Góc nhìn sinh thái văn hóa về các mô thức ứng xử, trải nghiệm của cư dân biển đảo Nam Bộ trong tín ngưỡng Cá Ông

TÓM TẮT Tín ngưỡng Cá Ông là bộ phận quan trọng của lớp văn hoá biển Nam Bộ với chiều kích của hàng trăm triệu năm thành tạo về sinh thái tự nhiên và hàng trăm năm thành tạo về sinh thái nhân văn. Từ góc nhìn Sinh thái văn hóa, tín ngưỡng Cá Ông là tập hợp của những mô thức ứng xử, trải nghiệm của cư dân Nam Bộ trong quá trình tương tác với môi trường tự nhiên biển đảo. Đó là những mô thức về nhận thức đối tượng thờ, mô thức nhân hóa với hệ thống danh xưng, mô thức thần hóa với quá trình thiêng hóa và biểu tượng hóa, mô thức tang chế với quá trình lập mộ, xây lăng và mô thức nghi lễ thờ cúng. Tất cả đều được dung hợp trong tín ngưỡng được xem là nổi bật nhất của cư dân vùng biển đảo phương Nam.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 109 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Góc nhìn sinh thái văn hóa về các mô thức ứng xử, trải nghiệm của cư dân biển đảo Nam Bộ trong tín ngưỡng Cá Ông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 72 (06/2020) No. 72 (06/2020) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: 15 GÓC NHÌN SINH THÁI VĂN HÓA VỀ CÁC MÔ THỨC ỨNG XỬ, TRẢI NGHIỆM CỦA CƯ DÂN BIỂN ĐẢO NAM BỘ TRONG TÍN NGƯỠNG CÁ ÔNG Eco-cultural view on the models of conduct, experience of South island residents in Ông Fish beliefs TS. Nguyễn Đăng Khánh Trường Đại học Sài Gòn TÓM TẮT Tín ngưỡng Cá Ông là bộ phận quan trọng của lớp văn hoá biển Nam Bộ với chiều kích của hàng trăm triệu năm thành tạo về sinh thái tự nhiên và hàng trăm năm thành tạo về sinh thái nhân văn. Từ góc nhìn Sinh thái văn hóa, tín ngưỡng Cá Ông là tập hợp của những mô thức ứng xử, trải nghiệm của cư dân Nam Bộ trong quá trình tương tác với môi trường tự nhiên biển đảo. Đó là những mô thức về nhận thức đối tượng thờ, mô thức nhân hóa với hệ thống danh xưng, mô thức thần hóa với quá trình thiêng hóa và biểu tượng hóa, mô thức tang chế với quá trình lập mộ, xây lăng và mô thức nghi lễ thờ cúng. Tất cả đều được dung hợp trong tín ngưỡng được xem là nổi bật nhất của cư dân vùng biển đảo phương Nam. Từ khóa: biển đảo, Cá Ông, mô thức, tín ngưỡng, trải nghiệm ABSTRACT Ông Fish (the Whale) beliefs are an important part of Southern sea cultural layer with the dimension of hundreds of millions of years of creation on natural ecology and hundreds of years of creation on human ecology. From the viewpoint of Cultural Ecology, Ông Fish beliefs are a collection of behaviours and experiences of Southern residents in the process of interacting with the natural environment of the sea and islands. These are the models of the awareness of the object for worship, the model of personalization with the name system, the deification model with the process of sanctification and symbolization, the funeral model with the process of setting up a tomb, building the tomb and the rituals of worship. All are integrated in the belief that is considered the most prominent residents of the Southern islands. Keywords: island waters, Ông Fish, model, beliefs, experience 1. Đặt vấn đề Tín ngưỡng Cá Ông là bộ phận quan trọng trong chiều kích của văn hoá biển Nam Bộ, mang dấu ấn của hàng trăm triệu năm thành tạo về sinh thái tự nhiên và hàng trăm năm thành tạo về sinh thái nhân văn. Đã có một số công trình của Nguyễn Thanh Lợi, Nguyễn Duy Thiệu, Nguyễn Chí Bền và một vài tác giả khác đề cập đến một vài phương diện về quá trình hình thành, nội dung và một số nghi lễ thờ cúng, nhưng từ góc độ sinh thái văn hóa thì chưa Email: dangkhanhvhdlsgu@gmail.com SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 72 (06/2020) 16 có một công trình nào bàn tới một cách toàn diện, chuyên sâu và tường minh. Bài viết này, đứng từ góc độ sinh thái văn hóa (cultural ecology) của ngành nhân học biển (maritime anthropology), tìm hiểu những mô thức ứng xử và sự trải nghiệm, sáng tạo văn hóa dựa trên tâm lý và bản sắc cộng đồng thông qua sự thích ứng (adaptation) giữa cư dân và ngư dân người Việt, người Hoa, người Khmer trong quá trình tương tác với môi trường biển đảo. Qua đó, bản chất và giá trị của tín ngưỡng Cá Ông được nhìn nhận đúng với vai trò của nó trong đời sống văn hóa tâm linh của cư dân tại vùng đất mới phương Nam. 2. Các mô thức ứng xử, trải nghiệm trong tín ngưỡng Cá Ông Tín ngưỡng Cá Ông là tập hợp của những niềm tin, thái độ, hành vi ứng xử của con người với tự nhiên và với chính mình nhằm biểu hiện sự tôn kính đối với Cá Ông, vị Phúc thần của cư dân biển đảo Nam Bộ. Từ phương diện sinh thái, tín ngưỡng này là kết quả của sự ứng xử, trải nghiệm cuộc sống sinh tồn của cư dân làm nghề đánh bắt và đi lại trên biển với sự may rủi, bất trắc, phụ thuộc vào tự nhiên, cũng như những kinh nghiệm ứng xử thực tiễn với môi trường - một phần tri thức bản địa vốn được hình thành, tích lũy bao đời trên nền cảnh sinh thái biển đảo Nam Bộ. Đó là sản phẩm của sự tương tác (interaction) với môi trường tự nhiên do chính cư dân Nam Bộ đạt được và có sự trải nghiệm thông qua những mô thức ứng xử dưới đây. 2.1. Mô thức ứng xử, trải nghiệm qua nhận thức đối tượng thờ Cá Ông trong số đối tượng thờ của cư dân và ngư dân Nam Bộ, trước hết được quan niệm là loài sinh vật biển, to lớn bậc nhất trong đại dương, một đại diện của môi trường tự nhiên, của hệ sinh thái biển đảo. Về mặt nhận thức tín ngưỡng, Cá Ông bắt nguồn từ quan niệm “vạn vật hữu linh” (animistic religions) có trong truyền thống tâm linh xa xưa. Với người Chăm, trong tín ngưỡng của họ, đối tượng thờ là Cá Voi sống dưới nước qua linh hồn Pô Riyak - Thần Sóng Biển. Với tín ngưỡng người Việt ở Trung Bộ, Cá Ông được thần hóa thành Thần Biển- một nam thần nên nhà Nguyễn phong là “Nam Hải Long Vương”. Còn với người dân vùng đất mới Nam Bộ, nhất là cư dân từ vùng biển đảo Kiên Giang tới Bạc Liêu lại xem Cá Ông là nữ thần biển, do được giao phối với con Rồng trên Trời nên rất linh thiêng (Phan Thị Yến Tuyết, 2016, tr. 409). Từ đó, Cá Ông được siêu thăng thành đối tượng thờ trong tín ngưỡng nghề ngư. Đây là sản phẩm nhận thức kết hợp giữa truyền thống tâm linh và tư duy hướng biển của chủ thể người Việt. Sự xác tín khác biệt rõ nhất trong mô thức nhận thức về đối tượng thờ, bên cạnh các cơ tầng văn hóa biển khác, đó chính là quan niệm “tại Nam vi thần, tại Bắc vi ngư” (ở phía Nam là thần, ở phía Bắc chỉ là cá). Đây là lí do Cá Ông luôn chiếm một vị trí đặc biệt trong hệ thống thần linh ở Nam Bộ. Qua thực tiễn tương tác, trải nghiệm của việc đánh bắt cá và đi lại trên biển, việc Cá Ông thở bằng phổi và thường ngoi lên mặt biển để hít thở được cư dân và ngư dân Nam Bộ gọi là “lên vọi”, phát âm theo phương ngữ Nam Bộ là “lên dọi”. Hiện tượng này được họ quan niệm là may mắn, thuyền ghe sẽ được nhiều tôm cá và làm ăn phát tài. Điều này cũng là sự giải thích tại sao Ông vọi lại là một phần nghi thức quan trọng trong lễ Nghinh Ông trên biển. Cũng chính từ thực tiễn trải nghiệm mà hai tập tính sinh vật học: (i) Cá Ông thường men NGUYỄN ĐĂNG KHÁNH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 17 theo những vật nổi trên mặt biển để bơi vào bờ, tránh sóng lớn khi biển động; (ii) do phải ăn nhiều cá nhỏ, nên nơi nào Cá Ông xuất hiện thì nơi ấy chắc chắn có nhiều cá (đã được ngư dân đúc kết thành kinh nghiệm và khi ra khơi, họ dựa vào đó thả lưới là có mẻ cá đầy). Sự tương tác ấy thật sự có ý nghĩa bởi hai tập tính đó của Cá Ông được thể hiện trên cả hai phương diện: sự chỉ dẫn nơi có nhiều cá để ngư dân đánh bắt (thế tục); sự cứu độ, hộ mạng người gặp nạn trên biển (thần linh). Đây có thể xem là giá trị của sự tương tác đáng chú ý nhất trong tín ngưỡng Cá Ông, minh chứng cho mối quan hệ mang tính cộng tồn (coexistence) giữa con người với sinh vật tự nhiên trong biển cả. Từ đây, mô thức ứng xử, trải nghiệm thứ nhất về đối tượng thờ được khái quát như sau: Đối tượng thờ Cá Ông = Vật linh + tín niệm Nho, Phật, Đạo Yếu tố tự nhiên Yếu tố thần hóa Sinh vật biển: sự chỉ dẫn nơi biển có nhiều cá để đánh bắt Thần Biển: sự cứu độ, hộ mạng người gặp nạn trên biển Mô thức khái quát này chỉ rõ hai phương diện mà cư dân biển đảo Nam Bộ đã ứng xử, trải nghiệm. Bởi không ai có thể hiểu hơn về cuộc sống của chính họ gắn với nhận thức truyền đời: tàu thuyền là nhà, biển cả là quê hương. Đã bao lần quăng quật với sóng biển, đối mặt với hiểm nguy, có khi gặp sóng to, gió lớn, mưa bão dữ dội, tàu thuyền nhỏ bé không thể chống đỡ, bao nhiêu lần tử thần gọi tên nhưng họ tin rằng có Cá Ông là vị cứu tinh, sẵn sàng giúp đỡ nên họ được tiếp thêm động lực để kiên cường bám biển. Họ coi Cá Ông xuất hiện là một điềm lành, một sự may mắn, và coi như một điểm tựa, một chỗ dựa tâm linh. Qua những nơi điền dã, tiếp xúc với nhiều ngư dân, chúng tôi nhận thấy, họ có một xác tín gần như mặc định rằng, Cá Ông có thể nghe được tiếng người và khi nghe những lời cầu khấn thì đến ngay lập tức. Do vậy, tại thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh, trên Ngọc cốt Cá Ông của Lăng Ông Thủy tướng, ngư dân ở đây đã tri ân bằng hàng chữ trang trọng “Hữu cầu tất ứng” cùng câu thơ: “Biển trời bát ngát mênh mông/ Trong cơn bão tố Cá Ông cứu người”. Còn tại Bà Rịa - Vũng Tàu, người dân lại đặt tên cho một hòn đảo ngoài khơi chưa có người ở là Hòn Cá Ông hay Hòn Ông. Điều đáng chú ý trong mô thức ứng xử, trải nghiệm thứ nhất này là có sự mở rộng, bổ sung những tín niệm tôn giáo vào sắc màu “vật linh” quen thuộc. Đó là tín niệm “âm dương đồng nhất lý” của Nho giáo, tín niệm mang tính huyền bí trong nghi lễ thờ cúng của Đạo giáo, và tín niệm Cá Ông nằm trong thập loại cô hồn, gồm mười loại của tứ sanh và lục đạo theo quan niệm của Phật giáo. Vì vậy, các nhà sư đóng vai trò khá lớn khi thực hành nghi lễ thờ cúng tại các lăng Ông hay nơi đình làng. Đây là điểm khác biệt về ứng xử và trải nghiệm trong quá trình phát triển tín ngưỡng Cá Ông ở Nam Bộ so với Trung Bộ. Mô thức nhận thức ấy có ý nghĩa nhân bản, nhân sinh, lan tỏa những giá trị tâm linh sang cộng đồng người Hoa, người Khmer và được họ đón nhận, cộng cảm, lập bài vị thờ cúng. Nhờ vậy, ý thức bảo vệ Cá Ông nói riêng và môi trường sinh thái biển nói chung được ngư dân gìn giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ, tạo nên những giá trị truyền thống văn hóa tín ngưỡng đặc sắc. Nhìn rộng ra một chút, một số cộng đồng vùng ven biển Thái Bình Dương vẫn SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 72 (06/2020) 18 thờ cá voi, song cách nhận thức, cách thần hóa như trường hợp Cá Ông ở Nam Bộ thì hầu như không thấy. Vì tính tiêu biểu, điển hình ấy mà có nhà nghiên cứu đã mạnh dạn đề xuất lấy Cá Ông làm hình ảnh đại diện cho “thương hiệu biển Việt Nam” (Nguyễn Duy Thiệu, 2011, tr.66). 2.2. Mô thức ứng xử trải nghiệm qua nhân hóa Cá Ông Mô thức ứng xử trải nghiệm qua nhân hóa (personification) là mô thức gắn những đặc điểm thuộc tính của người cho đối tượng thuộc thế giới tự nhiên là Cá Ông, nhằm đưa đối tượng sinh vật đó gia nhập vào đời sống con người, và đồng thời, ở chiều ngược lại, là cách đưa con người hòa hợp với tự nhiên, trở về mái nhà quen thuộc của Mẹ Tự nhiên (Mother Nature). Bản chất của quá trình này là sự chuyển dịch các giá trị từ thiên sinh đến nhân sinh, tạo ra hệ giá trị mới bằng chính sự trải nghiệm mà con người đạt được, nhất là sự tiếp thu và tôn vinh một số đạo lý cổ truyền thấm đượm tính nhân văn của dân tộc qua hình tượng Cá Ông, một sinh vật biển có ích được nhân hoá và biết ơn, kính nghĩa. Đây là cái lõi nhân văn, lõi hiện thực của tín ngưỡng Cá Ông. Sự trải nghiệm qua việc đặt ra một hệ thống danh xưng (onomasiolgy) bao gồm hàng chục tên gọi để định danh cho một loài sinh vật biển và sử dụng rộng rãi cả trong đời sống dân dã lẫn đời sống cung đình là trường hợp chưa từng thấy trong các cộng đồng cư dân biển đảo ở nhiều khu vực trên thế giới. Trong khi người Chăm chỉ gọi cá Voi là Ông Limân (ikan limưn) do thần Pô Riyak hóa thân thì người Việt, ngoài tên gọi “Hải Thu”, “Hải Tù”, “cá Kiến Đồng”, “Bạch Tượng” được ghi trong các sách cổ Việt Nam và Trung Hoa mà nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Lợi có nhắc đến (trong 2007, tr.62) thì còn hàng loạt danh xưng do dân gian và do nhà nước phong kiến đặt cho Cá Ông với mức tôn kính, trang trọng nhất. Nếu danh xưng do dân gian đặt thì theo đặc điểm hình dáng, kích thước, nơi vùng biển xuất hiện hay đặc điểm liên quan đến nghề biển như Ông Lớn, Ông Cậu, Ông Khơi, Ông Lộng, Ông Thông, Ông Chuông, Ông Kìm, Ông Xưa, Ông Đựng, Ông Hoa, Ông Ngư, Ông Máng, Ông Thoi, Ông Mun, Ông Đăng, Ngư Ông, Ông Ngư.v.v. Song danh xưng Cá Ông/ Ông là thông dụng trong giao tiếp tự nhiên lẫn trong nghi thức tế lễ. Nếu do triều đình Nguyễn đặt trong các sắc phong, ngoài Nhân Ngư (đời Minh Mạng), Đức Ngư (đời Tự Đức), thì danh xưng trong phong tước “Đại tướng quân” hay phong thần, từ “Trung đẳng thần” cho đến “Thượng đẳng thần”. Cũng để tránh kỵ húy và tiện việc xưng gọi Nam Hải tướng quân hay Đức Ngư Ông Nam Hải/ Ông Nam Hải, tại Cần Giờ, dân biển ở đây trang trọng gọi là Ông Thủy Tướng. Còn thần hiệu Đại Càn Quốc Gia Nam Hải Tướng Quân Cự Tộc Ngọc Lân Tôn Thần xuất hiện là do tín ngưỡng Cá Ông có sự đồng nhất với tín ngưỡng Đại Càn (Tứ vị Thánh Nương) ở một số nơi tại Nam Bộ. Điều quan trọng là nội dung danh xưng và tính chất danh xưng Cá Ông đã bao hàm và phát triển được ý nghĩa ở hai cấp độ hóa Người và hóa Thần. Cả hai cấp độ này được hòa quyện trong mô thức ứng xử, trải nghiệm vừa Nhân thế vừa Nhiên thế, đặc biệt hơn còn là Thiên thế. Nhân thế là trong trải nghiệm giao tiếp với người, Nhiên thế là trong trải nghiệm giao tiếp với tự nhiên và Thiên thế là trong trải nghiệm giao tiếp với thần linh. Sự gặp gỡ về nhân hóa và thần hóa trong mô thức ứng xử, trải nghiệm được khái quát sau đây cho thấy ý nghĩa đặc biệt của quá trình tương tác: NGUYỄN ĐĂNG KHÁNH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 19 Nhân hóa Cá Ông = Hệ thống danh xưng Giao tiếp với tự nhiên Giao tiếp với thần linh theo đặc điểm hình dáng, kích thước, nơi xuất hiện theo đặc điểm tôn xưng phong tước, phong thần Đây là một mô thức mở, giàu tính trải nghiệm, cho thấy mức độ tương tác rất sâu sắc giữa cư dân biển đảo Nam Bộ với môi trường tự nhiên. Điều đó góp phần giải thích vì sao Cá Ông luôn giữ một vị trí đặc biệt trong hệ thống thần linh ở Nam Bộ. 2.3. Mô thức ứng xử trải nghiệm qua thần hóa Cá Ông Đây là mô thức mà con người ứng xử trải nghiệm sự thiêng hóa và biểu tượng hóa trong quá trình thần hóa Cá Ông. Khi thiêng hóa, Cá Ông trở thành một linh thần, một đấng cứu nhân độ thế, được con người tôn sùng, thờ phụng. Khi biểu tượng hóa, Cá Ông sẽ nâng lên thành giá trị vượt thời gian, không gian của một hình tượng đại diện cho tinh thần của cả cộng đồng ngư dân. Vì vậy, qua hàng thế kỉ tồn tại, mô thức này trở thành một giá trị tâm linh nổi bật, được cư dân biển đảo gìn giữ, trao truyền cho các thế hệ đời sau. Ở phương diện ứng xử, trải nghiệm sự thiêng hóa, Cá Ông được bao phủ bởi bức màn kì bí của huyền thoại, truyền thuyết không chỉ của người Chăm mà còn cả người Việt. Nếu trong tín ngưỡng của người Chăm, Pô Riyak (thần Sóng hay vua Đại Dương), sự ứng xử, trải nghiệm thông qua hiện tượng “lịch sử chuyển thành huyền thoại, truyền thuyết”, thì đối với người Việt, nó lại đến từ nhiều truyền thuyết liên quan đến những yếu tố thiêng hóa trong tôn giáo. Chẳng hạn, trong dân gian vẫn kể chuyện Cá Ông là hóa thân của Phật Bà Quan Âm chuyên cứu khổ cứu nạn người đi biển; hay sự thiêng hóa liên quan đến yếu tố lịch sử, với sự hiển linh của Cá Ông. Ở mỗi địa phương vùng biển Nam Bộ, từ biển Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh), qua Vàm Láng (Tiền Giang) đến vịnh Xiêm La, đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu (Kiên Giang) đều có truyền thuyết gắn với Cá Ông hiển linh liên quan đến sự kiện cứu Nguyễn Ánh - vị vua sáng lập vương triều Nguyễn thời kì trốn chạy quân Tây Sơn truy đuổi. Theo đó, Cá Ông đã đi vào lịch sử nhà Nguyễn như một trong những yếu tố thiêng của đất trời, giúp vua lên ngôi Thiên tử, đúng với quan niệm "tử sinh hữu mệnh, phú quý tại thiên" của đạo Nho. Điều này cho thấy yếu tố đặc biệt trong mô thức trải nghiệm về sự thiêng hóa đó là có sự dung hợp về màu sắc lịch sử, màu sắc Phật giáo và cả Nho giáo, phù hợp với cấu trúc đa nguyên trong tín ngưỡng tâm linh của người Việt. Ở phương diện ứng xử, trải nghiệm về biểu tượng hóa, từ ngọn nguồn khởi sinh, Cá Ông là biểu tượng cho môi trường biển, cho hệ sinh thái tự nhiên. Khi hóa thần, Cá Ông trở thành biểu tượng của đấng cứu độ, bảo trợ cư dân miền biển, hướng dẫn thuyền bè và cứu vớt những ngư dân bị đắm thuyền. Bên cạnh đó, sự trải nghiệm về Cá Ông còn ở biểu tượng của con vật dẫn hồn trong nghi lễ cầu khấn xin thần đưa con người về xứ sở của thần tiên. Từ đó, mô thức ứng xử, trải nghiệm thứ ba về thần hóa Cá Ông cũng được khái quát: Thần hóa Cá Ông = Hệ thống truyền thuyết, biểu tượng Thiêng hóa Biểu tượng hóa Ứng xử, trải nghiệm qua huyền thoại hóa, truyền thuyết hóa có yếu tố Phật giáo, Nho giáo Ứng xử, trải nghiệm qua biểu tượng hóa SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 72 (06/2020) 20 2.4. Mô thức ứng xử, trải nghiệm qua nghi lễ lập mộ, xây lăng Cá Ông Thờ cúng Cá Ông là tổng thể của các hình thức biểu trưng và hành động gắn liền với nhiều nghi thức (rituals) khác nhau. Đây là mô thức ứng xử trải nghiệm đặc biệt về mối quan hệ cộng cảm, cộng mệnh và niềm tin thiêng đối với Cá Ông. Sự tương tác và trải nghiệm trong mô thức ứng xử này đạt được qua nghi thức lập mộ, xây lăng chính là những giá trị tín ngưỡng cụ thể trong văn hóa sinh thái biển đảo Nam Bộ. Trước khi trở thành thần, là một sinh vật biển được “người hóa” như vậy, Cá Ông không thể thoát khỏi vòng sinh tử. Vì thế, khi Cá Ông “lụy” (phát âm theo phương ngữ Nam Bộ là “lị”, có nghĩa là “ngã gục, không còn khả năng hoạt động”), ngư dân tổ chức theo Thọ Mai gia lễ - nghi thức dành cho người, và thực hiện nghi lễ linh đình trong ba ngày. Việc đó được dân làng hồ hởi đón mừng, xem như một sự kiện trọng đại, bởi Cá Ông không chỉ thuộc trường hợp “sinh vi tướng, tử vi thần” mà còn là điềm lành, là phúc đến, bởi mảnh đất Ông chọn làm nơi yên nghỉ, dân biển tin rằng sẽ được “Ông phù hộ”, ban nhiều phúc lộc, vì thế họ có câu truyền miệng “thấy Ông vào làng như vàng vào tủ”. Ngư dân từ Bạc Liêu đến Kiên Giang, cho “Cá Ông lụy là do mải mê nhọc nhằn ra vào cứu người bị nạn giữa biển khơi nên bị sẩy thai rồi lụy, còn các Cá Ông con do chưa đủ ngày tháng ra đời nên khi mẹ lụy, các Ông cũng lụy theo, vì vậy ngư dân cũng lập lăng, miếu thờ các Ông Lộng, Ông Khơi” (Phan Thị Yến Tuyết, 2016, tr.409). Việc Cá Ông lụy luôn ngửa bụng là vì muốn giữ trọn tấm lòng thánh thiện gửi trọn chốn đất lành nơi Ông chọn để con người thờ phụng. Do vậy, nghi thức dùng tấm vải điều bọc thi thể Cá Ông trong mai táng cũng như nghi thức bọc vải đỏ cho Ngọc cốt Cá Ông ở lăng thờ là thể hiện lòng trân trọng, sự tri ân thành giá trị biểu tượng. Bởi màu đỏ của tấm vải hàm nghĩa sự thiêng lỉêng và bí ẩn, hàm chứa cái huyền bí của sự sống ẩn giấu nơi đáy sâu của đại dương nguyên thủy, hòa hợp với màu đen của đất, tạo thành biểu tượng cặp đôi Đất - Nước trong dòng mạch truyền thống. Đồng thời màu đỏ của tấm vải ấy còn là màu của may mắn, màu của sự bình an. Đây là một trong những ý nghĩa tiêu biểu, giá trị bậc nhất trong tương tác và trải nghiệm giữa con người với môi trường sinh thái biển. Có lẽ vì vậy, người phát hiện Cá Ông dạt vào bờ trước tiên, dân biển gọi là “được Ông”, và sẽ được coi là con cả của Ông tức “trưởng nam”, có nghĩa vụ chăm lo thờ phụng Ông trong ba năm để dân làng được phù hộ nhiều may mắn, thuyền đầy tôm cá và bình an. Đây là trải nghiệm mang tính chất thuận tự nhiên mà từ xưa, con người luôn tìm kiếm và theo đuổi. Hình 1. Lăng Ông Nam Hải, với bộ xương Cá Ông dài 13m, tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia Hòn Đá Bạc (xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) [Ảnh: Tác giả] Việc tìm đất lập mộ là một ứng xử, trải nghiệm đặc biệt, với sự cẩn thận, kỹ lưỡng, vì với tâm linh của cư dân biển đảo, đó không chỉ là sự trân trọng, tôn kính dành cho Cá Ông mà còn ảnh hưởng đến sự phát NGUYỄN ĐĂNG KHÁNH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 21 đạt, hưng thịnh của làng vạn về sau. Do đó, gần như thống nhất ở các tỉnh có biển của Nam Bộ, đó là các mộ, lăng đều ở những nơi có đị