Tóm tắt. Hiện nay việc quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các
trung tâm giáo dục thường xuyên vẫn chưa được quan tâm đúng mức vì thế hiệu
quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học còn rất thấp. Số lượng
giáo viên lạm dụng công nghệ thông tin trong dạy học vẫn còn nhiều. Do vậy cần
có các biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học phù hợp.
Bài báo trình bày một số biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học ở các trung tâm giáo dục thường xuyên. Đó là hệ thống cách thức tổ chức,
điều khiển toàn bộ hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm
đạt được mục tiêu đề ra.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trung tâm giáo dục thường xuyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
2012, Vol. 57, No. 10, pp. 107-114
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
Triệu Thị Thu
Trường Cán bộ Thanh tra
Email: thu_ttcp@yahoo.com
Tóm tắt. Hiện nay việc quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các
trung tâm giáo dục thường xuyên vẫn chưa được quan tâm đúng mức vì thế hiệu
quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học còn rất thấp. Số lượng
giáo viên lạm dụng công nghệ thông tin trong dạy học vẫn còn nhiều. Do vậy cần
có các biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học phù hợp.
Bài báo trình bày một số biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học ở các trung tâm giáo dục thường xuyên. Đó là hệ thống cách thức tổ chức,
điều khiển toàn bộ hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm
đạt được mục tiêu đề ra.
Từ khóa: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin, giáo dục thường xuyên.
1. Mở đầu
Ở nước ta thành công nổi bật nhất của ngành giáo dục thường xuyên (GDTX) là đã
góp phần quan trọng vào sự nghiệp nâng cao dân trí, bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ.
Trung tâm GDTX tạo cơ hội học tập cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt những người
trên 18 tuổi, đã đi làm đều có cơ hội học tập tại các trung tâm GDTX. Nhận thức rõ tầm
quan trọng của việc ứng dụng Công nghệ Thông tin (CNTT) trong dạy học, nhiều năm
qua các trung tâm GDTX đã triển khai một số biện pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT
trong dạy học, bước đầu đã mang lại những thành công nhất định. Tuy nhiên đến nay việc
ứng dụng CNTT trong dạy học vẫn chưa được quan tâm đầy đủ vì thế hiệu quả của việc
ứng dụng CNTT trong dạy học còn rất thấp. Hơn nữa điều kiện ứng dụng CNTT trong dạy
học của các trung tâm không đồng nhất do vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội v.v... Công
tác đầu tư mua sắm thiết bị dạy học (TBDH) hiện đại, xây dựng cơ sở hạ tầng cho việc
ứng dụng CNTT trong dạy học còn yếu. Phòng máy tính của các trung tâm mới sử dụng
để dạy tin học như một môn học, chưa quan tâm đến việc sử dụng phòng máy, mạng máy
tính, các phần mềm dạy học để tạo môi trường dạy học đa phương tiện (ĐPT)... Thực tế
hiện nay chúng ta mới chỉ khuyến khích cán bộ giáo viên tích cực ứng dụng CNTT trong
dạy học mà chưa có cơ chế, cách thức quản lý chỉ đạo một cách thống nhất, đồng bộ mang
107
Triệu Thị Thu
tính pháp quy. Có nhiều cán bộ quản lý (CBQL) do không có điều kiện tiếp cận với kiến
thức và kỹ năng tin học nên rất khó khăn trong chỉ đạo dẫn tới buông lỏng việc quản lý
hoặc không có những đánh giá, nhận xét khách quan chính xác và chấn chỉnh, xử lý kịp
thời. Thậm chí do trình độ tin học còn hạn chế nên CBQL chưa có khả năng định hướng
cho giáo viên nhận thức đúng về bản chất của giáo án điện tử vì thế đã dẫn đến thực trạng
giáo viên lạm dụng CNTT trong dạy học. Do vậy cần có các biện pháp quản lý ứng dụng
CNTT trong dạy học phù hợp. Từ nghiên cứu tình hình thực tế, dưới đây chúng tôi đề xuất
một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các
trung tâm GDTX.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trung
tâm GDTX
2.1.1. Nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về ứng dụng CNTT trong dạy học
- Nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL và GV để họ nhận thức đúng và hiểu được
tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH theo hướng hiện đại hoá. - Làm cho cán bộ giáo
viên (CBGV), giáo viên (GV) thấy được vai trò to lớn và sự cần thiết phải điều chỉnh cách
nhìn nhận về ứng dụng CNTT trong dạy học (DH), đặc biệt nhận thức đúng trong việc
thiết kế, sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp
giảng dạy (PPDH) hiện nay.
- Phải phân biệt được thế nào là lạm dụng và thế nào là ứng dụng hiệu quả.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, quan điểm về đường lối chính sách của Đảng,
Nhà nước, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, về vai trò, lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong
DH .
- Góp phần đổi mới tư duy quản lý (QL), đổi mới nội dung, phương pháp (PP),
phương tiện dạy học (DH).
- Nâng cao nhận thức cho GV về sự cần thiết của ứng dụng CNTT trong DH, trên
cơ sở đã nhận thức đúng đắn, sâu sắc GV sẽ chủ động tìm tòi những BP phù hợp với yêu
cầu ứng dụng CNTT trong DH.
2.2. Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tin học cho đội ngũ CBQL, GV
Việc bồi dưỡng đội ngũ CBQL và GV chuẩn bị cho công cuộc đổi mới PPDH phải
tuân thủ một số nguyên tắc đó là:
- Nguyên tắc phù hợp với điều kiện và khả năng chủ quan của GV.
- Nguyên tắc dễ áp dụng đối với mọi GV.
- Nguyên tắc cụ thể hoá: Cho từng loại đối tượng GV, cho từng loại nội dung. . .
108
Biện pháp quản lý ứng dụng Công nghệ thông tin trong...
- Tăng cường các biện pháp toàn diện về ứng dụng CNTT trong DH; cung cấp các
chương trình đào tạo về CNTT từ cơ bản đến chuyên sâu, đặc biệt là các khóa tin học
văn phòng.
- Tạo cơ hội phát triển năng lực cho làm chủ công nghệ mới.
- Chuẩn bị nguồn nhân lực CNTT có trình độ tin học phổ thông
- GV có nền tảng kiến thức tốt, nhưng năng lực ứng dụng CNTT còn rất hạn chế.
Điều này khiến chúng ta phải có một cái nhìn mới về vấn đề đào tạo CNTT cho GV:
+ Phải kiểm định chuẩn chương trình đào tạo CNTT cho GV; đào tạo phải sát nhu
cầu thực tế.
+ Xây dựng những hệ thống chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo CNTT và chất lượng
nguồn nhân lực sau đào tạo.
Hình thức bồi dưỡng trình độ CNTT cho đội ngũ CBQL và GV bao gồm: Bồi dưỡng
thường xuyên; bồi dưỡng định kì; bồi dưỡng nâng cao.
2.3. Quản lý việc truy cập và sử dụng nguồn thông tin phong phú trên
mạng Internet để phục vụ quá trình dạy học
Trung tâm cần đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong DH theo hướng tin học hoá
QL giáo dục và sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho việc đổi mới
PPDH, QL hoạt động ứng dụng CNTT trong DH như:
- Khai thác tốt các phần mềm dạy học (PMDH), phần mềm quản lý (PMQL) các kì
tuyển sinh, thi GV dạy giỏi,...
- Công tác quản lý (QL) điểm, QL hồ sơ, học bạ, QL thư viện, xếp thời khoá biểu,...
- Trong dạy và học, chỉ đạo, khuyến khích GV tăng cường khai thác, sử dụng có
hiệu quả các PMDH để đổi mới nội dung và PPDH.
- Sử dụng tốt các phần mềm (PM) thiết kế bài dạy điện tử như: PM Microsoft
PowerPoint, Violet,...
- Xây dựng thông tin điện tử (Website) riêng để cung cấp các thông tin, hoạt động
của trung tâm, đồng thời trang thông tin điện tử cũng là nơi tra cứu điểm thi cho các HV,
thi GV giỏi, thi học kỳ, tra cứu các văn bản pháp quy, hỗ trợ các hoạt động DH của GV và
hỗ trợ hoạt động học tập của HV, v.v...
- Tăng cường khai thác thông tin trên mạng Internet để tra cứu, tải các thông tin, PM
phục vụ công tác chuyên môn và đổi mới PPDH ở trung tâm và đây cũng là môi trường
thuận lợi giúp GV, HV tiếp cận và khai khác nhanh nhất các nguồn thông tin hiện đại trên
thế giới.
109
Triệu Thị Thu
2.3.1. Chỉ đạo thực hiện quy trình thiết kế và sử dụng giáo án DH tích cực có ứng
dụng CNTT
Xây dựng và thực hiện được một quy trình chuẩn áp dụng cho GV ở trung tâm
GDTX giảng dạy ở tất cả các bộ môn khi thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích cực
(GADHTC) có ứng dụng CNTT trong các bài dạy.
Trước hết mỗi GV cần nắm được bản chất của GADHTC có ứng dụng CNTT: Để
thiết kế được GADHTC phải trải qua 4 giai đoạn:
Biểu đồ 1. Bốn giai đoạn thiết kế GADHTC
* Giai đoạn 1: Xác định mục tiêu bài học
Để xác định được mục tiêu của bài học GV cần phải làm tốt những việc sau:
- Tìm hiểu những yêu cầu chung của chương trình môn học, căn cứ vào nội dung
bài học và năng lực hiện có của HV.
- Trên cơ sở đó xác định mục tiêu của bài học ở các phương diện về kiến thức, kỹ
năng, thái độ cần đạt ở HV.
+ Những yêu cầu về nắm vững tri thức, gồm các cấp độ: Biết, hiểu, ứng dụng, phân
tích, tổng hợp, đánh giá.
+ Những yêu cầu về kỹ năng, có các kỹ năng: nhận biết, vận dụng, thực hành. . .
+ Những yêu cầu về giáo dục thái độ cho HV, có các cấp độ: Tiếp thu, hưởng ứng,
đánh giá, tổ chức giá trị mới, hành động theo giá trị. . .
+ Những yêu cầu về phát triển nhận thức cho HV như: Chú ý, quan sát, tưởng tượng,
tư duy, cảm xúc, khả năng sáng tạo. . .
* Giai đoạn 2: Lựa chọn TBDH
Khi lựa chọn TBDH GV cần phải căn cừ vào CSVC hiện có của các trung tâm, cần
phải xác định được các TBDH mà mình cần dùng trong bài dạy đồng thời có các phương
án dự phòng khi các TBDH có thể bị hỏng khi đang sử dụng. Ngoài ra GV cũng cần phải
có sự lựa chọn TBDH phù hợp với nội dung bài học, ý đồ sư phạm của mình và trình độ
nhận thức của HV.
* Giai đoạn 3: Lựa chọn và phối hợp các PPDH
Lựa chọn và phối hợp các PPDH để có một giờ dạy đạt hiệu quả, GV cần phải căn
110
Biện pháp quản lý ứng dụng Công nghệ thông tin trong...
cứ vào:
- TBDH
- Nội dung kiến thức cần truyền đạt
- Đặc điểm về đối tượng người học
- Đặc điểm của các PPDH.
* Giai đoạn 4: Thiết kế các hoạt động nhận thức của HV
Các hoạt động được thiết kế trong bài học cần phải được GV thực hiện theo tiến
trình bài dạy, các hoạt động này phải phù hợp với phương tiện, phương pháp và hình thức
tổ chức DH mà GV đã lựa chọn trước đó.
2.3.2. Tăng cường trang bị cơ sở vật chất, thiết bị DH hiện đại, xây dựng phòng học
đa phương tiện
Công việc đầu tiên mà CBQL cần phải thực hiện khi tiến hành QL việc mua sắm
những TBDH hiện đại, xây dựng phòng học ĐPT đó là phải rà soát lại toàn bộ những
TBDH hiện đại mà trung tâm mình đang có, kiểm tra kỹ lưỡng xem những thiết bị ấy còn
có khả năng sử dụng hay không. Sau đó CBQL căn cứ vào yêu cầu cụ thể về số lượng,
chủng loại các TBDH hiện đại cần thiết cho việc xây dựng các phòng học ĐPT của trung
tâm rồi mới tiến hành lập danh sách để mua. Đảm bảo rằng những thiết bị khi được mua
về đủ về số lượng, đúng về chủng loại và tránh được sự lãng phí không cần thiết. Mỗi
TBDH phải được cân nhắc, lựa chọn để đáp ứng được nội dung chương trình, đồng thời
cũng phải thoả mãn các yêu cầu về khoa học sư phạm, kinh tế, thẩm mỹ và an toàn cho
GV và HV khi sử dụng nhằm đạt kết quả mong muốn.
Việc trang bị CSVC phải có kế hoạch, lộ trình từng bước, từng giai đoạn, từng mảng
công việc cụ thể theo hướng hiện đại hoá được đến đâu là đảm bảo hoạt động tốt đến đó.
Đồng thời phải vào sổ tài sản của trung tâm, bàn giao cụ thể cho cán bộ phụ trách, có chế
độ bảo quản, bảo trì bảo dưỡng thường xuyên để các thiết bị luôn luôn hoạt động tốt. Có
kế hoạch khai thác, sử dụng các thiết bị đúng mục đích, hiệu quả.
2.3.3. Chỉ đạo thực hiện ứng dụng CNTT trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của học viên
Để tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
HV bằng ứng dụng CNTT, giám đốc trung tâm GDTX cần chỉ đạo các việc sau:
Tổ chức kiểm tra, đánh giá DH phải căn cứ vào mục tiêu DH của từng bộ môn trong
trung tâm.
Đưa hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập: Khuyến
khích việc kiểm tra củng cố bài (cuối giờ học) bằng hình thức trắc nghiệm; quy định thực
hiện kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm chiếm ít nhất 20% tổng số điểm các bài kiểm
tra 1 tiết, thi học kỳ và khảo sát với một số bộ môn.
111
Triệu Thị Thu
- Chỉ đạo các tổ phân công thực hiện biên soạn đề thi trắc nghiệm, sắp xếp theo
từng chương, mục để xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm.
- Chỉ đạo Ban CNTT thực hiện sưu tầm các PM trắc nghiệm, các PM ôn tập bằng
hình thức trắc nghiệm để làm phong phú thêm ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm đặc biệt là
các bộ môn hiện nay đang sử dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan 100% như các
bộ môn: Tiếng Anh,Vật lý, Hóa học, Sinh học.
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện website của trung tâm, nối mạng phòng máy tính để HV
cũng có thể tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập: Thiết kế trang web, trong đó có phần ôn
tập củng cố kiến thức với hệ thống câu hỏi trắc nghiệm sắp xếp từ dễ đến khó có quy định
thời gian làm bài và chấm điểm.
Để đảm bảo tính giáo dục toàn diện, biên soạn bài tập trắc nghiệm, cần thực hiện
việc tách rời ba khâu: dạy, ra đề và kiểm tra. Khi số lượng câu hỏi đủ lớn có thể đưa PM
trắc nghiệm lên mạng cho HV tự ôn tập ở nhà. Tổ chức kiểm tra trên máy cũng là hình
thức chống tiêu cực trong thi cử. BP chống tiêu cực lí tưởng là giáo dục HV tự giác “không
muốn quay cóp”, tuy nhiên việc giáo dục hiện nay chưa thể đạt tới điều này. Cách chống
tiêu cực phổ biến hiện nay là kỷ luật thật nặng để HV “không dám quay cóp”, còn việc
kiểm tra trắc nghiệm trên máy sẽ làm cho HV “không thể quay cóp”.
- Chỉ đạo ứng dụng CNTT vào QL điểm, nhằm mục đích QL được tiến độ kiểm tra
theo qui định của GV, đánh giá kết quả học tập của HV từ đó có chế độ, chính sách khen
chê, nhắc nhở vi phạm kịp thời và có những quyết định QL chính xác, hiệu quả.
2.3.4. Tăng cường kiểm tra, đánh giá nhằm điều chỉnh việc ứng dụng CNTT trong
dạy học ở các trung tâm GDTX
Kiểm tra thực hiện các hoạt động ứng dụng CNTT trong DH theo kế hoạch đã đề
ra giúp phát hiện sai sót, lệch lạc; phát hiện gương tốt, những kinh nghiệm tốt; phát hiện
những khả năng, tiềm lực được tận dụng. . . để điều chỉnh một cách kịp thời. Việc thực
hiện các BP kiểm tra là một việc làm thường xuyên, hết sức cần thiết, có tác dụng tích cực
trong công tác QL việc ứng dụng CNTT trong DH nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.
- Cùng với việc kiểm tra, việc đánh giá đầy đủ, chính xác những thông tin thu được
trong quá trình kiểm tra ứng dụng CNTT trong DH ở các trung tâm GDTX, sẽ giúp cho
việc đưa ra những quyết định điều chỉnh cần thiết, kịp thời nhằm làm cho công tác QL
hoạt động này đi đúng hướng, có hiệu quả cao theo mục tiêu đã đề ra.
- Kiểm tra đánh giá được kết quả ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH của GV
một cách chính xác để làm cơ sở đưa ra những quyết định khen thưởng, kỷ luật hợp lý, từ
đó nâng cao ý thức tự giác của GV trong việc ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH.
- Kiểm tra và đánh giá là hoạt động không tách rời và được tiến hành trong suốt quá
trình DH. Kiểm tra nhằm phân loại GV, căn cứ vào kết quả giờ dạy. Đánh giá nhằm phản
hồi cho người dạy khả năng giảng dạy của họ, động viên tinh thần thái độ làm việc; đánh
112
Biện pháp quản lý ứng dụng Công nghệ thông tin trong...
giá còn phản hồi cho GV biết tình hình học tập của HV để kịp thời điều chỉnh bài giảng.
2.4. Kết quả phỏng vấn chuyên gia (là những cán bộ quản lý ở các trung
tâm giáo dục thường xuyên) về giá trị khoa học của các biện pháp
được đề xuất
Sau khi thu thập ý kiến, chúng tôi đưa ra các mức độ tính điểm như sau:
+ Mức độ 1: Rất cần thiết và rất khả thi (tính điểm 3).
+ Mức độ 2: Cần thiết và khả thi (tính điểm 2).
+ Mức độ 3: Không cần thiết và không khả thi (tính điểm 1).
Lập bảng thống kê điểm trung bình cho tất cả các biện pháp đã được khảo sát, xếp
thứ bậc và đưa ra bảng sau:
Bảng 1. Đánh giá các biện pháp
STT Biện pháp
Tính cần thiết Tính khả thi
TB Thứ bậc TB Thứ bậc
1
Nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về
ứng dụng CNTT trong dạy học
2.8 2 2.7 2
2
Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tin học cho đội
ngũ CBQL, GV
2.9 1 2.8 1
3
Quản lý việc truy cập và sử dụng nguồn
thông tin phong phú trên mạng Internet để
phục vụ quá trình dạy học
2.7 3 2.3 5
4
Chỉ đạo thực hiện quy trình thiết kế và sử
dụng giáo án DH tích cực có ứng dụng
CNTT
2.6 4 2.6 3
5
Tăng cường trang bị CSVC, thiết bị DH
hiện đại, xây dựng phòng học ĐPT
2.5 5 2.5 4
6
Chỉ đạo thực hiện ứng dụng CNTT trong
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học
viên
2.4 6 2.2 6
7
Tăng cường kiểm tra, đánh giá nhằm điều
chỉnh việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở
các trung tâm GDTX
2.3 7 2.1 7
Nhận xét: Các ý kiến đánh giá 7 biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trongdạy học ở
các trung tâm GDTX có tính cần thiết cao với điểm trung bình = 2.6. Điều này chứng tỏ
các biện pháp nghiên cứu đề xuất ở trên rất cần thiết.
Thông qua 68 ý kiến đánh giá của các CBQL về các biện pháp quản lý ứng dụng
CNTT trong dạy học ở các trung tâm GDTX với điểm trung bình = 2.5, chúng tôi nhận
113
Triệu Thị Thu
thấy tính khả thi có tỉ lệ khá cao và các biện pháp này có thể được áp dụng trong thực tế.
Tính tương quan: Để kiểm chứng sự đúng đắn, chặt chẽ giữa tính cần thiết và tính
khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi sử dụng công thức tương quan thứ bậc
Spearman:
r = 1− 6
∑
D2
N(N2 − 1)
Theo kết quả ở bảng tương quan ta có:
r = 1− 6× 6
7× (72 − 1) = +0, 89
Kết quả tương quan r = +0, 89 có ý nghĩa: tính cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trung tâm GDTX là tương quan
thuận và chặt chẽ. Nghĩa là tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp trên được là
phù hợp.
3. Kết luận
Qua kết quả khảo nghiệm lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý, các giám
đốc trung tâm GDTX cho thấy: 7 biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các
trung tâm GDTX có tính cần thiết và tính khả thi cao. Việc áp dụng đồng bộ các biện pháp
quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trung tâm GDTX nhằm đổi mới phương pháp
dạy học, đồng thời sẽ nâng cao chất lượng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các
trung tâm GDTX giai đoạn hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phó Đức Hòa, Ngô Quang Sơn, 2011. Phương pháp và công nghệ dạy học trong môi
trường sư phạm tương tác. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
[2] Ngô Quang Sơn, 2002. Áp dụng dạy và học tích cực. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
[3] Adult Learning Methods. Krieger Publishing Company, 1990.
ABSTRACT
Mismanagement of information technology by teachers
at Continuing Education Centers
At the present time, the proper use of information technology by teachers at Con-
tinuing education Centers is not widespread. Because many teachers make poor use of
information technology, management of the application of this teaching tool is sorely
needed. Proper management of the use of information technology by teachers in Contin-
uing education Centers would help the centers achieve their proposed objectives.
114