Chương II: Kế toán vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn và các khoản phải thu
I. Kế toán vốn bằng tiền
1. Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền
a, Khái niệm:
Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động làm chức năng vật ngang giá chung trong các mối quan hệ, mua bán trao đổi . VD: Tiền VN, ngoại tệ, vàng bạc, kim loại quý đá quý, ngân phiếu.
b, Đặc điểm của vốn bằng tiền:
Là một bộ phận của vốn lưu động nhưng có tính lưu động nhất, dễ chuyển đổi thành tài sản khác nhất. Sự luận chuyển của nó liên quan đến hầu hết các giai đoạn sản xuất kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp.
c, Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền
- Phản ánh kịp thời, đầy đủ chính xác số hiện có, tình hình biến động vốn bằng tiền của doanh nhgiệp.
- Giám đốc chặt chẽ tình hình sử dụng vốn bằng tiền, việc chấp hành chế độ quy định về quản lý tiền tệ, ngoại tệ, kim loại quý, việc chấp hành chế độ thanh toán không dùng tiền mặt.
d, Nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền:
- Hạch toán vốn bằng tiền phải sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể sử dụng ngoại tệ để ghi sổ kế toán nhưng phải được bộ tài chính chấp nhận bằng văn bản.
- Các đơn vị có sử dụng ngoại tệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải quy đổi ra “ đồng” tiền VN theo tỷ giá thực tế do NHNNVN công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ, để ghi sổ kế toán.
- Đối với vàng bạc, kim loại quý, đá quý phải được quy đổi ra đồng VN tại thời điểm mua vào hoặc được thanh toán theo giá mua thực tế ghi trên hoá đơn hoặc theo giá niêm yết của ngân hàng địa phương nơi doanh nghiệp có trụ sở hoạt động.
- KT phải theo dõi chi tiết vàng bạc, kim loại quý đá quý theo từng loại, từng thứ về số lượng, trọng lượng, quy cách, phẩm chất, và giá trị, còn đối với ngoại tệ phải theo dõi cả nguyên tệ gốc trên TK 007
- Vào cuối mỗi kỳ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính doanh nghiệp phải đá giá lại số dư ngoại tệ trên các TK vốn bằng tiền theo tỷ giá nh giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNNVN công bố tại thời điểm lập báo cáo và xử lý chênh kệch tỷ giá theo đúng chế độ kế toán quy định.
33 trang |
Chia sẻ: longpd | Lượt xem: 4451 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo tốt nghiệp Kế toán vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn và các khoản phải thu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo tốt nghiệp
Kế toán vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn và các khoản phải thu
MỤC LỤC
Chương II: Kế toán vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn và các khoản phải thu
I. Kế toán vốn bằng tiền
1. Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền
a, Khái niệm:
Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động làm chức năng vật ngang giá chung trong các mối quan hệ, mua bán trao đổi . VD: Tiền VN, ngoại tệ, vàng bạc, kim loại quý đá quý, ngân phiếu.
b, Đặc điểm của vốn bằng tiền:
Là một bộ phận của vốn lưu động nhưng có tính lưu động nhất, dễ chuyển đổi thành tài sản khác nhất. Sự luận chuyển của nó liên quan đến hầu hết các giai đoạn sản xuất kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp.
c, Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền
- Phản ánh kịp thời, đầy đủ chính xác số hiện có, tình hình biến động vốn bằng tiền của doanh nhgiệp.
- Giám đốc chặt chẽ tình hình sử dụng vốn bằng tiền, việc chấp hành chế độ quy định về quản lý tiền tệ, ngoại tệ, kim loại quý, việc chấp hành chế độ thanh toán không dùng tiền mặt.
d, Nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền:
- Hạch toán vốn bằng tiền phải sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể sử dụng ngoại tệ để ghi sổ kế toán nhưng phải được bộ tài chính chấp nhận bằng văn bản.
- Các đơn vị có sử dụng ngoại tệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải quy đổi ra “ đồng” tiền VN theo tỷ giá thực tế do NHNNVN công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ, để ghi sổ kế toán.
- Đối với vàng bạc, kim loại quý, đá quý phải được quy đổi ra đồng VN tại thời điểm mua vào hoặc được thanh toán theo giá mua thực tế ghi trên hoá đơn hoặc theo giá niêm yết của ngân hàng địa phương nơi doanh nghiệp có trụ sở hoạt động.
- KT phải theo dõi chi tiết vàng bạc, kim loại quý đá quý theo từng loại, từng thứ về số lượng, trọng lượng, quy cách, phẩm chất, và giá trị, còn đối với ngoại tệ phải theo dõi cả nguyên tệ gốc trên TK 007
- Vào cuối mỗi kỳ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính doanh nghiệp phải đá giá lại số dư ngoại tệ trên các TK vốn bằng tiền theo tỷ giá nh giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNNVN công bố tại thời điểm lập báo cáo và xử lý chênh kệch tỷ giá theo đúng chế độ kế toán quy định.
2. Kế toán tiền mặt
2.1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán tiền mặt tại quỹ
2.1.1. Khái niệm:
Tiền mặt tại quỹ là số vốn bằng tiền của doanh nghiệp do thủ quỹ bảo quản tại quỹ két của doanh nghiệp. bao gồm: tiền VN, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý đá quý.
* Nguyên tắc quản lý tiền mặt tại quỹ:
- Tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp phải được bảo quản trong két, hòm sắt, đủ điều kiện an toàn, chống mất cắp, mất trộm, chống cháy, chống xói mòn.
- Mọi khoản thu chi, bảo quản tiền mặt của đơn vị đều do thủ quỹ được giám đốc bổ nhiệm, thủ quỹ không được kiêm nhiệm công tác kế toán, không được trực tiếp mua bán vật tưu hàng hoá, chỉ được thu chi tiền mặt khi có các chứng từ hợp lệ chứng minh và phải có chữ ký của giám đốc hoặc của kế toán truởng.
2.1.2. Nguyên tắc kế toán tiền mặt tại quỹ
- Chỉ phản ánh vào TK 111 số tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý đá quý thực tế nhập xuất quỹ tiền mặt
- Các khoản tiền mặt, vàng bạc, kim khí quý đá quý do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của đơn vị. Riêng vàng bạc kim khí quý đá quý trước khi nhập quỹ phải làm đầy đủ các thủ tục về cân đo, đong đếm số lượng, trọng lượng, giám định chất lượng, sau đó tiến hành niêm phong có xác nhận của người ký cược, ký quỹ trên giấy niêm phong.
- Mọi nhiệm vụ thu chi tiền phải căn cứ trên các chứng từ gốc hợp lý như phiếu thu, phiếu chi, bảng kê vàng bạc đá quý, Riêng đối với vàng bạc kim khí quý đá quý trước khi nhập xuất quỹ tiền mặt phải tiến hành cân đo đong đếm về số lượng, trọng lượng.
- Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt để ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự thời gian các nghiệp vụ nhập xuất quỹ tiền mặt và phải tính ra số tiền tồn quỹ tại mọi thời điểm, sổ quỹ tiền mặt cũng được mở riêng cho từng loại tiền mặt.
- Thủ quỹ phải mở sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ để ghi chép tình hình nhập xuất quỹ tiền mặt và có trách nhiệm kiểm kê số tiền mặt tồn quỹ thực tế để đối chiếu với sổ quỹ tiền mặt của kế toán, nếu có chênh lệch phải tìm ra nguyên nhân, kiến nghị biện pháp xử lý.
- Ở những doanh nghiệp có ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt phải quy đổi ra đồng VN hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán. Bên có của TK 1112 được quy đổi ra đồng ngoại tệ hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá trên sổ kế toán TK1112 theo một trong các phương pháp: Bình quân giá quyền, nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước, thực tế đích danh.
2.2. Phương pháp kế toán tiền mặt tại quỹ
2.2.1. Chứng từ sử dụng
- Các chứng từ chủ yếu
+ Phiếu thu, phiếu chi.
+ Biên lai thu tiền
+ Bảng kê vàng bạc đá quý
+ Bảng kỉêm kê quỹ
- Các chứng từ liên quan
+ Hoá đơn bán hàng, hoá đơn mua hàng
+ Giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng
+ giấy báo có, giấy báo nợ
2.2.2 Tài khoản kế toán sử dụng và phương pháp ghi chép một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu phát sinh
a, Tài khoản kế toán sử dụng
Tk 111 và một số TK liên quan khác
- Tính chất: TK 111 là loại TK vốn
- Tác dụng: TK 111 được sử dụng để phản ánh số hiện có và tình hình thu chi (biến động tăng giảm) của tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp.
- Nội dung và kết cấu:
TK 111 có 3 TK cấp 2
+ TK 1111- Tiền Việt Nam
+ TK 1112- Ngoại tệ
+ TK 1113- Vàng bạc kim khí quý đá quý
b, Phương pháp ghi chép một số các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu
b1, Trường hợp kế toán tiền mặt tại quỹ là đồng Việt Nam
- Nghiệp vụ 1: Thu tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp lao vụ, dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, doanh thu hoạt động bất thường bằng tiền mặt nhập quỹ tiền mặt của doanh nghiệp.
- Nghiệp vụ 2: Thu hồi công nợ phải thu bằng tiền mặt nhập qũy
- Nghiệp vụ 3: Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ
- Nghiệp vụ 4: Nhận tiền ký quỹ, ký cược ngắn hạn hoặc dài hạn và nhập quỹ
- Nghiệp vụ 5: Thu hồi tiền ký cược, ký quỹ ngắn hạn hoặc dài hạn nhập quỹ
- Nghiệp vụ 6: Thu hồi vốn từ các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn nhập quỹ
- Nghiệp vụ 7: Chi tiền để mua sắm vật tư, hàng hoá, TSCĐ, hoặc chi cho đầu tư XDCB
- Ngiệp vụ 8: Các chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác đã được chi bằng tiền mặt
- Nghiệp vụ 9: Chi tiền mặt để thanh toán các khoản nợ phải trả
- Nghiệp vụ 10: Chi tiền mặt để hoàn trả các khoản nhận ký cược, ký quỹ ngắn hạn hoặc dài hạn.
- Nghiệp vụ 11: Chi tiền mặt để ký quỹ, ký cược ngắn hạn hoặc dài hạn
- Ngiệp vụ 12: Kiểm kê quỹ tiền mặt phát hiện thừa chưa rõ nguyên nhân
- Nghiệp vụ 13: Kiểm kê quỹ tiền mặt phát hiện thiếu chưa xác định rõ nguyên nhân
b2, Trường hợp kế toán tiền mặt tại quỹ là ngoại tệ
- Nghiệp vụ 1: Doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, hoạt động bất thường, thu bằng tiền mặt là ngoại tệ
Nợ TK 111(1112) - Tỷ giá chính thức
Có TK 511, 512, 515, 711- Tỷ giá chính thức
Có TK 333(3331)- ( Nếu có)
- Nghiệp vụ 2: Khách hàng trả nợ cho Doanh nghiệp bằng tiền mặt là ngoại tệ
Nợ TK 111(1112)- Tỷ giá thực tế tại thời điểm thu hồi nợ
Có TK 131 -Tỷ giá lúc ghi nhận nợ phải thu
Có TK 515 -Số chênh lệch do tỷ giá
Trường hợp tỷ giá lúc thu được nợ nhỏ hơn tỷ giá lúc thu nợ phải thu thì khoản chênh lệch được hạch toán vào bên nợ TK 635
- Ngiệp vụ 3: Mua sắm vật tư hàng hoá, TSCĐ chi bằng ngoại tệ
Nợ TK 151, 152, 153, 156, 211, 213- Tỷ giá thực tế tại thời điểm PS
Có TK 111( 1112)- Tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ
Có TK 515- số chênh lệch do tỷ giá
Trường hợp tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ nhỏ hơn tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ thì khoản chênh lệch được hạch toán vào bên nợ TK 635
- Nghiệp vụ 4: Các chi phí trực tiếp phát sinh bằng ngoại tệ
Nợ TK 627, 641, 642, 635, 811- Theo tỷ giá tại thời điểm phát sinh
Có TK 111(1112) - Theo tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ
Có TK 515 - số chênh lệch tỷ giá
Trường hợp tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ nhỏ hơn tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ thì khoản chênh lệch được hạch toán vào bên nợ TK 635
- Nghiệp vụ 5: Thanh toán các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ
Nợ TK 331 - tỷ giá lúc ghi nhận nợ phải trả
Có TK 111( 1112) -Tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ
Có TK 515- số chênh lệch tỷ giá
Trường hợp tỷ giá thực tế lúc ghi nhận nợ phải trả nhỏ hơn tỷ giá thực tế lúc xuất ngoại tệ thì khoản chênh lệch tỷ giá được phản ánh vào bên nợ TK 635.
- Nghiệp vụ 6: Mua ngoại tệ bằng đồng Việt Nam
Nợ TK 111(1112) -Tỷ giá thực tế mua
Có TK 111( 1111)- Số tiền thực tế trả theo tỷ giá mua
- Nghiệp vụ 7: Bán ngoại tệ thu tiền Việt Nam
Nợ TK 111(1111)-Số tiền VN thực tế thu được (tỷ giá bán thực tế)
Có TK 111(1112) -tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ
Có TK 515 -khoản chênh lệch tỷ giá
Trường hợp tỷ giá bán ngoại tệ nhỏ hơn tỷ giá xuất quỹ ngoại tệ thì khoản chênh lệnh tỷ giá được hạch toán vào bên nợ TK 635.
- Nghiệp vụ 8: điều chỉnh tỷ giá vào cuồi kỳ
+ Lãi tỷ giá do đánh giá lại số dư của TK 1112 tại thời điểm cuối kỳ
Nợ TK 111( 1112) Chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng
Có TK 413
+ Lỗ tỷ giá do đánh giá lại số dư của TK 1112 tại thời điểm cuối kỳ
Nợ TK 413
Có TK 111( 1112)- Chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm
- Cùng với các bút toán kép trên chúng ta phải sử dụng bút toán đơn để theo dõi nguyên tệ gốc trên TK 007
+ Ghi đơn Nợ TK 007- Nếu nhập ngoại tệ
+ Ghi đơn Có TK 007 – Nếu xuất quỹ ngoại tệ
b3, TH kế toán tiền mặt tại quỹ là vàng bạc, kim khí quý, đá quý
- Nghiệp vụ 1: mua vàng bạc, đá quỹ nhập quỹ
Nợ TK 111(1113)- Giá mua thực tế ghi trên hoá đơn
Có TK 111
- Nghiệp vụ 2: Nhận ký cược. ký quỹ bằng vàng bạc đá quý
Nợ TK 111( 1113)- Giá thực tế nhập
Có TK 3338, 344
- Nghiệp vụ 3: Khách hàng trả nợ cho Doanh nghiệp bằng vàng bạc đá quý
Nợ TK 111( 1113)- Giá thực tế khi được thanh toán
Có TK 131- Giá thực tế lúc nhận nợ phải thu
Có TK 515- Chênh lệch do giá thực tế lúc được thanh toán lớn hơn giá lúc ghi nhận nợ thanh toán
Trường hợp ngược lại hạch toán vào Nợ TK 635
- Ngiệp vụ 4: Hoàn trả tiền ký cược, ký quỹ ngắn hạn, dài hạn bằn vàng bạc đá quý
Nợ TK 338, 344
Có Tk 111(1113)-Theo giá thực tế lúc nhận ký cược, ký quỹ
- Nghiệp vụ 6: Xuất vàng bạc, đá quý đem ký cược, ký quỹ
Nợ TK 144, 244
Có TK 111(1113) -Theo giá thực tế xuất
- Nghiệp vụ 7: Xuất vàng bạc đá quý để trả cho người bán
Nợ TK 331- Theo giá lúc nhận nợ phải trả
Có TK 111(1113) - Theo giá thực tế xuất
Có TK 515- Chênh lệch do giá thực tế xuất nhỏ hơn giá thực tế lúc ghi nhận nợ phải trả
Xử lý chênh lệch đánh giá lại cuối kỳ
2.2.3. Sổ sách kế toán
3. Kế toán tiền gửi ngân hàng
3.1 khái niệm và nguyên tắc kế toán tiền gửi ngân hàng
a, Khái niệm:
Tiền gửi ngân hàng là một loại vốn bằng tiền của doanh nghiệp gửi tại ngân hàng, kho bạc nhà nước, các công ty tài chính (Nhìn chung là các tổ chức tín dụng) bao gồm: tiền Việt Nam , vàng bạc, kim khí quý đá quý.
b, Nguyên tắc kế toán tiền gửi ngân hàng:
- Kế toán tiền gửi ngân hàng phải căn cứ trên các chứng từ gốc hợp lý hợp pháp, giấy báo nợ, giấy báo có, bản sao kê hoặc uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, các loại séc, séc bảo chi, séc chuyển khoản séc lĩnh tiền mặt.
- Khi nhận đựợc chứng từ do ngân hàng gửi đến, doanh nghiệp phải kiểm tra đối chiếu với số liệu có chứng từ gốc đính kèm. Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên chứng từ của ngân hàng với số liệu trên sổ kế toán tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp và các chứng từ gốc thì doanh nghiệp phải tiến hành thông báo cho ngân hàng biết để cùng kiểm tra đối chiếu số liệu. Nếu cuối tháng chưa xác định được nguyên nhân thì kế toán phải ghi sổ theo số liệu của ngân hàng trên giấy báo có, báo nợ hay các bản sao kê. Sang tháng sau lại tiếp tục kiểm tra đối chiếu để xác định nguyên nhân và đối chiếu số liệu.
- Kế toán tiền gửi ngân hàng phải mở các sổ kế toán chi tiết để theo dõi TGNH ở các ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản và các sổ chi tiết này phải được theo dõi theo từng loại tiền như tiền VN, tiền ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý.
- Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra đồng VN theo tỷ giá chính thức tại thời điểm phát sinh. Trường hợp mua ngoại tệ bằng đồng VN để gửi vào ngân hàng thì cũng phản ánh theo tỷ giá thực tế mua phải trả. Trường hợp rút tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ thì quy đổi đồng ngoại tệ ra đồng VN theo tỷ giá ghi sổ kế toán. Số lượng ngoại tệ trên tài khoản TGNH được theo dõi trên TK 007.
3.2 Phương pháp kế toán tiền gửi ngân hàng
4.2.1. Chứng từ sử dụng:
- Giấy báo có, giấy báo nợ, sổ phụ, bảng kê chi tiết
- Bản sao kê
- Uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi
- Các loại séc: séc lĩnh tiền mặt, séc CK, séc bảo chi.
- Các chứng từ liên quan: Phiêu thu, phiếu chi, hoá đơn mua hàng, hoá đơn bán hàng.
3.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng và phương pháp ghi chép một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu
a, Tài khoản kế toán sử dụng
TK 112: Tiền gửi ngân hàng
- Tính chất: Là loại TK vốn
- Tác dụng: Tk 112 được sử dụng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp tại ngân hàng hoặc kho bác nhà nước.
- Nội dung, kết cấu
TK 112 có 3 Tk cấp 2:
TK 1121-Tiền Việt Nam
TK1122- Ngoại tệ
TK 1123- Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý
b. Phương pháp ghi chép một số các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
* Một số các nghiệp vụ kinh tế khác:
- Nghiệp vụ 1: Khi cuối tháng có sự chênh lệch về số liệu của ngân hàng và của doanh nghiệp mà chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch thì:
+ (1a) Nếu số liệu của ngân hàng lớn hơn số liệu của doanh nghiệp thì căn cứ vào số liệu của ngân hàng phản ánh phần chênh lệch:
Nợ TK 112
Nợ TK 338(3388)
+ (1b) Nếu số liệu của ngân hàng nhỏ hơn số liệu của doanh nghiệp thì căn cứ vào số liệu của ngân hàng để phản ánh phần CL
Nợ TK 138(1388)
Có TK 112
- Nghiệp vụ 2: Sang tháng sau khi xác định được nguyên nhân
(2a) Số liệu ngân hàng lớn hơn số liệu của doanh nhgiệp
+ Nếu ngân hàng ghi đúng, doanh nghiệp ghi sai:
Nợ TK 338(8)
Có TK liên quan (511,512,515,711)
+ Nếu ngân hàng ghi sai, doanh nhgiệp ghi đúng
Nợ TK 338(8)
Có TK 112
(2b) Số liệu ngân hàng nhỏ hơn số liệu của doanh nhgiệp
+ Nếu ngân hàng ghi đúng
Nợ TK liên quan (TK 511,512,515,711)
Có TK 138(8)
+ Nếu ngân hàng ghi sai
Nợ TK 112
Có TK 138(8)
Nghiệp vụ 3: Lãi về TG được hưởng
Nợ TK 111,112
Có TK 515
3.2.3 Sổ sách kế toán (Tương tự như tiền mặt tại quỹ)
a, Hình thức kế toán nhật ký chung
b, Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
c, Hình thức kế toán nhật ký-sổ cái
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đối với tiền gửi ngân hàng là tiền mặt, vàng bạc, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ cũng được hạch toán tương tự như đối với tiền mặt
Ví dụ minh hoạ
Bài tập
4. kế toán tiền đang chuyển
4.1 Nội dung tiền đang chuyển
Tiền đang chuyển là một loại vốn bằng tiền của doanh nghiệp đã gửi vào ngân hàng, kho bạc nhà nước hoặc đã gửi qua bưu điện để chuyển cho ngân hàng hay đã làm thủ tục để trích chuyển tiền gửi ngân hàng để trả cho người bán nhưng chưa nhận được giấy báo có, giấy báo nợ hay các bản sao kê của ngân hàng.
Tiền đang chuyển bao gồm các khoản sau:
- Số tiền mặt gửi vào NH nhưng chưa nhận được giấy báo có.
- Các khoản tiền mặt, séc thu được từ quá trình bán hàng mà nộp thẳng vào ngân hàng không qua quỹ nhưng chưa nhận được giấy báo có.
- Số tiền đã trích chuyển từ Tài khoản tiền gửi ngân hàng để thanh toán cho các chủ nợ mà chưa nhận được giấy báo nợ.
4.2 Phương pháp kế toán tiền đang chuyển
4.2.1. Chứng từ sử dụng
- Các phiếu chi: dùng để phản ánh việc xuất quỹ tiền mặt để gửi vào ngân hàng
- Các bảng kê hoặc nộp séc, giấy nộp tiền trong trưòng hợp thu tiền bán hàng là tiền mặt hoặc séc chuyển thẳng vào ngân hàng không qua quỹ.
- Các séc bảo chi: nhờ ngân hàng thanh toán công nợ cho chủ nợ nhưng chưa nhận được giấy báo nợ của ngân hàng.
- Các giấy báo có, giấy báo nợ.
4.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng và phương pháp ghi chép một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu phát sinh
a, Tài khoản kế toán sử dụng
TK 113 - Tiền đang chuyển
- Tính chất: Là loại Tk vốn
- Tác dụng: dùng để phản ánh số hiện có và tình hình sự biến động tăng, giảm của các khoản tiền đang chuyển
- Nội dung, kết cấu:
TK 113 có 2 TK cấp 2:
TK 1131- Tiền Việt Nam: phản ánh số tiền VN đang chuyển
TK 1132- Ngoại tệ: phản ánh số ngoại tệ đang chuyển
c, Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
4.2.3. Sổ sách kế toán
Tương tự như kế toán tiền mặt
Bài tập
II. KT CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
1. Nhiệm vụ của kế toán các khoản tư ngắn hạn
a, Khái niệm :
Các khoản đầu tư ngắn hạn là các khoản đầu tư tài chính có thời hạn thu hồi vốn dưới một năm bao gồm:
- Đầu tư vào chứng khoán: đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu
- Đầu tư góp vốn liên doanh ngắn hạn
- Đầu tư ngắn hạn khác (Cho vay vốn ngắn hạn, cho thuê tài sản ngắn hạn, kinh doanh bất động sản ngắn hạn)
b, Nhiệm vụ của kế toán:
- Theo dõi số hiện có và tính hình biến động của từng khoản đầu tư một cách thường xuyên và chính xác
- Kiểm tra và giám đốc một cách chặt chẽ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình đầu tư ngắn hạn cũng như các khoản thu nhập được hưởng do hoạt động đó mang lại nhằm xác định một cách chính xác đầy đủ lợi nhuận của từng khoản đầu tư ngắn hạn
- Lập và xử lý dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn theo quy định của chế độ quản lý tài chính
2. kế toán đầu tư chứng khoán ngắn hạn
2.1 khái niệm và nguyên tắc KT đầu tư chứng khoán ngắn hạn
a, Khái niệm:
Đầu tư chứng khoán ngắn hạn là đơn vị đem tiền mua các loại chứng khoán và có thể bán lại, hoặc thu hồi vốn kiếm lời trong thời gian ngắn ( không quá 12 tháng)
Các khoản đầu tư ngắn hạn bao gồm:
+ Chứng khoán ngắn hạn (Cổ phiếu, trái phiếu được mua vào bán ra trên thị trường chứng khoán, các chứng từ có giá trị khác như tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng và các giấy tờ nhận nợ được pháp luật thừa nhận)
+ Tất cả các chứng khoán dài hạn với mục đích kiếm lời (mua vào và bán ra trên thị trường chứng khoán, hoặc các chứng khoán dài hạn đã đến hạn thanh toán)
b, Nguyên tắc kế toán:
- Đầu tư chứng khoán ngắn hạn phải được ghi sổ kế toán theo trị giá mua thực tế của chứng khoán bao gồm giá mua thưc tế của chứng khoán , bao gồm: giá mua và chi phí mua. Các chi phí mua như chi phí về giao dịch , môi giới thông tin, các lệ phí.
- Kế toán phải mở sổ chi tiết để theo dõi từng loại chứng khoán ngắn hạn như cổ phiếu, trái phiếu theo từng đối tác đầu tư theo cả chỉ tiêu mệch giá và giá gốc.
- Kế toán đầu tư CK ngắn hạn phản ánh các khoản lãi như lãi định kỳ của trái phiếu, cổ phiếu hoặc lãi thu được do chuyển nhượng chứng khoán. Các khoản lãi này được hạch toán vào TK 515. Còn các khoản lỗ khi bán chứng khoán hoặc các khoản chi phí liên quan đến bán chứng khoán hạch toán vào TK chi phí hoạt động tài chính TK 635
- Vào cuối niên độ kế toán năm khi có dấu hiệu mất giá các loại chứng khoán, cần phải lập dự phòng giảm giá cho các loại chứng khoán theo chế độ quy định.
2.2. Phương pháp kế toán đầu tư chứng khoán ngắn hạn
2.2.1. Chứng từ sử dụng
- Phiếu chi, giấy báo nợ
- Hoá đơn bán hàng
- Các bản tổng hợp tính phí giao dịch chứng khoán, các bản tổng hợp tính phí lưu ký chứng khoán,
- Phiếu thu, giấy báo có ngoài ra bản thân cổ phiếu, trái phiếu chứng từ có giá khác cũng là các các chứng từ.
2.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng và phương pháp ghi chép một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu phát sinh
a, Tài khoản kế toán sử dụng
TK 121- đầu tư chứng khoán ngắn hạn.
- Tính chất: TK 121 thuộc loại TK vốn
- Tác dụng: TK 121 được sử dụng để