1. Mở đầu
Trong trường tiểu học, hoạt động giáo dục được tiến hành trong không gian
và thời gian một cách thường xuyên, liên tục. Để đạt được mục tiêu giáo dục thì
không chỉ có học chính khoá mà còn cần củng cố và phát huy các tiết hoạt động
tập thể, đó là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGD NGLL).
Trong hoạt động quản lý của HT, Quản lý HĐGD NGLL là một phần quan
trọng trong việc giáo dục toàn diện học sinh. Biện pháp quản lý HĐGD NGLL của
HT có vai trò quyết định cho chất lượng của hoạt động này.
Bài báo được rút ra từ đề tài khoa học “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng các trường tiểu học”.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học trong bối cảnh hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Vol. 56, No. 5, pp. 43-51
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
Hoàng Thúy Nga
Trường Tiểu học Thái Thịnh Hà Nội
E-mail: hoangthuyngathaithinh@yahoo.com
Tóm tắt. Qua tìm hiểu thực trạng nhận thức của các nhà quản lý và giáo
viên về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và vấn đề quản lý hoạt động
này, tác giả rút ra những biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp và những kết luận về tầm quan trọng của
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học hiện nay.
1. Mở đầu
Trong trường tiểu học, hoạt động giáo dục được tiến hành trong không gian
và thời gian một cách thường xuyên, liên tục. Để đạt được mục tiêu giáo dục thì
không chỉ có học chính khoá mà còn cần củng cố và phát huy các tiết hoạt động
tập thể, đó là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGD NGLL).
Trong hoạt động quản lý của HT, Quản lý HĐGD NGLL là một phần quan
trọng trong việc giáo dục toàn diện học sinh. Biện pháp quản lý HĐGD NGLL của
HT có vai trò quyết định cho chất lượng của hoạt động này.
Bài báo được rút ra từ đề tài khoa học “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng các trường tiểu học”.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Cơ sở thực tiễn của HĐGD NGLL ở các trường tiểu học
trên địa bàn Hà Nội (Điều tra 16 trường tiểu học trên địa
bàn Hà Nội
2.1.1. Thực trạng nhận thức của hiệu trưởng (HT), giáo viên chủ nhiệm
(GVCN), tổng phụ trách (TPT) về vị trí, vai trò của HĐGD
NGLL
43
Hoàng Thúy Nga
Bảng 1. Nhận thức của HT, giáo viên, TPT Đội về vị trí,
vai trò của HĐGD NGLL
Khách Mức độ nhận thức
TT Nội dung thể R QT TĐ K
SL % SL % SL % SL %
1
HĐGD NGLL là con đường HT 9 56,2 7 43,8
gắn lý thuyết với thực hành, TPT 13 72,2 5 28,8
giáo dục với nhà trường với
thực tiễn xã hội GV 6 18,8 5 15,6 10 31,3 11 31,3
2
HĐGD NGLL là sự tiếp nối
hoạt động dạy học, tạo nên HT 6 37,5 10 62,5
sự cân đối, hài hòa trong
quá trình sư phạm tổng thể TPT 10 55,5 8 44,5
nhằm thực hiện mục tiêu
cấp học GV 5 15,6 7 21,8 10 31,3 10 31,3
3
HĐGD NGLL bổ sung và HT 8 50 8 50
hoàn thiện những tri thức TPT 9 50 9 50
đã được học trên lớp GV 6 18,7 9 28,1 7 21,8 10 31,3
4
HĐGD NGLL là điều kiện HT 11 68,7 5 31,3
quan trọng để rèn luyện TPT 13 72,2 5 28,8
hành vi, kĩ năng cho HS GV 9 28,1 18 56,2 5 15,7
5
HĐGD NGLL phát huy HT 11 68,7 5 31,3
tính chủ động, tính tích cực
của học sinh, (chủ thể của TPT 11 61,1 7 38,9
quá trình giáo dục) GV 9 28,1 8 25 12 37,5 3 9,4
6
HĐGD NGLL rèn luyện và HT 9 56,2 7 43,8
phát triển kĩ năng giao tiếp
ứng xử của HS trong các TPT 10 55,5 8 44,5
tình huống khác nhau GV 10 31,3 11 34,4 9 28,1 2 6,2
7
HĐGD NGLL thu hút và
phát huy được tiềm năng
của các lực lượng giáo dục
trong và ngoài nhà trường
để nâng cao hiệu quả giáo
dục học sinh
HT 12 75 4 25
Kết quả điều tra bằng phiếu hỏi bảng 1 cho thấy: - Hiệu trưởng: 100% các
HT đều nhận thức ở mức quan trọng và rất quan trọng ở tất cả các nội dung. Mức
độ rất quan trọng ở các mục 7 là 75%, mục 4,5 là 68,7% mục 1,6 là 56%. Điều này
cho thấy HT các trường đánh giá cao và đúng mức vị trí, vai trò của HĐGD NGLL
trong quá trình giáo dục. Bên cạnh đó, HT các trường cũng được đánh giá cao việc
phối hợp giữa nhà trường - gia đình và xã hội để cùng nâng cao kết quả học tập và
rèn luyện của HS.
- Tổng phụ trách đội: Đây là lực lượng nòng cốt, tổng phụ trách đội là người
trực tiếp điều hành điều hành và tổ chức các hoạt động ở nhà trường. Vì thế, thông
qua kết quả điều tra chúng ta cũng thấy sự tương đồng về quan điểm của TPT với
44
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học...
BGH tức là 100% TPT nhận thức về vị trí, vai trò của HĐGD NGLL ở mức độ rất
quan trọng và quan trọng. Đồng thời cũng thấy rõ tổng phụ trách các trường rất
quan tâm đến hoạt động này. Họ mong muốn cùng với hoạt động học trên lớp của
học sinh HĐGD NGLL góp phần giáo dục toàn diện nhân cách học sinh
- Giáo viên chủ nhiệm: Một số GVCN đánh giá cao vị trí vai trò của HĐGD
NGLL trong việc phát triển kĩ năng giao tiếp ứng xử của HS (65,7%), có tới 84,3%
chọn mức độ quan trọng và rất quan trọng đánh giá HĐGD NGLL là điều kiện để
rèn luyện hành vi, kĩ năng cho học sinh. HĐGD NGLL cũng có vai trò quan trọng
trong việc thu hút và phát huy được tiềm năng của các lực lượng giáo dục trong và
ngoài nhà trường để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh (78%), song vẫn còn có từ
6,2 đến 31,3% GVCN cho rằng hoạt động này hoàn toàn không quan trọng. 31,3%
giáo viên cho rằng hoạt động này không phải là rất quan trọng trong việc bổ sung
và hoàn thiện những tri thức đã được học trên lớp; hay HĐGD NGLL là sự tiếp nối
hoạt động dạy học, tạo nên sự cân đối, hài hòa trong quá trình sư phạm tổng thể
nhằm thực hiện mục tiêu cấp học.
2.1.2. Thực trạng mức độ tổ chức thực hiện chương trình HĐGD NGLL
Bảng 2. Thực trạng thực hiện hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp của GVCN
Mức độ nhận thức
TT Nội dung R T BT KT
SL % SL % SL % SL %
1 Có đủ kế hoạch các hoạt động 20 62,5 12 37,5
2 Triển khai kế hoạch hoạt động chođội ngũ cán bộ học sinh cả lớp 3 9,3 14 43,7 10 31,2 5 15,8
3 Phân công, chuẩn bị cho các hoạtđộng theo chủ điểm giáo dục 3 9,3 12 37,5 12 37,5 5 15,8
4 Tổ chức các hoạt động với nội dungvà hình thức phong phú hấp dẫn 6 18,7 8 25 13 41,6 5 15,8
5 Đánh giá kết quả tham gia hoạtđộng của học sinh 4 12,5 3 9,4 7 21,8 18 56,1
6 Rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động 4 12,5 3 9,4 8 25 17 53,1
7 Phân phối cán bộ Đoàn - Đội 10 31,2 7 21,8 10 31,2 5 15,8
8 Phối hợp với cha mẹ học sinh 4 12,5 15 46,9 9 28,1 4 12,5
9 Bồi dưỡng năng lực tổ chức và tựđiều khiển các hoạt động cho HS 5 15,8 12 37,5 10 31,2 5 15,8
Kết quả điều tra ở bảng 2 ý kiến của GVCN cho thấy:
Có tới 62,5% đội ngũ GVCN đã thực hiện tốt việc lập kế hoạch các hoạt động;
53% GVCN đã phối hợp tốt và rất tốt cùng TPT để tranh thủ sự hỗ trợ trong việc
tổ chức các HĐGD NGLL tại lớp của mình. GVCN cũng đã quan tâm đến công tác
bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động cho đội ngũ cán sự lớp.
Việc phối hợp với PHHS có tới 59,4% cho rằng tốt và rất tốt. Tuy nhiên hầu
45
Hoàng Thúy Nga
như chỉ là trao đổi những khuyết điểm của các em thông qua sổ liên lạc, chứ chưa
quan tâm đến việc khai thác ở PHHS sự giúp đỡ để tổ chức cho hoạt động. Có
tới 53,1% cho rằng các hoạt động sau khi được tổ chức xong không được rút kinh
nghiệm. Theo hướng dẫn thì sau khi kết thúc một chủ điểm hoạt động GVCN phải
tiến hành đánh giá theo đúng quy trình dựa trên tiêu chí đánh giá và mức độ đánh
giá. Nhưng có tới 56,1% GVCN bỏ qua việc đánh giá HS và phần việc này giao cho
HS và tổ nhóm đánh giá, việc đánh giá của GVCN cũng không thường xuyên, kết
quả đánh giá cũng không công bố hàng tháng.
Bảng 3. Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của TPT
Mức độ nhận thức
TT Nội dung R T BT KT
SL % SL % SL % SL %
1 Có kế hoạch tuần, tháng, năm củaHĐGD NGLL 5 27,7 2 11,2 11 61,1
2 Lồng ghép HĐGD NGLL với hoạtđộng Đội 5 27,7 9 50 3 16,6 1 5,6
3 Triển khai kế hoạch hoạt động tớigiáo viên và học sinh toàn trường 4 22,2 3 16,6 10 55,5 1 5,6
4 Phân công, chuẩn bị cho các hoạtđộng tự chọn, buổi chào cờ 10 55,5 5 27,8 3 16,7
5 Sử dụng các phòng chức năng vàtrang thiết bị phục vụ hoạt động 4 22,2 8 44,4 6 33,4
6 Đôn đốc hoạt động của các độichuyên 6 33,4 8 44,4 3 16,6 1 5,6
7 Đánh giá kết quả thi đua của cáclớp 14 77,8 4 22,2
8 Rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động 4 22,2 4 22,2 8 45,5 2 11,1
9 Phối hợp với các lực lượng giáo dụctrong trường 6 33,4 8 44,4 2 11,1 2 11,1
10 Phối hợp với các lực lượng giáo dụcngoài nhà trường 2 11,1 9 50 3 16,7 4 22,2
11
Bồi dưỡng năng lực tổ chức và tự
điều khiển các hoạt động cho cán
bộ lớp, cán bộ Đội
7 38,9 8 44,4 3 16,7
Kết quả điều tra Bảng 3 về ý kiến của TPT cho thấy đội ngũ TPT thực hiện
ở mức độ tốt và rất tốt chiếm tới hơn 60%. Một số nội dung như: lồng ghép HĐGD
NGLL với hoạt động Đội (77,7%); đánh giá kết quả thi đua của các lớp (100%); đôn
đốc hoạt động của các đội chuyên; bồi dưỡng năng lực tổ chức và điều khiển hoạt
động cho cán bộ Đội (83,3%); phân công chuẩn bị cho các hoạt động tự chọn, chào
cờ (83,3%). Đây là những nội dung được tổ chức thực hiện tốt và rất tốt được kết
hợp từ kế hoạch hoạt động Đội vì thế mà kết quả rõ ràng hơn.
Một số nội dung quan tâm chưa nhiều và kết quả thực hiện chỉ ở mức độ trung
bình thậm trí không tốt như: xây dựng kế hoạch năm, kế hoạch tháng có 61,1% ở
46
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học...
mức TB và KT. HĐGD NGLL chủ yếu bám theo chương trình hoạt động Đội đặc
biệt là bản kế hoạch các tiết sinh hoạt trong tháng cho các khối; việc triển khai kế
hoạch với GV chỉ trao đổi vào cuộc họp Hội đồng nhà trường hàng tháng, đối với
HS cũng là những nội dung thông báo trong buổi chào cờ; chưa huy động được lực
lượng đoàn viên trong chi đoàn GV và các lực lượng giáo dục cùng phối hợp (61,1%).
Việc rút kinh nghiệm có tới 56,6% chọn mức bình thường và không tốt. Trong khi đó
các hoạt động cấp trường hay các hoạt động tự chọn như các cuộc thi, giao lưu, toạ
đàm với quy mô lớn thì việc rút kinh nghiệm là rất cần thiết và phải làm thường
xuyên để cho các hoạt động lần sau được tổ chức tốt hơn. BGH không quản lý sát
sao khâu này cho nên hầu như việc rút kinh nghiệm tiến hành chưa tốt.
2.1.3. Thực trạng mức độ quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Bảng 4. Thực trạng công tác
kiểm tra đánh giá HĐGD NGLL của BGH
Mức độ thực hiện
TT Nội dung kiểm tra đánh giá RT T BT CT
SL % SL % SL % SL %
1
Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch
HĐ GD NGLL thông qua hồ sơ, sổ
sách.
10 31,2 14 43,8 8 25
2
Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch
HĐ GD NGLL thông qua dự các
tiết sinh hoạt lớp, tiết chào cờ, hoạt
động tự chọn có báo trước hoặc đột
xuất.
6 18,7 17 53,1 9 28,2
3
Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch
HĐ GD NGLL thông qua kết quả
rèn luyện của học sinh thông qua
kết quả thi đua trường, của Đoàn
cấp trên.
8 25 16 50 8 25
4 Kiểm tra việc phối hợp với các lựclượng giáo dục. 7 21,9 15 46,9 10 31,2
5
Kiểm tra việc sử dụng các trang
thiết bị kinh phí phục vụ cho các
hoạt động.
7 21,9 14 43,8 11 34,3
Theo điều tra ở Bảng 4 cho thấy có từ 25% đến 34,3% BGH các trường đã
không thực hiện các hoạt động kiểm tra giám sát. ở mức độ rất thường xuyên là
0%, tỷ lệ đánh giá ở mức độ thực hiện tốt còn thấp từ 18,7% đến 31,2%. Có thể
nói việc kiểm tra mới chỉ ở phương diện tổng quan, tức là kiểm tra xếp loại thi đua
của các tập thể cá nhân thông qua thi đua của Đoàn - Đội, thông qua kết quả 2
mặt giáo dục chứ chưa đi vào kiểm tra chi tiết hoạt động. Chính vì vậy mà GV còn
lơ là trong công tác đánh giá HS, trong việc xây dựng nội dung; các hoạt động tổ
chức hình thức còn đơn điệu dẫn đến HS nhàm chán, không hứng thú và như vậy
47
Hoàng Thúy Nga
trong tiềm thức của các em HĐGD NGLL rất bình thường, các em không thấy hào
hứng và mong đợi hoạt động này. Nếu HT kiểm tra sát sao hơn và rút kinh nghiệm
thường xuyên thì sẽ có kế hoạch để điều chỉnh kịp thời.
2.2. Lý giải nguyên nhân của thực trạng trên
Sau khi nghiên cứu, điều tra thực trạng HĐGD NGLL ở các trường tiểu học
trên địa bàn Hà Nội cho thấy:
Đội ngũ HT và TPT đã nhận thức đúng về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của
HĐGD NGLL, tuy nhiên GVCN lại nhận thức chưa đúng về vị trí, vai trò của hoạt
động này, họ vẫn coi trong công tác giảng dạy hơn.
Một số trường chưa chú ý thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động,
đa số tổ chức theo hình thức mít tinh nên ít phát huy được tính chủ động, sáng tạo
của HS. Nhiều HS chưa thích tham gia hoạt động, thờ ơ hoặc tham gia đối phó.
Các HĐGD NGLL mới dừng lại ở mức có tổ chức, điều kiện thực hiện các
hoạt động còn hạn chế. Các hoạt động với quy mô lớn không được tổ chức thường
xuyên do hạn hẹp về kinh phí.
HĐGD NGLL ở các trường tiểu học vẫn chưa được chú trọng đồng đều, các
hoạt động chưa đi vào nền nếp và chưa được đông đảo các lực lượng giáo dục xác
định là trọng tâm của nhà trường do đó chưa góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục. Vì vậy, cần có những biện pháp quản lý HĐGD NGLL một cách hợp lý và khoa
học để khắc phục những hạn chế tồn tại nêu trên.
2.3. Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học
2.3.1. Đồng bộ chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học với
hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong
Hiện nay, HĐGD NGLL tại các trường tiểu học chưa có chương trình cụ thể.
Hoạt động này hàng tháng được TPT và GVCN xây dựng kế hoạch, nội dung và
tổ chức thực hiện theo từng chủ điểm. TPT thực hiện theo kế hoạch chỉ đạo của
Hội đồng Đội các cấp còn GVCN thực hiện theo kế hoạch của phòng Giáo dục. Tuy
nhiên, 2 chủ điểm này lại khác nhau, chính sự khác nhau đó GVCN và TPT sẽ khó
tổ chức các hoạt động vì không có đủ thời gian và kinh phí. Chính vì vậy, các hoạt
động được thực hiện một cách hời hợt, kém hiệu quả. Nếu đồng bộ hai chủ điểm
thành một và thống nhất nội dung cho TPT và GVCN thì hoạt động này sẽ được
thực hiện có hiệu quả hơn.
*Cách thức thực hiện:
- Ngay từ đầu năm học, HT nhận 2 bản kế hoạch của phòng giáo dục và của
Hội đồng Đội Quận xem xét và đồng bộ 2 chủ điểm của từng tháng thành 1.
- Tổ chức tập huấn TPT và GVCN về kế hoạch thực hiện và công tác tổ chức
48
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học...
tại cơ sở.
- Chỉ đạo GVCN và TPT lập kế hoạch và trình kế hoạch và tổ chức thực hiện
- Dự trù kinh phí cho từng hoạt động để phân bổ chi tiêu cho hợp lý, tránh
tình trạng đến cuối năm học thiếu kinh phí tổ chức các hoạt động.
- Tổ chức thực hiện theo kế hoạch từng tháng. Khi kế hoạch đã được thống
nhất việc kết hợp tổ chức các hoạt động sẽ nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao
2.3.2. Nâng cao nhận thức cho GVCN và PHHS về tầm quan trọng của
HĐGD NGLL đối với việc giáo dục toàn diện học sinh
Trong nhà trường, việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV về vị trí, vai trò,
tác dụng của HĐGD NGLL là rất quan trọng. Bởi chỉ có nhận thức đúng thì GV
sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Trong quá trình giáo dục, việc phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã
hội là một nguyên tắc giáo dục, HĐGD NGLL chỉ có hiệu quả tốt tuân thủ nguyên
tắc đó. Vì thế việc nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của HĐGD NGLL cho các
bậc phụ huynh là việc làm cần thiết. Khi đã có nhận thức đúng vị trí, vai trò, tác
dụng của HĐGD NGLL đối với quá trình giáo dục toàn diện HS; thấy được sự cần
thiết phải tổ chức tốt HĐGD NGLL trong trường Tiểu học các lực lượng sẽ ủng hộ,
sẵn sàng đóng góp, huy động nguồn lực và phối hợp tham gia và tổ chức HĐGD
NGLL đạt kết quả tốt.
*Cách thức thực hiện:
Tổ chức học tập đầy đủ, nghiêm túc nội dung chương trình HĐGD NGLL, để
GV hiểu trách nhiệm của họ trong hoạt động này.
Tổ chức Hội thảo chuyên đề về HĐGD NGLL, về ý nghĩa, vai trò và các biện
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động.
Trên cơ sở quán triệt nhận thức và kiến thức giáo dục thông qua HĐGD NGLL
giáo viên tự xây dựng kế hoạch thực hiện xem đây như là yêu cầu lập kế hoạch,
soạn giáo án một môn học.
2.3.3. Quản lý việc xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức tổ chức
HĐGD NGLL phù hợp với hoàn cảnh của nhà trường
BGH nhà trường cần chỉ đạo, theo dõi sát sao việc xây dựng kế hoạch tổ chức
HĐGD NGLL về cả nội dung và hình thức hoạt động sao cho linh hoạt và phù hợp
với điều kiện cụ thể của trường mình. HĐGD NGLL chủ yếu là hoạt động trong
môi trường thực tiễn xã hội.
*Cách thức thực hiện:
HT yêu cầu GVCN, TPT phải xây dựng kế hoạch HĐGD NGLL phù hợp và
sát với điều kiện thực tế của trường. Khi xây dựng kế hoạch phải lựa chọn nội dung
và hình thức sao cho phù hợp với nguyện vọng, khả năng của HS.
a. Đối với tiết sinh hoạt lớp yêu cầu phải có kế hoạch như sau:
49
Hoàng Thúy Nga
- Sơ kết tuần, phát động thi đua, phổ biến công việc.
- Sinh hoạt theo chủ điểm: văn nghệ, trò chơi, đố vui, sinh hoạt theo các CLB,
trao đổi về các vấn đề mà HS quan tâm.
- Sinh hoạt Đội theo chủ điểm của Đội Thiếu niên Tiền phong.
b. Đối với giờ chào cờ đầu tuần yêu cầu phải có kế hoạch như sau:
- Sơ kết thi đua, phổ biến kế hoạch.
- Sinh hoạt theo chủ đề, văn nghệ, giao lưu, tọa đàm.
- Thi tìm hiểu, phát động và tham gia các cuộc thi do các báo, các tổ chức
khác phát động.
c. Đối với chương trình HĐGD NGLL:
Khi xây dựng kế hoạch tổ chức HĐGD NGLL, HT yêu cầu TPT Đội xây dựng
kế hoạch cụ thể cho từng tuần, từng tháng, từng học kì và cả năm. Làm được điều
đó các lượng lượng này sẽ tổ chức thực hiện có hiệu quả hơn.
2.3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện HĐGD NGLL
Kiểm tra là một trong những khâu quan trọng trong quá trình quản lý. Kiểm
tra sẽ đánh giá được mức độ thực hiện và hiệu quả của hoạt dộng đó. Trên thực tế,
nếu lơ là công tác kiểm tra thì kết quả hoạt động sẽ không cao. Chính vì vậy HT
cần tăng cường công tác kiểm tra để HĐGD NGLL đạt kết quả tốt.
*Cách thức thực hiện:
Để đánh giá được hiệu quả của HĐGD NGLL, HT cần tiến hành những nội
dung sau:
- Lên kế hoạch kiểm tra, nêu mục tiêu của việc kiểm tra.
- Thông báo tiêu chí đánh giá.
- Thông báo thời gian kiểm tra cho GVCN và TPT (Lực lượng tổ chức HĐGD
NGLL).
- Tiến hành kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm cho các hoạt động.
3. Kết luận
HĐGD NGLL là một bộ phận quan trọng trong hoạt động giáo dục của nhà
trường, góp phần hình thành một số năng lực cho học sinh để phát triển toàn diện
nhân cách, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra. HĐGD NGLL gắn nhà
trường với thực tiễn, giúp các em mở rộng kiến thức, nẩy nở những tình cảm tốt
đẹp, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các em; biến quá trình giáo dục thành
tự giác.
Qua khảo sát thực trạng thực hiện và quản lý HĐGD NGLL, đánh giá những
mặt mạnh, những hạn chế và những nguyên nhân. Đội ngũ cán bộ quản lý và TPT
đã nhận thức đúng về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của HĐGD NGLL, Các HĐGD
NGLL được thực hiện với hiệu quả khác nhau tùy thuộc vào điều kiện của từng
50
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học...
trường. Các hoạt động với quy mô lớn không được tổ chức thường xuyên. Lực lượng
tổ chức các hoạt động với quy mô rộng vẫn chủ yếu là Tổng phụ trách Đội và giáo
viên, HS tham gia tổ chức hoạt động không nhiều.
Các biện pháp quản lý của HT các trường đã phần nào đáp ứng được mực
tiêu của HĐGD NGLL, song ở một số biện pháp quản lý còn chưa thực sự mang lại
hiệu quả cao trong việc thực hiện mục tiêu của hoạt động này.
HĐGD NGLL cần được quan tâm, chú trọng, đầu tư hơn nữa của các nhà
quản lý giáo dục. Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo
viên, tổng phụ trách đội để họ có đủ kiến thức, kĩ năng tổ chức các hoạt động cho
học sinh. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc tổ chức các HĐGD
NGLL cả về nội dung và hình thức thực hiện để HĐGD NGLL thực sự đem lại hiệu
quả cao góp phần vào việc giáo dục toàn diện cho học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đặng Quốc Bảo, 1997. Khái niệm về Quản lý giáo dục, Chức năng quản lý giáo
dục. Tạp chí phát triển giáo dục, Hà Nội.
[2] Nguyễn Lê Đắc, 1997. Cơ sở tâm lý học của công tác giáo dục học sinh ngoài giờ
lên lớp trên địa bàn dân cư. Luận án PTSKH.
[3] Đỗ Nguyên Hạnh, 1988. Một vài hình thức giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp
có hiệu quả. Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 1.
[4] Kelly. 2005. Outdoor learning. DFES, (15 February).
[5] James J. Shields, Jr, 1989. Japanese Schooling. The Pennsylvania State,
[6] Nguyễn Dục Quang (chủ biên), Ngô Quang Quế. Hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp, (sách dành cho các trường cao đẳng sư phạm).
ABSTRACT
Measures to manage education activities
outside of class time in the primary schools
Advertise on situation awareness of managers and teachers on educational is-
sues outside of class time, status and performance management activities, authors
draw the management measures to improve efficiency of educational activities out-
side of class time and the conclusions about the importance of educational activi