Tóm tắt. Trong giai đoạn 2001 – 2011, diện tích cây trồng tỉnh Thanh Hóa đã có sự chuyển
đổi hợp lí hơn về quy mô và cơ cấu mùa vụ, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương
và gắn liền với thị trường tiêu thụ. Hơn 10 năm qua, diện tích nhóm cây hằng năm chiếm
vị trí tuyệt đối, trong đó cây lương thực giữ vai trò chủ đạo mặc dù tỉ trọng có xu hướng
giảm mạnh; diện tích nhóm cây thực phẩm, cây công nghiệp hằng năm có mức tăng trưởng
vững chắc; riêng cây lâu năm có quy mô nhỏ và không ổn định. Sự biến động diện tích và
cơ cấu các nhóm, loại cây trồng ở tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua đã bước đầu thể hiện
sự phát triển của nông nghiệp hàng hóa theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển
bền vững.
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biến động diện tích và cơ cấu diện tích cây trồng ở tỉnh Thanh Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00022
Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 3, pp. 137-146
This paper is available online at
BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH VÀ CƠ CẤU DIỆN TÍCH CÂY TRỒNG
Ở TỈNH THANH HÓA
Đào Thanh Xuân
Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức
Tóm tắt. Trong giai đoạn 2001 – 2011, diện tích cây trồng tỉnh Thanh Hóa đã có sự chuyển
đổi hợp lí hơn về quy mô và cơ cấu mùa vụ, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương
và gắn liền với thị trường tiêu thụ. Hơn 10 năm qua, diện tích nhóm cây hằng năm chiếm
vị trí tuyệt đối, trong đó cây lương thực giữ vai trò chủ đạo mặc dù tỉ trọng có xu hướng
giảm mạnh; diện tích nhóm cây thực phẩm, cây công nghiệp hằng năm có mức tăng trưởng
vững chắc; riêng cây lâu năm có quy mô nhỏ và không ổn định. Sự biến động diện tích và
cơ cấu các nhóm, loại cây trồng ở tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua đã bước đầu thể hiện
sự phát triển của nông nghiệp hàng hóa theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển
bền vững.
Từ khóa: Biến động diện tích, cơ cấu cây trồng, Thanh Hóa.
1. Mở đầu
Sự biến động diện tích là một trong những biểu hiện quan trọng của quá trình chuyển đổi cơ
cấu cây trồng. Trong 10 năm qua (2001 – 2011) diện tích các nhóm cây trồng trong sản xuất nông
nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa đã có sự biến động đáng kể theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với nhu
cầu thị trường và sự phát triển của công nghiệp chế biến [1, 2, 3]. Việc phân tích biến động và xu
thế chuyển đổi diện tích và cơ cấu diện tích cây trồng là một trong những cơ sở quan trọng nhằm
đề xuất và xác định quy mô các nhóm cây phù hợp với điều kiện sinh thái của lãnh thổ, góp phần
mang lại sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Biến động diện tích và cơ cấu diện tích theo nhóm cây trồng
Tập đoàn cây trồng trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa khá đa dạng và phong phú
với đầy đủ các loại cây trồng nhiệt đới, cận nhiệt đới, cây lâu năm, cây hằng năm. Giai đoạn 2001
– 2011, tổng diện tích gieo trồng trong sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa đã tăng lên, sau
hơn 10 năm diện tích gieo trồng tăng thêm 18.800 ha với tốc độ tăng bình quân 0,4%/năm, trong
đó chủ yếu là tăng trong thời kì từ 2001 đến 2005, từ 2005 đến 2011 diện tích gieo trồng giảm dần;
năm 2011 quy mô gieo trồng đã giảm 4.900 ha so với năm 2005, bình quân giảm 0,17%/năm. Sự
Ngày nhận bài: 15/8/2014 Ngày nhận đăng: 9/1/2015
Liên hệ: Đào Thanh Xuân, e-mail: daothanhxuan.hdu@gmail.com
137
Đào Thanh Xuân
biến động diện tích thể hiện ở cả hai nhóm cây hằng năm và cây lâu năm; diện tích gieo trồng cây
hằng năm tăng lên trong khi diện tích cây lâu năm có xu hướng giảm.
Bảng 1. Diện tích và cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây trồng
ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2001 – 2011
Chỉ tiêu 2001 2005 2011
Tăng (+),
giảm (-)
2001-2011
(Ngh.ha)
Diện tích
(Ngh.ha)
Cơ cấu
(%)
Diện tích
(Ngh.ha)
Cơ cấu
(%)
Diện tích
(Ngh.ha)
Cơ cấu
(%)
Tổng diện tích 458,1 100 481,8 100 476,9 100 + 18,8
Cây hằng năm 422,2 92,2 447,4 92,9 445,8 93,5 + 23,6
Cây lâu năm 35,9 7,8 34,4 7,1 31,1 6,5 - 4,8
(Nguồn: Xử lí và tính toán từ nguồn [1])
Tính đến năm 2011, diện tích cây hằng năm ở tỉnh Thanh Hóa là 445,8 nghìn ha, tăng 23,6
nghìn ha so với năm 2001, trung bình mỗi năm tăng hơn 2.100 ha. Trong khi đó, diện tích cây lâu
năm giảm 4.800 ha, đạt 31,1 nghìn ha năm 2011, quy mô nhóm cây này chỉ bằng 1/14 lần diện
tích cây hằng năm. Do sự tăng giảm khác nhau về quy mô dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu diện tích,
tỉ trọng diện tích cây hằng năm tăng lên và giữ vị trí chủ đạo với tỉ lệ chiếm 93,5% tổng diện tích
gieo trồng năm 2011, tăng 0,4% so với năm 2001; tương ứng tỉ trọng diện tích cây lâu năm không
đáng kể và giảm dần.
Sự chênh lệnh về quy mô và mức độ chuyển đổi diện tích gieo trồng giữa cây hằng năm và
cây lâu năm trong thời gian qua ở Thanh Hóa bị chi phối bởi những đặc thù về điều kiện tự nhiên
và đặc điểm sản xuất của cây trồng. Mặc dù 3/4 địa hình Thanh Hóa là đồi núi, thích hợp để trồng
cây lâu năm nhưng một số yếu tố khí hậu lại hạn chế khả năng phát triển của nhóm cây này, đặc
biệt là các hiện tượng thời tiết cực đoan như: rét đậm, sương muối, bão, gió Phơn,... Mặt khác,
việc đầu tư trồng cây lâu năm ở Thanh Hóa gặp khó khăn do thiếu vốn đầu tư, thiếu kinh nghiệm
chăm sóc trước những yêu cầu khắt khe về kĩ thuật sản xuất, và việc giải quyết đầu ra cho sản
phẩm. Ngược lại, tập đoàn cây hằng năm ở Thanh Hóa rất đa dạng bao gồm các cây chủ lực như:
lúa, ngô, mía, lạc, đậu tương, cói, sắn,... Các loại cây này có khả năng thích nghi sinh thái rộng,
dễ thâm canh, hệ số vụ cao, sản phẩm tiêu thụ trực tiếp hoặc phục vụ xuất khẩu; đặc biệt một số
cây hằng năm ở Thanh Hóa có sự hỗ trợ của các ngành công nghiệp chế biến như: công nghiệp sản
xuất đường, công nghiệp chế biến tinh bột sắn, công nghiệp chế biến thực phẩm,... Nhờ những ưu
thế đó mà diện tích nhóm cây hằng năm ổn định và dễ dàng trong công tác chuyển đổi.
2.2. Biến động diện tích và cơ cấu diện tích theo từng nhóm cây trồng
2.2.1. Nhóm cây hằng năm
Nhóm cây hằng năm chủ lực ở Thanh Hóa là cây lương thực, tiếp sau là cây công nghiệp
hằng năm, cây thực phẩm và các cây trồng khác. Cơ cấu này tương đồng cơ cấu cây hằng năm của
cả nước hiện nay.
Trong giai đoạn 2001 – 2011, diện tích gieo trồng các loại cây hằng năm có xu hướng tăng
nhanh, tổng diện tích mở rộng cây hằng năm trong giai đoạn này là 23,6 nghìn ha. Diện tích cây
thực phẩm có tốc độ tăng nhanh nhất, bình quân 3,64%/năm với quy mô mở rộng 11.300 ha, diện
138
Biến động diện tích và cơ cấu diện tích cây trồng ở tỉnh Thanh Hóa
tích cây công nghiệp hằng năm có mức tăng khá 1,2%/năm, diện tích tăng thêm 7.200 ha; việc mở
rộng diện tích cây lương thực ở Thanh Hóa không đáng kể với hơn 200 ha tăng thêm.
Bảng 2. Diện tích và cơ cấu diện tích nhóm cây hằng năm
tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2001 – 2011
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2005 Năm 2011 Tăng (+), giảm (-)
2001-2011
Diện
tích
(Ngh.ha)
Cơ
cấu
(%)
Diện
tích
(Ngh.ha)
Cơ
cấu
(%)
Diện
tích
(Ngh.ha)
Cơ
cấu
(%)
Diện
tích
(Ngh.ha)
Cơ
cấu
(%)
Tổng diện
tích 422,2 100 447,4 100 445,8 100 + 23,6 0
Cây lương
thực 337,8 80,0 348,8 77,96 338,0 75,82 + 0,2 -4,19
Cây thực
phẩm 26,30 6,20 31,00 6,93 37,60 8,43 +11,3 +2,21
Cây công
nghiệp hằng
năm
56,7 13,40 63,8 14,26 63,9 14,33 + 7,2 +0,90
Cây khác 1,4 0,30 3,8 0,85 6,3 1,41 + 4,9 +1,08
(Nguồn: Xử lí và tính toán từ nguồn [1])
Trong cả thời kì 2001 - 2011, quy mô diện tích cây lương thực tăng giảm không ổn định,
cây thực phẩm, cây công nghiệp hằng năm và cây khác tăng khá bền vững. Diện tích trồng cây
lương thực tăng mạnh từ 2001 đến 2005 với mức gia tăng 1,03 lần, trung bình tăng 2.200 ha/năm,
song từ năm 2005 đến 2011, diện tích nhóm cây này lại giảm mạnh với quy mô gần tương ứng.
Thay vào đó, diện tích nhóm cây thực phẩm tăng 1,42 lần, cây công nghiệp hằng năm tăng 1,13
lần.
Xét về cơ cấu, trong giai đoạn 2001 – 2011, tỉ trọng diện tích cây lương thực liên tục giảm,
từ chỗ chiếm tới 80% diện tích cây hằng năm năm 2001, đến 2011 nhóm cây này chỉ còn 75,8%,
giảm 4,19%, ngược lại tỉ trọng diện tích cây thực phẩm đã tăng từ 6,2% lên 8,43%, cây công nghiệp
hằng năm tăng từ 13,4% lên 14,33%. Xu hướng chuyển đổi này phù hợp với xu hướng chung đang
diễn ra trên phạm vi cả nước hiện nay; thể hiện kết quả bước đầu của nền nông nghiệp hàng hóa
đang được đẩy mạnh ở tỉnh Thanh Hóa.
a. Nhóm cây lương thực
Nhóm cây lương thực của tỉnh Thanh Hóa bao gồm cây lương thực có hạt (lúa, ngô) và hoa
màu (khoai lang, sắn), trong đó, lúa là cây trồng chủ lực, sau đó đến cây ngô. Trong giai đoạn 2001
– 2011, diện tích gieo trồng các loại cây lương thực ở Thanh Hóa có sự biến động lớn.
- Giai đoạn 2001 - 2005, tổng diện tích trồng cây lương thực ở Thanh Hóa tăng gần 11.000
ha, trong đó chủ yếu là nhờ mở rộng diện tích ngô và sắn. Sau 5 năm, diện tích ngô mở rộng 21.000
ha, diện tích sắn tăng thêm 3.100 ha, diện tích lúa giảm 5.400 ha, diện tích khoai lang giảm 7.700
ha. Từ năm 2005 đến năm 2011, diện tích các cây lương thực Thanh Hóa có sự chuyển đổi, diện
tích lúa tăng trở lại và mở rộng gần bằng giai đoạn trước đó (thêm 5000 ha), diện tích ngô giảm
mạnh 12.400 ha, diện tích sắn tiếp tục tăng thêm 1.500 ha, diện tích khoai lang giảm thêm 4.900
ha. Tính trong cả thời kì 2001 - 2011, diện tích sắn có mức tăng ổn định nhất, riêng diện tích lúa
và ngô không ổn định và tăng giảm thất thường.
139
Đào Thanh Xuân
Bảng 3. Diện tích và cơ cấu diện tích cây lương thực
tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2001 – 2011
Chỉ tiêu 2001 2005 2011
Tăng (+),
giảm (-)
2001-2011
(Ngh.ha)
Diện tích
(Ngh.ha)
Cơ cấu
(%)
Diện tích
(Ngh.ha)
Cơ cấu
(%)
Diện tích
(Ngh.ha)
Cơ cấu
(%)
1. Lúa 257,6 76,3 252,2 72,3 257,2 76,1 - 0,4
2. Ngô 44,3 13,1 65,3 18,7 52,9 15,7 + 8,6
3. Sắn 11,9 3,5 15,0 4,3 16,5 4,9 + 4,6
4. Khoai lang 24,0 7,1 16,3 4,7 11,4 3,4 - 12,6
Tổng diện tích 337,8 100,0 348,8 100,0 338,0 100,0 + 0,2
(Nguồn: Xử lí và tính toán từ nguồn [1])
- Có thể thấy, mặc dù diện tích giảm nhưng lúa vẫn là cây trồng chiếm tỉ trọng cao nhất
trong các nhóm cây lương thực ở tỉnh Thanh Hóa. Nguyên nhân là do điều kiện canh tác lúa ở
Thanh Hóa thuận lợi nhờ lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn lao động nông nghiệp đông và có
truyền thống thâm canh, đồng thời Thanh Hóa là một tỉnh đông dân, nhu cầu lương thực lớn là
yếu tố khiến diện tích lúa chiếm tỉ trọng cao. Trong giai đoạn 2001 – 2005, diện tích lúa ở Thanh
Hóa giảm mạnh, xu hướng này diễn ra là do việc thực hiện chính sách cho phép chuyển đổi diện
tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản và các loại cây con khác có giá trị kinh tế cao hơn,
đồng thời dưới tác động của công nghiệp hóa - đô thị hóa, diện tích trồng lúa chuyển đổi sang đất
chuyên dùng và thổ cư với quy mô lớn. Trong giai đoạn này, riêng thành phố Thanh Hóa, huyện
Quảng Xương, Hoằng Hóa đã giảm tới gần 3000 ha đất trồng lúa, đặc biệt huyện Tĩnh Gia giảm
tới gần 1400 ha chủ yếu do việc xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn. Từ năm 2005 đến nay, Thanh Hóa
thực hiện chính sách ổn định diện tích lúa, xây dựng vùng thâm canh lúa năng suất cao, thực hiện
các chính sách hỗ trợ cho nông dân trồng lúa, đồng thời tăng cường thâm canh, đưa giống lúa mới
vào sản xuất, nhờ đó mà diện tích trồng lúa có xu hướng tăng trở lại.
Về cơ cấu mùa vụ, Thanh Hóa có 2 vụ lúa là vụ chiêm xuân và vụ mùa, trong đó diện tích
lúa chiêm xuân có xu hướng tăng lên, diện tích lúa mùa lại giảm mạnh. Trong giai đoạn 2001 –
2011, diện tích lúa chiêm xuân tăng thêm 2.170 ha, diện tích lúa mùa giảm 2.584 ha, nguyên nhân
là do vụ chiêm xuân mang lại năng suất cao và ổn định, lúa mùa có năng suất thấp do thường gặp
bão, mưa lớn và dịch bệnh khi trổ và chín.
- Cây ngô ở vị trí thứ hai sau cây lúa chiếm gần 16% diện tích cây lương thực tỉnh Thanh
Hóa năm 2011. Ngô là lương thực bổ sung sự thiếu hụt lúa gạo cho người dân miền núi cao Thanh
Hóa; đây còn là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển chăn nuôi, phục vụ công nghiệp chế
biến thực phẩm. Cùng với lúa, ngô cũng là cây trồng truyền thống đa dạng về mùa vụ và hệ thống
canh tác, có thể thích hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhau. Trong giai đoạn 2001 – 2005, diện
tích ngô Thanh Hóa tăng nhanh chưa từng thấy đã đưa Thanh Hóa đứng vị trí thứ 3 cả nước sau
tỉnh ĐắcLăk và Sơn La năm 2005, ngô được xem là cây trồng chuyển đổi hiệu quả nhất trong thời
kì này. Nguyên nhân chủ yếu là do việc áp dụng tiến bộ kĩ thuật trong canh tác, việc du nhập giống
ngô lai cho năng suất cao từ Trung Quốc, đồng thời thị trường tiêu thụ ổn định, giá cao và nhu cầu
ngô nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến tăng lên. Ở giai đoạn này, địa bàn trồng ngô được
mở rộng ở tất cả các huyện trong cả tỉnh, trong đó có nhiều huyện đạt mức mở rộng trên 1500 ha
như Quảng Xương, Nông Cống, Hoằng Hóa, Tĩnh Gia, Thạch Thành, Mường Lát, Ngọc Lặc. Từ
140
Biến động diện tích và cơ cấu diện tích cây trồng ở tỉnh Thanh Hóa
năm 2005 đến 2011, diện tích gieo trồng ngô ở Thanh Hóa bị giảm mạnh, do việc mở rộng vùng
nguyên liệu sắn đã làm chuyển đổi một phần diện tích ngô sang trồng sắn nguyên liệu ở khu vực
trung du miền núi. Ngoài ra, diện tích ngô giảm do thị trường tiêu thụ ngô nguyên liệu bấp bênh,
chất lượng ngô thấp do khâu thu hoạch chế biến và bảo quản ở Thanh Hóa chưa đảm bảo dẫn đến
không có khả năng cạnh tranh với ngô nhập khẩu.
- Sắn là loại cây màu lương thực có diện tích tăng ổn định nhất trong giai đoạn 2001 – 2011
ở Thanh Hóa. Nguyên nhân là do sự phát triển của công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, công
nghiệp chế biến thực phẩm, đặc biệt là chế biến tinh bột sắn đã đưa cây sắn trở thành cây hàng hóa
có giá trị cao. Từ năm 2000, Thanh Hóa đã xây dựng 2 nhà máy chế biến tinh bột sắn ở Bá Thước
và Như Xuân, mỗi nhà máy có công suất 60 tấn sản phẩm/ngày, nhu cầu nguyên liệu mỗi nhà máy
cần khoảng 70.000 tấn sắn củ tươi chế biến công nghiệp mỗi năm. Nhờ đó, diện tích trồng sắn đã
tăng nhanh thay thế diện tích đất trồng của nhiều cây khác.
- Diện tích khoai lang giảm mạnh và liên tục do giá trị kinh tế của khoai lang thấp hơn so
với cây trồng khác, hơn nữa việc đảm bảo nguồn lương thực từ lúa, ngô đã giúp nông dân yên tâm
chuyển diện tích trồng khoai lang sang trồng các loại cây con khác có giá trị kinh tế cao hơn. Việc
trồng khoai lang được chuyển hướng sang các giống khoai đặc sản, có chất lượng cao cung cấp
cho thị trường đô thị.
b. Nhóm cây công nghiệp hằng năm (CNHN)
Nhóm cây công nghiệp hằng năm ở Thanh Hóa có vị trí đứng thứ hai với tỉ trọng chiếm hơn
14% diện tích cây ngắn ngày năm 2011. Cây CNHN ở Thanh Hóa rất đa dạng bao gồm lạc, mía,
đậu tương, cói, vừng... Nhóm cây này có thế mạnh nhờ khả năng thích nghi rộng, khả năng thâm
canh cao, thị trường tiêu thụ lớn vì đây là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
và phục vụ xuất khẩu. Trong tập đoàn cây CNHN ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2001 – 2011, mía và
lạc là 2 cây chủ lực, tiếp đến là cói và đậu tương. Bốn loại cây trồng này đã chiếm gần 95% diện
tích cây công nghiệp hằng năm.
Bảng 4. Diện tích và cơ cấu diện tích cây công nghiệp hằng năm
ở Thanh Hóa giai đoạn 2001 – 2011
Loại cây 2001 2005 2011
Tăng (+),
giảm (-)
2001-2011
(Ngh.ha)
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Vừng 3.498 6,2 3.047 4,8 2.894 4,5 - 604
Lạc 16.171 28,5 18.373 28,8 14.705 23,0 - 1466
Đậu tương 4.684 8,3 5.599 8,8 9.548 14,9 + 4864
Thuốc lá 55 0,1 20 0,0 12 0,0 - 43
Mía 27.823 49,1 30.725 48,2 31.125 48,7 + 3302
Cói 3.827 6,7 5.281 8,3 4.970 7,8 + 1143
Đay 300 0,5 221 0,3 22 0,0 - 278
Cây khác 342 0,6 534 0,8 624 1,0 + 282
Tổng 56.700 100,0 63.800 100,0 63.900 100,0 + 7200
(Nguồn: Xử lí và tính toán từ nguồn [1])
- Thanh Hóa là tỉnh luôn dẫn đầu cả nước về diện tích mía trong nhiều năm nay. Giai đoạn
141
Đào Thanh Xuân
2001 – 2011, diện tích mía Thanh Hóa đã mở rộng thêm 3.302 ha, chiếm gần 50% diện tích cây
CNHN. Tuy nhiên, tốc độ tăng bình quân chỉ đạt 1,13%, vì vậy tỉ trọng diện tích mía trong nhóm
cây CNHN giảm nhẹ từ 49,1% xuống 48,7%. Sự gia tăng diện tích mía ở Thanh Hóa trong 10 năm
qua chủ yếu là do mở rộng diện tích của 3 vùng nguyên liệu (vùng mía Tây Nam, vùng mía bắc
Thanh Hóa, vùng mía Lam Sơn) nhằm đảm bảo nguồn cung nguyên liệu cho 3 nhà máy chế biến
đường công nghiệp (Lam Sơn, Nông Cống và Việt – Đài).
- Cây lạc ở vị trí thứ 2 sau cây mía với tỉ trọng chiếm trên 23% diện tích cây CNHN. Thanh
Hóa là tỉnh đứng thứ 3 cả nước về diện tích trồng lạc năm 2011 (sau Nghệ An và Hà Tĩnh). Tuy
nhiên, diện tích lạc trong thời gian qua có sự biến động lớn: giai đoạn 2001 – 2005, diện tích lạc
tăng nhanh từ 16.170 ha lên 18.370 ha, tỉ trọng tăng từ 28,5% lên 28,8%; từ 2005 đến 2011, diện
tích trồng lạc ở Thanh Hóa lại giảm mạnh, chỉ còn chiếm 23,0% diện tích cây CNHN năm 2011,
giảm 3.668 ha so với năm 2005 và 1.446 ha so với năm 2001. Nguyên nhân là do thị trường xuất
khẩu lạc không ổn định, năng suất lạc thấp, chất lượng không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, hiệu quả
kinh tế bị cạnh tranh mạnh với nhiều cây trồng khác, đặc biệt là cây đậu tương, cây thực phẩm. Do
đó, trong nhiều năm gần đây, diện tích lạc ở Thanh Hóa được chuyển đổi với quy mô lớn, chỉ còn
vùng đất cát ven biển thuộc địa bàn các huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Tĩnh Gia, Quảng Xương là
khu vực trồng lạc tập trung. Lạc được trồng chủ yếu ở vụ chiêm xuân (chiếm tới 80% diện tích)
ngoài ra còn có lạc đông, lạc mùa tuy diện tích không đáng kể.
- Cây đậu tương ở Thanh Hóa có diện tích không lớn song đang có xu hướng tăng lên. Đây
là cây trồng vừa có hiệu quả kinh tế, vừa có tác dụng cải tạo đất đồng thời rất phù hợp với vụ đông.
Từ 2005 đến nay, Thanh Hóa liên tục đứng thứ 6 cả nước về diện tích đậu tương. Trong 10 năm
qua, diện tích đậu tương ở Thanh Hóa đã tăng rất nhanh, trung bình mỗi năm tăng 442,2 ha. Đây là
cây trồng có tốc độ mở rộng diện tích nhanh nhất, nhờ đó sau 10 năm tỉ trọng diện tích đậu tương
đã chiếm từ 8,3% năm 2001 lên 14,9% diện tích cây CNHN năm 2011. Trước đây đậu tương ở
Thanh Hóa chủ yếu được trồng ở vụ mùa từ tháng 6 đến tháng 10, tuy nhiên từ năm 2005 đến nay,
diện tích đậu tương trồng vụ đông tăng nhanh.
- Cây cói là cây công nghiệp truyền thống được trồng từ lâu đời ở Thanh Hóa, cói Nga Sơn
nổi tiếng cả nước nhờ điều kiện thuận lợi - nơi có vùng đất bãi bồi nhiễm mặn phù hợp với sinh
trưởng và phát triển của cây cói. Diện tích cói tăng mạnh từ 2001 đến 2005 với tốc độ tăng bình
quân 8,38%/năm, tuy nhiên từ 2005 đến nay diện tích cói giảm. Nguyên nhân chủ yếu do thị trường
xuất khẩu cói giảm, giá cói biến động và bị canh tranh bởi các sản phẩm tiêu dùng khác, đầu ra
cho sản phẩm cói gặp khó khăn. Diện tích cói Thanh Hóa tập trung 90% ở huyện Nga Sơn gắn với
ngành chế biến tiểu thủ công nghiệp phục vụ xuất khẩu.
c. Nhóm cây thực phẩm
Trong giai đoạn 2001 – 2011, diện tích gieo trồng cây thực phẩm tăng lên cả số tuyệt đối
và tỉ trọng. Diện tích cây thực phẩm tăng từ 26.300 ha năm 2001 lên 37.600 ha năm 2011, tăng
bình quân 1.027 ha/năm. Tỉ trọng diện tích cây thực phẩm đã tăng từ 6,2% năm 2001 lên 8,43%
năm 2011. Cây thực phẩm ở Thanh Hóa chủ yếu là các loại rau, quả thực phẩm (các loại rau, ớt,
dưa chuột, dưa hấu, ngô bao tử, các loại đậu,. . . ), đây là nhóm cây có giá trị hàng hóa cao, đặc biệt
phần lớn cây thực phẩm được trồng phục vụ xuất khẩu và cung cấp cho các đô thị, vì vậy diện tích
gieo trồng không ngừng mở rộng. Tuy nhiên, quy mô diện tích rau đậu, cây thực phẩm ở Thanh
Hóa vẫn còn manh mún, chưa tập trung thành các vùng sản xuất hàng hóa, việc chuyển đổi còn
mang tính tự phát, chưa có quy hoạch. Các loại rau đậu thực phẩm được trồng quanh năm với cơ
cấu mùa vụ đa dạng; trong đó vụ đông chiếm tới gần 45% diện tích gieo trồng.
142
Biến động diện tích và cơ cấu diện tích cây trồng ở tỉnh Thanh Hóa
2.2.2. Nhóm cây lâu năm
Trong cơ cấu cây trồng tỉnh Thanh Hóa, diện tích cây lâu năm không đáng kể và có xu
hướng giảm trong thời kì 2001 – 2011. Hơn 10 năm qua, diện tích cây lâu năm đã giảm 4.800 ha,
giảm mạnh nhất là từ năm 2005. Có sự khác nhau về mức độ biến động của 2 nhóm cây cây ăn
quả và cây công nghiệp lâu năm; diện tích trồng cây ăn quả giảm liên tục với quy mô chỉ còn 15,2
nghìn ha năm 2011 giảm 4500 ha so với năm 2001, tỉ trọng giảm từ 54,9% năm 2001 xuống còn
48,9% năm 2011. Diện tích cây công nghiệp lâu năm giảm mạnh từ 2001 đến 2005 nhưng lại có
mức tăng khá trong thời kì từ 2005 đến 2011, nhờ đó mà tỉ trọng nhóm cây này đã tăng từ 37%
năm 2001 lên 43,7% năm 2011.
Bảng 5. Diện tích và cơ cấu diện tích cây lâu năm
tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2001 – 2011
Chỉ tiêu 2001 2005 2011
Tăng (+),
giảm (-)
2001-2011
(Ngh.ha)
Diện tích
(Ngh.ha)
Cơ cấu
(%)
Diện tích
(Ngh.ha)
Cơ cấu
(%)
Diện tích
(Ngh.ha)
Cơ cấu
(%)
Tổng diện tích 35,9 100 34,4 100 31,1 100 - 4800
Cây công
nghiệp lâu
năm
13,3 37,0 10,6 30,8 13,6 43,7 - 300
Cây ăn quả 19,7 54,9 20,4 59,3 15,2 48,9 - 4500
Cây k