Bảo tồn các giá trị di sản văn hóa tinh thần tại các xã nông thôn mới thành phố Hồ Chí Minh

1. Đặt vấn đề Nông thôn là môi trường sống của người nông dân, với các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội cùng nhiều nét đặc thù về không gian sống, cấu trúc và tổ chức xã hội, quan hệ con người và sinh kế. Ngày 05 tháng 8 năm 2008, Ban Chấp hành Trung ương khoá X ban hành Nghị quyết số 26- NQ/TW, với quan điểm “ Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước” (Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 2008, tr.2). Trong đó, việc “giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc” là tiêu chí tạo nên sự khác biệt giữa nông thôn mới (NTM) và nông thôn truyền thống. NTM có quy hoạch xây dựng của cộng đồng xã hội các cấp trong một thời điểm nhất định, còn nông thôn truyền thống là di sản của một quá trình lịch sử mang nhiều yếu tố tự nhiên và tự phát.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo tồn các giá trị di sản văn hóa tinh thần tại các xã nông thôn mới thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 70 (04/2020) No. 70 (04/2020) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: 72 BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA TINH THẦN TẠI CÁC XÃ NÔNG THÔN MỚI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Thông qua khảo sát ý kiến đánh giá của người nông dân) Conserving the spiritual cultural heritage values in the new rural communes in Ho Chi Minh City (Through evaluating opinions collected from farmers) ThS. Huỳnh Văn Sinh Học viện Cán bộ TP.HCM TÓM TẮT Qua gần 10 năm xây dựng nông thôn mới, diện mạo văn hoá các xã nông thôn mới ở Thành phố Hồ Chí Minh có những chuyển biến cả chất và lượng. Với kết quả điền dã quan sát không tham dự và tham dự tại một số xã xây dựng nông thôn mới, bài viết nêu những thành tựu, hạn chế trong việc khai thác di sản văn hoá tinh thần và đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa tinh thần trong thời gian tới. Từ khóa: di sản văn hoá, giá trị, nông thôn mới, văn hoá tinh thần ABSTRACT After nearly 10 years of new rural construction, the cultural aspects of the new rural communes have changed in both quality and quantity. With the results from observation fieldwork (attendance and non- attendance) in some new rural communes, the article pointed out the achievements and limitations in exploiting the spiritual cultural heritage, proposed measures to conserve and promote it in the future. Keywords: cultural heritage, values, new rural communes, spiritual culture 1. Đặt vấn đề Nông thôn là môi trường sống của người nông dân, với các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội cùng nhiều nét đặc thù về không gian sống, cấu trúc và tổ chức xã hội, quan hệ con người và sinh kế. Ngày 05 tháng 8 năm 2008, Ban Chấp hành Trung ương khoá X ban hành Nghị quyết số 26- NQ/TW, với quan điểm “ Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước” (Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 2008, tr.2). Trong đó, việc “giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc” là tiêu chí tạo nên sự khác biệt giữa nông thôn mới (NTM) và nông thôn truyền thống. NTM có quy hoạch xây dựng của cộng đồng xã hội các cấp trong một thời điểm nhất định, còn nông thôn truyền thống là di sản của một quá trình lịch sử mang nhiều yếu tố tự nhiên và tự phát. Email: huynhvansinh@gmail.com HUỲNH VĂN SINH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 73 Qua khảo sát, điền dã quan sát không tham dự và tham dự tại một số xã của 5 huyện ngoại thành xây dựng NTM, tác giả làm rõ thực trạng việc khai thác, sử dụng các giá trị di sản văn hóa tinh thần(1) và đề xuất những biện pháp góp phần bảo lưu, phát huy các giá trị di sản văn hoá tinh thần của vùng NTM ở Thành phố thời gian tới. 2. Nội dung 2.1. Giá trị di sản văn hoá tinh thần trong đời sống cộng đồng dân tộc Việt Nam Theo Luật Di sản văn hoá của Việt Nam, “Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Văn phòng Quốc hội, 2013, Phần Qui định chung, Điều 1). Di sản văn hoá tinh thần là dạng di sản văn hoá được bảo tồn và lưu giữ dưới dạng phi vật thể, mà ta không thể nhận biết được bằng xúc giác. Đó là các sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác (Nguyễn Thị Kim Loan, 2012, tr.14-15). Như vậy, di sản văn hóa tinh thần là các giá trị văn hoá phi vật thể được tích luỹ trong quá trình lao động sản xuất thuộc cấu trúc truyền thống văn hoá dân tộc, được lưu truyền với nhiều hình thức khác nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bài viết dừng lại việc tìm hiểu các giá trị văn hoá tinh thần trong tiến trình xây dựng NTM mới ở Thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện qua các nội dung cụ thể như: Đầu tư cơ sở vật chất như nhà văn hóa, trung tâm thể thao đa năng, nhằm giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tinh thần tại các xã xây dựng NTM. Các giá trị quan hệ gia đình-cộng đồng trong việc cưới, tang, lễ hội.v.v. Vậy trong gần 10 năm xây dựng NTM, các giá trị văn hóa tinh thần này có sự chuyển biến như thế nào? 2.2. Những thay đổi trong việc khai thác các giá trị di sản văn hoá tinh thần tại các xã xây dựng nông thôn mới 2.2.1. Việc đầu tư cơ sở vật chất, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tại các xã xây dựng nông thôn mới Theo tiêu chí thứ 6 và 16 của Chương trình NTM, nhà văn hóa, trung tâm sinh hoạt cộng đồng, trung tâm thể thao đa năng là những cơ sở vật chất văn hóa để hướng tới mục tiêu đạt tiêu chuẩn xã văn hóa. Thành phố đã đầu tư với nguồn kinh phí khá lớn, trang thiết bị khá đầy đủ và tương đối tiện nghi, hiện đại, không gian phù hợp đã thu hút khá đông người dân tới tham gia để cập nhật thông tin thời sự, trao đổi kinh nghiệm đồng áng, nông vụ, tham gia các lớp chuyển giao khoa học công nghệ, giao lưu hội nhóm đờn ca tài tử, hát Karaoke, xem tổ chức biểu diễn cải lương, hội chợ kèm dịch vụ; tham gia trò chơi thể thao như cờ tướng, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, patin.v.v. Nhất là thanh thiếu niên có sân chơi giải trí, tăng cường và bảo vệ sức khỏe, học tập phát triển các năng khiếu. Các di tích lịch sử văn hóa, nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng cũng được quan tâm phục hồi, trang hoàng khá tốt2 (Huỳnh SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 70 (04/2020) 74 Văn Sinh, 2017, tr.84). Theo chính ý kiến của người dân về hiệu quả của Chương trình NTM trong thời gian qua, ghi nhận tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi và xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè: “Chúng tôi thường tới nhà văn hóa vào tối chủ nhật thôi, chứ ngày thường thì không, lâu lâu có ca nhạc thì lên coi một chút rồi về Mọi người thường tới Đình dịp lễ hội kỳ yên, coi hát bội, cải lương; Phương tiện nghe nhìn ai cũng có. Nhưng vui chơi giải trí thì xã đang xây dựng nhà văn hóa để tổ chức văn nghệ, phong trào phục vụ bà con. Thường thì sáng họ hay uống cà phê rồi bàn về giá cả, thời sự3” (Huỳnh Văn Sinh, 2017, tr.87-88). Như vậy, nhu cầu hưởng thụ của nhân dân vẫn còn dừng lại ở mức phong trào, chưa đi vào chiều sâu, chưa mang tính lâu dài. Hiện nay, các sản phẩm công nghệ cao như: điện thoại di động, truyền hình, Internert, truyền hình mạng - cáp đã len lỏi khắp mọi vùng nông thôn, làm mất dần đi những sân chơi nhằm bảo tồn các giá trị di sản văn hóa tinh thần. Vì thế, Nhà văn hóa xã cần có sự chuyển giao những mô hình mẫu, mang tính trực quan, sinh động, sáng tạo và phù hợp hơn với lứa tuổi, trình độ dân trí của người nông dân trên từng địa bàn. Nơi sinh hoạt của đình, chùa, đền thờ chỉ là điểm đến của những người lớn tuổi hoặc có chỉ thỉnh thoảng do một phần bận bịu với công việc đồng áng. Ghi nhận từ ý kiến của người dân tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn “Có một số bạn trẻ hiện nay không tới, không biết Đình, Miễu gì cả. Không thích nhạc tài tử, có nghe hát vậy thôi, chứ không thích gì mấy” (Huỳnh Văn Sinh, 2017, tr. 89). Vì thế, nhà văn hóa xã cần thực hiện tốt hơn các hoạt động văn hóa truyền thống bổ ích, hiệu quả để thu hút nhân dân tham gia. Cần phục hồi nghi thức diễn xướng văn hoá truyền thống vào dịp lễ kỳ yên tại các đình để khơi dậy lòng tự hào và ngọn lửa nhiệt tình với quê hương. Mặt khác, những hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian của vùng Nam Bộ sông nước, những điệu hò, hát ru đã một thời đi vào lòng người nay đã mai một, mất đi. Thậm chí, những người nông dân ở vào hàng tuổi 40-50 đã không nhớ một câu nào. Ý kiến của người dân tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn “Bà con vẫn còn mê và thích cải lương lắm, nhưng chỉ nghe rồi thưởng thức hay dở thôi, chứ không phân biệt được lớp lang gì đâu; Một số người vẫn còn biết hò cấy, nhưng không biết hò. Hồi trước có nhiều người lớn tuổi dạy cho, chứ bây giờ hầu như không còn ai biết nữa” (Huỳnh Văn Sinh, 2017, tr.90). Qua đây cho thấy, công tác cổ động, tuyên truyền còn nặng về hình thức, chưa đi vào thực tiễn yêu cầu của nhân dân. Vì thế kết quả cuối cùng chỉ là những câu trả lời “không biết, có nghe nhưng không rõ”. 2.2.2. Sự chuyển biến trong quan hệ láng giềng, tình làng nghĩa xóm tại các xã xây dựng nông thôn mới Các chủ trương, chính sách từ Chương trình NTM, cùng sự vào cuộc của các hội, đoàn thể (Hội nông dân, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ) nhằm nâng cao sức lan toả của tình làng nghĩa xóm, cố kết cộng đồng “bán anh em xa, mua láng giềng gần”, “tối lửa tắt đèn có nhau”, “tương thân-tương ái”, “tình làng nghĩa xóm”. Đây là một đặc trưng sống động của nền nông nghiệp lúa nước truyền thống (dựa vào nhau mới có thể làm ruộng nước được, đổi công cho nhau, tính thời vụ cao, chu kỳ nông lịch). Ghi nhận ý kiến tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh “Tình cảm láng giềng rất gắn bó, rất tốt. Anh em nào không có trâu bò thì cùng nhau HUỲNH VĂN SINH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 75 giúp cho người ta mượn trâu bò; Quan hệ láng giềng vẫn còn như xưa, có gì mình vẫn giúp đỡ nhau, không vật chất thì tinh thần” (Huỳnh Văn Sinh, 2017, tr. 101). Có thể thấy, di sản văn hoá tinh thần của tình tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam vẫn còn tồn tại trong các xã NTM. Tuy nhiên, một số xã xây dựng NTM vẫn tồn tại những hiện tượng lệch lạc không phù hợp với truyền thống vốn có. Hiện tượng “những nhóm lợi ích” lợi dụng sự nhẹ dạ, ít hiểu biết của người nông dân “đục nước, béo cò” để bán đi tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai. Đây là vấn nạn thấy rõ được tại các xã với biến động đô thị hoá quá cao, vô hình dung đã tạo ra những xung đột trong gia đình, xích mích tranh chấp láng giềng, có nơi diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội3 (Huỳnh Văn Sinh, 2017, tr.103). Minh chứng cụ thể là ý kiến tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh “Do đất đai có giá, có vài gia đình anh em lại quay lưng với nhau cũng vì đất đai, có tiền có khi ăn nhậu, đua đòi như người ta rồi cũng hết tiền” (Huỳnh Văn Sinh, 2017, tr. 101). Như vậy, quan hệ láng giềng, tình làng nghĩa xóm phần nào được bảo lưu tại các xã xây dựng NTM là kết quả công tác vận động, tuyên truyền đúng vào tâm lý tình cảm từ sự kế thừa của gia đình, dòng tộc, láng giềng, làng xã song những biến đổi tiến trình đô thị hoá ít nhiều đã làm xiêu vẹo các mối quan hệ tình cảm láng giềng, ảnh hưởng khối đoàn kết cộng đồng. 2.2.3. Việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá tuyền thống tinh thần tại các xã xây dựng nông thôn mới Trong quá trình xây dựng NTM, gia đình bị chi phối bởi rất nhiều nhân tố kinh tế, văn hoá vật chất, pháp luật, lối sống, chất lượng sống, vấn đề công danh, mưu sinh lập nghiệp, thị hiếu và giải trí, Do đó, các giá trị đời sống văn hóa truyền thống trong phạm vi gia đình, rộng hơn là hành vi ứng xử có văn hóa với cộng đồng ở nông thôn có phần suy giảm. Gia đình là tế bào của xã hội, cho nên với hàng trăm, hàng ngàn, hàng triệu tế bào tốt, thì ắt hẳn sẽ xây dựng một xã hội tốt. Ngược lại, gia đình không tốt “sẽ là tác nhân gây nên sự suy đồi, mất trật tự, làm đảo lộn đời sống xã hội nông thôn. Đây cũng chính là vấn đề không phải của chính riêng một ai” (Nguyễn Thị Hậu, 2010, tr.85). Việc xây dựng gia đình gia phong, gia lễ, cách ăn, nếp ở, đạo lý gia đình - cộng đồng nên bắt đầu bằng việc giáo dục từ các bậc làm cha, làm mẹ, tạo khung hình mẫu văn hóa truyền thống cho con cái, anh em, dòng tộc tôn trọng ông bà tổ tiên, gia đình hòa thuận, anh em đoàn kết thương yêu nhau (Tôn Nữ Quỳnh Trân, 1999, tr.174-175). Thông qua tuyên truyền, vận động từ Chương trình xây dựng NTM ít nhiều sẽ bảo lưu các giá trị văn hoá nề nếp gia đình, quan hệ cộng đồng. Ghi nhận tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh “Nhìn chung các đôi vợ chồng trong xã rất ít lớn tiếng, lục đục gây gắt với nhau hết. Vật chất thì có thiếu thốn thật nhưng gia đình đầm ấm lắm” (Huỳnh Văn Sinh, 2017, tr. 102). Qua kết quả tham vấn quan sát cho thấy, giá trị thuần phong mỹ tục của gia đình tại các xã NTM vẫn còn lưu giữ thông qua các giá trị di sản văn hóa truyền thống. Sức sống văn hóa truyền thống gia đình của nông dân các xã NTM dù có những biến đổi lớn hơn những nơi khác (sự năng động, hội nhập, giao lưu, lan tỏa) nhưng vẫn giữ được nề nếp gia phong của gia đình. Chương trình xây dựng NTM luôn đồng hành cuộc vận động vì người nghèo, SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 70 (04/2020) 76 phong trào đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ đồng bào hoạn nạn. Ý kiến tại xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn cho thấy hiệu ứng “Chính quyền xã rất quan tâm đến gia đình chính sách, hộ nghèo. Có xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa, thăm người già neo đơn nữa. Chính quyền rất quan tâm hỗ trợ. Để giúp nhà tình nghĩa, tình thương, Tổ, Xã họp lại xem xét hoàn cảnh người ta rồi giúp, vận động mạnh thường quân hỗ trợ” (Huỳnh Văn Sinh, 2017, tr. 102). 2.2.4. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong nghi thức vòng đời, lễ hội tại các xã xây dựng nông thôn mới Qua kết quả điền dã, quan sát tham dự và không tham dự, tình hình thực hiện nghi thức vòng đời, lễ hội, thực hiện nếp sống văn minh, ở các xã xây dựng NTM có những chuyển biến tích cực theo đúng tinh thần Quyết định số 1396/QĐ-UBND ngày 29/3/2017 của UBND Thành phố về tiêu chuẩn thứ 4 “Thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh mỹ quan đô thị - nông thôn mới”. Đồng thời, thực hiện tốt Chỉ thị 27-CT/TW về “thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội”, những rườm rà hủ tục-lạc hậu, lãng phí tiền bạc-thời gian được cộng đồng nông dân nhận thức nâng lên phần nào4 (Huỳnh Văn Sinh, 2017, tr.111). Ngày nay, tang ma được tổ chức ngày một đơn giản và văn minh hơn. Theo ý kiến của người dân tại xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi “Bây giờ đám tang thì có xã-ấp cử công an đi kiểm tra hết, không có nhậu, để có 3 ngày thôi. Ngày xưa vừa nghe tang là phải mổ heo bò ăn, bây giờ chỉ uống trà, ăn đậu rang thôi, rải vàng mã ít lắm”. Đồng thời, các nghi thức, nghi lễ trong lễ hội được duy trì, tổ chức thường xuyên nhưng khoa học hơn và ít tốn kém hơn. Theo ý kiến của người dân tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh “Việc cúng Đình thì có Ban quí tế lo mỗi dịp lễ hội kỳ yên. Các nghi thức truyền thống vẫn còn bảo lưu, song không còn rườm rà, kéo dài” (Huỳnh Văn Sinh, 2017, tr. 114). Như vậy, việc hiện thực hoá nếp sống văn minh ở các xã xây dựng NTM có những chuyển biến tích cực, góp phần chuyển hoá nhận thức của người dân qua các chương trình tuyên truyền, vận động các cấp chính quyền cơ sở với nhiều hình thức phong phú đa dạng khác nhau. 3. Một số giải pháp phát huy giá trị các di sản văn hoá tinh thần tại các xã nông thôn mới thời gian tới Qua kết quả khảo sát, các di sản văn hóa tinh thần của người nông dân vẫn còn mang đặc trưng của một nền nông nghiệp lúa nước truyền thống, cố kết cộng đồng, các giá trị thuần phong mỹ tục của gia đình vẫn còn bảo lưu. Nghi thức vòng đời, lễ hội ở các xã xây dựng NTM phản ánh việc thực hiện nếp sống văn minh qua các chương trình tuyên truyền, vận động các cấp chính quyền cơ sở với nhiều hình thức phong phú đa dạng khác nhau. Bên cạnh những thành tựu, Chương trình xây dựng NTM vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Do đó, để việc bảo lưu các giá trị di sản văn hoá tinh thần mang tính đặc trưng của vùng ngoại thành Thành phố hiệu quả và nhằm nâng chất 19 tiêu chí xây dựng NTM giai đoạn 2019-2020, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau: Một là, cần loại bỏ tâm lý cục bộ địa phương, đầu óc phe cánh, những hủ tục lạc hậu trong ma chay, cưới xin; xây dựng tình làng nghĩa xóm, tiến hành các nghi thức để tôn vinh những người có công khẩn hoang, những tiền hiền của làng, những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh qua công cuộc bảo vệ Tổ HUỲNH VĂN SINH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 77 quốc. Cần phối hợp với các ngành, các địa phương, huy động trí tuệ của các nhà sử học, dân tộc học, luật học, những nhà nghiên cứu văn hóa dân gian... điều tra, tổng kết những kinh nghiệm truyền thống, những chuẩn mực của vùng nông thôn ngoại thành với xuất phát điểm là làng “mở” tại sao có “tương trợ láng giềng”; “bán anh em xa mua láng giềng gần” và biết bao nhiêu các chuẩn mực khác đang cần được nghiên cứu bảo tồn để phổ biến ra diện rộng, đáp ứng yêu cầu phát triển NTM trong giai đoạn hiện nay. Hai là, cần bài trừ những tư tưởng lợi dụng hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa các hoạt động văn hóa, nghệ thuật truyền thống, vô tình biến đa số quần chúng trở thành đối tượng thưởng thức và hưởng thụ đơn thuần. Trước nguy cơ nhiều loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống đang mai một, chúng ta cần có biện pháp cần thiết để hạn chế xu hướng chạy theo lối hưởng thụ những thứ nghệ thuật gọi là “tân kỳ” ngoại lai, nhất là trong một bộ phận giới trẻ. Sự dịch chuyển của vùng “lõi văn minh đô thị” sẽ phá nát “một phần yên tĩnh nông thôn” với các phương tiện nghe nhìn không được thẩm định đến nơi đến chốn về nội dung từ các cơ quan quản lý nhà nước là một điều đáng báo động. Do đó, nhà nước cần phát huy vai trò điều tiết, định hướng các hoạt động văn hóa tại các xã NTM sao cho vừa giữ được nét văn hóa truyền thống, đồng thời đón nhận cái mới, mạnh dạn chuyển hoá các hoạt động có tính “xã hội hoá” đúng nghĩa đi cùng phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”. Ba là, nâng cao chất lượng của các hoạt động văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp, phải bằng mọi cách làm sống lại phong trào văn nghệ quần chúng ở cả nông thôn và đô thị thì mới mong bảo tồn, chấn hưng văn hóa, nghệ thuật dân tộc. Nếu không, cùng với sự mòn mỏi của thế hệ nghệ sĩ dân tộc chuyên nghiệp, tài tử, vọng cổ, các điệu lý Nam Bộ... rất có thể cũng sẽ đi vào các bảo tàng lịch sử nghệ thuật5. Bốn là, cần có những chỉ đạo, định hướng rõ ràng tới tận ấp-xã trong việc tổ chức lễ hội. Cần nêu rõ trong nghị quyết định kỳ tại các chi bộ ấp, giảm việc xem tổ chức lễ hội là nơi phô diễn bộ mặt của xã, ấp bày biện tốn kém, rườm rà. Muốn thế, việc tổ chức lễ hội làm sao kết hợp được giữa những giá trị chung (hoạt động cộng đồng rộng lớn) và giá trị riêng (của những người có tín ngưỡng mà lễ hội đang được tiến hành), giá trị truyền thống (những yếu tố văn hóa có ý nghĩa tích cực được sáng tạo trong quá khứ) và giá trị hiện đại (vệ sinh môi trường, vệ sinh sức khỏe cho cư dân, không ảnh hưởng đến sản xuất, bảo đảm trật tự an ninh xã hội...), kết hợp giữa nguyện vọng chính đáng và hợp lý với khả năng vật chất, kinh phí thực có của nhân dân tại các ấp - xã có tổ chức lễ hội thường niên. 4. Kết luận Qua kết quả nghiên cứu thực trạng trên, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM sau gần 10 năm thực hiện đã đạt những thành tựu rất khích lệ nhưng cũng bộc lộ những khiếm khuyết