien phihared by lubtaichinh.net - ebsite hia se tai lieu ien phi 126 Báo cáo thường niên: Chỉ số Tín nhiệm Việt Nam cho thấy có sự khác nhau trong đóng góp tương đối vào tăng trưởng của các thành phần khác nhau trong cầu cuối cùng, đặc biệt đối với mở rộng xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Ngoài việc sử dụng mô hình I-O tĩnh để phân rã các nguồn tăng trưởng và thay đổi cơ cấu, họ cũng sử dụng mô hình I-O động để nghiên cứu tác động của những thay đổi theo ngành của cầu cuối cùng đối với tăng trưởng. Akita. T, và A. Hermawan (2000) đã phân tích thay đổi cấu trúc và nguồn tăng trưởng công nghiệp ở Indonesia trong thời kỳ 25 năm từ 1971 đến 1995 bằng việc sử dụng các bảng I-O của Indonesia năm 1985, 1990 và 1995. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 3 thập kỷ, Indonesia đã thành công trong việc xây dựng nền kinh tế công nghiệp hoá định hướng nhập khẩu được tài trợ bằng xuất khẩu dầu đến nền công nghiệp hoá định hướng xuất khẩu dựa trên việc xuất khẩu những sản phẩm phi dầu. Thời kỳ 1985-1995, việc mở rộng tiêu dùng hộ gia đình là nguồn chủ yếu của tăng trưởng đầu ra, thành phần này giải thích cho khoảng một nửa tổng tăng trưởng của đầu ra; trong khi đó đóng góp của tiêu dùng của chính phủ giảm đáng kể. Việc mở rộng xuất khẩu cũng là một nhân tố then chốt trong tăng trưởng sản lượng thêm vào đó là đầu tư định hướng xuất khẩu. Akita. T, và Chu T.Trung Hậu (2006) đã xem xét nguồn tăng trưởng của ngành công nghiệp ở Việt Nam giữa những năm 1996-2000 bằng việc sử dụng các bảng I-O của Việt Nam năm 1996 và 2000. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã phân chia các ngành công nghiệp thành 3 nhóm (ngành sơ cấp, ngành cấp hai và ngành cấp ba), đồng thời các tác giả cũng đã tiến hành phân tích so sánh với Indonesia và Malaysia. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn tăng trưởng chủ yếu của Việt Nam là mở rộng xuất khẩu và khu vực II đóng vai trò then chốt trong tăng trưởng sản lượng ở Việt Nam trong thời kỳ nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khu vực này không những đóng góp vào tăng trưởng sản lượng mà còn đóng góp vào tăng trưởng cho hai khu vực còn lại thông qua các mối liên hệ công nghệ lẫn nhau giữa các ngành. Hayashi. M, (2005) cũng đã nghiên cứu thay đổi cấu trúc trong công nghiệp Indonesia bằng tiếp cận I-O. Tác giả đã đánh giá thành tựu hiện thời của quá trình công nghiệp hoá ở Indonesia và chỉ ra những thách thức chủ yếu đối với công nghiệp hoá bền vững ở Indonesia. Tác giả thực hiện mục tiêu này bằng cách phân tích thay đổi cấu trúc của nền kinh tế qua hai thời kỳ trước và sau khủng hoảng kinh tế. Tác giả đã chỉ ra rằng từ năm 1995-2000, công nghiệp chế tác mở rộng tỷ trọng trong sản xuất, khả năng xuất khẩu mạnh và giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu. Nguyễn Khắc Minh và Nguyễn Việt Hùng (2009) đã ước lượng nguồn tăng trưởng của Việt Nam từ năm 1989-2000 sử dụng tiếp cận I-O. Các tác giả đã phân tích thay đổi cấu trúc và nguồn tăng trưởng công nghiệp ở Việt Nam giữa những năm 1989 và 2000 bằng việc sử dụng các bảng I-O 24 ngành của các năm 1989, 1996 và 2000 và được chuẩn hóa theo giá so sánh năm 1994. Với cách tiếp cận phân tích từ phía cầu, nghiên cứu này đã xem xét và đánh giá những thay đổi trong tăng trưởng công nghiệp ở các thời kỳ khác nhau: 1989-1996 và 1996-2000. Các tác giả đã chỉ ra rằng 1989-1996, mở rộng tiêu dùng trong nước là thành phần lớn nhất đóng góp vào tăng trưởng tổng giá trị sản xuất. Thành phần lớn thứ hai là thành phần mở rộng xuất khẩu còn các thành phần khác không đáng kể. Nhưng thời kỳ 1996-2000, tình hình đã khác, mở rộng tiêu dùng trong nước không phải là thành phần lớn nhất đóng góp trong tăng trưởng tổng giá trị sản xuất mà thành phần lớn nhất trong giai đoạn này là mở rộng xuất khẩu còn các thành phần khác không đáng kể. Shared by Clubtaichinh.net - Website Chia se tai lieu mien phihared by lubtaichinh.net - ebsite hia se tai lieu ien phi
Tài liệu liên quan