Biện pháp giúp đỡ giáo viên mới ra trường đánh giá quá trình học tập của học sinh trong dạy học môn toán ở trường phổ thông

Tóm tắt. Đánh giá là một trong số những khâu trọng yếu. Kết quả của đánh giá tác có thể động trở lại nội dung, cách thức tổ chức việc dạy và học. Trong dạy học môn Toán, ngoài việc nắm vững chuyên môn sư phạm Toán, người giáo viên còn cần có năng lực chẩn đoán, đánh giá học sinh một cách toàn diện. Những giáo viên mới ra trường gặp nhiều khó khăn trong công tác. Họ vừa thiếu kinh nghiệm thực tế, vừa chịu áp lực phải có trách nhiệm tiên phong trong áp dụng các cải cách. Bài viết này bàn về các biện pháp mà nhóm nghiên cứu đã giúp đỡ giáo viên mới ra trường trong đánh giá quá trình học tập của học sinh. Từ nghiên cứu này có những khuyến nghị giúp việc bồi dưỡng, thực hành sử dụng các kĩ thuật đánh giá quá trình học tập đạt hiệu quả.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp giúp đỡ giáo viên mới ra trường đánh giá quá trình học tập của học sinh trong dạy học môn toán ở trường phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0032 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 2, pp. 67-75 This paper is available online at BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ GIÁO VIÊN MỚI RA TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌCMÔN TOÁN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Chu Cẩm Thơ Khoa Toán - Tin, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Đánh giá là một trong số những khâu trọng yếu. Kết quả của đánh giá tác có thể động trở lại nội dung, cách thức tổ chức việc dạy và học. Trong dạy học môn Toán, ngoài việc nắm vững chuyên môn sư phạm Toán, người giáo viên còn cần có năng lực chẩn đoán, đánh giá học sinh một cách toàn diện. Những giáo viên mới ra trường gặp nhiều khó khăn trong công tác. Họ vừa thiếu kinh nghiệm thực tế, vừa chịu áp lực phải có trách nhiệm tiên phong trong áp dụng các cải cách. Bài viết này bàn về các biện pháp mà nhóm nghiên cứu đã giúp đỡ giáo viên mới ra trường trong đánh giá quá trình học tập của học sinh. Từ nghiên cứu này có những khuyến nghị giúp việc bồi dưỡng, thực hành sử dụng các kĩ thuật đánh giá quá trình học tập đạt hiệu quả. Từ khóa: Đánh giá quá trình học tập, đánh giá lớp học, giáo viên trẻ, phương pháp dạy học môn Toán. 1. Mở đầu Đánh giá là một trong số những khâu trọng yếu, nó có tác dụng như bánh lái ngược không những để đối chiếu với mục tiêu giáo dục và kết quả học tập của cá nhân, mà nó còn tác động trở lại nội dung, cách thức tổ chức việc dạy, việc học. Để xác định tốt nhất mục tiêu giáo dục vi mô và phương pháp dạy học phù hợp với học sinh, người giáo viên cần đánh giá ban đầu hay còn gọi là chẩn đoán về năng lực học sinh, kinh nghiệm, thái độ, những yếu tố tác động vào quá trình giáo dục học sinh đó. Vì thế, trong dạy học môn Toán, ngoài việc nắm vững chuyên môn sư phạm Toán, người giáo viên còn cần có năng lực chẩn đoán, đánh giá học sinh một cách toàn diện. Những giáo viên trẻ gặp nhiều khó khăn trong công tác. Họ vừa thiếu kinh nghiệm thực tế, vừa chịu áp lực phải có trách nhiệm tiên phong trong áp dụng các cải cách vì chính họ là những người được cập nhật những kiến thức, nghiên cứu mới và do đặc điểm tuổi trẻ, họ có điều kiện để thực hiện những biện pháp đổi mới. Trong khi đó quá trình đào tạo ở các trường sư phạm, sinh viên được rèn luyện, hình thành kĩ năng quan sát, đánh giá quá trình. Hơn nữa, những yếu tố về thể chế, quá trình sinh hoạt chuyên môn, được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng trong nhà trường phổ thông cũng đang thiếu hụt những biện pháp giúp họ đánh giá quá trình học tập của học sinh [3]. Bài viết này bàn về các biện pháp mà nhóm nghiên cứu đã giúp đỡ giáo viên mới ra trường trong đánh giá quá trình học tập của học sinh. Cụ thể là nghiên cứu 6 trường hợp giáo viên công tác tại Hà Nội, tốt nghiệp khoa Toán Tin, trường Đại học Sư phạm Hà Nội các năm 2011, 2012, 2013. Ngày nhận bài: 10/10/2014. Ngày nhận đăng: 15/01/2015. Liên hệ: Chu Cẩm Thơ, e-mail: camtho@hnue.edu.vn. 67 Chu Cẩm Thơ 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Những kĩ thuật đánh giá quá trình học tập của học sinh Đánh giá quá trình học tập được diễn ra trong suốt quá trình dạy học nhằm hỗ trợ cho dạy học có hiệu quả, điều này sẽ đảm bảo cho việc đánh giá toàn diện hơn, đầy đủ hơn, giúp học sinh có nhiều cơ hội hơn để thể hiện mình và giảm bớt sức ép từ việc kiểm tra đánh giá, tạo cho học sinh nhu cầu tự đánh giá. Mặt khác, giúp cho giáo viên điều chỉnh kịp thời phương pháp giảng giảng dạy cho phù hợp, giúp học sinh điều chỉnh cách học, thúc đẩy học sinh cố gắng, tích cực học tập, đòi hỏi đánh giá hướng vào mục đích là giúp cho học sinh tiến bộ hơn (Western and Northern Canadian Protocol, p. 42-43, Đánh giá quá trình học tập nhấn mạnh vào việc học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn như thế nào, xem người học làm được gì, chúng được tích hợp trong các hoạt động dạy học. Hướng trọng tâm vào đánh giá quá trình học tập những kĩ năng tổng hợp chứ không chỉ là những kĩ năng riêng lẻ, các sự kiện. Nhấn mạnh đến kĩ năng tư duy, thái độ học tập, đánh giá quá trình học tập tạo điều kiện để học sinh hợp tác trong học tập, phát triển các kĩ năng giao tiếp, kích thích được tính tích cực và động cơ học tập [1,12]. Đánh giá cần dựa trên thông tin đa dạng từ nhiều phía, giáo viên đánh giá học sinh, học sinh tự đánh giá, học sinh đánh giá lẫn nhau, đánh giá cá nhân, đánh giá theo nhóm.v.v. tùy theo điều kiện và đặc điểm cụ thể của dạy học. Các phương pháp và kĩ thuật đánh giá quá trình học tập đa dạng như vấn đáp, câu hỏi đóng, câu hỏi mở, thực hành, hoàn thành nhiệm vụ, sản phẩm theo nhóm và cá nhân, giải quyết tình huống thực tiễn,... sử dụng các công cụ quan sát chính thức, không chính thức để đánh giá kĩ năng, thái độ (Dr. Lorna Earl and Dr. Steven Katz (2006), Rethinking classroom assessment with purpose in mind, Western and Northern Canadian,Protocol for Collaboration in Education). Tất cả các loại hình đánh giá nêu trên đều sử dụng một số phương pháp khá quen thuộc sau đây: - Vấn đáp: hỏi và trả lời, thông qua đối thoại mà đánh giá trình độ - Quan sát: thông qua các hành vi, cử chỉ, thái độ và các biểu hiện cụ thể của HS trong quá trình học tập mà nhận xét, thường là đánh giá định tính. - Kiểm tra (thi) viết: Đây là phương pháp đánh giá phổ biến nhất, bao gồm hai dạng thức: Trắc nghiệm khách quan và Tự luận - Đánh giá sản phẩm của học sinh: thông qua hồ sơ (portfolios) tích lũy của HS như: kết quả sưu tầm, bài làm ở nhà, bài báo, bài tập nghiên cứu,... - Tự đánh giá: Học sinh tự nhận xét và xác định trình độ,. . . của chính mình. - Lấy ý kiến chuyên gia: Thông qua người có trình độ cao, am hiểu về lĩnh vực chuyên môn mà xác nhận trình độ của người học. Với các chương trình giáo dục theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học, để đánh giá chính xác còn có những phương pháp bổ sung, đó là phương pháp thông qua thực hành, thực hiện, trình diễn (Performance Assessment) như yêu cầu sử dụng công nghệ, chơi các loại nhạc cụ, sửa chữa máy móc, sử dụng ngoại ngữ, thuyết trình về một cuốn sách [2]. Trong việc đánh giá để có những xác nhận, phán quyết chính xác, người ta thường kết hợp nhiều phương pháp và nhiều hình thức khác nhau. 68 Biện pháp giúp đỡ giáo viên mới ra trường đánh giá quá trình học tập của học sinh... Bảng 1. Hệ thống phương pháp/công cụ và hoạt động đánh giá quá trình học tập [4] Phương pháp/công cụ Mô tả Thu thập thông tin Hỏi Trong lớp, hỏi những câu hỏi có trọng tâm để làm cho người học hiểu bài Quan sát Thực hiện những quan sát một cách hệ thống trên người học khi họ tư duy và đưa ra các ý kiến Bài tập về nhà Giao bài/nhiệm vụ để người học ôn luyện hiểu bài Hội thoại và phỏng vấn Thực hiện các cuộc thảo luận mang tính “điều tra” với người học về nhận thức của họ và những vấn đề họ còn cảm thấy vướng mắc Trình diễn, trình bày Tạo nên cơ hội cho người học thể hiện kết quả học tập, thông qua những buổi trình bày, trình diễn, triển lãm trực tiếp hoặc sử dụng phương tiện truyền thông Trắc nghiệm nhanh, bài kiểm tra, thi viết Tạo nên những cơ hội cho người học thể hiện kết quả học tập thông qua hình thức viết Các nhiệm vụ đánh giá giàu thông tin Giao các nhiệm vụ phức hợp, có khả năng khuyến khích người học thể hiện nhận thức của họ về sự kết nối giữa các khái niệm mà họ đang/đã được học Đánh giá dựa trên máy tính Ứng dụng những phần mềm mang tính hệ thống và thích ứng, gắn liền với kết quả đầu ra của chương trình đào tạo Bắt chước/mô phỏng, đóng kịch Giao các nhiệm vụ mô phỏng hoặc đóng vai nhằm khuyến khích người học thể hiện được nhận thức của họ về sự kết nối giữa các khái niệm mà họ đang/đã học Nhật kí học tập Những ghi chép, mô tả của người học về quá trình người học tổ chức hoạt động học tập Dự án và Điều tra/nghiên cứu Tạo nên những cơ hội cho người học thể hiện nhận thức về những sự kết nối trong quá trình học tập, thông qua điều tra, nghiên cứu và viết báo cáo hoặc sản phẩm tạo tác Diễn giải thông tin Sự liên tục phát triển Hồ sơ mô tả học tập của sinh viên để xác định mức độ của việc học, các bước tiếp theo và báo cáo tiến độ và thành tích đạt được Bảng kiểm Mô tả các tiêu chí để xem xét trong hiểu biết việc học của người học Bảng mô tả tiêu chí đánh giá Bản mô tả các tiêu chí, với từng cấp độ năng lực được mô tả và xác định Bài phản ánh Những bài viết phản ánh và phỏng đoán được người học duy trì về hoạt động học tập đang diễn ra và những việc họ cần làm tiếp theo Tự đánh giá Là quá trình trong đó người học tự phản ánh về hoạt động học tập của mình, sử dụng những tiêu chí đã có để xác định tình trạng hoạt động học tập của mình. Đánh giá lẫn nhau Là quá trình trong đó người học tự phản ánh về hoạt động học tập của mình và của các bạn cùng học, sử dụng các tiêu chí đã có để xác định tình trạng hoạt động học tập của nhau. Ghi lại - Lưu giữ Ghi chép Những ghi chép trọng tâm, mang tính chất mô tả khi quan sát hoạt động học tập của người học trong cả một quá trình Hồ sơ người học Thông tin về chất lượng sản phẩm học tập của người học, có liên quan đến kết quả đầu ra của chương trình đào tạo hoặc kế hoạch học tập cá nhân của người học Video, băng tiếng, hình ảnh Những hình ảnh, âm thanh ghi lại những sản phẩm về hoạt động học tập của người học Hồ sơ học tập Một tập hợp hệ thống các sản phẩm của người học, thể hiện mỗi sự hoàn thành, sự phát trển và phản ánh cả quá trình học tập của người học Giao tiếp/ Trao đổi thông tin Trình diễn, trình bày Trình bày của người học để thể hiện hoạt động học tập của họ với cha mẹ, các ban đánh giá, hoặc những đối tượng khác Hội thảo phụ huynh - người học - giáo viên Tạo nên những cơ hội cho giáo viên, cha mẹ, và người học thảo luận và đánh giá quá trình học tập của người học và kế hoạch cho các giai đoạn tiếp theo Ghi chép về thành tích Ghi chép chi tiết về những nhiệm vụ hoàn thành của người học, có liên quan đến kết quả đầu ra của chương trình đào tạo Thẻ báo cáo (Report cards) Là các báo cáo học tập định kì: với điểm số (hoặc một hình tượng thể hiện kết quả học tập) và thông tin vắn tắt về hoạt động học tập của người học, gửi cho cha mẹ Bản tin học tập và đánh giá Thông tin vắn tắt hàng ngày gửi cho cha mẹ, đề cập kết quả đầu ra, hoạt động của người học và các ví dụ về hoạt động học tập. 69 Chu Cẩm Thơ 2.2. Biện pháp giúp giáo viên đánh giá quá trình học tập của học sinh Trong mục này, chúng tôi tổng hợp các biện pháp, kĩ thuật đánh giá quá trình học tập của học sinh, trong đó biện pháp 2.2.4 được rút ra từ kinh nghiệm của chính chúng tôi. 2.2.1. Lập kế hoạch sử dụng các kĩ thuật đánh giá Lập kế hoạch công tác hay kế hoạch sử dụng các kĩ thuật đánh giá cũng được coi là một biện pháp giúp giáo viên có thể làm cho công việc của mình hiệu quả hơn. Lí do, giáo viên được trang bị rất nhiều kiến thức trong quá trình đào tạo, nhưng thực tế, giáo viên chỉ dùng một hoặc một số kĩ thuật phù hợp với thói quen, kinh nghiệm bản thân và cả thực tiễn dạy học. Cần lưu ý các nguyên tắc dưới đây khi sử dụng các kĩ thuật đánh giá [1]. 1. Không sử dụng bất kì kĩ thuật nào không phải là yêu cầu đòi hỏi của việc đánh giá dựa trên kinh nghiệm và trực giác của giáo viên. 2. Không tạo sự tự đánh giá thành sự tự áp đặt một cách đơn thuần hay tạo gánh nặng cho giáo viên và học sinh. 3. Phải chọn các kĩ thuật có lợi cho cả giáo viên và học sinh. 4. Không được yêu cầu học sinh sử dụng bất kì kĩ thuật nào mà giáo viên chưa thử trước. 5. Cần phải nhớ rằng việc thực thi một kĩ thuật đánh giá và phân tích sự phản hồi sẽ có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn dự kiến. Việc biết rõ điều gì giáo viên đang tìm kiếm sẽ giúp cho việc xác định kĩ thuật nào được chọn, và giải thích các kết quả như thế nào. Bảng gợi ý sau đây gợi ý những nội dung để giúp giáo viên có thể lập được kế hoạc sử dụng công cụ/kĩ thuật đánh giá phù hợp [1,9]: Bản kế hoạch sử dụng kĩ thuật đánh giá 1. Giáo viên muốn biết điều gì? 2. Kĩ thuật nào giáo viên sẽ sử dụng để nhận thông tin đó? Tại sao? 3. Giáo viên sẽ giới thiệu kĩ thuật này cho học sinh như thế nào? 4. Cần bao nhiêu thời gian để thực hiện kĩ thuật này? 5. Làm thế nào để giáo viên biết kĩ thuật này thành công hay không? 6. Giáo viên sẽ tạo ra sự thay đổi nào trong giảng dạy sau khi nhận được kết quả trên? 2.2.2. Sử dụng các kĩ thuật đánh giá lớp học trong quá trình tổ chức hoạt động giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học Để nâng cao chất lượng dạy học của mình, giáo viên cần phải xác định rõ ràng mục đích và mục tiêu dạy học; cần phải nhận được sự phản hồi rõ ràng và toàn diện về mức độ đạt được mục tiêu và mục đích dạy học [2]. Việc nghiên cứu để nâng cao chất lượng dạy và học có hiệu quả nhất được thực hiện bởi giáo viên dựa trên các câu hỏi do chính giáo viên xây dựng từ các câu trả lời cho các vấn đề hay nội dung trong quá trình dạy học. Sự thách thức óc tìm tòi, nghiên cứu là nguồn gốc mạnh mẽ của động cơ, sự phát triển và đổi mới cho giáo viên, và sự nghiên cứu lớp học có thể cung cấp những thách thức đó. Vì thế, để thực hiện tốt vai trò tổ chức, định hướng, kiểm tra hoạt động học của học sinh, giáo viên cần phát triển các kĩ thuật đánh giá lớp học để có thể sử dụng cho việc đánh giá quá trình học tập của học sinh. Với việc áp dụng các kĩ thuật này, giáo viên có thể gần như tức thời xác định được học sinh đã học được gì và điều chỉnh ngay trong bài học tiếp theo [8]. Nếu như các phương pháp đánh giá truyền thống về việc học của học sinh thường diễn ra vào cuối kì học (khi đã quá muộn để điều chỉnh) thì ngược lại, đánh giá lớp học là phương pháp đánh giá việc học của học 70 Biện pháp giúp đỡ giáo viên mới ra trường đánh giá quá trình học tập của học sinh... sinh và những phản ứng của họ đối với phương pháp dạy học của giáo viên. Mục tiêu của đánh giá lớp học là cải thiện cả người dạy và người học. Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học, giáo viên cần sử dụng đa dạng các kĩ thuật đánh giá lớp học. Các kĩ thuật được giới thiệu sau đây được Phan Thanh Hội tổng hợp, giới thiệu [1] giới thiệu một số kĩ thuật đánh giá lớp học cụ thể. a. Điểm mờ nhất Kĩ thuật này sẽ giúp giáo viên xác định được các điểm quan trọng của bài học mà học sinh đã bỏ lỡ bằng cách yêu cầu học sinh ghi ra điều mà học sinh chưa nhận thức được, khó khăn trong bài học. Áp dụng kĩ thuật này sau bài giảng hoặc bài học: - Giao phiếu cho học sinh và dành cho học sinh khoảng 3 phút để trả lời. Tùy mục tiêu sử dụng, giáo viên có thể yêu cầu học sinh trả lời nặc danh hoặc không nặc danh. - Không sử dụng kĩ thuật này sau tất cả các bài học, nếu không nó sẽ trở nên đơn điệu và thông tin thu được sẽ không có ích. b. Phiếu một phút Kĩ thuật này rất hữu ích vì nó khuyến khích các học sinh ít nói đặt câu hỏi. Phiếu một phút (hoặc nhiều hơn nếu cần) có thể sử dụng sau bài học hoặc bắt đầu bài học mới để ôn tập bài trước. Học sinh trả lời câu hỏi cho biết mục tiêu bài học có đạt được hay không. Học sinh trả lời câu hỏi cho biết phần nào của bài học có thể cần phải ôn lại. c. Phiếu liệt kê - Sử dụng kĩ thuật này khi ta muốn đánh giá sự ghi nhớ của học sinh. Hãy liệt kê 5-7 từ hoặc ngữ để định nghĩa hay mô tả.... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Sử dụng kĩ thuật này ngay sau bài học hoặc muộn hơn với mục đích ôn tập. - Cần hạn chế số tiêu chí, thời gian cho phép hoặc cả hai. - Khi xem lại phiếu, hãy so sánh các điểm mà học sinh liệt kê với các điểm mà giáo viên mong đợi. Nếu có những sự bỏ sót đáng chú ý nào đó, giáo viên sẽ biết cần phải ôn lại cái gì cho học sinh. - Chú ý rằng kĩ thuật này chỉ cho phép giáo viên khám phá xem học sinh nhớ lại được gì; nó không thể hiện học sinh có hiểu hết những điều đó hay không. d. Phiếu áp dụng - Kĩ thuật này giúp giáo viên xác định xem học sinh có thực sự hiểu nội dung kiến thức vừa học hay không. - Kĩ thuật này có thể được sử dụng sau bài học. Giáo viên phát phiếu và cho học sinh 10 phút để trả lời. - Thông tin thu được sẽ cho giáo viên biết học sinh mới chỉ nhớ nội dung kiến thức hay biết chúng có thể được sử dụng như thế nào. - Nếu có những vấn đề hay khuynh hướng trái ngược, giáo viên có thể thảo luận về chúng với cả lớp. e. Ma trận ghi nhớ - Giáo viên có thể sử dụng ma trận với bao nhiêu hàng và cột tùy ý, điền trước tiêu đề của các hàng và các cột để học sinh điền nội dung phù hợp vào các ô trống. Mục đích của kĩ thuật này là đánh giá sự nhớ lại thông tin và khả năng phân loại thông tin của học sinh. - Kĩ thuật này có thể được sử dụng ngay sau bài học, hoặc muộn hơn với mục đích ôn tập. Nó cũng có thể được sử dụng như là một công cụ tiền đánh giá. - Viết tiêu đề thích hợp vào các cột hoặc hàng rồi để trống các ô. - Đặt giới hạn thời gian (ví dụ là 10 phút) và hướng dẫn học sinh điền vào ô trống các từ mà học sinh cho là có thể chính xác. Giáo viên có thể giới hạn về số lượng từ (Ví dụ 2 từ trong mỗi ô). 71 Chu Cẩm Thơ - Khi xem lại phiếu, giáo viên cần xác định xem học sinh đã làm tốt ở chỗ nào? Chỗ nào làm không tốt? f. Tóm tắt một câu - Tóm tắt một câu có thể xác định xem học sinh có hiểu đầy đủ ý nghĩa của chủ đề hay không. Bằng cách trả lời 7 câu hỏi, học sinh có thể viết một câu tóm tắt chủ đề. Các câu tóm tắt này sẽ giúp giáo viên đánh giá sự hiểu của học sinh và cũng sẽ giúp học sinh phát triển khả năng tư duy của mình. - Lựa chọn một chủ đề quan trọng mà bạn muốn học sinh tóm tắt và cho học sinh 10-15 phút để thực hiện ở cuối bài học. g. Phiếu tổng kết Kĩ thuật tổng kết cho biết học sinh đã học được gì từ bài học. Nó cũng giúp cho việc phát triển kĩ năng giao tiếp của học sinh. - Kĩ thuật này được sử dụng hiệu quả nhất trong lớp học, nhưng cũng có thể được sử dụng như là một bài tập về nhà. Tuy nhiên, học sinh có thể không siêng năng làm bài tập về nhà nếu học sinh biết sẽ không được chấm điểm. - Giáo viên cần phải luyện tập kĩ thuật này vài lần cho học sinh trước khi học sinh có kĩ năng sử dụng nó. - Học sinh có thể được giữ lại bản sao của phiếu để nghiên cứu tiếp. 2.2.3. Viết nhật kí lớp học và tạo diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm Theo nghiên cứu của James H. Stronge [17] những phẩm chất của người giáo viên giảng dạy hiệu quả bao gồm: Sự quan tâm; Biết lắng nghe; Sự thấu hiểu; Hiểu rõ học sinh; Sự công bằng và tôn trọng; Giao tiếp thân mật với học sinh; Lòng nhiệt tình và động lực học tập; Thái độ của giáo viên với nghề dạy học; Thực hành chiêm nghiệm. Để giảm bớt những khó khăn cũng như tăng cơ hội chiêm nghiệm về bản thân, thì việc viết nhật kí là một biện pháp tốt giúp giáo viên tự điều chỉnh. Biện pháp này được khuyến nghị sử dụng cùng với tư tưởng và các kĩ thuật được áp dụng phổ biến trong mô hình nghiên cứu bài học (Lesson study) [3,12-14]. Bảng 2. Bảng gợi ý suy ngẫm và thảo luận về giờ học khi viết nhật kí buổi dạy Nội dung hoạt động Biểu hiện của học sinh Nguyên nhân, biện pháp Hoạt động 1 - Tên hoạt động - Nội dung của hoạt động, nhiệm vụ, câu hỏi, bài tập... Hoạt động 2. . . - Cảm xúc, thái độ, hành vi, trả lời câu hỏi, - Bài tập, sản phẩm... Vì... Nên... Có thể là... Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, mạng xã hội, giáo viên thường dành nhiều thời gian chia sẻ trên mạng hơn là đối thoại trực tiếp. Khuyến nghị của biện pháp này là giáo viên có thể thành lập/ tham gia các nhóm kín, những hộp thư chung để chia sẻ và học tập lẫn nhau. 2.2.4. Điều chỉnh hoạt động học tập của học sinh thông qua đánh giá bài kiểm tra Dựa trên các nghiên cứu được trình bày trong [6,8], giáo viên cần tập trung vào nghiên cứu các bài kiểm tra của học sinh, tận dụng tối đa giờ trả bài. Khi chấm bài gặp lỗi sai của học sinh, giáo viên cần tập trung vào các vấn đề sau: (1) Đánh dẫu lỗi sai, (2) Giải thích, (3) Sửa vào bài, (4) Ghi nhật kí lỗi sai và cố gắng chỉ ra nguyên nhân, (5) Chữa những lỗi sai điển hình trên lớp. Giáo viên cần xem lại (4) để thiết kế những hoạt động dự kiến sai lầm dễ mắc của học sinh. Từ đó giúp học sinh trưởng thành hơn. 72 Biện pháp giúp đỡ giáo viên mới ra trường đánh giá quá trình học tập của học sinh... 2.3. Bình luận kết quả nghiên cứu Trong hai năm 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, chúng tôi đã tiến hàn