Tóm tắt. Bài báo đề xuất các biện pháp đào tạo nghề điện – điện tử đáp
ứng yêu cầu của thị trường lao động hiện nay với khảo sát bằng thống kê
toán học phiếu đánh giá và phỏng vấn các nhà quản lý của sáu trường cao
đẳng nghề và một số cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Bằng phương pháp khảo sát thực nghiệm này đã khẳng định tính cần thiết
và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 167 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp quản lý đào tạo nghề Điện - Điện tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Vol. 56, No. 5, pp. 28-35
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
Đỗ Văn Tuấn
Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung ương II
E-mail: dodangnhatquang@gmail.com
Tóm tắt. Bài báo đề xuất các biện pháp đào tạo nghề điện – điện tử đáp
ứng yêu cầu của thị trường lao động hiện nay với khảo sát bằng thống kê
toán học phiếu đánh giá và phỏng vấn các nhà quản lý của sáu trường cao
đẳng nghề và một số cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Bằng phương pháp khảo sát thực nghiệm này đã khẳng định tính cần thiết
và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
1. Mở đầu
Đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề Điện - Điện tử nói riêng là quá trình
truyền thụ và lĩnh hội những tri thức, kỹ năng nghề, thái độ nghề nhất định để hình
thành nhân cách nghề nghiệp.
Hiện nay đào tạo trung cấp nghề từ 12 tháng đến 24 tháng và cao đẳng nghề
từ 24 tháng đến 36 tháng tùy theo trình độ đầu vào và yêu cầu của doanh nghiệp sử
dụng lao động, hình thức học là mô đun và môn học, mô đun chiếm 70% còn môn
học chiếm 30%. Việc quản lý các loại hình đào tạo nghề của các trường dạy nghề
đều mang tính khoa học, nó đòi hỏi các nhà quản lý giáo dục phải nắm vững vấn đề
cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, nội dung của quản lý hoạt động chuyên môn,
trên cơ sở đó vận dụng một cách linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo trong quá trình quản
lý của mình, nhằm tổ chức đào tạo, đánh giá theo một chu trình khoa học, phù hợp
với qui luật khách quan, đảm bảo thực hiện đào tạo nghề nói chung và nghề Điện -
Điện tử nói riêng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và xã hội.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Điều chỉnh nội dung, chương trình đào tạo cho phù hợp
mục tiêu dạy nghề các trình độ của nghề Điện - Điện tử
2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo trong điều kiện cho phép, đáp ứng
được đòi hỏi của thị trường lao động nghề Điện - điện tử, giúp học sinh – sinh viên
tốt nghiệp ra trường có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm cho bản thân và
những người có nhu cầu việc làm đáp ứng thực tiễn sản xuất hiên nay.
28
Biện pháp quản lý đào tạo nghề điện - điện tử
2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Nhà trường và khoa tổ chức trao đổi với các trường khác, các cơ sở sử dụng
nghề Điện - điện tử để cùng nhau góp ý về chương trình nội dung và cùng hợp tác
biên soạn chương trình, xây dựng nội dung chương trình sao cho phù hợp với thực
tiễn trên cơ sở khung pháp lý mà Nhà nước quy định. Tổ chức cho cán bộ giáo viên
tham gia trực tuyến trên mạng Internet những vấn đề có liên quan đến nghề Điện
- điện tử, liên hệ mua giáo trình tài liệu của các đơn vị trong nước có chất lượng
hoăc của nước ngoài có kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo nghề Điện - điện tử để
nghiên cứu, tham khảo, cập nhật được với các trình độ tiến tiến trên thế giới và khu
vực. Sau mỗi khóa học Nhà trường và khoa cần tổ chức rà soát lại chương trình, nội
dung, để điều chỉnh những phần không cần thiết và bổ sung những vấn đề mới cho
phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt là nghề Điện - điện tử trong
thị trường lao động hiện nay.
Hàng năm tổ chức hội nghị khách hàng đang sử dụng nghề Điện -Điện tử và
có sự tham gia của các sinh viên nghề Điện- Điện tử có việc làm, nhằm nghiên cứu
chọn lọc ý kiến đóng góp để có thể điều chỉnh nội dung chương trình sao cho dáp
ứng đòi hỏi của thị trường lao động hiện tại và tương lai.
2.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên
2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên đòi hỏi phải có tính đồng bộ về lượng và
chất để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đặc biệt phải có chuyên
môn và tay nghề giỏi.
2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Đòi hỏi công tác quản lý cần phải quan tâm tới những công việc như chỉ đạo,
đôn đốc, quan sát mọi hoạt động của giáo viên nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ
của các đơn vị đề ra, nó có tính chất quyêt định đến đào tạo nghề và sự phát triển
thương hiệu của nghề được đào tạo (đặc biệt là nghề Điện – Điện tử).
Vì vậy việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ
giáo viên, xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên dẫn đầu ở khoa, bộ môn là hết sức
cần thiết, việc kiểm tra đánh giá đối với giáo viên cần được tiến hành thường xuyên
có kế hoạch. Để làm tốt công việc này cần phải xác định mục đích kiểm tra, đánh
giá chuyên môn đối với từng cán bộ giáo viên. Vấn đề quan trọng là đánh giá dựa
trên các tiêu chí thống nhất, đảm bảo tính khách quan, công khai để đi đến những
quyết định có tác dụng thúc đẩy đối tượng được đánh giá mong muốn vươn lên làm
chủ tình hình mới.
29
Đỗ Văn Tuấn
2.3. Chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên và
phương pháp học của học sinh – sinh viên
2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Nâng cao hiệu quả hoạt động của giáo viên và hoạt động học của học sinh-
sinh viên nghề Điện – Điện tử nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đào
tạo, nhằm hình thành cho người học năng lực tự học, tự nghiên cứu, (giúp người
học có thể tự đào tạo cho chính bản thân). Công tác đào tạo sẽ đạt được chất lượng
cao.
2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Nhà trường và khoa xác định được những hình thức tổ chức đào tạo thích hợp
đòi hỏi nhà quản lý phải tìm hiểu và áp dụng được những hình thức tổ chức đào tạo
phù hợp với điều kiện thực tế và những yêu cầu mà học sinh – sinh viên cần. Quản
lý hoạt động giảng dạy của giáo viên phải được xuất phát từ quản lý việc thực hiện
chương trình, kế hoạch giảng dạy, qui chế chuyên môn, dự giờ, thao giảng, kiểm tra,
đánh giá kết qủa học tập của học sinh – sinh viên và áp dụng các phương pháp
giảng dạy có hiệu quả trong đào tạo nghề. Chỉ đạo các tổ bộ môn thường xuyên
tổ chức sinh hoạt chuyên môn, bổ sung, sưu tầm tài liệu, phương tiện dạy học, đồ
dùng dạy học để nâng cao chất lượng giờ dạy, vấn đề khó mới thường xuyên được
cập nhật.
Hàng năm tổ chức hội giảng để tìm ra những giáo viên dạy giỏi khoa có kế
hoạch cụ thể lựa chọn giáo viên các tổ môn tham gia hội giảng các cấp trên cơ sở
các giáo viên bình chọn một cách công khai dân chủ, chọn các bài giảng đề tài thiết
thực cần phải nâng cao phục vụ công tác động viên, phong trào dạy tốt từ đó đánh
giá chất lượng của giáo viên cái gì còn hạn chế, cái gì đã tốt để có kế hoạch bồi
dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ và chuyên môn đáp ứng với tình hình mới trong
đào tạo nghề theo yêu cầu của xã hội.
Cần đổi mới và áp dụng các phương pháp giảng dạy hướng vào phát huy cao
độ tính tích cực nhận thức của người học, gây hứng thú trong học tập, giúp người
học tìm ra biện pháp thích hợp để tiếp thu bài học có hiệu quả, đổi mới cách đánh
giá kết quả học tập của học sinh - sinh viên. Nhằm khuyến khích động viên học
sinh – sinh viên có động cơ học tập đúng đắn, gắn bó với nghề mình đang học và
tương lai, giúp học sinh sinh viên xác định được việc học tập là học suốt đời, với các
cơ chế liên thông, có cơ hội tiếp tục học lên cao để phát huy tối đa tiềm năng của
mình. Vào đầu những năm học mới Nhà trường và các khoa cần tổ chức các cuộc
tọa đàm giữa cán bộ giáo viên, học sinh – sinh viên và các doanh nghiệp sử dụng
lao động đẻ trao đổi và hướng cho học sinh sinh viên biết được nghề mà xã hội đang
cần nhằm thúc đẩy ý chí học tập của học sinh, sinh viên để trở thành những người
sau này mà xã hội đánh giá cao.
30
Biện pháp quản lý đào tạo nghề điện - điện tử
2.4. Xây dựng kế hoạch, tổ chức liên kết đào tạo với các cơ sở
sản xuất
2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Hợp tác liên doanh đào tạo nghề ở các đơn vị sản xuất trong nước, khu vực
và trên thế giới nhằm phát huy thế mạnh của các đối tác tham gia liên kết đào tạo
về con người và cơ sở vật chất, trang thiết bị. Nhà trường có kế hoạch đẩy mạnh
đội ngũ giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ đồng thời liên kết tìm nguồn hỗ trợ tài
chính của các cơ sở sản xuất nhằm đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhằm hỗ trợ
lẫn nhau phát huy tối đa mọi tiềm năng giữa các cơ sở sản xuất với nhà trường tạo
ra quan hệ cung cầu hợp lý.
2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Thứ nhất là, hình thành mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường và các đơn vị
sản xuất. Thứ hai, tạo điều kiện cho học sinh – sinh viên tiếp cận được với thực
tiễn sản xuất nhất là những công nghệ mới mà các đơn vị sản xuất có sẵn. Thứ ba,
giảm bớt các chi phí đầu vào cho một sản phẩm khi học sinh – sinh viên thực tập,
những sản phẩm này được tiêu dùng chấp nhận. Thứ tư, tăng nguồn thu một phần
cho Nhà trường một phần cho doanh nghiệp sản xuất. Thứ năm, tạo được uy tín
của nhà trường, đồng thời học sinh – sinh viên khẳng định được năng lực tại các
đơn vị sản xuất. Thứ sáu, qua các đơn vị sản xuất, Nhà trường và khoa khẳng định
được chất lượng đào tạo thị trường lao động và xã hội, thương hiệu về nghề được
đào tạo vv. . .
Tuy nhiên trong thực tế việc liên kết đào tạo giữa nhà trường và các đơn vị
sản xuất vẫn còn có những bất cập như là các đơn vị sản xuất vẫn còn chưa mặn
mà với việc học sinh – sinh viên đến thực tập, ngay cả khi học sinh – sinh viên được
đào tạo tại chỗ cho các đơn vị sản xuất (do chương trình, giáo trình còn chưa được
sát với thực tiễn, chưa theo kịp với sự phát triển của công nghệ hiện đại vv. . . ).
Chính vì vậy yêu cầu đặt ra là:
- Cần xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo với nhiều hình thức khác nhau,
gắn đào tạo với thực tiễn sản xuất, tạo cơ hội cho giáo viên và học sinh – sinh viên
tiếp xúc với các thiết bị công nghệ sản xuất hiện đại mà nhà trường chưa có đủ điều
kiện trang bị, đồng thời liên kết với các đơn vị sản xuất nhằm đa dạng hóa các loại
hình đào tạo để hỗ trợ lẫn nhau, phát huy tiềm năng của cả nhà trường và đơn vị
sản xuất.
- Tổ chức việc liên kết đào tạo với các đơn vị sản xuất, kinh doanh dịch vụ
bằng hình thức bồi dưỡng nâng cao tay nghề, chuyên môn vv. . .
- Tổ chức cho giáo viên, học sinh – sinh viên tham quan và thực tập sản xuất
ở các đơn vị có trang thiết bị công nghệ hiện đại, có những sản phẩm đạt chất lượng
cao trong nước và quốc tế.
- Tổ chức chỉ đạo, điều hành các hoạt động dạy và học, đánh giá kết quả đào
31
Đỗ Văn Tuấn
tạo đúng qui chế Nhà nước ban hành. Tìm hiểu học sinh sinh viên tốt nghiệp ra
trường có việc làm đúng nghề được đào tạo. Từ đó có thông tin ngược giúp nhà
trường vào khoa có sự điều chỉnh bổ sung nội dung, chương trình đảm bảo tính phù
hợp thực tiễn và nhu cầu của thị trường lao động hiện tại.
2.5. Tăng cường đầu tư, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, trang
thiết bị dạy học.
2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị day học hiện đại, đem lại
hiệu quả cao trong đào tạo nghề đáp ứng với thị trường lao động hiện nay.
2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Hiện nay theo chương trình khung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
và thực tiễn các trường dạy nghề thì phần thực hành chiếm một vị trí rất quan
trọng 70% thời gian khóa học, và sau khi tốt nghiệp học sinh sinh viên sẽ là người
trực tiếp vận hành, lắp ráp hoặc sửa chữa các thiết bị khi có sự cố bị hư hỏng. Như
vậy, để sử dụng tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị, có thể tạm chia chúng thành hai
phần chính sau đây:
- Phần một: Cơ sở vật chất, trang thiết bị cần được bố trí sắp xếp hợp lý,
khoa học trong các xưởng thực hành, thuận tiện trong quá trình sử dụng, đảm bảo
hoạt động bình thường, thường xuyên tổ chức kiểm tra tình trạng kỹ thuật, nếu
có hỏng hóc phải kịp thời sửa chữa đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Học sinh
– sinh viên phải có nội dung hướng dẫn sử dụng, kiểm tra an toàn các máy móc.
Thường xuyên kiểm tra độ chính xác của thiết bị đo lường để khi thực hành có số
liệu tin cậy, phù hợp với lý thuyết mà học sinh – sinh viên đã được học vv. . .
- Phần hai: Đối với máy móc, thiết bị đầu tư mới cần hết sức thận trọng kỹ
lưỡng trong việc đầu tư, tránh tình trạng thiết bị đầu tư mới, hiện đại nhưng không
phát huy được hiệu quả vv. . .
Giáo dục nói chung, giáo dục nghề nghiệp nói riêng ở Việt Nam có một số
hạn chế nhất là giáo dục thực hành chưa được đầy đủ so với yêu cầu của thực tiễn.
Nguyên nhân một phần là do điều kiện cơ sở vật chất phục vụ thực hành cho học
sinh – sinh viên còn thiếu thốn, thiết bị cũ kĩ, lạc hậu vv. . . Hơn nữa là sự quan
tâm của các cấp từ Trung ương đến địa phương còn chưa được chú trọng vào dạy
thực hành mà chủ yếu tập trung vào lý thuyết. Trong quản lý quá trình đào tạo đòi
hỏi các cấp cần tạo mọi điều kiện để học sinh – sinh viên được tham gia thực hành,
nhằm hình thành các kĩ năng cơ bản để khi tốt nghiệp ra trường họ có thể tìm việc
làm, đồng thời tạo ra sản phẩm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho họ.
32
Biện pháp quản lý đào tạo nghề điện - điện tử
2.6. Tham gia tổ chức sản xuất tạo cơ hội cho giáo viên và học
sinh – sinh viên tiếp cận với thực tiễn và thị trường lao
động.
2.6.1. Mục tiêu của biện pháp
Tạo mọi cơ hội tối đa sẵn có của nhà máy xí nghiệp để giáo viên và học sinh
– sinh viên có điều kiện thực hành, biết được thực tế sản xuất, đồng thời tham gia
làm ra các sản phẩm thị trường hiện nay đang cần. Từ đó giúp giáo viên và học
sinh – sinh viên cải thiện được đời sống. Đây là dịp tốt để Nhà trường và khoa thực
hiện nguyên lý giáo dục kết hợp với lao động sản xuất đào tạo nguồn nhân lực nói
chung và nghề Điện – Điện tử nói riêng phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hóa –
Hiện đại hóa đất nước.
2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Đúng như Luật giáo dục tại khoản 2 điều 3 năm 2005 đã khẳng định: "Hoạt
động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết
hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục Nhà trường kết
hợp với giáo dục gia đình và xã hội". Nhà trường đã có nhiều biện pháp mang tính
khả thi đó là tìm việc làm thông qua các hợp đồng kinh tế với các đơn vị sản xuất
để nhận sản phẩm về giao cho giáo viên và học sinh thi công đó là các phương tiện
thủy, bộ, và các thiết bị cơ khí, điện – điện tử. Đây là cơ hội để thầy và trò cùng
nâng cao trình độ nghề nghiệp, tiếp cận được với những trang thiết bị mới, công
nghệ hiện đại đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn.
Nhà trường và giáo viên luôn hướng vào mục tiêu chính là nâng cao tay nghề,
tiếp cận với thiết bị hiện đại, công nghệ mới, tạo điều kiện cho học sinh – sinh viên
làm quen với thực tế sản xuất để sau khi tốt nghiệp ra trường họ vững vàng, tự tin
hơn.
2.7. Kết quả thu được
Thông qua các biện pháp trình bày ở trên và đã được khảo sát tại các cơ sở
đào tạo nghề và các đơn vị sử dụng lao động trong nhà trường hiện nay (trên địa
bàn thành phố Hải phòng bằng phương pháp phát phiếu điều tra, phỏng vấn, thống
kê vv. . . đối với một số trường cụ thể: Cao đẳng nghề bách nghệ tổng số 30 cán bộ
và công nhân trong đó 10 cán bộ quản lý, 20 công nhân. Cao đẳng nghề du lịch tổng
số 30 cán bộ và công nhân trong đó 15 cán bộ quản lý, 15 công nhân, Cao đẳng
nghề Vina shin tổng số 30 cán bộ, giáo viên và công nhân trong đó 10 cán bộ quản
lý,15 giáo viên, 5 công nhân, Trung cấp nghề giao thông vận tải tổng số 30 cán bộ,
giáo viên và công nhân trong đó 5 cán bộ quản lý, 20 giáo viên, 5 công nhân, Trường
Cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương II, tổng số 30 cán bộ, giáo viên và
công nhân, sinh viên trong đó 5 cán bộ quản lý, 10 giáo viên, 10 sinh viên, 5 công
nhân. Cao đẳng nghề cơ điện Hải Phòng tổng số 30 cán bộ, giáo viên và công nhân,
33
Đỗ Văn Tuấn
sinh viên trong đó 5cán bộ quản lý, 5 giáo viên, 15 sinh viên, 5 công nhân, v.v. ),
thu được kết quả cho thấy nhận thức về chất lượng đào tạo được thể hiện theo thứ
bậc đối với sản phẩm đầu ra là học sinh – sinh viên sau khi tốt nghiệp cần có đầy
đủ ba yếu tố cơ bản là kiến thức lý thuyết, kỹ năng, và thái độ ý thức tổ chức sản
xuất. Đã được kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp trong
thực tiễn, thể hiện tính tương quan của các biện pháp bằng các con số cụ thể ghi
ở Bảng 1, biểu đồ 1. Kết quả khảo sát cho thấy các biện pháp trình bày trong mục
2 đóng vai trò cần thiết và khả thi như nhau trong quản lý đào tạo nói chung, đào
tao nghề Điện - Điện tử ở các trường Cao đẳng nghề trên địa bàn thành phố Hải
Phòng, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động hiện nay.
Bảng 1. Kiểm chứng nhận thức về tính cần thiết
và tính khả thi của các biện pháp quản lý
TT Các biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi
Rất
cần
thiết
(SL)
Cần
thiết
(SL)
Ít
cần
thiết
(SL)
X TB
Rất
khả
thi
(SL)
Khả
thi
(SL)
Ít
khả
thi
(SL)
X TB
1 Biện pháp 1 30 - - 3.0 1 29 1 - 2.97 2
2 Biện pháp 2 27 3 - 2.90 4 27 3 - 2.90 4
3 Biện pháp 3 27 3 - 2.91 5 24 6 - 2.80 5
4 Biện pháp 4 29 1 - 2.97 2 28 2 - 2.93 3
5 Biện pháp 5 28 2 - 2.93 3 30 - - 3.0 1
6 Biện pháp 6 25 5 - 2.83 6 23 7 - 2.77 6
Biểu đồ 1. Sự tương quan giữa tính cần thiết
và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Khảo sát cho thấy, nhận thức về chất lượng đào tạo được thể hiện theo thứ
bậc đối với sản phẩm đầu ra là học sinh – sinh viên sau khi tốt nghiệp cần có đầy
đủ ba yếu tố cơ bản là kiến thức lý thuyết, kỹ năng, và thái độ ý thức tổ chức sản
xuất. Điều này đã được kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
trong thực tiễn và thu được kết quả thể hiện tính tương quan của các biện pháp
bằng các con số cụ thể ghi ở Bảng 1 và Biểu đồ 1. Kết quả khảo sát cho thấy các
34
Biện pháp quản lý đào tạo nghề điện - điện tử
biện pháp trình bày trong mục 2 đóng vai trò cần thiết và khả thi như nhau trong
quản lý đào tạo nghề Điện - Điện tử ở các trường Cao đẳng nghề trên địa bàn thành
phố Hải Phòng, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động hiện nay.
3. Kết luận
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong đào tạo nhằm đáp ứng nguồn nhân
lực góp phần vào sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, chúng tôi đưa ra một số biện
pháp chủ yếu hướng vào công tác đào tạo nghề sao cho phù hợp với thực tiễn và
yêu cầu của thị trường lao động hiện nay. Việc đào tạo nghề nhất thiết phải gắn
liền với các cơ sở sản xuất. Đây là điều kiện tốt nhất cho thầy và trò các trường dạy
nghề tiếp cận với thực tiễn xã hội. Các biện pháp quản lý đào tạo được thực hiện
đồng bộ có tính khả thi, góp phần quan trọng giúp các nhà quản lý thu được kết
quả mong muốn trong đào tạo nghề gắn nhu cầu người học với thị trường lao đông
hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đặng Quốc Bảo, 1999. Khoa học tổ chức và quản lý – Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn. Nxb Thống kê.
[2] Luật Giáo dục 2005.
[3] Luật dạy nghề năm 2007.
[4] Tổng cục Dạy nghề, 2001. Một số vấn đề tổ chức và quản lý quá trình dạy học
trong trường nghề. Nxb Công nhân Kỹ thuật Hà Nội.
[5] Trần Kiểm, 2006. Khoa học quản lý giáo dục – Một số vấn đê thực tiễn và lý
luận. Nxb Giáo dục.
[6] Văn kiện Đại hội Dảng toàn quốc lần thứ X 2005. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
[7] Vũ Ngọc Hải, 2003. Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu thế kỉ 20.
Nxb Giáo dục.
[8] www.thitruonglaodong.com.vn (các vấn đề đổi mới về thị trường lao động).
ABSTRACT
Measures for power management training – electronics
This paper presents the solutions of education for the power-electrical training
needs and meets the requirements of the present labour market. Evaluation forms
and interviews with managers of six vocational training colleges and some production
facilities in the province of Hai Phong city have been Investigated by mathematical
statistics. Present experimental results have confirmed the necessity and feasibility
of the solutions of above education for power-electrical training.
35