Năm Nhâm Tí, Tự Đức 5 (1852), thi hương, đặt thêm trường Bình Định cho sĩ tử các tỉnh từ Quảng Ngãi trở vào đến Khánh Hòa, và sĩ tử Ninh Bình thi chung với Thanh Hóa, lấy đỗ trường Thừa Thiên 22 người, Nghệ An 16 người, Thanh Hóa 12 người, Hà Nội 22 người, Nam Định 20 người, Bình Định 13 người, Gia Định 13 người. Năm Quý Sửu, Tự Đức 6 (1853), tháng hai, định lại lệ thi hội và thi đình. Về đầu đề, nếu đề do vua ra, quan trường chép lại trên giấy vàng rồi niêm yết (Đề do vua ra được tiến trường một cách trang trọng khác thường. Thi hội và điện thì vào canh tư năm khắc, thi hương thì vào canh năm khắc đầu(1), một viên quan bộ Lễ và một viên quan Nội Các mặc triều phục, bưng khay đựng đầu đề đến cửa trường; hai vị chánh phó chủ khảo cũng mặc triều phục quỳ ở phía tả cửa trường đón nhận, đặt khay trên án vàng, cùng lễ năm lạy, rồi mang vào trường làm việc. Chiều thi xong, hai viên quan bộ Lễ và Nội Các đến nhận lại, rước về lưu trữ); nếu đề do quan trường ra, thì chép lại trên giấy lệnh rồi niêm yết. Về duyệt quyển, chấm xong, giao tất cả cho quan đề điệu duyệt, các quyển có phân số (tức 1 điểm trở lên) sẽ chuyển cho thí viện làm việc, quyển nào không đủ phân số thì để riêng, thông báo cho người có tên không được vào thi tiếp. Sau 4 kì, quan đề điệu xem, chia ra từng loại, ai trúng 3 hay bốn kì, giao cho quan trường nhận xét để lấy đỗ. Tháng Ba thi hội, lấy 7 trúng cách và 6 phó bảng. Tháng Tư vào thi điện. Độc quyển là Hiệp Biện đại học sĩ lãnh Lễ bộ thượng thư kiêm quản Binh bộ Lâm Duy Thiếp, Hộ bộ thượng thư Ngụy Khắc Tuần; duyệt quyển là Lễ bộ hữu tham tri Phạm Thế Hiển, Công bộ thị lang sung biện Nội Các sự vụ Trần Tuyên Thành, xếp hạng 2
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2189 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bia đề Tiến sĩ Triều Nguyễn (Kỳ 8), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIA ÑEÀ TEÂN TIEÁN SÓ TRIEÀU NGUYEÃN(*) Xem từ Huế Xưa & Nay, số 79 (1-2/2007).
(Kyì 8)
LÃ NGUYÃÙN LÆU(**) Chi hội Khoa học Lịch sử Thành phố Huế.
16. BIA ĐỀ TÊN TIẾN SĨ KHOA QUÝ SỬU (1853)
Năm Nhâm Tí, Tự Đức 5 (1852), thi hương, đặt thêm trường Bình Định cho sĩ tử các tỉnh từ Quảng Ngãi trở vào đến Khánh Hòa, và sĩ tử Ninh Bình thi chung với Thanh Hóa, lấy đỗ trường Thừa Thiên 22 người, Nghệ An 16 người, Thanh Hóa 12 người, Hà Nội 22 người, Nam Định 20 người, Bình Định 13 người, Gia Định 13 người. Năm Quý Sửu, Tự Đức 6 (1853), tháng hai, định lại lệ thi hội và thi đình. Về đầu đề, nếu đề do vua ra, quan trường chép lại trên giấy vàng rồi niêm yết (Đề do vua ra được tiến trường một cách trang trọng khác thường. Thi hội và điện thì vào canh tư năm khắc, thi hương thì vào canh năm khắc đầu(1) Một canh khoảng 2 giờ hiện nay, chia làm 8 khắc, mỗi khắc tương đương 15 phút. Gọi là khắc vì theo vạch chia trên đồng hồ cổ.
, một viên quan bộ Lễ và một viên quan Nội Các mặc triều phục, bưng khay đựng đầu đề đến cửa trường; hai vị chánh phó chủ khảo cũng mặc triều phục quỳ ở phía tả cửa trường đón nhận, đặt khay trên án vàng, cùng lễ năm lạy, rồi mang vào trường làm việc. Chiều thi xong, hai viên quan bộ Lễ và Nội Các đến nhận lại, rước về lưu trữ); nếu đề do quan trường ra, thì chép lại trên giấy lệnh rồi niêm yết. Về duyệt quyển, chấm xong, giao tất cả cho quan đề điệu duyệt, các quyển có phân số (tức 1 điểm trở lên) sẽ chuyển cho thí viện làm việc, quyển nào không đủ phân số thì để riêng, thông báo cho người có tên không được vào thi tiếp. Sau 4 kì, quan đề điệu xem, chia ra từng loại, ai trúng 3 hay bốn kì, giao cho quan trường nhận xét để lấy đỗ. Tháng Ba thi hội, lấy 7 trúng cách và 6 phó bảng. Tháng Tư vào thi điện. Độc quyển là Hiệp Biện đại học sĩ lãnh Lễ bộ thượng thư kiêm quản Binh bộ Lâm Duy Thiếp, Hộ bộ thượng thư Ngụy Khắc Tuần; duyệt quyển là Lễ bộ hữu tham tri Phạm Thế Hiển, Công bộ thị lang sung biện Nội Các sự vụ Trần Tuyên Thành, xếp hạng 2 đệ nhất giáp đệ tam danh, 1 đệ nhị giáp và 4 đệ tam giáp. Bia khắc ngay trong tháng Sáu cùng năm.
Nguyên văn:
皇 朝 嗣 德 陸 年 癸 丑 會 試 科 進 士 題 名 碑
賜 第 一 甲 進 士 及 第 第 三 名 貳 名
阮 德 達
舉 人 。 年 庚 甲 申 三 拾 歲 。 乂 安 省 英 山 府 清 漳 縣 南 金 總 南 金 上 社 橫 山 村
阮 文 交
舉 人 。 會 元 。 年 庚 壬 申 肆 拾 貳 歲 。 乂 安 省 英 山 府 清 漳 縣 南 金 總 忠 勤 社
賜 第 二 甲 進 士 出 身 壹 名
黎 峻
舉 人 。 年 庚 戊 寅 三 拾 陸 歲 。 河 靜 省 河 清 府 奇 英 縣 河 中 總 河 中 社 美 屢 村
賜 第 三 甲 同 進 士 出 身 肆 名
鄧 文 榜
舉 人 。 年 庚 戊 寅 三 拾 陸 歲 。 山 西 省 永 祥 府 白 鶴 縣 目 昭 總 雲 谷 社
阮 有 碘
舉 人 。 年 庚 乙 酉 貳 拾 玖 歲 。 乂 安 省 英 山 府 南 壇 縣 大 同 總 大 同 社 錦 香 村
枚 世 貴
舉 人 。 年 庚 壬 午 三 拾 貳 歲 。 河 靜 省 德 壽 府 天 祿 縣 芙 留 總 芙 留 社
阮 忠 愛
舉 人 。 年 庚 乙 酉 貳 拾 玖 歲 。 山 西 省 國 威 府 安 山 縣 栗 柴 總 瑞 圭 社
嗣 德 陸 年 陸 月 吉 日 刻
Phiên âm:
Hoàng triều Tự Đức lục niên Quý Sửu hội thí khoa tiến sĩ đề danh bi.
- Tứ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh nhị danh:
Nguyễn Đức Đạt: cử nhân. Niên canh Giáp Thân, tam thập tuế. Nghệ An tỉnh, Anh Sơn phủ, Thanh Chương huyện, Nam Kim tổng, Nam Kim thượng xã, Hoành Sơn thôn.
Nguyễn Văn Giao: Cử nhân, hội nguyên. Niên canh Nhâm Thân, tứ thập nhị tuế. Nghệ An tỉnh, Anh Sơn phủ, Thanh Chương huyện, Nam Kim tổng, Trung Cần xã.
- Tứ đệ tam giáp tiến sĩ xuất thân nhất danh:
Lê Tuấn: Cử nhân. Niên canh Mậu Dần, tam thập lục tuế. Hà Tĩnh tỉnh, Hà Thanh phủ, Kì Anh huyện, Hà Trung tổng, Hà Trung xã, Mĩ Lũ huyện.
- Tứ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân tứ danh:
Đặng Văn Bảng: Cử nhân. Niên canh Mậu Dần, tam thập lục tuế. Sơn Tây tỉnh, Vĩnh Tường phủ, Bạch Hạc huyện, Nhật Chiêu tổng, Vân Cốc xã.
Nguyễn Hữu Điển: Cử nhân. Niên canh Ất Dậu, nhị thập cửu tuế. Nghệ An tỉnh, Anh Sơn phủ, Nam Đàn huyện, Đại Đồng tổng, Đại Đồng xã, Cẩm Hương thôn.
Mai Thế Quý: Cử nhân. Niên canh Nhâm Ngọ, tam thập nhị tuế. Hà Tĩnh tỉnh, Đức Thọ phủ, Thiên Lộc huyện, Phù Lưu tổng, Phù Lưu Thượng xã.
Nguyễn Trung Ái: Cử nhân. Niên canh Ất Dậu, nhị thập cửu tuế. Sơn Tây tỉnh, Quốc Oai phủ, An Sơn huyện, Lật Sài tổng, Thụy Khê xã.
Tự Đức lục niên lục nguyệt cát nhật khắc.
Chú giải:
1. Nguyễn Đức Đạt (1824 - 1886): tự Khoát Như và Sĩ Bá, hiệu Khả An, Nam Sơn Chủ Nhân; người thôn Hoành Sơn, xã Nam Kim Thượng, tổng Nam Kim, huyện Thanh Chương, phủ Anh Sơn, tỉnh Nghệ An (nay thuộc xã Trung Cần, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An); đỗ cử nhân khoa Đinh Mùi, Thiệu Trị 7 (1847); đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh khoa Quý Sửu, Tự Đức 6 (1853) năm 30 tuổi; sơ bổ Hàn Lâm viện thị giảng, thăng cấp sự trung; ít lâu sau xin nghỉ về quê phụng dưỡng cha mẹ già, rồi năm 1860 lãnh đốc học Nghệ An, sau điều về kinh làm chưởng ấn đạo Kinh Kì, lại xin nghỉ về cư tang cha mẹ, ở nhà dạy học, môn sinh rất đông. Năm 1870, ông lại ra đốc học Nghệ An; thăng án sát Thanh Hóa; đổi hộ lí tuần phủ Hưng Yên; năm 1873, các tỉnh Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình bị giặc Pháp đánh chiếm, riêng Hưng Yên ông giữ được, nên vua ban thưởng, cho thực thụ tuần phủ. Năm 1876, ông mắc bệnh, cáo quan về nghỉ. Khi kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương, ông được trao chức Lại bộ thượng thư kiêm tổng đốc An Tĩnh (1885), cùng Nguyễn Đức Quý chiêu mộ quân nghĩa dũng, đóng tại thôn Hoành Sơn. Nhưng thế cô trước sự vây ráp của giặc, nghĩa quân phải rút vào rừng núi. Ông tuổi già sức yếu, không theo được, đành ở lại nhà, viết sách và dạy học cho đến khi mất (có sách ghi tháng 2 - 1887). Ông có rất nhiều tác phẩm: Nam Sơn tùy bút, Nam Sơn song khóa, Hồ dạng thi, Vịnh sử thi, Việt sử thặng bình, Cần kiệm vựng biên, Khảo cổ ức thuyết, Nam Sơn tùng thoại, Đăng long văn tuyển, Lạng trình kỉ thực.
2. Nguyễn Văn Giao (1812 - 1864): tự Đạm Như, hiệu Quất Lâm; người xã Trung Cần, tổng Nam Kim, huyện Thanh Chương, phủ Anh Sơn, tỉnh Nghệ An (nay thôn Trung Cần thuộc xã Nam Trung, huyện Nam Đàn(2) Có sách chép huyện Thanh Chương.
, tỉnh Nghệ An); đỗ cử nhân khoa Giáp Ngọ, Minh Mạng 15 (1834), nhưng bị đánh hỏng vì quan trường thay đổi lời phê điểm ở quyển thi; sau đỗ lại cử nhân khoa Quý Sửu, Tự Đức 6 (1853), đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh khoa Quý Sửu, Tự Đức 6 (1853), hội nguyên và đình nguyên; sơ bổ Hàn Lâm viện trước tác, làm hành tẩu ở Nội Các Bí Thư sở, thăng Hàn Lâm viện thừa chỉ. Năm 1859, ông được thăng Hàn Lâm viện thị giảng học sĩ, cử đi khám xét việc đào sông ở Nghệ An, đến năm 1860 về kinh làm việc ở Nội Các. Sau khi mất (1864), được tặng hàm Quang Lộc tự khanh. Khi làm việc ở Nội Các (tham biện Nội Các sự vụ), ông phụng mệnh vua soạn các sách Bách tử khảo, Điệp tự vận, Sử lâm kỉ yếu, Ngũ thiên tự thi tập, Tam khôi bị lục, Vạn sử vịnh sử, và tự làm nhiều sách khác như Quất Lâm di thảo, Kim Nguyên Minh sử phú, Bắc sử lịch đại văn sách, Thưởng lãm sách thi tập, Nam sử lược thuyết, Sách học tân tuyển, Thập tam kinh thành cú,...
3. Lê Tuấn (1818 - 1874): người thôn Mĩ Lũ, xã Hà Trung, tổng Hà Trung, huyện Kì Anh, phủ Hà Thanh, tỉnh Hà Tĩnh (nay thôn Hà Trung, xã Kì Hải, huyện Kì Anh, tỉnh Hà Tĩnh); đỗ cử nhân khoa Canh Tuất, Tự Đức 3 (1850); đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân khoa Quý Sửu, Tự Đức 6 (1853); sơ bổ Hàn Lâm viện tu soạn, rồi đi tri phủ Nghĩa Hưng, kế về kinh thăng giám sát ngự sử, qua các chức chưởng ấn, cấp sự trung ở bộ Hộ, Quang Lộc tự thiếu khanh, làm việc ở bộ Hình; năm 1863, ông lãnh án sát Nam Định, đổi thăng thự bố chánh Thanh Hóa; đến năm 1868 thì đi sứ Trung Quốc với hàm Hàn Lâm viện trực học sĩ; khi về, thăng thị lang bộ Binh, chuyển tham tri bộ Hình, rồi thăng thự thượng thư bộ ấy. Bấy giờ, Bắc Kì không yên, ông được cử làm khâm sai Bắc Kì thị sự kiêm kinh lược đại thần ra trông coi việc quân vùng Hải Yên, đánh dẹp thổ phỉ. Năm 1873, ông được triệu về kinh sung chánh sứ sang Pháp, nhưng khi vào Gia Định cùng Nguyễn Văn Tường thương nghị trước với soái phủ Dupré, ông mắc bệnh mất (1874). Khi linh cửu đưa về kinh, vua Tự Đức làm bài văn tế, sai quan bộ Lễ tổ chức lễ tang rất trọng thể; truy tặng Hiệp Biện đại học sĩ. Tác phẩm có Yên thiều bút lục, Như Thanh nhật kí.
4. Đặng Văn Bảng (1818 - ? ): người xã Vân Cốc, tổng Nhật Chiêu, huyện Bạch Hạc, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Sơn Tây (nay xã Vân Cốc, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây); đỗ cử nhân khoa Canh Tuất, Tự Đức 3 (1850); đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Quý Sửu, Tự Đức 6 (1853); làm đến án sát Nghệ An.
5. Nguyễn Hữu Điển (1825 - ? ): người thôn Cẩm Hương, xã Đại Đồng, tổng Đại Đồng, huyện Nam Đường, phủ Anh Sơn, tỉnh Nghệ An (nay xã Thanh Vân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An); con của Nguyễn Hữu Bích; đỗ cử nhân khoa Bính Ngọ, Thiệu Trị 6 (1846); đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Quý Sửu, Tự Đức 6 (1853); làm đến tri phủ Bình Giang, tuẫn tiết, được truy tặng hàm Hàn Lâm viện thị độc.
6. Mai Thế Quý (1822 - ? ): sau đổi Mai Quý; người xã Phù Lưu Thượng, tổng Phù Lưu, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh (nay thuộc xã Phù Lưu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh); đã một lần đỗ cử nhân giải nguyên khoa trước, nhưng vì cung khai tam đại mắc lỗi giấu tội của cha nên bị tước bỏ (phần cung khai tam đại ở đầu quyển thi), sau thi lại, đỗ cử nhân khoa Nhâm Tí, Tự Đức 5 (1852); đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Quý Sửu, Tự Đức 6 (1853); làm đến tuần phủ Tuyên Quang, phạm lỗi bị giáng án sát.
7. Nguyễn Trung Ái (1825 - ? ): người xã Thụy Khê, tổng Lật Sài, huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thôn Thụy Khê, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây); đỗ cử nhân khoa Nhâm Tí, Tự Đức 5 (1852); đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Quý Sửu, Tự Đức 6 (1853); làm quan đến tri phủ Từ Sơn.
* Phó bảng:
Vũ Khắc Bí (1824 - ? ): người xã Việt Yên, huyện La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (nay thuộc xã Đức Yên, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh); con của Vũ Khắc Kiệm; đỗ cử nhân khoa Mậu Thân, Tự Đức 1 (1848); thi hội vốn đã trúng cách, nhưng khi phúc hạch (điện thí) viết trái ý chỉ vua nên bị giáng phó bảng khoa Quý Sửu, Tự Đức 6 (1853); làm quan đến phủ thừa phủ Thừa Thiên, sau vụ khởi nghĩa của Đoàn Hữu Trưng (sử nhà Nguyễn gọi là “giặc chày vôi”, năm 1866) thất bại, bị cách vì không biết dự phòng, phát hiện và ngăn chặn, sau được khai phục, đổi đi đốc học Nghệ An.
Phạm Đình Trác (1824 - ? ): người xã Thanh Sơn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (nay thuộc xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An); đỗ cử nhân khoa Canh Tuất, Tự Đức 3 (1850); đỗ phó bảng khoa Quý Sửu, Tự Đức 6 (1853); làm quan đến tri huyện.
Hoàng Diệu (1832 - 1882): trước tên Kim Tích, tự Quang Viễn, hiệu Tĩnh Trai, em của Hoàng Kim Giám, anh của Hoàng Kim Bảng, Hoàng Kim Vĩ; người xã Xuân Đài, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam); đỗ cử nhân khoa Mậu Thân, Tự Đức 1 (1848); đỗ phó bảng khoa Quý Sửu, Tự Đức 6 (1853); làm quan đến chức tham tri, lãnh Hà Ninh tổng đốc. Ngay sau khi nhậm chức, ông thấy rõ dã tâm của thực dân Pháp, đã dâng sớ tâu lên vua, đề ra những biện pháp cấp bách để tăng cường phòng thủ Hà Nội, nhưng triều đình bác đi, vua Tự Đức còn mắng là “chế ngự thất thời” (phòng thủ không đúng thời gian, hoàn cảnh)! Đến khi giặc Pháp tấn công thành (4 - 1882), quân ta không chống nổi, ông lên lầu thành, viết biểu để lại giải bày lòng tận trung với vua với nước rồi đến Võ Miếu Hà Nội thắt cổ tự tử ngày 25 - 4 - 1882. Ngoài Trần tình biểu, ông còn có một số thơ văn Hán Nôm.
Lưu Văn Bình (1802 - ? ): người xã Cao Lao, huyện Bố Chính, tỉnh Quảng Bình (nay thôn Cao Lao, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình); đỗ tú tài, vào Quốc Tử giám, đi thi hội và đình; đỗ phó bảng khoa Quý Sửu, Tự Đức 6 (1853); làm quan đến viên ngoại lang bộ Hình. Ông là cha của Lưu Đức Xứng, ông nội của Lưu Vĩnh Kiến.
Trần Kí (1826 - ? ): người xã Phú Lễ, tổng Hạ Lang, huyện Quảng Điền, phủ Thừa Thiên (nay thuộc xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế); đỗ cử nhân khoa Canh Tuất, Tự Đức 3 (1850); đỗ phó bảng khoa Quý Sửu, Tự Đức 6 (1853); làm đến tu soạn ở Nội Các. Tác phẩm có Liễu Trai nữ huấn.
Trần Doãn Thăng (1824 - ? ): người xã Thổ Ngõa, huyện Bình Chính, phủ Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (nay thôn Thổ Ngõa, thuộc xã Quảng Thuận, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình), đỗ cử nhân khoa Đinh Mùi, Thiệu Trị 7 (1847); đỗ phó bảng khoa Quý Sửu, Tự Đức 6 (1853); làm quan đến án sát Bình Thuận.
17. BIA ĐỀ TÊN TIẾN SĨ KHOA BÍNH THÌN (1856)
Khoa thi hương năm Ất Mão, Tự Đức 8 (1855) lấy đỗ cử nhân trường Thừa Thiên 22 người, trường Nghệ An 18 người, trường Thanh Hóa 12 người, trường Hà Nội 22 người, trường Nam Định 20 người, trường Bình Định 13 người, trường Gia Định 13 người. Sau khoa này, điều chỉnh lại một số quy định, như chấm bài theo bốn hạng ưu, bình, thứ, liệt, kì trước đỗ mới được vào thi kì sau, tổng cộng 2 thứ một bình trở lên thì được cử nhân, còn ba thứ thì chỉ đỗ tú tài (thi ba kì). Hội và điện cũng có vài thay đổi: giám sinh không cần qua sát hạch, cứ học lực hàng kì xếp ưu bình thì được thi hội; những quyển thi cộng bốn kì được 10 phân trở lên được xếp hạng trúng cách, còn bốn kì được 8 - 9 phân, hay hoặc suốt 3 kì được 12 phân trở lên thì trích ra tâu vua xin chỉ chọn lựa cho tinh; điện thí đổi thành phúc thí, thi ở hành lang trước điện Khâm Văn trong vườn Cơ Hạ (trước thi ở Tả, Hữu Vu). Hội thí khoa Bính Thìn, Tự Đức 9 (1856), sau khi chấm, chủ khảo Phan Thanh Giản phát hiện bài phú của hai thí sinh vốn là cử nhân tọa giám Trần Gia Huệ và Phan Khắc Kiệm lời lẽ, ý tứ giống nhau, họ đều bị cách, phạt mỗi người 50 roi và đình lương một năm. Phúc thí tổ chức ngày mồng 1 tháng Năm, Cần Chánh điện đại học sĩ quản Binh bộ sự vụ Trương Đăng Quế và thự Văn Minh điện đại học sĩ lãnh Hộ bộ thượng thư Đặng Văn Thiêm làm độc quyển; thự Lại bộ hữu tham tri Vũ Duy Ninh và Lễ bộ hữu tham tri Phạm Quý làm duyệt quyển; kết quả lấy đỗ 6 tiến sĩ (1 nhất giáp và 5 tam giáp) và 1 phó bảng. Bia không đề lạc khoản, quy cách hơi khác trước: phần chú cữ nhỏ thì dòng ghi xuất thân (khá kĩ) nằm ngay bên phải họ tên, dòng niên canh và quán chỉ thì một dòng bên dưới như cũ; chữ khắc bia có khác trước: tiêu đề không có chữ “hội thí”, các đề mục bỏ chữ “tứ”.
Nguyên văn:
皇 朝 玖 年 丙 辰科 進 士 題 名 碑
第 一 甲 進 士 及 第 第 三 名 壹 名
魏 克
干 祿 訓 導 舉 人 出 身 。 年 庚 丁 丑 肆 拾 歲 。 乂 安 省 德 壽 府 宜 春 縣 春 園 總 春 園 社
第 三 甲 同 進 士 出 身 五 名
鄧 春 榜
寧 江 府 教 授 舉 人 出 身 。 年 庚 戊 子 貳 拾 玖 歲 。 南 定 省 春 長 府 膠 水 縣 行 善 總 行 善 社
陳 輝 珊
嗣 德 八 年 己 卯 科 舉 人 。 年 庚 丙 戌 參 拾 壹 歲 。 海 陽 省 南 策 府 至 靈 縣 高 堆 總 突 嶺 社
吳 文 度
嗣 德 元 年 戊 申 恩 科 舉 人 六 年 入 監 。 年 庚 戊 寅 參 拾 玖 歲 。 山 西 省 永 祥 府 白 鶴 縣 日 昭 總 日 昭 社
。 。 。
。 。 。 。 。 。 。。 。。 。。 。。 。。 。 。 。 。。 。。 。。 。 。 。 。
潘 廷 評
嗣 德 三 年 庚 戌 科 舉 人 四 年 入 監 。年 庚 辛 卯 貳 拾 陸 歲 。承 天 府 廣 田 縣 安 城 總 富 良 社
Phiên âm:
Hoàng triều Tự Đức cửu niên Bính Thìn khoa tiến sĩ đề danh bi.
- Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh nhất danh:
Ngụy Khắc Đản: Can Lộc huấn đạo, cử nhân xuất thân. Niên canh Đinh Sửu, tứ thập tuế. Nghệ An tỉnh, Đức Thọ phủ, Nghi Xuân huyện, Xuân Viên tổng, xuân Viên xã.
- Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân ngũ danh:
Đặng Xuân Bảng: Ninh Giang phủ giáo thụ, cử nhân xuất thân. Niên canh Mậu Tí, nhị thập cửu tuế. Nam Định tỉnh, Xuân Trường phủ, Giao Thủy huyện, Hành Thiện tổng, Hành Thiện xã.
Trần Huy San: Tự Đức bát niên Ất Mão khoa cử nhân. Niên canh Bính Tuất, tam thập nhất tuế. Hải Dương tỉnh, Nam Sách phủ, Chí Linh huyện, Cao Đôi tổng, Đột Lĩnh xã.
Ngô Văn Độ: Tự Đức nguyên niên Mậu Thân an khoa cử nhân, lục niên nhập giám. Niên canh Mậu Dần, tam thập cửu tuế. Sơn Tây tỉnh, Vĩnh Tường phủ, Bạch Hạc hụyện, Nhật Chiêu tổng, Nhật Chiêu xã.
[Phạm Thế Hiển]......
Phan Đình Bình: Tự Đức tam niên Canh Tuất khoa cử nhân, tứ niên nhập giám. Niên canh Tân Mão, nhị thập lục tuế. Thừa Thiên phủ, Quảng Điền huyện, An Thành tổng, Phú Lương xã.
Chú giải:
1. Ngụy Khắc Đản (1817 - 1878): tự Thản Chi; người xã Xuân Viên, tổng Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, phủ Đức Thọ, tỉnh Nghệ An (nay xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh), nguyên đã đỗ cử nhân khoa Tân Sửu, Thiệu Trị 1 (1841) và làm huấn đạo huyện Can Lộc, đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh khoa Bính Thìn, Tự Đức 9 (1856), bài đối sách đình thí được vua Tự Đức phê: “鶴 立 雞 群 Hạc lập kê quần” (Hạc đứng giữa bầy gà); sơ bổ Hàn Lâm viện hiệu thảo, thăng dần đến án sát Quảng Nam. Năm 1863, ông được cử đi Pháp trong sứ đoàn do Phan Thanh Giản cầm đầu để xin chuộc ba tỉnh Nam kì; khi về (1864), bổ đi bố chánh Nghệ An, lại được cử làm khâm sai kinh lí vùng Trấn Ninh, sung tuyên phủ sứ; sau về kinh thăng thự hữu tham tri bộ Hộ, nhưng rồi vẫn ở lại Nghệ An để ổn định tình hình đang có nhiều biến động. Năm 1872, ông mớí về kinh thăng thượng thư bộ Binh, đổi qua bộ Công, sung Cơ Mật viện tham biện. Ông về hưu và mất tại quê, được tặng hàm thự Hiệp Biện đại học sĩ. Tác phẩm có: Tây phù nhật kí, Như Tây kí.
2. Đặng Xuân Bảng (1828 - ? ): tự Hi Long, hiệu Thiện Đình và Văn Phủ; người xã Hành Thiện, tổng Hành Thiện, huyện Giao Thủy, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định (nay thôn Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Định); nguyên đã đỗ cử nhân khoa Canh Tuất, Tự Đức 3 (1850) và làm giáo thụ ở phủ Ninh Giang, đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Bính Thìn, Tự Đức 9 (1856); sau khi đỗ tiến sĩ, làm quan đến tuần phủ Hải Dương; khi Pháp chiếm Hải Dương (1873), ông bị cách chức vì không giữ nổi tỉnh thành, sau khai phục Hồng Lô tự thiếu khanh(3) Có sách chép: Quang Lộc tự thiếu khanh.
, lãnh đốc học Nam Định. Cáo quan về hưu, ông chuyên nghiên cứu những tồn nghi trong quốc sử và tìm hiểu các loài cây, các loài thú vật, viết nhiều sách mang tinh thần dân tộc. Tác phẩm có: Độc sử bị khảo, Diễn huấn lục quốc âm, Thiện Đình thi, Thiện Đình văn, Khâm định tập văn, Huấn tử quốc âm ca, Cư gia huấn giới tắc, Cổ kim thiện ác kinh, Thánh Tổ hành thực diễn ca, Bắc sử thông giám tập lãm tiện độc sử, Nam sử tiện lãm, Việt sử cương mục tiết yếu, Cổ nhân ngôn hành lục, Nam phương danh vật bị khảo, Huấn tục ca, Tuyên Quang phú, Như Tuyên thi tập...
3. Trần Huy San(4) Có sách chép: Trần Huy Đản.
(1826 – 1862 ?): người xã Độ Lĩnh, tổng Cao Đôi, huyện Chí Linh, phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương (nay thôn Đột Thượng, xã Nam Tân, huyện Nam Thanh, tỉnh Hải Hưng); đỗ cử nhân ân khoa Ất Mão, Tự Đức 8 (1855); đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Bính Thìn, Tự Đức 9 (1856); làm đến Hàn Lâm viện thị độc; năm 1862, ông mộ binh nghĩa dũng vào quân thứ Gia Định chống Pháp, rồi tuẫn tiết.
4. Ngô Văn Độ (1818 - ? ): người xã Nhật Chiêu, tổng Nhật Chiêu, huyện Bạch Hạc, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Sơn Tây (nay thôn Nhật Chiêu, xã Đại Tự, huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phú); đỗ cử nhân ân khoa Mậu Thân, Tự Đức 1 (1848), tọa giám năm 1853; đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Bính Thìn, Tự Đức 9 (1856); sơ bổ Hàn Lâm viện biên tu, đi tri huyện Kim Thành, thăng tri phủ Nam Sách, rồi về kinh làm Tập Hiền viện thị giảng, sung Kinh Diên khởi cư chú. Năm 1862, ông xin về quê nghỉ, chiêu tập trai tráng đi đánh dẹp thổ phỉ, sau được thăng hàm Hàn Lâm viện thị độc, bổ đi án sát Nghệ An, vì ốm nặng không tựu chức. Năm 1865, ông lai sung tán lí quân thứ Lạng Bằng và mất trong lúc cầm quân đi đánh dẹp thổ phỉ, được truy tặng hàm Quang Lộc tự khanh.
5. Phan Hiển Đạo (1830 - ? ): người xã Dưỡng Điền, huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường (nay thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang); đỗ cử nhân khoa Đinh Mùi, Thiệu Trị 7 (1847); đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Bính Thìn, Tự Đức 9 (1856); làm quan đến đốc học Mĩ Tho. Khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam kì (1862), ông không theo phong trào “tị địa” (lánh ra miền Trung), ở lại tự nguyện ra giúp “tân triều”; một hôm đến yết kiến Phan Thanh Giản, đưa giấy vào trình, cụ Phan phê: “失 身 之 女 何 以 為 貞 Thất thân chi nữ, hà dĩ vi trinh?” (con gái dã hư thân, còn gì là trinh?). Ông hổ thẹn, hối hận mãi, rồi tự tử. Vì vậy, vua Tự Đức sai đục bỏ tên ông trên bia tiến sĩ ở Văn Miếu.
6. Phan Đình Bình (1831 - 1888): Còn có tên Bính, tự Nhẫn Trai, hiệu Nguyệt Đình, người xã Phú Lương, huyện Quảng Điền, phủ Thừa Thiên (nay thuộc xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế), sinh năm 1831, đỗ cử nhân khoa Canh Tuất, Tự Đức 3 (1851), đỗ hội nguyên, đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Bính Thìn, Tự Đức 9 (1856). Lúc đầu, ông làm biên tu ở viện Hàn Lâm, rồi bổ ra tri phủ Tiên Hưng. Năm 1862, ông nhận chiếu chỉ về kinh thành Huế. Bấy giờ, quan tỉnh Hưng Yên dâng sớ nhận xét ông là người giỏi chính sự, dẹ