Bảo tồn đa dạng sinh học - Phan Hữu Tôn

ĐDSH là khoa học nghiên cứu về tính đa dạng của sinh vật sống trong tự nhiên, từ Virus, Vi khuẩn, Vi nấm, Nấm, Thực vật, Động vật rồi cả loài người, từ cấp độ phân tử (RNA, DNA, Protein, ) đến cấp độ cơ thể, loài và quẩn xã mà chúng sống.

ppt64 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2099 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bảo tồn đa dạng sinh học - Phan Hữu Tôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên hướng dẫn : GS.TS. Phan Hữu Tôn Lớp : CNSH - K53 Nhóm sv thực hiện : Nhóm 8 * Bảo tồn đa dạng sinh học * I – Vì sao phải bảo tồn ĐDSH ? 1. ĐDSH là gì? 2. Tầm quan trọng của ĐDSH II – Vấn đề bảo tồn ĐDSH 1. Cách tiến hành 2. Các hình thức bảo tồn III – Kết luận * * * ĐDSH là khoa học nghiên cứu về tính đa dạng của sinh vật sống trong tự nhiên, từ Virus, Vi khuẩn, Vi nấm, Nấm, Thực vật, Động vật rồi cả loài người, từ cấp độ phân tử (RNA, DNA, Protein,…) đến cấp độ cơ thể, loài và quẩn xã mà chúng sống. I.1. ĐDSH là gì? * * Cuộc sống sinh vật liên quan mật thiết đến các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên: nước, không khí, thực, động vật,…  Cân bằng sinh thái - Sự sống diễn ra bình thường là do cân bằng sinh thái. “Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống". Sự cân bằng chủ yếu thể hiện ở : Lưới thức ăn Sự phân bố Đấu tranh sinh tồn I.2.Tầm quan trọng * * Sự sống? Một quy luật luôn luôn tồn tại vô hình trong thế giới tự nhiên, đó là – “kẻ mạnh luôn thống trị và tiêu diệt kẻ yếu” Nhưng : Mọi sinh vật sinh ra trên trái đất đều có quyền tồn tại như nhau, không một sinh vật nào có thể lấy quyền của mình để quyết định sự sống còn của sinh vật khác Quyền tồn tại? Đấu tranh sinh tồn - Con người? Với sự phát triển âm thanh và tư duy – con người đã tự cho mình quyền đứng trên các loài khác và tàn sát chúng Chính do con người mà ko ít loài sinh vật đã tuyệt chủng và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng  Vì vậy bảo vệ sự cân bằng sinh thái là bắt buộc về mặt đạo đức đối với tự nhiên * * Lợi ích kinh tế Từ các nguồn tự nhiên: săn bắt, hái lượm, thuần hóa cây trồng VD: -ĐDSH trên toàn cầu có thể cung cấp cho con người một giá trị tương đương 33.000 tỷ USD/năm. Riêng hàng xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam đã có giá trị 2 tỷ USD (2004)… Giá trị được tính ra tiền do việc khai thác, sử dụng mua bán hợp lý các tài nguyên ĐDSH. VD: an ninh lương thực, công nghiệp chế biến,.. Làm sao để đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững ?  Phải bảo tồn đa dạng sinh học Sinh vật càng đa dạng thì tiềm năng chúng đem lại cho con người càng nhiều * * Mẹ Thiên nhiên Bình yên - Hiền hòa Con người Nổi giận  Phải bảo tồn đa dạng sinh học * Mẹ thiên nhiên mang đến cho con người giá trị và tiềm năng khai thác vô cùng to lớn - Có một số cây có khả năng tạo ra sản phẩm dược liệu quí cung cấp cho con người chữa bệnh nan y và tạo ra dược phẩm mới... Ước tính 80% dân số của các nước kém phát triển dựa vào cây dược liệu để chăm sóc sức khỏe - Vai trò của rừng trong việc điều hỉnh và ổn định đất trên vùng đất dốc của lưu vực sông  - Vai trò ổn định bờ biển, làm bãi đẻ và sinh sống cho nhiều loài cá của rừng ngập mặn - Vai trò quan trọng của các rạn san hô đối với sự tồn tại của ngành ngư nghiệp - Vai trò tạo nguồn thu nhập từ du lịch sinh thái của các hệ sinh thái tự nhiên được bảo vệ làm vườn quốc gia, ….. * * * Tác động của con người đến nguy cơ tuyệt chủng các loài sv: - Phá hủy, chia cách, làm suy thoái (kể cả ô nhiễm) nơi sinh sống Khai thác quá mức các loài phục vụ cho các mục đích sử dụng: săn bắn, đốt rừng, khai hoang,.. Du nhập các loài ngoại lai và gia tăng các dịch bệnh ……………… VD: Sự giảm sút các loài thú lớn ở Aus và Nam-Bắc Mỹ vào thời gian mà chế độ thực dân bắt đầu thực hiện ở 2 lục địa này từ hàng ngàn năm trước. Sau 1 thời gian ngắn, 74 – 86% các loài thú lớn có trọng lượng >40kg đã bị tuyệt chủng. * * Hội nghị ĐDSH tại TP.Nagoya, Nhật Bản (29/10/2009) khẳng định sự tăng dân số trên trái đất đang hủy diệt nhiều hệ sinh thái như rừng nhiệt đới, vỉa san hô, giết chết nhiều loài động vật và thực vật có vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn của con người. Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (WWF) khẳng định rằng, tới năm 2030 loài người cần tới hai hành tinh như trái đất để cung cấp tài nguyên và hấp thụ khí CO2.  Cùng chung tay Bảo tồn Đa dạng sinh vật, giúp Trái Đất ngày càng xanh – sạch – đẹp và phát triền bền vững! “Phải hành động gấp để cứu lấy sự sống!” * * II.VẤN ĐỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Là vấn đề bảo tồn nguồn gen từ mức độ cá thể đến hệ sinh thái. Cách tiến hành: - Điều tra, sưu tầm - Thu thập tư liệu - Đánh giá - Bảo tồn - Sử dụng * * 1. Công tác điều tra- sưu tầm 1.1. Mục đích 1.2. Chế độ ưu tiên VD: Trong 1 loài: - Số cá thể, số quần thể - Sự phân bố về: đặc điểm hình thái, sinh học  Để bảo tồn tốt cần phải biết những nguyên nhân đe dọa đến ĐDSH * Đối tượng lâm nghiệp: Thành phần loài Số lượng loài có nguy cơ tiêu diệt và nguyên nhân Đối tượng nông nghiệp: Bảo tồn những loài, giống nuôi trồng quý  Đưa ra ưu tiên trong công tác bảo tồn * 1.1. MỤC ĐÍCH Để biết được thành phần loài, cấu trúc, quy mô, sinh thái học,sinh vật học, tiềm năng kinh tế củng như ý nghĩa khoa học * 1.2. CHẾ ĐỘ ƯU TIÊN Loài có mức độ cao về sự đe dọa và nguy cơ Loài có sự giảm nhanh về số lượng và kích thước QT Tính độc đáo về mặt phân loại và tiến hóa Tiềm năng về quản lý sinh học và khôi phục chúng Tiềm năng để bảo vệ như 1 nguồn nguyên liệu di truyền có ích hoặc có giá trị kinh tế Có khả năng tái lập lại trong trồng trọt * * Quy định: ít nhất 5 QT, khoảng 10-15 cá thể/ 1 QT. Đối với loài đặc biệt, thì thu nhiều hơn. QT đặc biệt: Sắp bị phá hủy Có sự biến đổi kiểu sinh thái và nơi sống cao Các QT cách biệt Có tiềm năng đối với quản lý và khôi phục sinh học Loài hiếm hoặc đang bị săn đuổi Tự thụ tinh Cây thảo 1 năm hoặc cây bụi sống ngắn Có giai đoạn thành thục lớn hơn hay trung bình Phát tán hạt bằng trọng lượng, sức bật Phân bố ở cả nhiệt đới và ôn đới * 1.2. CHẾ ĐỘ ƯU TIÊN * * 2. THU THẬP THÔNG TIN Theo 3 đối tượng chính sau: Khu bảo tồn thiên nhiên – Mức độ bảo tồn hệ sinh thái Mức độ bảo tồn loài Mức độ bảo tồn dưới loài * * Thành phần loài Các kiểu thảm thực vật Số lượng loài có giá trị Các loài hiếm và các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng 2.1. KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN * * Mức độ bảo tồn loài Sự phân bố Đặc tính sinh thái Đặc tính sinh học 2.2. MỨC ĐỘ BẢO TỒN LOÀI * * Các tính trạng về biến dị di truyền Giá trị kinh tế của các biến dạng 2.3. MỨC ĐỘ BẢO TỒN DƯỚI LOÀI * * Thực trạng về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam * * Trong giai đoạn từ 1992-2004, các nhà khoa học Việt Nam đã cùng với một số tổ chức quốc tế đã phát hiện thêm 7 loài thú, 2 loài chim mới cho khoa học. - Sao la Pseudoryx nghetinhensis - Mang lớn Megamuntiacus vuquangensis - Bò sừng xoắn Pseudonovibos spiralis - Mang trường sơn Canimuntiacus truongsonensis - Mang Pù hoạt Muntiacus puhoatensis. - Cầy Tây nguyên Viverra taynguyenensis - Vooc xám Pygathrix cinereus - Thỏ vằn Isolagus timminsis - Khưới Ngọc linh Garrulax ngoclinhensis - Khưới đầu đen Actinodora sodangonum Về thực vật, trong giai đoạn 1993 – 2003, đã có 13 chi, 222 loài và 30 taxon dưới loài đó được phát hiện và mô tả mới cho khoa học v.v. * * * * * * * * 5 khu dự trữ sinh quyển quốc gia được UNESCO công nhận: - khu Cần Giờ - khu Cát Tiên - khu Cát Bà khu ven biển đồng bằng sông Hồng khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang. * 2 khu di sản thiên nhiên thế giới: - khu vịnh Hạ Long - khu Phong Nha - Kẻ Bàng 4 khu di sản thiên nhiên của asean: - VQG ba bể (Bắc Cạn), - Hoàng Liên (Lào Cai), - Chư Mom Rây ( Kon Tum) - Kon Ka Kinh ( Gia Lai) 2 khu ramsar: - vườn quốc gia Xuân Thủy - VQG Cát Tiên. * * Việt Nam là một trong những nước sớm quan tâm đến vấn đề bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học. 7/7/1962, Vườn quốc gia Cúc Phương là KBT đầu tiên được thành lập ở miền Bắc Hiện nay Việt Nam có 211 khu bảo tồn, bao gồm  - Các KBT rừng (Khu rừng đặc dụng) với 128 KBT - Các khu bảo tồn biển do Bộ Thủy sản đề xuất 15 KBT - Khu bảo tồn đất ngập nước do Bộ Tài nguyên và môi trường đề xuất 68 KBT * * Một số vấn đề tồn tại trong bảo tồn nội vi hiện nay: - Có nhiều KBT có diện tích nhỏ, tính liên kết yếu nên hạn chế đến các hoạt động bảo tồn - Ranh giới các KBT phần lớn chưa được phân định rõ ràng trên thực địa, các hoạt động xâm lấn, vi phạm các KBT còn xẩy ra. - Nguồn ngân sách cho bảo tồn còn hạn chế - Một số chính sách về KBT còn thiếu, như chính sách đầu tư, quản lý vùng đệm v.v. - Hệ thống phân hạng của Việt Nam vẫn chưa phù hợp so với hệ thống phân hạng của IUCN nên chủ yếu vẫn là bảo vệ nghiêm ngặt, chưa gắn kết được quan điểm hiện đại về bảo tồn là vừa bảo tồn, vừa phát triển * * * * * Bảo tồn tại chỗ là gì Các khu chính trong 1 khu bảo vệ Mục đích của việc xây dựng các khu bảo tồn insitu Các dạng khu bảo tồn insitu trên thế giới Thực trạng về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam * Bảo tồn tại chỗ :gồm các phương pháp và công cụ nhằm bảo vệ các loài, các chủng, các sinh cảnh, các hệ sinh thái trong điều kiện tự nhiên Việc bảo tồn phải được pháp luật quy định, đó là chỗ dựa về pháp lý cho công tác bảo tồn Đây là biện pháp rẻ tiền, có hiệu quả cao. Bảo tồn nội vi là hình thức bảo tồn chủ yếu ở Việt Nam * * Trong 1 khu bảo vệ người ta chia ra 4 khu chính gồm: - Vùng ngoài cùng - Khu du lịch - Khu bảo vệ nghiêm ngặt - Khu khai thác * * Vùng ngoài cùng: vùng đệm, là nơi có tác động của con người và thường được trồng cây bản địa Khu du lịch: dùng để tham quan và học tập Khu bảo vệ nghiêm ngặt: Là nơi chỉ diễn ra các hoạt động nghiên cứu khoa học Khu khai thác: là những khu trồng cây để khai thác * * Bảo tồn đa dạng sinh học. Bảo tồn cảnh quan địa lý, môi trường sinh thái, di tích lịch sử văn hóa. Khu vực để nghiên cứu khoa học. Nơi tham quan học tập và du lịch sinh thái. * * Trên thế giới người ta phân chia các khu bảo tồn làm 10 dạng: - Khu dự trữ nghiêm ngặt Vườn quốc gia - Khu kỷ niệm thiên nhiên/ dấu tích tự nhiên - Khu dự trữ tự nhiên được quản lý/ khu bảo tồn động vật hoang dã * * - Phong cảnh/ hải cảnh được bảo vệ - Khu dự trữ tài nguyên - Khu dự trữ nhân chủng học/ khu vực sống tự nhiên - Khu quản lý sử dụng đa dạng/ khu dự trữ được quản lý - Khu bảo vệ tài nguyên sinh quyển - Di sản thế giới * * - Khu bảo vệ tài nguyên sinh quyển: + Để bảo vệ các động vật, thực vật nguyên vẹn và tính đa dạng trong các hệ sinh thái tự nhiên phục vụ cho việc sử dụng hiện tại và tương lai + Để bảo vệ các loài đa dạng gen mà trong đó sự tiến hóa vẫn đang tiếp tục * * Di sản thế giới: Để bảo vệ những đặc tính tự nhiên trong các khu vực được xem như là mang ý nghĩa thế giới nổi bật và được hội nghị di sản TG chỉ định. * Phong Nha- Kẻ Bàng *  Năm 1986, chính phủ nước Việt Nam đã thành lập một hệ thống 87 khu bảo tồn được gọi là các khu rừng đặc dụng, trong đó có 56 vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, 31 khu rừng văn hoá, lịch sử, phong cảnh đẹp với diện tích khoảng 880.000 ha. Gồm có 4 hạng mục: Hạng 1: Vườn Quốc gia (National Park) Hạng 2: Khu dự trữ thiên nhiên (Natural Reserve) Hạng 3: Khu bảo tồn các loài sinh cảnh (Species/Habitat management protected area) Hạng 4: Khu bảo vệ cảnh quan (Protected Landscape or Seascape) * * Định nghĩa: Là bảo tồn ngoài khu vực phân bố tự nhiên của loài,nhằm cất giữ vốn gen có giá trị để sử dụng trong tương lai Điểm đặc trưng : - sử dụng các kĩ thuật cao. - Phương pháp bảo tồn chuyển vị phụ thuộc vào loài cây trồng, điều kiện của các cơ quan nghiên cứu để áp dụng phương pháp tồn khác nhau. * * * * Định nghĩa: là đưa các loài quý hiếm từ các nơi khác về trồng trong một nơi hoàn toàn mới Thiết kế: phụ thuộc vào đối tượng bảo tồn Việc thiết kế vườn thực vật cần dựa trên những tiêu chí sau: -Mang tính dân tộc -Mang tính hiện đại -Đảm bảo tính khoa học * * Cách tiến hành: Bất kỳ ở đâu củng nghĩ đến công tác giáo dục và đào tạo. Xếp các loài thành nhóm:nhằm phục vụ cho học tập . Xếp theo họ để phục vụ học tập. Xếp theo nhóm công dụng: phục vu cho yêu cầu mọi người dân . Xếp theo nhóm dạng sống: phục vụ cho học tập Yêu cầu: mỗi loài đều có biểu treo ghi lý lịch của loại cây: Nơi lấy, ngày lấy, môi trường sống,giá trị … hàng năm phải theo dõi sự sinh trưởng phát triển * * Định nghĩa : Là những bộ sưu tập hạt giống thu lượm từ các cây hoang dại và cây trông. Hạt được lưu trữ trong điều kiện lạnh và khô trong một thời gian dài ,sau đó nảy mầm + Các bước thực hiện: - Nhận mẫu nguồn gen hạt đưa vào ngân hàng hạt - Đăng ký nguồn gen vào ngân hàng gen hạt - Độ sạch mẫu hạt nguồn gen -Xử lý độ ẩm mẫu hạt và làm khô trước khi bảo tồn - Kiểm tra chất lượng hạt nguồn gen trước khi bảo tồn - Đóng bao và tồn trữ nguồn gen + Ưu điểm: - Bảo quản với số lượng lớn - Kỹ thuật không đòi hỏi phức tạp * * Định nghĩa:là đem cây trồng từ nơi thích nghi của chúngvề trồng trong các khu bảo tồncó điều kiện thích nghi hoặc không thích nghi Đối tượng:các loài cây trồng có sức sống của hạt trong thời gian ngắn như cọ dầu, xoài, mít, chôm chôm…Hoặc những cây trồng bất dục và phụ thuộc hoàn toàn vào nhân giống sinh dưỡng như khoai sọ, chuối,khoai tây, khoai lang, sắn, * * Bước tiến hành: - Chọn điểm và thu thập nguồn gen cho bảo tồn đồng ruộng - Bố trí sắp xếp ngân hàng gen đồng ruộng - Quản lý đồng ruộng - Quản lý vườn ngân hàng gen đồng ruộng - Đánh giá đặc điểm ngân hàmg gen đồng ruộng - Sư dụng ngân hàng gen đồng ruộng. * * Ưu điểm: -Thuận tiện cho đánh giá - Phương pháp này sẽ có chọn lọc tự nhiên và tăng cơ hội lai tự nhiên giữa các vật liệu nguồn gen. - Có thể bảo tồn với những loài không bảo tồn bằng ngân hàng hạt ruộng. Nhược điểm: -Thường gặp rủi ro do sâu bệnh, thời tiết bất thuận -Chỉ bảo quản được một số loại thực vật * 4.2.3. Bảo tồn ngân hàng gen đồng ruộng * Định nghĩa: là quá trình tế bào, mô được duy trì thấp dưới 00C, điển hình trong điều kiện Nito lỏng -1960C Kỹ thuật bảo tồn đông lạnh : - Làm khô không khí -Đông lạnh chậm -Tạo hạt nhân tạo/khử nước, đông lạnh kính, đông lạnh giọt…… Ưu điểm: -Bảo quản nhiều loại thực vật mà các phương pháp khác không thực hiện được Nhược điểm: - Tốn kém,phức tạp - Chỉ áp dụng với một số loại thực vật * * * Các phương pháp bảo tồn trên đều có những ưu nhược điểm nhất định. Phương pháp bảo tồn In-vitro là phương pháp bổ sung và thay thế để khắc phục những hạn chế của các phương pháp khác. Điểm nổi bật của ký thuật bảo tồn In-vitro làcó thể kiểm tra sạch bệnh trước khi bảo tồn, có thể bảo tồn với số lượng lớn * Các bước thực hiện bảo tồn In-vitro: - Thu thập In-vitro - Vật liệu bảo tồn In-vitro - Xử lý sạch bệnh - Chất làm chậm sinh trưởng - Đánh giá và kiểm tra trong quá trình bảo tồn * Bảo tồn dài hạn: Bảo tồn trong nito lỏng, trên cơ sở này ngừng tất cấcc quá trình trao đổi chất và phân chia tế bào Bảo tồn trung hạn: Điều kiện môi trường áp dụng là giảm nhiệt độ 0 đến 50C,giảm ánh sáng Bảo tồn ngắn hạn: Nuôi cấy In-vitro dưới điều kiện sinh trưởng bình thường phù hợp với bảo quản ngắn hạn và phân phối nguồn gen. 4.2.5. Bảo tồn In-vitro * Ưu điểm: - Đơn giản, dễ áp dụng trên phạm vi rộng và có chi phí thấp. - Bảo tồn ngân hàng DNA không chỉ phục vụ bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật mà còn phục vụ cho các nghiên cứu về chức năng gen,tiến hoá,phân loại và dịch tế học của thực vật * * Sử dụng trang trại để giữ lại các giống có nguy cơ bị tiêu diệt, là hình thức ít tốn kém, chủ yếu dành cho những tập đoàn cây trồng đã được nhân dân chấp nhận vì giá trị kinh tế của chúng. VD: nhãn Hưng Yên, Cam xã Đoài, Bưởi Phúc trạch, Quýt Lạng sơn, Hồi Lạng sơn, Quế Thanh Hóa,… * * Khái niệm : Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. ● Phát triển bền vững là quá trình có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, bao gồm: + Phát triển kinh tế + Phát triển xã hội… + Bảo vệ môi trường * * ▪ Bảo tồn hổ trợ phát triển cộng đồng xoá đói giảm nghèo. ▪ Cung cấp và điều tiết nguồn tài nguyên nước. ▪ Góp phần phát triển nông nghiệp. ▪ Phát triển nuôi trồng thuỷ sản ▪ Phát triển du lịch ▪ Bảo vệ môi trường: các KBT là những bể hập thụ CO2 có hiệu quả để góp phần làm giảm hiệu ứng khí nhà kính... * * Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo - Khi thay đổi khí hậu : + Nhiệt độ trái đất tăng lên + Mực nước biển dâng cao + Gây nên hiện tượng sa mạc hóa + Thay đổi chu trình thủy văn + Các quy luật thời tiết sẽ thay đổi như các hiện tượng mưa, nắng, lũ, lụt, gió bão v.v. * * - Một số loài sẽ bị suy giảm số lượng hoặc biến mất… - Các hệ sinh thái, các sinh cảnh cần thiết cho các loài di cư, loài nguy cấp, các loài đặc hữu sẽ bị biến mất hoặc thu hẹp. - Các hệ sinh thái bị biến đổi và phân mảnh - Một số khu bảo tồn cảnh quan sẽ bị mất hoặc bị thu hẹp. - Sự xâm nhập của các loài ngoại lai: do môi trường sống thay đổi tạo điều kiện cho các loài động thực vật xâm nhập. ………….. * * * * Theo danh sách đỏ của IUCN 2004, Việt Nam có 289 loài động vật và thực vật bị đe dọa toàn cầu. Sách đỏ Việt Nam cũng đã liệt kê 1.056 động vật và thực vật bị đe dọa ở mức quốc gia. So sánh với số liệu thống kê của lần biên soạn sách đỏ Việt Nam lần đầu tiên (Phần Động vật 1992, phần thực vật 1994), vào thời điểm hiện tại số lượng loài được các nhà khoa học đề xuất đưa vào sách cần được bảo vệ của Việt Nam tăng lên đáng kể: 1065 loài so với 721 loài. Điều này chứng tỏ một thực tế là xu hướng quần thể của rất nhiều loài động thực vật tại Việt Nam đang suy giảm, ngày càng có nhiều loài phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Rất nhiều loài hiện chỉ còn tồn tại trong các quần thể có số lượng rất nhỏ và bị chia cắt. * * 4.3.4. Tác động của biến đổi khí hậu đối với bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam * * Rừng : Diện tích rừng toàn quốc đã giảm xuống rất nhiều, năm 1945 rừng chiếm 43% thì đến năm 1990 chỉ còn 27,8% tổng diện tích, trong đó chỉ còn 10% là rừng nguyên thủy. Trong vòng 25 năm qua, toàn bộ vùng rừng tự nhiên mất đi hơn 5 triệu ha ở cả vùng cao và vùng ven biển, trung bình mỗi năm mất đi khoảng 150.000 ha. Trong mấy năm qua, diện tích rừng có chiều hướng tăng lên, 28,2% năm 1995 và đến năm 2004 theo thống kê mới nhất thì độ che phủ rừng toàn quốc lên đến 36,7% (Bảng 6.1). * * 4.3.4. Tác động của biến đổi khí hậu đối với bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam - Các khu bảo tồn là những bể hấp thụ khí CO2 khổng lồ để giảm hiệu ứng khí nhà kính một trong những nguyên nhân gây ra sự biến đổi khí hậu. - Giảm ảnh hưởng của lũ lụt, chống xói mòn, rửa trôi đất, bảo vệ sản xuất và các công trình hạ tầng cơ sở. - Hạn chế hiện tượng sa mạc hoá cục bộ hay trên diện rộng. - Góp phần điều hoà khí hậu trong vùng cũng như trên cả khu vực rộng lớn hơn v.v. * * * Việt Nam là một trong năm nước hàng đầu trong số các quốc gia trên thế giới bị tổn thương nhất do tác động của biến đổi khí hậu. Nghiên cứu cho thấy, nếu mực nước biển tăng 1m thì khoảng 5% diện tích đất đai Việt Nam sẽ bị tác động tiêu cực, cuộc sống của 11% tổng dân số bị ảnh hưởng, giảm 7% sản lượng nông nghiệp và 10% GDP. Nếu mức ngập là 3-5m thì điều này đồng nghĩa với nguy cơ "thảm họa có thể xảy ra" ở Việt Nam. * - Hoàn thiện và cụ thể hoá các chính sách về bảo tồn đa dạng sinh học để áp dụng. - Có chính sách cụ thể để thu hút các thành phần trong xã hội tham gia vào bảo tồn đa dạng sinh học. - Thành lập các khu cứu hộ để bảo vệ các loài có nguyên cơ tuyệt chủng cao do sự biến đổi của khí hậu. - Có các chương trình cụ thể để nâng cao nhận thức về bảo vệ đa dạng sinh học cho cộng đồng cũng như các ngành, các cấp. - Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu của trái đất v.v. * * Kết luận Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học là vấn đề bảo tồn nguồn gen từ mức độ cá thể đến hệ sinh thái. Muốn tiến hành công tác bảo tồn tốt, cần phải tiến hành đầy đủ các bước. Hiên nay có 3 hình thức bảo tồn chủ yếu: Bảo tồn tại chỗ Bảo tồn chuyển vị Bảo tồn trang trại Bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia cũng như hạn chế các tác động của sự thay đổi khí hậu. * * * Xin chân thành cảm ơn sự chú ý lắng nghe của thầy cô và các bạn! *
Tài liệu liên quan