1. Mở đầu
Cũng như ở nhiều quốc gia trên thế giới (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Anh.), với trí thông minh
chung, khả năng giao tiếp, kĩ năng xã hội ở mức trung bình trở lên, đa số các học sinh (HS) khuyết
tật học tập, trong đó có HS khó khăn về viết ở Việt Nam đang học ở các trường bình thường. Hiện
tại, tỉ lệ xuất hiện các HS có biểu hiện khó khăn về viết trong trường tiểu học theo con số thống kê
của nghiên cứu [7] là 2.14%, tương đương với tỉ lệ xuất hiện khoảng 1 HS trong một lớp có sĩ số
35 HS. khó khăn về viết thường kèm theo khó khăn trong các kĩ năng học đường khác, đặc biệt là
kĩ năng đọc.
Với những đặc trưng rất khác biệt trong năng lực nhận thức, HS có khó khăn về viết thường
không thích ứng được với phương pháp học tập thông thường, việc học tập của các em ngày càng
hạn chế trong trường phổ thông [11]. Để có hiệu quả trong việc cải thiện khó khăn về viết, đảm
bảo chất lượng giáo dục hòa nhập cho các em, các biện pháp hỗ trợ cần phải hướng tới cá nhân mỗi
HS, phải được tiến hành trong những điều kiện cụ thể, trong đó cần thiết phải kể đến sự tham gia
của GV hỗ trợ giáo dục đặc biệt. Trên cơ sở phân tích những đặc điểm của HS khó khăn về viết,
bài báo phân tích và đề xuất các biện pháp hỗ trợ nhằm rút ra những điểm cần lưu ý để đảm bảo
hiệu quả giáo dục hòa nhập cho HS khó khăn về viết ở trường tiểu học trong bối cảnh hiện nay.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp hỗ trợ học sinh có khó khăn về viết nhằm đảm bảo hiệu quả giáo dục hòa nhập trong trường tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0124
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6BC, pp. 170-177
This paper is available online at
BIỆN PHÁP HỖ TRỢ HỌC SINH CÓ KHÓ KHĂN VỀ VIẾT NHẰM ĐẢM BẢO
HIỆU QUẢ GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
Nguyễn Thị Cẩm Hường
Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội
Tóm tắt. Trên cơ sở phân tích khái niệm khó khăn về viết, vai trò của nhận diện học sinh
(HS) có khó khăn về viết, đặc điểm của HS có khó khăn về viết, bài báo giới thiệu 3 nhóm
biện pháp hỗ trợ nhằm đáp ứng đặc điểm, nhu cầu nhận thức và phát triển kĩ năng viết của
HS có khó khăn về viết. Đồng thời, bài báo cũng đề xuất cách thức kết hợp giữa giáo viên
(GV) tiểu học với GV hỗ trợ giáo dục đặc biệt để đảm bảo hiệu quả giáo dục hòa nhập của
HS có khó khăn về viết ở trường tiểu học trong bối cảnh hiện nay.
Từ khóa: Khó khăn về viết, biện pháp hỗ trợ, giáo dục hòa nhập, học sinh tiểu học.
1. Mở đầu
Cũng như ở nhiều quốc gia trên thế giới (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Anh..), với trí thông minh
chung, khả năng giao tiếp, kĩ năng xã hội ở mức trung bình trở lên, đa số các học sinh (HS) khuyết
tật học tập, trong đó có HS khó khăn về viết ở Việt Nam đang học ở các trường bình thường. Hiện
tại, tỉ lệ xuất hiện các HS có biểu hiện khó khăn về viết trong trường tiểu học theo con số thống kê
của nghiên cứu [7] là 2.14%, tương đương với tỉ lệ xuất hiện khoảng 1 HS trong một lớp có sĩ số
35 HS. khó khăn về viết thường kèm theo khó khăn trong các kĩ năng học đường khác, đặc biệt là
kĩ năng đọc.
Với những đặc trưng rất khác biệt trong năng lực nhận thức, HS có khó khăn về viết thường
không thích ứng được với phương pháp học tập thông thường, việc học tập của các em ngày càng
hạn chế trong trường phổ thông [11]. Để có hiệu quả trong việc cải thiện khó khăn về viết, đảm
bảo chất lượng giáo dục hòa nhập cho các em, các biện pháp hỗ trợ cần phải hướng tới cá nhân mỗi
HS, phải được tiến hành trong những điều kiện cụ thể, trong đó cần thiết phải kể đến sự tham gia
của GV hỗ trợ giáo dục đặc biệt. Trên cơ sở phân tích những đặc điểm của HS khó khăn về viết,
bài báo phân tích và đề xuất các biện pháp hỗ trợ nhằm rút ra những điểm cần lưu ý để đảm bảo
hiệu quả giáo dục hòa nhập cho HS khó khăn về viết ở trường tiểu học trong bối cảnh hiện nay.
Ngày nhận bài: 15/5/2015. Ngày nhận đăng: 10/8/2015.
Tác giả liên lạc: Nguyễn Thị Cẩm Hường, địa chỉ e-mail: nch19381@gmail.com
170
Biện pháp hỗ trợ học sinh có khó khăn về viết nhằm đảm bảo hiệu quả giáo dục hòa nhập...
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Bản chất của khó khăn về viết và nhận diện học sinh có khó khăn về viết
* Bản chất của khó khăn về viết
Xét theo các biểu hiện cụ thể của HS có khó khăn về viết, có thể hiểu: HS khó khăn về viết
về cơ bản không có sự chậm phát triển về trí tuệ nhưng trong việc lĩnh hội và vận dụng kĩ năng
viết tay có những khó khăn đặc thù biểu hiện ở những dạng khác nhau bao gồm: viết những chữ
rất khó đọc, không theo kịp tốc độ viết chung, độ trôi chảy, độ chuẩn xác của chữ (đặc biệt là trong
kĩ năng chính tả) kém hơn so với các bạn cùng độ tuổi. HS khó khăn về viết có hiểu biết về thao
tác, hành động về kĩ năng viết nhưng chưa đảm bảo được mục đích về chất và lượng của chữ viết.
Trước khi đến trường hoặc ở giai đoạn mới đến trường, những khó khăn này không thể hiện rõ. Đa
phần khi bước vào giai đoạn từ lớp 3 trở đi, khi các yêu cầu về kĩ năng viết tăng cao, những đặc
điểm khó khăn về viết mới bộc lộ rõ ràng [11, 12]. Các biểu hiện khó khăn về viết không giới hạn
ở giai đoạn tiểu học, xuất hiện cả ở giai đoạn THCS, THPT và kéo dài suốt cuộc đời.
Khó khăn về viết, theo quan điểm của DSM-5 [1] là một biểu hiện của khuyết tật học tập,
với đặc trưng: là một rối loạn phát triển thần kinh có căn nguyên từ sự rối loạn chức năng thần
kinh, dẫn tới sự bất thường trong năng lực nhận thức, thể hiện thành sự rối loạn về hành vi viết
(dẫn tới sự yếu kém trong việc học tập và phát triển kĩ năng hành vi này); sự bất thường trong năng
lực nhận thức ở khó khăn về viết vốn không gây ra khuyết tật trí tuệ, cá nhân mang khó khăn về
viết có sự phát triển tương đối bình thường ở các lĩnh vực kĩ năng xã hội, cảm xúc; các khuyết tật
giác quan, khuyết tật cảm xúc, điều kiện hoàn cảnh - môi trường không phải là nguyên nhân gây
ra khó khăn về viết.
Những bất thường trong năng lực nhận thức không chỉ tác động đến kĩ năng viết mà cả các
kĩ năng học tập khác cần phải sử dụng năng lực nhận thức đó (nghe, nói, đọc, tính toán,...). Nghiên
cứu trong lĩnh vực y học cho thấy dường như chưa thể khắc phục được các rối loạn chức năng thần
kinh não bộ ở HS có khó khăn về viết nói riêng, HS có khuyết tật học tập nói chung song những
phương pháp hướng dẫn và hỗ trợ có thể giảm thiểu những ảnh hưởng của năng lực nhận thức bất
thường đến hành vi học tập [5].
* Nhận diện học sinh có khó khăn về viết
Việc nhận diện HS khó khăn về viết có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới việc lựa
chọn các biện pháp hỗ trợ HS và hiệu quả của biện pháp. Nhận diện HS có khó khăn về viết không
chỉ bao gồm việc xác định các biểu hiện khó khăn đặc thù trên phương diện chữ viết của HS mà
cần thiết phải xác định được nguyên nhân gây ra những khó khăn này.
Các biểu hiện trên phương diện chữ viết của khó khăn về viết có thể gặp thấy ở những HS
có rối loạn phối hợp phát triển (Developmental Coordination Disorder), HS khuyết tật trí tuệ, HS
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, HS khuyết tật vận động song nguyên nhân và cơ chế gây ra những
vấn đề về chữ viết là không giống nhau. Việc nhận diện khó khăn về viết trước hết phải nhằm phân
biệt HS có khó khăn về viết với các HS có rối loạn khác cũng có vấn đề về viết. Việc nhận diện HS
khó khăn về viết nếu chỉ dựa trên sự chênh lệch năng lực với học lực, chỉ dựa vào sự chênh lệch
trong các năng lực nhận thức chuyên biệt hay chỉ dựa vào kết quả phản ứng với các chương trình
hỗ trợ có thể dẫn tới xác định nhầm HS có khó khăn về viết với các nhóm đối tượng khác, dẫn tới
những biện pháp hỗ trợ không phù hợp, gây thêm áp lực tâm lí và trì hoãn quá trình phát triển của
171
Nguyễn Thị Cẩm Hường
HS [3, 11]. Trên thế giới hiện nay, việc nhận diện khó khăn về viết dựa trên những đánh giá tổng
hợp sử dụng các kết quả nghiên cứu đang được nhiều sự chú ý [3] bởi độ tin cậy và khả năng kết
nối giữa kết quả đánh giá với biện pháp hỗ trợ, nhờ đó các HS được hưởng lợi nhiều nhất về thời
gian và hiệu quả hỗ trợ.
Tại Việt Nam, các đánh giá y học để xác định rối loạn chức năng não bộ chưa thể thực hiện
rộng rãi, việc nhận diện khó khăn về viết dựa vào đánh giá tổng hợp kết hợp giữa đánh giá giáo
dục, đánh giá tâm lí, đánh giá phát triển là rất cần thiết. Trong quá trình này, trước hết các biểu
hiện khó khăn về viết được các GV tiểu học mô tả cụ thể. Sau đó, mức độ phát triển kĩ năng viết,
đặc điểm năng lực nhận thức của những HS có biểu hiện khó khăn về viết được kiểm tra bởi các
nhà chuyên môn bằng các công cụ chuyên biệt. Các kết quả đánh giá sau đó được tổng hợp cùng
với các thông tin phát triển của HS để kiểm tra nhận định khó khăn về viết, loại trừ các trường
hợp không khó khăn về viết, giải thích cơ chế (căn nguyên) gây ra khó khăn về viết và định hướng
hỗ trợ [5].
2.2. Biện pháp hỗ trợ học sinh có khó khăn về viết
* Đặc điểm kĩ năng viết và đặc điểm năng lực nhận thức của HS có khó khăn về viết
- Đặc điểm kĩ năng viết của HS có khó khăn về viết: Các đặc điểm về kĩ năng viết dưới đây
được cho là phổ biến và đặc thù ở các HS có khó khăn về viết [1, 2, 6]: (1) Về tốc độ viết tay: Viết
rất chậm hoặc không viết được; (2) Về độ chính xác của chữ viết tay: chữ viết khó đọc (chữ viết
không thẳng hàng, không đúng hình dạng; độ to nhỏ, độ nghiêng - thẳng, khoảng cách chữ không
đều), viết sai hoặc bỏ sót hoặc lặp lại (về nét chữ hoặc con chữ hoặc từ, dấu thanh, dấu câu), lỗi
đánh vần (lỗi mã hóa âm - chữ); (3) Về khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ viết (phương diện ngữ
pháp, ngữ nghĩa): Viết nhiều câu sai ngữ pháp, câu không rõ nghĩa; Câu trong bài văn có nghĩa sơ
sài hoặc theo mẫu cố định, số lượng câu viết được ít. Đặc trưng (3) vừa được xem là tồn tại độc
lập [2], vừa được xem là hệ quả của đặc trưng (1) và (2) [10].
- Đặc điểm năng lực nhận thức của HS có khó khăn về viết và những liên quan đến kĩ năng
viết: Những kết quả kiểm tra trí tuệ của HS có khó khăn về viết bằng trắc nghiệm WISC-IV được
chuẩn hóa tại Việt Nam cho thấy trong năng lực nhận thức của HS có những điểm rất đặc trưng.
Đó là sự chênh lệch bất thường, rõ rệt giữa các năng lực nhận thức chuyên biệt, dẫn tới những điểm
mạnh, điểm yếu trong khả năng nhận thức, đặc biệt ảnh hưởng tới kĩ năng viết của HS [4]. Đặc
điểm năng lực nhận thức của HS có khó khăn về viết và những liên quan đến kĩ năng viết được mô
tả trong Bảng 1.
Bảng 1. Tổng hợp các đặc điểm năng lực nhận thức của HS có khó khăn về viết
Đặc điểm chung Mối liên hệ giữa năng lực nhận thức
tới kĩ năng viết
Điểm mạnh Điểm yếu
* Mức độ phát triển năng lực nhận
thức:
- Không khuyết tật trí tuệ với năng lực
nhận thức tổng thể ở mức dưới TB.
- Năng lực nhận thức chung ở mức TB,
với năng Hiểu lời nói và Tư duy tri giác
đều đạt mức TB.
(1) Hiểu nghĩa và
diễn đạt bằng lời
tốt.
(2) Suy luận,
nhận biết hình
ảnh tốt.
Năng lực thực hành (ghi nhớ và xử
lí thông tin thính giác ngắn hạn –
liên quan đến năng lực mã hóa âm
vị) kém chính xác, lượng ghi nhớ ít.
Trong kĩ năng nhìn viết, đặc điểm
này thể hiện thành các khó khăn:
172
Biện pháp hỗ trợ học sinh có khó khăn về viết nhằm đảm bảo hiệu quả giáo dục hòa nhập...
- Năng lực nhận thức thành thạo đạt
mức Ranh giới, trong đó, năng lực Tốc
độ xử lí đạt mức Dưới TB, năng lực Trí
nhớ công việc đạt mức Ranh giới. Yếu
kém trong năng lực thực hành (ghi nhớ
công việc) với thông tin thính giác.
* Sự chênh lệch, mất cân đối trong các
lĩnh vực của năng lực nhận thức:
(3) Xử lí đồng
thời các thông tin
(đi từ tổng thể tới
chi tiết, bộ phận,
nhận biết hình
ảnh, âm thanh,
màu sắc) nhanh
và hiệu quả.
→ Mất nhiều thời gian để xử lí mã
hóa âm vị nên tốc độ viết chậm.
→ Chuyển tải thông tin âm vị thành
con chữ kém chính xác nên mắc lỗi
khi viết, chủ yếu là lỗi chính tả.
Ghi nhớ ngắn hạn thị giác hạn chế
kết hợp với thể hiện bằng thao tác
phối hợp thị giác-vận động kém dẫn
tới năng lực mã hóa chính tả
- Năng lực nhận thức chung tốt hơn
năng lực nhận thức thành thạo.
- Trí nhớ công việc kém hơn năng lực
hiểu ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (tri giác
tổng hợp), kém hơn tốc độ xử lí.
- Năng lực hiểu ngôn ngữ, nhận thức
ngôn ngữ cao hơn năng lực thực hành,
ghi nhớ ngắn hạn thông tin ngôn ngữ.
(khả năng chuyển tải biểu tượng thị
giác khi nhìn viết) hạn chế. Đặc
điểm này thể hiện thành khó khăn
trong kĩ năng viết:
→ Chuyển tải thông tin hình ảnh
thành con chữ kém chính xác và
chậm (mắc lỗi khi viết).
- Trội về tư duy xử lí đồng thời hơn tư
duy xử lí liên tiếp. Song khả năng thể
hiện bằng thao tác phối hợp thị giác-vận
động kém hơn khả năng diễn đạt bằng
ngôn ngữ.
- Ghi nhớ ngắn hạn thị giác kém hơn
khả năng phân tích tổng hợp, suy luận
thị giác.
- Năng lực thực hành với thông tin thính
giác (mã hóa âm vị) kém hơn khả năng
ghi nhớ ngắn hạn âm vị.
* Biện pháp hỗ trợ học sinh có khó khăn về viết
- Yêu cầu, mục đích của biện pháp hỗ trợ HS có khó khăn về viết:
Các biện pháp hỗ trợ HS có khó khăn về viết trước hết phải đảm bảo yêu cầu phù hợp với
đặc điểm năng lực nhận thức của HS bởi đây là gốc rễ gây ra những vấn đề về viết theo hướng hạn
chế, giảm thiểu những ảnh hưởng, tác động tiêu cực của những điểm yếu, sự bất thường trong năng
lực nhận thức (trí nhớ công việc, năng lực mã hóa chính tả) tới kĩ năng viết trên cơ sở tăng cường
tác động tích cực của những điểm mạnh trong năng lực nhận thức (khả năng hiểu nghĩa, khả năng
diễn đạt bằng lời, khả năng suy luận ngôn ngữ và kênh thị giác). Ngoài những điểm mạnh và hạn
chế trong năng lực nhận thức như trên, mỗi HS là một cá thể đặc biệt, có những đặc điểm riêng
biệt khác nhau về khả năng tập trung chú ý, sở thích, sở trưởng... Các biện pháp hỗ trợ khi áp dụng
cụ thể cho mỗi HS phải tính đến tính cá biệt này.
Mặt khác, mỗi HS có đặc điểm tốc độ viết, kiểu mắc lỗi khác nhau, việc hỗ trợ phải chú ý
đến tốc độ viết của HS, phải chú ý đến kiểu mắc lỗi và tần suất mắc lỗi, phân tích đặc điểm phát
triển kĩ năng viết để đề xuất biện pháp phù hợp. Các biện pháp phải phù hợp với mức độ phát triển
tốc độ viết và độ chính xác trong kĩ năng viết.
Ngoài ra, đặc điểm ngôn ngữ tiếng Việt, các yêu cầu phát triển kĩ năng viết trong trường
tiểu học, các điều kiện cơ sở vật chất cũng có ảnh hưởng tới khả năng lĩnh hội kĩ năng viết, nên
173
Nguyễn Thị Cẩm Hường
cần được lưu ý khi đề xuất biện pháp hỗ trợ HS có khó khăn về viết.
- Một số biện pháp hỗ trợ HS có khó khăn về viết:
Các biện pháp hỗ trợ bao gồm 2 nhóm chính và 1 nhóm bổ trợ sẽ tác động tới 3 lĩnh vực:
Độ trôi chảy/liền mạch trong kĩ năng viết; Khả năng viết đúng vần/tiếng/từ và Tính khu biệt của
chữ, kết nối chữ.
(1) Nhóm biện pháp hỗ trợ năng lực ghi nhớ công việc: Gồm các biện pháp giúp tăng cường
khả năng lưu giữ các thông tin về âm, chữ, từ... cần phải viết giúp duy trì hoạt động viết theo trình
tự, liền mạch, viết đúng các quy tắc chuyển đổi âm-chữ.
(2) Nhóm biện pháp hỗ trợ năng lực mã hóa chính tả: Gồm các biện pháp giúp tăng cường
khả năng mã hóa âm - chữ đúng quy tắc đánh vần, đúng kết nối và tăng khả năng khu biệt thông
qua rèn luyện phối hợp thị giác-vận động khi viết, rèn luyện chuyển tải biểu tượng thị giác, chuyển
đổi âm - chữ,...
(3) Nhóm biện pháp bổ trợ: Gồm các biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của HS
trong việc tham gia bài học, phát hiện khó khăn, phát hiện lỗi và sửa lỗi, ứng dụng thiết bị công
nghệ để các hoạt động viết có hiệu quả hơn.
Sơ đồ 1. Một số biện pháp hỗ trợ nâng cao kĩ năng viết cho HS có khó khăn về viết
174
Biện pháp hỗ trợ học sinh có khó khăn về viết nhằm đảm bảo hiệu quả giáo dục hòa nhập...
2.3. Yêu cầu và những lưu ý trong hỗ trợ học sinh có khó khăn về viết nhằm
đảm bảo hiệu quả giáo dục hòa nhập
* Những yêu cầu của giáo dục hòa nhập hiệu quả
Do hoàn cảnh xã hội đa phần bao gồm người khỏe mạnh, những người yếu thế (khuyết tật,
ốm yếu, ...) vẫn thường bị loại trừ khỏi xã hội. Thuật ngữ “Inclusion” trong từ điển tiếng Anh được
định nghĩa là “làm cho một cá thể nào đó trở thành thành viên của một nhóm lớn hơn” [9]. Trong
giáo dục, trái lại với việc tách các HS có nhu cầu đặc biệt thành nhóm riêng, việc tổ chức cho các
em được nhận sự giáo dục như mọi trẻ em khác, trong môi trường giáo dục vốn có ở địa phương,
trở thành thành viên, chủ thể tích cực của môi trường học tập đó có thể được hiểu là mục đích,
cũng là giá trị cốt lõi của sự hòa nhập.
Theo Tuyên bố Salamanca (năm 1994), để thực hiện giáo dục đáp ứng nhu cầu giáo dục đặc
biệt, trường học là dành cho tất cả đối tượng HS, trong đó những HS có khó khăn, có tính cá nhân
cũng được học tập phù hợp. Theo Công ước quốc tế về các quyền của người khuyết tật (Liên hiệp
quốc thông qua năm 2006), các quốc gia cần hướng tới hệ thống giáo dục hòa nhập nhằm phát
huy, tôn trọng sự khác biệt của con người, người khuyết tật không bị loại trừ khỏi hệ thống giáo
dục chung, cùng giao lưu và học tập với người không khuyết tật học tập và mỗi cá nhân phải được
cung cấp các điều kiện hợp lí để học tập trong hệ thống đó.
Trong trường tiểu học thông thường, HS khó khăn về viết có những hạn chế trong học tập
mang tính cá nhân, có nhu cầu giáo dục đặc biệt. Để đảm bảo được giá trị cốt lõi của giáo dục hòa
nhập, việc hỗ trợ HS cần thiết phải nhằm đạt các yêu cầu: (1) HS có khó khăn về viết được học
tập đầy đủ, phù hợp với độ tuổi, khả năng, đặc điểm, (2) không có rào cản, khoảng cách giữa HS
có khó khăn về viết với các HS khác trong các hoạt động học tập, (3) các HS được học tập cùng
nhau, giao lưu và hợp tác với nhau chứ không chỉ cơ học là đặt cạnh nhau.
Để đảm bảo các yêu cầu này, trong nhà trường phải nâng cao và bổ sung nội dung, phương
pháp giáo dục, phải có các điều kiện phù hợp để loại bỏ rào cản trong việc học tập, phát triển của
HS, nhằm giúp HS có khó khăn về viết được nhận sự giáo dục như mọi HS khác, đồng thời, các
GV, cha mẹ và bản thân HS phải được cung cấp đầy đủ thông tin về nhu cầu giáo dục đặc biệt của
HS và biện pháp giáo dục phù hợp với HS.
* Lưu ý trong biện pháp hỗ trợ HS có khó khăn về viết nhằm đảm bảo hiệu quả giáo dục
hòa nhập
Các biện pháp hỗ trợ HS có khó khăn về viết được đề xuất trên đây đều hướng tới đáp ứng
nhu cầu, khả năng có tính cá nhân, đặc thù của HS. Việc tiến hành các biện pháp này chính là sự
nâng cao và bổ sung nội dung, phương pháp giáo dục nhằm giúp HS được học tập đầy đủ với khả
năng và nhu cầu của HS. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ cũng giúp tạo ra các điều kiện học tập
hợp lí để HS được học với khả năng, nhu cầu của mình, góp phần xóa bỏ rào cản trong học tập, tạo
sự hoàn thiện về kiến thức, kĩ năng, sự tự tin để HS có khó khăn về viết và các HS khác học tập
cùng nhau.
Các biện pháp hỗ trợ được đề xuất nhằm tác động vào các lĩnh vực nhận thức chuyên biệt
gồm trí nhớ công việc, năng lực xử lí âm vị, năng lực mã hóa,... mang tính đặc thù, chuyên sâu nên
đòi hỏi phải có sự tham gia, hỗ trợ của người có chuyên môn về giáo dục đặc biệt (GV hỗ trợ giáo
dục đặc biệt), không chỉ trong việc xác định mà cả trong việc tiến hành các biện pháp hỗ trợ. Nói
cách khác, để đạt được các hiệu quả giáo dục này, trong việc xác định và tiến hành các biện pháp
175
Nguyễn Thị Cẩm Hường
hỗ trợ HS có khó khăn về viết cần phải đảm bảo được sự kết hợp giữa GV tiểu học và GV hỗ trợ
giáo dục đặc biệt, cụ thể trong các lĩnh vực sau:
(1) Trong xác định biện pháp hỗ trợ: Những thông tin về biểu hiện trong học tập và kĩ năng
viết của HS được GV trên lớp nắm bắt cần phải được trao đổi, chia sẻ và kết hợp với các thông
tin đánh giá chuyên sâu (đánh giá tâm lí, đánh giá năng lực nhận thức, đánh giá mức độ phát triển
kĩ năng viết...) do các nhà chuyên môn, GV hỗ trợ giáo dục đặc biệt định hướng và thực hiện. Để
thực hiện được điều này, sự kết hợp giữa GV tiểu học và GV hỗ trợ giáo dục đặc biệt là hết sức
cần thiết.
(2) Trong tiến hành các biện pháp hỗ trợ: Do tính chuyên sâu của các nội dung hỗ trợ, các
biện pháp hỗ trợ đòi hỏi phải được thực hiện dưới hình thức cá nhân hóa. HS có khó khăn về
viết được tham gia vào các buổi hỗ trợ cá nhân hướng tới vận dụng những biện pháp học tập được
hướng dẫn vào các giờ học thông thường trên lớp. Để đảm bảo việc học tập trong lớp thông thường,
các buổi hỗ trợ cần được tiến hành ngay tại trường học, không ảnh hưởng tới hoạt động học tập
trên lớp. Một mặt, các điều kiện về thời gian, đặc thù công việc của GV tiểu học không cho phép
GV có thể tiến hành hỗ trợ cá nhân HS thường xuyên, mặt khác, với thực tế chỉ khoảng 50% GV
trong lớp thông thường có hiểu biết về đặc điểm, kĩ năng hỗ trợ HS có khó khăn về viết, nhưng chỉ
khoảng 4% GV sẵn sàng hỗ trợ HS [6] thì việc GV tiểu học phụ trách hỗ trợ HS có khó khăn về
viết là rất hạn chế. Do vậy, việc kết hợp với GV hỗ trợ giáo dục đặc biệt để tiến hành các chương
trình hỗ trợ HS là rất cần thiết.
(3) Ngoài ra, giữa GV tiểu học và GV hỗ trợ giáo dục đặc biệt cần thiết phải có sự trao
đổi và chia sẻ thông tin về biểu hiện, đặc điểm của HS có khó khăn về viết từ đó chia sẻ chuyên
môn, tạo sự thống nhất trong hỗ trợ và đánh giá hiệu quả giáo dục hòa nhập, tạo sự đồng bộ về
môi trường giáo dục, giúp hiệu quả hỗ trợ được mở rộng không chỉ trong các giờ cá nhân và được
chuyên sâu khi ứng dụng vào các giờ học trong chương trình thông thường. Sự liên kết với Hội
đồng nhà trường, gia đình HS có khó khăn về viết vì thế cũng hết sức cần thiết để đảm bảo thiết
lập được sự chia sẻ thông tin và ủng hộ rộng rãi trong toàn trường, sự ủng hộ và quan tâm của gia
đình trong việc hỗ trợ HS. Sự liên kết giữa GV tiểu học và GV hỗ trợ giáo dục đặc biệt có thể coi
là yếu tố quan trọng đảm bảo hiệu quả giáo dục hòa nhập HS có khó khăn về viết ở trường tiểu học
hiện nay.