Mỗi năm, bắt đầu từ mùng một Tết âm lịch cho đến hết tháng
ba, lễ hội bắt chồng lại được tổ chức ở các vùng dân tộc này.
Theo quy định, lễ hội bắt chồng được diễn ra vào ban đêm và
các cô gái sẽ là người chủ động trong việc tìm chồng. Khi tìm
được một chàng trai họ ưng ý thì cô gái này sẽ thông báo với
gia đình và nếu nhận được sự đồng ý của 2 họ cô gái này sẽ
mang nhẫn tới đeo cho chàng trai theo 1 ngày đã định. Nếu
không đồng ý người con trai này có thể trả lại nhẫn.
11 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1453 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những phong tục cưới xin lạ lùng của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những phong tục cưới
xin lạ lùng của Việt Nam
Mỗi một dân tộc, vùng miền trên đất nước ta đều sở hữu
những phong tục đặc biệt mang bản sắc riêng.
1. Lễ hội bắt chồng kỳ lạ ở Tây Nguyên
Một lễ hội bắt chồng Tây Nguyên.
Bắt chồng không còn là một tục lạ quá xa lạ với nhiều người
bởi tục lệ này khá nổi tiếng với các đồng bào Chu ru, Cil, Cơ
ho.. ở Tây Nguyên.
Mỗi năm, bắt đầu từ mùng một Tết âm lịch cho đến hết tháng
ba, lễ hội bắt chồng lại được tổ chức ở các vùng dân tộc này.
Theo quy định, lễ hội bắt chồng được diễn ra vào ban đêm và
các cô gái sẽ là người chủ động trong việc tìm chồng. Khi tìm
được một chàng trai họ ưng ý thì cô gái này sẽ thông báo với
gia đình và nếu nhận được sự đồng ý của 2 họ cô gái này sẽ
mang nhẫn tới đeo cho chàng trai theo 1 ngày đã định. Nếu
không đồng ý người con trai này có thể trả lại nhẫn.
Tuy nhiên, sau 7 ngày tiếp theo cô gái này lại tiếp tục đến và
đeo nhẫn cho chàng trai. Sự việc cứ thế tiếp diễn đến khi nào
chàng trai đồng ý.
Sau khi người con trai đồng ý thì đám cưới sẽ được tổ chức.
Trước khi cưới một ngày, buôn làng tổ chức một đêm hội gọi
là "Đêm hội bắt chồng". Trong đêm hội này, chàng trai và cô
gái phải đọc một số câu luật tục riêng của đồng bào mình, có
một số câu luật độc đáo như: "Tìm vợ, tìm chồng phải hỏi mẹ
cha; ăn ruộng, ăn rẫy phải hỏi tai con trâu, con bò; làm bẫy
phải hỏi thần núi; về với vợ như về với nước...".
Đến ngày cưới cả 2 đều đeo lại nhẫn và sau 7 ngày cô gái
tháo nhẫn để gửi mẹ chồng còn chàng trai tháo nhẫn gửi lại
mẹ vợ.
2. Kéo vợ của người Dao đỏ
Trong quan niệm của người Dao đỏ, giai đoạn mùa xuân là
thời kỳ đẹp nhất trong năm, trăm hoa đua nở. Điều này cũng
đồng nghĩa với việc những đôi lứa se duyên chồng vợ,
Được biết, phong tục Kéo vợ của người Dao đỏ xuất phát từ
việc những người của dân tộc này muốn "lách luật" thách
cưới vốn trở thành rào cản hạnh phúc cho những chàng trai
nghèo.
"Kéo vợ" không phải cứ thấy cô nào xinh xắn, giỏi giang,
muốn lấy làm vợ thì kéo về nhà mình, mà thực tế đôi nam nữ
đã tìm hiểu nhau rất cặn kẽ và đã ưng nhau. Cho nên kéo vợ
chỉ là cái tục phải có để người con gái chính thức bước chân
về nhà chồng. Sau khi kéo cô gái về nhà, ba ngày sau chàng
trai chỉ việc sang nhà gái thông báo họ đã thành vợ chồng.
Cho đến khi con đàn, cháu đống, của cải dư thừa họ mới tổ
chức đám cưới.
Chính vì thế, có những đôi đến 70 tuổi mới làm đám cưới.
3.Vỗ mông kén vợ
Sau khi bị vỗ mông, các cô gái sẽ chính thức trở thành vợ.
Theo phong tục của người Mông, Hà Giang thì giai đoạn
phiên chợ cuối năm là dịp tốt nhất để trai gái tìm thấy
nhau,Ngoài tập tục chặn đường cướp cô dâu nổi tiếng, ở đây
còn có tập tục vỗ mông để chọn bạn đời.
Sáng đầu năm, nam thanh nữ tú nhất loại về tụ tập ở khoảng
sân diễn tục chơi "ú tim". Sau những chén rượu chúc tụng
cho một nǎm mới tốt lành, họ đưa mắt tìm bạn đời. Nếu ưng
thuận nhau cô gái sẽ bỏ chạy và nhiệm vụ của chàng trai là
đuổi theo. Điều kiện là cả 2 người đều phải chạy hết sức
mình, Nếu chàng trai đuổi kịp cô gái và đưa bàn tay vỗ vào
mông cô một cái thì đồng nghĩa với cô gái này sắp sửa sẽ trở
thành vợ.
4. Tục cưới hai lần của người Pakô
Ngày này tục cưới 2 lần đã được tối giản đi rất nhiều.
Dân tộc Pacô trú tại miền núi tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên
có dân tộc Pacô, xưa kia có tục cưới hai lần.
Quy định được xem là trưởng thành bắt buộc trai gái đều phải
cà 6 chiếc răng cửa. Sau khi trai gái tìm hiểu nhau được cha
mẹ đồng ý thì lễ cưới được tiến hành.
Lễ cưới lần thứ nhất, nhà trai đi các lễ vật quý như trâu bò,
chóe, nếp rượu, nồi đồng... Khi về nhà chồng, thì đôi vợ
chồng trẻ phải tổ chức lễ "đạp bếp", đưa nhau trở lại nhà gái,
trình diện gia đình. Cũng từ đó, cô gái chính thức đoạn tuyệt
hẳn với nhà cha mẹ đẻ, và gia nhập họ nhà trai. Thời gian sau
ngày cưới, đôi vợ chồng lo làm lụng, vừa để trả nợ "thách
cưới", vừa lo chạy vạy để làm lễ Pẩy Ploh (nghĩa là kết thúc
trọn vẹn) hay còn gọi là lễ "mua cái đầu".
5. Sau 5 lần "ngủ thử" mới được cưới
Sau khi ngủ thăm 5 lần, nhiều chàng trai cô gái nên duyên
chồng vợ.
Trong kho phong tục lâu đời của người Mường có phong tục
"ngủ thăm". Tục lệ này cho phép những chàng trai đến tuổi
trưởng thành được phép tới "ngủ thăm" nhà một cô gái mà họ
ưng.
Các cô gái đến tuổi trưởng thành, ban ngày đi làm việc, tối
đến đốt một ngọn đèn, buông màn sớm và nằm trong đó. Các
chàng trai có nhu cầu tìm hiểu người con gái mình sẽ lấy làm
vợ, có thể tìm đến để "ngủ thăm". Nếu đèn trong buồng cô
gái còn sáng, nghĩa là chưa có ai đến ngủ thăm, chàng trai
phải tự cạy cửa để vào nhà.
Sau 5 lần ngủ thăm mà thấy ưng nhau, chàng trai sẽ cùng gia
đình tới nhà gái để xin đám cưới. Theo quy định sau khi vào
được nhà chàng trai nằm xuống bên cạnh cô gái, cô gái sẽ tắt
hoặc vặn nhỏ ngọn đèn. Hai người chỉ trò chuyện, tâm sự mà
không chạm vào người nhau.
Phong tục này có từ lâu đời và nay vẫn còn tiếp diễn. Tuy
nhiên, tại một số nơi đã bị bỏ do có những hệ lụy trái chiều.