Singapore là một trong 4 quốc gia ASEAN đi tiên phong trong việc thăm dò thị trường đầu tư Việt Nam từ những năm 1990. Ngay sau đó, lượng vốn đầu tư từ quốc gia này vào Việt Nam đã tăng nhanh chóng, thậm chí cả ở thời điểm xảy ra khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997, khi hầu hết các quốc gia khác đều có sự sụt giảm mạnh.
Cục Đầu tư nước ngoài (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố số liệu mới nhất cho biết, 7 tháng đầu năm nay, đã có 44 dự án của Singapore được cấp phép đầu tư mới tại Việt Nam, với tổng số vốn trên 1,3 tỷ USD. Cùng thời gian này cũng có 8 dự án của các nhà đầu tư Singapore được cấp phép tăng vốn với tổng số trên 13,3 triệu USD. Singapore đứng thứ hai trong tổng số 39 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Theo bảng xếp hạng nước và các giá trị của ""Chỉ số hoạt động thu hút FDI"" và ""Chỉ số tiềm năng thu hút FDI"" của UNCTAD trong các giai đoạn 1988-1990, 1993-1995 và 1999-2001, "Chỉ số hoạt động thu hút FDI" của Việt Nam xếp hạng 50 thế giới với các giá trị là 1.026 (1988-1990), 9.393 (1993-1995) và 1.240 trong giai đoạn 1999-2001. Chỉ số hoạt động thu hút FDI là tỷ lệ chiếm hữu của một nước trong dòng FDI toàn cầu so với phần của nước đó trong GDP toàn cầu.
6 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1821 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bất chấp sự trồi sụt của dòng vốn đầu tư trực tiếp từ khu vực ASEAN vào Việt Nam những năm qua, Singapore là một trong 4 quốc gia ASEAN đi tiên phong trong việc thăm dò thị trường đầu tư Việt Nam từ những năm 1990. Ngay sau đó, lượng vốn đầu tư từ quốc gi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bất chấp sự trồi sụt của dòng vốn đầu tư trực tiếp từ khu vực ASEAN vào Việt Nam những năm qua, Singapore vẫn duy trì ngôi vị dẫn đầu với sự gia tăng liên tục cả về số dự án, số vốn và quy mô vốn cho mỗi dự án vào Việt Nam.
Singapore là một trong 4 quốc gia ASEAN đi tiên phong trong việc thăm dò thị trường đầu tư Việt Nam từ những năm 1990. Ngay sau đó, lượng vốn đầu tư từ quốc gia này vào Việt Nam đã tăng nhanh chóng, thậm chí cả ở thời điểm xảy ra khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997, khi hầu hết các quốc gia khác đều có sự sụt giảm mạnh. Cục Đầu tư nước ngoài (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố số liệu mới nhất cho biết, 7 tháng đầu năm nay, đã có 44 dự án của Singapore được cấp phép đầu tư mới tại Việt Nam, với tổng số vốn trên 1,3 tỷ USD. Cùng thời gian này cũng có 8 dự án của các nhà đầu tư Singapore được cấp phép tăng vốn với tổng số trên 13,3 triệu USD. Singapore đứng thứ hai trong tổng số 39 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Theo bảng xếp hạng nước và các giá trị của ""Chỉ số hoạt động thu hút FDI"" và ""Chỉ số tiềm năng thu hút FDI"" của UNCTAD trong các giai đoạn 1988-1990, 1993-1995 và 1999-2001, "Chỉ số hoạt động thu hút FDI" của Việt Nam xếp hạng 50 thế giới với các giá trị là 1.026 (1988-1990), 9.393 (1993-1995) và 1.240 trong giai đoạn 1999-2001. Chỉ số hoạt động thu hút FDI là tỷ lệ chiếm hữu của một nước trong dòng FDI toàn cầu so với phần của nước đó trong GDP toàn cầu.
Tuy nhiên, ""Chỉ số tiềm năng thu hút FDI"" của Việt Nam chỉ đứng thứ 75 trên thế giới. Chỉ số tiềm năng thu hút FDI là một số bình quân của các điểm của tám biến số kinh tế và xã hội đã bình thường hóa.
Nhưng thưa ông, so với các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Hồng Công, Đài Loan thì sự hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và EU vẫn còn nhiều hạn chế?
Đúng là sự hợp tác thương mại và đầu tư giữa EU và Việt Nam là chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Tuy nhiên, trên thực tế, đầu tư của EU vào Việt Nam vẫn tăng đều. Đặc biệt, những tháng cuối năm nay đã xuất hiện một dòng vốn đầu tư lớn từ EU vào Việt Nam.
Theo ông đâu là những cản trở chính của quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai bên?
Theo tôi, hiện tại không có khái niệm “những cản trở chính”, mà chỉ có thể coi đó là “một số vấn đề phát sinh” trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và EU. Đó là 3 vấn đề: vệ sinh an toàn thực phẩm, chống bán phá giá và cải thiện môi trường đầu tư.
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đã được giải quyết ổn thỏa; vấn đề chống bán phá giá cũng chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 0,1% trong quan hệ thương mại hai nước; vấn đề cải thiện môi trường đầu tư Việt Nam cũng đã nỗ lực lớn để có môi trường đầu tư tốt trước sự gia tăng mạnh mẽ khả năng cạnh tranh của các nước trong khu vực.
Việt Nam cần có chiến lược như thế nào để thu hút đầu tư của EU cũng như các nhà tài trợ quốc tế để hội nhập mạnh mẽ hơn vào nền kinh tế thế giới?
Việt Nam cần đẩy mạnh cải thiện vai trò nhà nước pháp quyền trong lĩnh vực kinh tế, tạo khung pháp lý với môi trường đầu tư hấp dẫn. Tôi hoan nghênh Việt Nam đang soạn thảo để có thể đưa vào áp dụng Luật Đầu tư chung và Luật Doanh nghiệp thống nhất.
Việt Nam cần phải đẩy mạnh hoạt động của hệ thống tòa án thương mại, đầu tư; tăng cường cơ chế cho sự hành nghề của các luật sư để đối phó với các vụ án kinh tế.
Nhiệm vụ quan trọng trước mắt khác của Việt Nam là phải đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước; đồng thời, đẩy mạnh cải cách hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khoán để các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn.
Làm tốt công tác này, chắc chắn sẽ tạo luồng sinh khí mới trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, giữa doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp trong nước.
Nhiều ý kiến cho rằng, sau khi mở rộng, EU tập trung “vực dậy” các thành viên mới trong nội khối mà ít quan tâm tới việc hướng ra nước ngoài. Theo ông, Việt Nam có vị trí như thế nào trong chiến lược đối ngoại của EU?
Bất cứ lần mở rộng mới nào của EU đều có lời đồn đại như vậy, nhưng trên thực tế điều đó đã ngược lại. Việt Nam là ví dụ rõ nhất, từ khi EU mở rộng, đầu tư vào Việt Nam tăng nhanh, hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu sang 1 nước EU thì có thể xuất khẩu sang 24 thành viên còn lại. Người Việt Nam đang ở các nước thành viên mới có thể đi lại tự do đến các thành viên cũ để tạo nên cầu nối thương mại, đầu tư quan trọng giữa Việt Nam và EU.
Năm 2000, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) kỷ niệm 10 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (28-11-1990 - 28-11-2000) và 5 năm ngày ký Hiệp định khung về hợp tác Việt Nam - EU (17-7-1995 - 17-7-2000). Quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và EU đã đạt được những kết quả lớn, tạo tiền đề cho những bước phát triển tiếp theo.Cộng đồng người Việt ở khu vực này khá lớn với con số trên dưới 500.000 người luôn luôn hướng về Việt Nam và muốn có đóng góp để xây dựng quê hương.Trên cơ sở các mối quan hệ chính trị ổn định và hiểu biết lẫn nhau, quan hệ về kinh tế, nhất là về hợp tác phát triển, thương mại, đầu tưu, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật... giữa Việt Nam và EU không ngừng phát triển.
Về hợp tác phát triển, 10 năm qua, các nước EU dành cho Việt Nam khoản viện trợ ODA hơn hai tỷ USD, trong đó phần lớn là viện trợ không hoàn lại để thực hiện nhiều dự án quan trọng về y tế, công nghiệp, nông nghiệp, bảo vệ môi trường, cung cấp nước sạch, hỗ trợ cải cách hành chính, xóa đói giảm nghèo, văn hóa, giáo dục - đào tạo... ủy ban châu Âu (EC) - cơ quan hành pháp cao nhất của EU, cũng dành cho Việt Nam sự giúp đỡ rất có ý nghĩa. Trong những năm 1991 - 1995, viện trợ của EC chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực phát triển nông thôn, nhân đạo, trong đó có chương trình tái hòa nhập cho người Việt Nam di tản hồi hương với tổng kinh phí hơn 70 triệu USD. Đây là một chương trình rất có hiệu quả và tiếp tục phát huy tác dụng thông qua quỹ tín dụng cho người hồi hương và chương trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ngoài ra EC còn hỗ trợ về bảo vệ môi trường, các tổ chức phi chính phủ, hỗ trợ các doanh nghiệp EU đầu tư vào Việt Nam... Từ năm 1995 đến 2000, viện trợ của EC tiếp tục tăng lên từ 32 triệu Ecu/năm (tương đương trên 40 triệu USD) giai đoạn 1994-1995 lên 52 triệu Ecu/năm (tương đương 67 triệu USD) trong những năm 1996-2000. Viện trợ này tiếp tục được đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên trong chính sách chung của Việt Nam, như phát triển nông nghiệp, nông thôn, xóa đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực, y tế, hỗ trợ cải cách hành chính, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế (như giúp Việt Nam trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO)... Đây cũng là các mục tiêu chủ yếu trong chiến lược hợp tác với Việt Nam của EC nhằm góp phần giúp nền kinh tế - xã hội Việt Nam phát triển ổn định và bền vững. Việt Nam và EU đều cho rằng việc triển khai thực hiện các chương trình hợp tác phát triển là có hiệu quả, tuy vậy do còn những vướng mắc về thủ tục và bệnh quan liêu, nên kết quả cũng có những hạn chế và chưa đáp ứng sự mong đợi của cả hai bên.Quan hệ buôn bán thương mại Việt Nam - EU phát triển rất khả quan, trong 10 năm từ 1990-1999 với quy mô tăng hơn 12 lần và tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 32%. Năm 1999, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt gần 4.500 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu hơn 3.300 triệu USD, nhập khẩu 1.120 triệu USD. Sáu tháng đầu năm 2000, Việt Nam xuất khẩu sang EU đạt khoảng 1.400 triệu USD. Những mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang EU bao gồm hàng dệt may, giày dép, thủy sản, cà-phê, thủ công mỹ nghệ... Việt Nam nhập khẩu từ EU chủ yếu là máy móc, thiết bị công nghiệp, hóa chất, tân dược, thực phẩm chế biến... Việt Nam và EU đã dành cho nhau chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) và EC cam kết dành cho hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam chế độ ưu đãi phổ cập (GSP), gia hạn và tăng hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Đặc biệt từ tháng 10-1999 đến nay, EC đã công nhận hơn 40 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào danh sách 1, tức là đạt tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh của EU, được xuất vào thị trường EU mà không bị kiểm tra thường xuyên. Đây là một lợi thế quan trọng đối với các hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và các doanh nghiệp chưa được công nhận vào danh sách 1 cần tiếp tục phấn đấu để đạt được tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh mà EC quy định. Hiện nay, xuất khẩu sang EU chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, trong khi đó, giá trị thương mại của EU với Việt Nam chỉ chiếm 0,12% tổng kim ngạch ngoại thương của họ. Do đó, việc nhập siêu đối với thị trường Việt Nam không có ảnh hưởng gì đối với quan hệ buôn bán - thương mại của EU nói chung. Tuy vậy, về lâu dài lúc nền kinh tế Việt Nam đã phát triển ổn định và có tích lũy khá, chúng ta cũng cần tranh thủ nhập khẩu những mặt hàng có hàm lượng công nghệ và kỹ thuật cao từ khu vực
Tây - Bắc Âu.
Để thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại với EU (trước hết là với các nước thành viên quan trọng như Đức, Pháp, Anh, Italy), doanh nghiệp Việt Nam cần phải năng động hơn, đa dạng mặt hàng, nâng cao chất lượng, tìm hiểu luật lệ của EC, nắm bắt cơ hội và phối hợp tốt giữa các doanh nghiệp trong quan hệ buôn bán với EU... Thực tế vừa qua cho thấy vai trò "ngoại giao làm kinh tế" của ngành ngoại giao đã đóng góp đáng kể trong việc thúc đẩy buôn bán của Việt Nam với EU nói riêng và trong sự phát triển hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và EU nói chung.Lĩnh vực hợp tác lớn thứ ba giữa Việt Nam và EU là đầu tưu. Chính sách đầu tưu nước ngoài và những điều kiện vật chất, nhất là hạ tầng cơ sở của Việt Nam, ngày càng tốt hơn đã và đang tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó có các nước EU. Tổng số vốn đăng ký đầu tư của EU vào Việt Nam tính đến nay đạt tới 5.380 triệu USD với 322 dự án được cấp giấy phép. Tuy vậy, 71 dự án đã hết hạn, giải thể hoặc chuyển nhượng vốn. EU còn 251 dự án với tổng số vốn đăng ký là 4.380 triệu USD, chiếm 10% vốn dự án và 12,2% vốn đăng ký của các dự án đang hoạt động tại Việt Nam. Các nước EU đầu tưu lớn vào Việt Nam gồm Pháp (104 dự án, vốn đăng ký 1.789 triệu USD), Anh (29 dự án, vốn đăng ký là 1.047 triệu USD) và Hà Lan (36 dự án, vốn đăng ký là 578 triệu USD)... Đầu tư của EU tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp như dầu khí, điện, nước, xây dựng cơ sở hạ tầng, chế biến nông sản thực phẩm, viễn thông, dịch vụ tài chính, ngân hàng... Các dự án đầu tư của EU nhìn chung hoạt động có hiệu quả và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đạt mức doanh thu 2,3 tỷ USD, thu hút hơn 23.000 lao động Việt Nam. Tuy vậy, so với tiềm năng và vốn đầu tư ra nước ngoài của EU, thì số vốn họ đầu tư vào Việt Nam còn quá nhỏ bé. Đây cũng là điều mà các nhà hoạch định chính sách và giới doanh nghiệp của Việt Nam phải suy nghĩ làm sao thu hút được thêm đầu tư của các nước EU trong thời gian tới.Trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục - đào tạo, sự hợp tác giữa Việt Nam và EU ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu. Trong những năm từ 1996 đến 1999, EU tài trợ cho chương trình "liên kết các trường đại học khoa học và kỹ thuật" do cơ quan đại học của khối các nước có sử dụng tiếng Pháp (AUF) tổ chức. Tiếp đó là dự án "hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo" với 3 hợp phần chính là hỗ trợ về thể chế, về quản lý và về sư phạm nhằm tăng cường hiệu quả của mô hình giảng dạy, trước hết là trong các trường tiểu học. Ngoài ra, hàng trăm sinh viên, nghiên cứu sinh và công nhân kỹ thuật... của Việt Nam sang học tập, nghiên cứu hoặc thực tập tại các trường đại học, học viện, các cơ sở công nghiệp tại các nước EU theo chương trình hợp tác ngắn hạn hoặc dài hạn giữa hai bên. Trong năm 1998-1999, cuộc triển lãm nghệ thuật "Việt Nam ở thế kỷ XX" đã được tổ chức thành công ở Brussels (Bỉ) và Palermo (Italy) góp phần nâng cao hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam với một nền văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, nhưung cũng rất gần gũi với những giá trị nhân văn chung của nhân loại. Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ khác cũng được phối hợp tổ chức giữa các đối tác Việt Nam và EU. Sự hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục - đào tạo có ý nghĩa lớn trong quan hệ giữa Việt Nam và EU, và đang có đà phát triển. Hiện nay, ngoài những lĩnh vực hợp tác lớn nói trên, quan hệ du lịch giữa Việt Nam và EU cũng có nhiều nét nổi bật thông qua những dự án hỗ trợ ngành du lịch Việt Nam, góp phần hấp dẫn một lượng khách châu Âu đáng kể vào du lịch và tìm hiểu thị trường đầu tưu, kinh doanh và buôn bán ở Việt Nam. Đây cũng là một tiềm năng lớn nếu chúng ta biết khai thác sẽ đóng góp không nhỏ cho sự phát triển các mối quan hệ hợp tác khác, trước hết là về chính trị, kinh tế, thương mại và đầu tưu.Mười năm qua, đặc biệt là từ khi giữa Việt Nam và EU có Hiệp định khung về hợp tác (năm 1995) đến nay, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và EU đã chuyển về chất và đạt tới một tầm cao mới với chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thu ư Lê Khả Phiêu đến ủy ban châu Âu (EC) ở Brussels cùng với những cuộc trao đổi thẳng thắn và bổ ích với Chủ tịch ủy ban châu Âu Romano Prodi cùng nhiều quan chức cấp cao của EC tháng 5-2000. Đây cũng là chuyến thăm tiếp nối ngay sau khi Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thăm hữu nghị chính thức Pháp và Italy - hai thành viên quan trọng của EU và cũng là hai đối tác lớn của Việt Nam ở Tây - Bắc Âu. EC đã chính thức công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường. Sự công nhận này tạo thêm điều kiện thuận lợi trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tu ư giữa Việt Nam và EU. Quan hệ Việt Nam với EU đã chuyển từ hình thái mang tính chất chính trị - ngoại giao là chủ yếu sang một hình thái hợp tác năng động, vừa song phương, vừa đa phương; từ tiếp nhận viện trợ là chủ yếu chuyển dần sang hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học - kỹ thuật... trên cơ sở hai bên đều có lợi. Quan hệ hợp tác Việt Nam - EU lại có thêm điều kiện để phát triển khi sự hợp tác ASEAN - EU và hợp tác á - Âu (ASEM) được quan tâm thúc đẩy với nhiều sáng kiến và các dự án hợp tác phong phú, đa dạng và đan xen lẫn nhau.
Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam với các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) đã có từ lâu, mối quan hệ ấy đặc biệt phát triển nhanh, mạnh kể từ khi Việt Nam và EU thành lập quan hệ ngoại giao năm 1990. Liên Minh châu Âu đã và đang trở thành một đối tác quan trọng, một thị trường rộng lớn, có khả năng tiêu thụ nhiều loại sản phẩm của Việt Nam như giầy dép, dệt may, nông sản, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ dân dụng, sản phẩm nhựa, đồ điện tử, thuỷ sản...Đồng thời EU cũng là một khu vực có nền kinh tế phát triển cao, có thể đáp ứng các yêu cầu nhập khẩu thiết bị công nghệ nguồn và nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Quan hệ hợp tác đầu tiên giữa EU và Việt Nam chủ yếu là trợ giúp người Việt Nam hồi hương. Từ 1989-1996, tổng viện trợ của EU cho mục đích này trên 110 triệu USD. Năm 1996, Việt Nam và ỌC thống nhất chiến lược phát triển và hợp tác kinh tế chung nhằm củng cố quá trình chuyển đổi kinh tế Việt Nam sang nền kinh tế thị trường, đồng thời giảm nhẹ chi phí xã hội trong quá trình chuyển đổi. Đến nay EU đã cam kết tổng cộng 150 triệu euro cho chiến lược này
Hiệp định Hợp tác Việt Nam -EU ký 7/1995, tạo bước ngoặt trong tiến trình phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai bên. Đây là Hiệp định khung dài hạn, nhằm 4 mục tiêu:
Đảm bảo các điều kiện cần thiết thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại, đầu tư trên cơ sở cùng có lợi và dành cho nhau quy chế tối huệ quốc;
Trợ giúp phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam và đặc biệt chú trọng đến việc cải thiện đời sống cho các tầng kớp nhân dân nghèo;
Trợ giúp các nổ lực của Việt Nam trong việc cơ cấu lại nền kinh tế theo cơ chế thị trường;
Trợ giúp nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng lâu dài nguồn tài nguyên thiên nhiên theo hướng phát triển bền vững.
Quan hệ thương mại: Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước thành viên của Liên minh Châu Âu phát triển mạnh từ những năm đầu thập kỷ 90 sau khi Việt Nam ký một loạt hiệp định song phương với EU như Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật ( năm 1990), Hiệp định dệt may (1994, 1996, 1997, 2000, 2003); Hiệp định giầy dép (2000). Kim ngạch buôn bán hai chiều tăng từ 300 triệu USD năm 1990 lên trên 2 tỷ USD năm 1995, trên 4,1 tỷ USD năm 2000, xấp xỉ 5 tỷ USD năm 2002 và hơn 6,3 tỷ USD năm 2003. Dầu khí là lĩnh vực có số dự án ít nhưng vốn đăng ký và vốn thực hiện lớn, 10 dự án với 1,4 tỷ USD vốn đầu tư; chiếm 3,2% tổng số dự án và 23,7% tổng vốn đầu tư. Phần lớn số dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với 176 dự án có số vốn 2,3 tỷ USD, chiếm 55,8% tổng số dự án và 39% tổng số vốn đầu tư. 32 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông lâm nghiệp với số vốn là 835,7 triệu USD. 55 dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ với số vốn 282,1 triệu USD.
Về hình thức đầu tư: EU đầu tư vào Việt Nam chủ yếu theo hai hình thức là liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Trong đó, liên doanh có 115 dự án với số vốn là 1,6 tỷ USD. có 171 dự án100% vốn nước ngoài với số vốn là 818,7 triệu USD. Hình thức đầu tư BẶT, BT, BTẶ từ EU vào Việt Nam không nhiều.
Việt nam và Mỹ có những tiềm năng lớn để hợp tác về kinh tế thương mại. Tuy nhiên trước khi có BTA , do thiếu một cơ sở tốt nên quan hệ đó gặp nhiều hạn chế với những con số thống kê rất nhỏ bé. BTA đã trở thành động lực to lớn cho sự phát triển nhanh chóng, kim ngạch thương mại hai chiều tăng hơn 4 lần từ 1,4 tỷ (2001) lên 6,4 tỷ USD (2004), và nếu so với năm 1995 đã tăng 20 lần. Mỹ đã trở thành một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Quan hệ kinh tế - thương mại phát triển đã kéo theo quan hệ trên nhiều lĩnh vực khác phát triển , từ chính trị đến hợp tác khoa học, giáo dục, y tế, nhân đạo, văn hóa, chống khủng bố ,chống tội phạm xuyên quốc gia và hợp tác giải quyết các vấn đề toàn cầu. Tất cả những điều đó đã nói lên ý nghĩa quan trọng của BTA.Tuy nhiên, với tiềm năng của hai nước, mức độ quan hệ kinh tế như vậy vẫn còn thấp.Do nước ta vẫn chưa phải là thành viên của WTO nên hàng hóa của Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ vẫn bị những trở ngại của hàng rào hạn ngạch và bị đối xử không công bằng, thậm chí quá phi lý như trong vụ “bán phá giá “ cá basa. Những điều đó đã làm trở ngại đáng kể cho việc gia tăng quan hệ kinh tế thương mại . Hiện nay hai nước đang cố gắng để có thể kết thúc đàm phán song phương về việc Việt Nam gia nhập WTO. Chúng ta hy vọng rằng, vì lợi ích lớn của quan hệ hai nước, Mỹ sẽ sớm kết thúc đàm phán song phương với Việt Nam, dành cho Việt Nam Qui chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR), tạo điều kiện để Việt Nam có thể sớm trở thành thành viên WTO. Đó sẽ là động lực quan trọng mới để phát triển nhanh và mạnh hơn nữa mối quan hệ kinh tế -thương mại cùng có lợi Việt-Mỹ . Điều đó cũng sẽ gia tăng cơ hội cho các doanh nghiệp Mỹ tại thị trường Việt Nam. Với việc bình thường hóa hoàn toàn, quan hệ hai nước càng có nhiều điều kiện để phát triển. Còn nhiều dư địa để đẩy nhanh và mạnh hơn nữa quan hệ kinh tế-thương mại. Kim ngạch buôn bán 2 chiều chưa phải cao. Các nhà đầu tư Mỹ vẫn chưa kinh doanh nhiều ở Việt Nam, tổng giá trị đầu tư trực tiếp (FDI) chưa xứng với tầm cở một nền kinh tế hùng mạnh như Mỹ và với đòi hỏi của một thị trường đang gia tăng sức mua của 82 triệu người tiêu dùng Việt Nam.Các lý do đã nêu trên như Việt Nam chưa là thành viên của WTO, Mỹ chưa dành cho Việt Nam quy chế PNTR và vẫn còn sự đối xử không công bằng đã làm chững lại buôn bán của mặt hàng này hay mặt hàng khác. Tôi hy vọng những vấn đề này sẽ sớm được giải quyết.
Về những lĩnh vực khác, theo tôi, trong quan hệ đã bình thường giữa 2 nhà nước bất kỳ nào cũng sẽ không tránh khỏi nảy sinh những vấn đề này hay vấn đề khác cần phải xử lý. Nếu hai bên luôn coi trọng lợi ích lớn và căn bản của quan hệ giữa 2 quốc gia , trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau , thì bất kỳ v/đ khác biệt nào cũng có thể giải quyết được, dù nhạy cảm hay phức tạp đến đâu. Để đạt mục tiêu đó, cần gia tăng đối thoại thẳng thắn nhằm tăng cường hiểu biết. Khi có bất đồng nảy sin