Xây dựng website và cơ sở dữ liệu hỗ trợ dạy học phân môn Lịch sử ở tiểu học

1. Lý do chọn đề tài Chương trình môn Lịch sử ở tiểu học giúp học sinh (HS) có hiểu biết ban đầu về lịch sử nước nhà. Đó là một số các sự kiện và nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, môn học khơi dậy và bồi dưỡng tình yêu đất nước, yêu sử Việt, lòng tự hào dân tộc, lòng ngưỡng mộ các anh hùng dân tộc cho HS một cách tự nhiên, trong sáng. Một trong những đặc điểm nhận thức của HS tiểu học là tư duy trực quan, nhận thức cảm tính. Con đường hình thành các khái niệm cơ bản cho HS tiểu học chủ yếu thông qua những biểu tượng cụ thể, sinh động. Sách giáo khoa (SGK) môn Lịch sử chủ yếu là kênh chữ với ngôn ngữ hàn lâm, nặng về cung cấp kiến thức, kênh hình nghèo nàn, chủ yếu là hình trắng đen. Điều này làm giảm hứng thú học Lịch sử ở HS tiểu học, khiến cho việc dạy và học Lịch sử kém hiệu quả. Nhờ vào tính ưu việt của công nghệ thông tin, các tư liệu Lịch sử khô cứng bỗng trở nên sống động, có màu sắc nổi bật kết hợp với âm thanh làm sống dậy quá khứ hào hùng của dân tộc; bài học Lịch sử trở nên sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ hơn, khơi gợi được hứng thú học tập và giúp HS khắc sâu kiến thức. Với những lý do trên và với mong muốn góp phần làm phong phú hơn nguồn tài nguyên dạy học môn Lịch sử nói chung, môn Lịch sử ở tiểu học nói riêng, chúng tôi thực hiện đề tài: "Xây dựng website và cơ sở dữ liệu hỗ trợ cho dạy và học phân môn Lịch sử ở tiểu học"

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 142 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng website và cơ sở dữ liệu hỗ trợ dạy học phân môn Lịch sử ở tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2009 – 2010 205 XÂY DỰNG WEBSITE VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU HỖ TRỢ DẠY HỌC PHÂN MÔN LỊCH SỬ Ở TIỂU HỌC Bùi Đặng Quỳnh, Lê Thị Minh Trang (SV năm 3, Khoa Giáo dục Tiểu học) GVHD: ThS. Đỗ Thị Nga 1. Lý do chọn đề tài Chương trình môn Lịch sử ở tiểu học giúp học sinh (HS) có hiểu biết ban đầu về lịch sử nước nhà. Đó là một số các sự kiện và nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, môn học khơi dậy và bồi dưỡng tình yêu đất nước, yêu sử Việt, lòng tự hào dân tộc, lòng ngưỡng mộ các anh hùng dân tộc cho HS một cách tự nhiên, trong sáng. Một trong những đặc điểm nhận thức của HS tiểu học là tư duy trực quan, nhận thức cảm tính. Con đường hình thành các khái niệm cơ bản cho HS tiểu học chủ yếu thông qua những biểu tượng cụ thể, sinh động. Sách giáo khoa (SGK) môn Lịch sử chủ yếu là kênh chữ với ngôn ngữ hàn lâm, nặng về cung cấp kiến thức, kênh hình nghèo nàn, chủ yếu là hình trắng đen. Điều này làm giảm hứng thú học Lịch sử ở HS tiểu học, khiến cho việc dạy và học Lịch sử kém hiệu quả. Nhờ vào tính ưu việt của công nghệ thông tin, các tư liệu Lịch sử khô cứng bỗng trở nên sống động, có màu sắc nổi bật kết hợp với âm thanh làm sống dậy quá khứ hào hùng của dân tộc; bài học Lịch sử trở nên sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ hơn, khơi gợi được hứng thú học tập và giúp HS khắc sâu kiến thức. Với những lý do trên và với mong muốn góp phần làm phong phú hơn nguồn tài nguyên dạy học môn Lịch sử nói chung, môn Lịch sử ở tiểu học nói riêng, chúng tôi thực hiện đề tài: "Xây dựng website và cơ sở dữ liệu hỗ trợ cho dạy và học phân môn Lịch sử ở tiểu học". 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Đề tài “Xây dựng website và cơ sở dữ liệu hỗ trợ cho dạy và học môn Lịch sử ở tiểu học” nhằm:  Cung cấp cho GV những tư liệu hỗ trợ dưới dạng số hóa thuận tiện cho việc tra cứu, sưu tầm và thiết kế giáo án điện tử (GAĐT) hỗ trợ dạy học môn Lịch sử lớp 4 và 5. Năm học 2009 – 2010 206  Cung cấp một số giáo án mẫu có sử dụng dữ liệu điện tử như một gợi ý cho GV trong việc sử dụng cơ sở dữ liệu.  Thiết kế website chứa cơ sở dữ liệu nhằm giúp GV và HS dễ dàng tìm kiếm và ứng dụng. 3. Nhiệm vụ đề tài – Nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm nhận thức của HS tiểu học; lý luận dạy học ở tiểu học; mục tiêu, nội dung chương trình môn Lịch sử ở tiểu học để làm cơ sở xác định những nội dung cần thiết và phù hợp cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu hỗ trợ cho việc giảng dạy môn học. – Ứng dụng công nghệ thông tin: Sử dụng các phần mềm công cụ để thiết kế website, xây dựng một số video lịch sử bằng tranh, thu thập và xử lý các dữ liệu điện tử động và tĩnh từ nhiều nguồn khác nhau theo nội dung của từng chủ đề cụ thể, thiết kế một số giáo án mẫu có sử dụng các dữ liệu điện tử, hướng dẫn sử dụng website. 4. Nội dung và kết quả nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn Phương tiện dạy học là một thành tố không thể thiếu trong quá trình dạy học. Phương tiện dạy học là tập hợp những đối tượng vật chất được người dạy sử dụng với tư cách là những phương tiện tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của người học, là phương tiện nhận thức của người học. Thông qua đó, GV thực hiện những nhiệm vụ dạy học. Phương tiện dạy học có hai chức năng. Một là chức năng nhận thức: làm phong phú quá trình tư duy bằng nhiều chi tiết đã bị mất đi trong những khái niệm trừu tượng và giúp vạch ra những thuộc tính bên trong của sự vật, hiện tượng được nghiên cứu. Hai là chức năng điều khiển hoạt động nhận thức của người học: những hình ảnh trực quan cảm tính được hoàn thiện và được làm phong phú không ngừng trong quá trình nhận thức bằng những thuộc tính đặc biệt của chúng. Xuất phát từ mục đích và nhiệm vụ của đề tài là xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử cho dạy học ở bậc tiểu học – một loại phương tiện dạy học hiện đại, chúng tôi xác định dữ liệu điện tử là những tư liệu được lưu trữ dưới dạng số hoá và để sử dụng tư liệu này, người ta phải truy nhập bằng các thiết bị xử lý dữ liệu tương ứng. Dữ liệu điện tử mà chúng tôi quan tâm xây dựng là:  Các hình ảnh động, hình ảnh tĩnh, Việt sử bằng tranh; Năm học 2009 – 2010 207  Các bài hát lịch sử, bản đồ lịch sử, Việt sử dưới dạng văn vần;  Video clip: là một đoạn phim ngắn, có nội dung cụ thể để phục vụ cho một hay nhiều mục tiêu học tập nào đó;  Một số tài liệu chữ đã được số hóa là nguồn tư liệu tham khảo tin cậy và dễ dàng tìm kiếm cho GV và HS. 4.1.1. Cơ sở lý luận Đặc điểm sinh lí của HS tiểu học Khả năng nhận thức của HS tiểu học dựa trên cơ sở mức độ hoàn thiện của hệ thần kinh và các giác quan. Ở giai đoạn này các tế bào thần kinh đang trong giai đoạn hoàn thiện về cấu trúc và chức năng. Các cấu trúc thần kinh được tạo thành bởi các mấu và các rễ thần kinh, tạo thành thể lưới tham gia vào hoạt động nhận thức của HS tiểu học. Quá trình hoàn thiện này chi phối hoạt động nhận thức của HS tiểu học. Do đó, khả năng nhận thức của HS tiểu học ở giai đoạn này chủ yếu ở nhận thức trực quan, cảm tính và tương đối đơn giản. Khả năng nhận thức này sẽ dần dần phát triển ở mức độ cao hơn khi các đường liên hệ thần kinh này hoàn thiện. Đặc điểm nhận thức của HS Ở giai đoạn này, HS bước đầu đã có khả năng phân tích, tổng hợp, đồng thời tư duy trừu tượng của HS cũng bước đầu phát triển. Vì vậy chương trình có thể cung cấp cho HS những hiểu biết cơ bản về tự nhiên và xã hội theo các nhóm kiến thức: khoa học, địa lí, lịch sử nhằm chuẩn bị cơ sở cho HS bước vào cuộc sống hoặc tiếp tục học các môn học tương ứng ở bậc học trên. Đối với HS tiểu học, đặc biệt là những lớp cuối cấp, sự tập trung và độ bền của sự chú ý có thể kéo dài trong một thời gian nhất định (từ 25 đến 30 phút). Ngoài ra, sự chú ý của HS phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng chú ý. Tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới. Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển ở giai đoạn cuối tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh... Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em. Như vậy, việc phân tích những khía cạnh sinh lí cũng như đặc điểm nhận thức của HS tiểu học cho thấy, việc sử dụng các dữ liệu điện tử trong việc dạy học những nội dung về Lịch sử cho HS tiểu học là cần thiết và phù hợp. Các dữ liệu điện tử sẽ vừa là phương tiện dạy học thích hợp vừa là nguồn cung cấp tri Năm học 2009 – 2010 208 thức về Lịch sử cho HS và GV, giúp cho việc dạy và học môn học trở nên nhẹ nhàng hơn và đạt hiệu quả cao hơn. 4.1.2. Cơ sở thực tiễn Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo môn Tự nhiên - Xã hội (TN-XH) SGK môn Lịch sử và Địa lí SGK là sự cụ thể hoá các nội dung chương trình. SGK dùng cho dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 4, 5 gồm hai cuốn: Khoa học và Lịch sử và Địa lí. Ở đây, chúng tôi chỉ đi sâu vào SGK môn Lịch sử và Địa lí. Các đơn vị kiến thức về lịch sử được SGK trình bày qua kênh hình và kênh chữ. Nội dung được sắp xếp theo thứ tự 2 chủ đề chính: phần Lịch sử và phần Địa lí. Kênh chữ chứa thông tin kiến thức cần truyền đạt, các câu hỏi hướng dẫn HS làm việc. Kênh hình là phần ảnh chụp, sơ đồ, bản đồ, hình vẽ Mỗi chủ đề được trình bày theo trình tự:  Tên chủ đề kèm tranh minh họa xác định trọng tâm của chủ đề (trang đầu tiên);  Các đơn vị kiến thức (các trang tiếp theo);  Tóm tắt nội dung kiến thức và kỹ năng dưới dạng sơ đồ hay bảng tổng kết thể hiện qua kênh hình hoặc kênh chữ; phần câu hỏi; phần bài tập và phần hướng dẫn tự đánh giá. Các đơn vị kiến thức được trình bày thành các bài học. Nội dung kiến thức cần cung cấp cho HS được SGK thể hiện thành một chuỗi tư liệu được sắp xếp theo logic bài học và logic nhận thức. Cấu trúc một bài học trong SGK được trình bày như vừa nêu trên cũng là một gợi ý giúp GV trong việc thiết kế một bài dạy. Tài liệu tham khảo Đi kèm SGK có sách giáo viên (SGV), sách bài tập cùng các loại sách tham khảo khác. Đây là những phương tiện giúp GV thực hiện hoạt động dạy học môn học, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Sách bài tập gồm kênh chữ và kênh hình giúp HS củng cố các kiến thức được học trong SGK. Các loại sách tham khảo có thể giúp GV mở rộng và đào sâu kiến thức. Hiện nay, mảng sách này rất phong phú. Năm học 2009 – 2010 209 Phương tiện dạy học và việc đổi mới phương pháp dạy học môn TN-XH hiện nay Phương tiện dạy học Phương tiện dạy học môn TN-XH hiện nay hầu hết là trang thiết bị do Bộ GD-ĐT cung cấp như quả địa cầu, bản đồ, tranh ảnh, mô hình Ngoài ra, cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, việc đưa các phương tiện dạy học hiện đại như máy tính, TV, đầu đọc DVD, máy chiếu đa năng) vào nhà trường Tiểu học không còn là điều mới lạ. Đối với các sự vật, hiện tượng mà HS không thể quan sát trực tiếp, các dữ liệu điện tử (các bản đồ động, các đoạn phim ngắn) là một thay thế hợp lý, giúp GV thuận lợi hơn trong việc cung cấp kiến thức cho HS. Đổi mới phương pháp dạy học Dạy học theo phương pháp truyền thống thường hướng vào hoạt động của GV, GV là chủ thể, thực hiện mọi quy trình của một tiết dạy: đặt vấn đề, triển khai, kết luận, đánh giá HS tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Dạy học theo phương pháp mới là lấy HS làm trung tâm, hướng vào hoạt động của HS, GV chỉ đạo, tổ chức và dẫn dắt hoạt động của HS, giúp HS tự giác và chủ động tìm ra kiến thức mới cho mình. Như vậy, khi dạy học theo phương pháp mới, vai trò của GV không hề mờ nhạt mà nổi lên như một nhà tổ chức, kiến thiết các hoạt động cho HS, dẫn dắt và điều chỉnh các em tự chiếm lĩnh tri thức, tạo sự phát triển tâm lý, tình cảm, trí tuệ cho HS. Song, như chúng ta đã biết, không có một phương pháp dạy học nào là vạn năng, không có một con đường nào là con đường duy nhất đúng để đảm bảo cho mọi HS học tập tốt. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi GV phải biết lựa chọn và sử dụng linh hoạt các phương tiện, phương pháp và hình thức dạy học khác nhau, biến quá trình nhận thức thụ động của HS thành quá trình nhận thức chủ động nhằm đạt được mục tiêu quan trọng nhất là làm cho HS chiếm lĩnh được tri thức, tạo ra sự phát triển toàn diện cho HS. Thực trạng, nhu cầu và điều kiện sử dụng dữ liệu điện tử trong dạy học môn Lịch sử ở tiểu học Thực trạng và nhu cầu sử dụng dữ liệu điện tử trong dạy học môn Lịch sử Trong thực tế dạy và học Lịch sử ở trường tiểu học, GV và HS chủ yếu sử dụng SGK và một số phương tiện dạy học khác như tranh, ảnh, mô hình, bản đồ, lược đồ Đây là những phương tiện dạy học tốt. Việc sử dụng dữ liệu điện tử trong dạy học Lịch sử hầu như chưa được phổ biến vì nhiều lí do. Năm học 2009 – 2010 210 Qua khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy các GV đều nhận thức rõ về vai trò, tầm quan trọng của các phương tiện dạy học bộ môn. Phần lớn GV tiểu học đều có những tiết dạy được thực hiện bằng giáo án điện tử. Tuy nhiên, phần lớn trong số họ chưa có một thư viện điện tử cho riêng mình. Việc có riêng một trang web tư liệu dạy học cho từng phân môn, khối lớp để GV dễ tìm kiếm và sử dụng là một mong muốn của hầu hết GV tiểu học. Điều kiện sử dụng dữ liệu điện tử trong dạy học môn Lịch sử Theo khảo sát, hiện nay, phần lớn các trường tiểu học, kể cả các trường tiểu học ở các vùng nông thôn, đều được trang bị một số phương tiện phục vụ cho dạy học bằng dữ liệu điện tử như ti vi, đầu đọc DVD, máy vi tính, máy chiếu, màn hình Nhà trường tiểu học hiện rất chú trọng đến việc nâng cao trình độ tin học cho GV. Một số GV tiểu học ở các thành phố lớn đã tự trang bị cho mình máy tính xách tay để chủ động hơn trong giảng dạy. Hiện tại, ở một số trường tiểu học có điều kiện ở các thành phố lớn, việc HS được trực tiếp làm việc với máy trong các giờ học trên lớp không còn là điều xa lạ 4.2. Xây dựng website và cơ sở dữ liệu hỗ trợ dạy học môn Lịch sử ở tiểu học 4.2.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử Giới thiệu sơ nét về sản phẩm Một vài giao diện Năm học 2009 – 2010 211 Các dữ liệu điện tử đã được xây dựng  Tư liệu lịch sử: – Nhân vật lịch sử (12): An Dương Vương, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Yết Kiêu. – Sự kiện lịch sử (10): An Dương Vương dẹp Tần; Khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng; Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 Sứ quân; Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (981); Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075 - 1077); Trần Thủ Độ và sự thành lập nhà Trần; Cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần thứ nhất (1258); Cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần thứ hai (1285); Cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần thứ ba (1287- 1288). – Câu chuyện lịch sử (18): Chuyện về Lạc Long Quân; Sự tích bánh chưng - bánh dày; Sự tích dưa hấu; Trọng Thủy - Mỵ Châu; Phù Đổng Thiên Vương; Sơn Tinh - Thủy Tinh; Nữ tướng Triệu Thị Trinh; Đinh Bộ Lĩnh Chuyện Thuở nhỏ; Nghệ thuật ngoại giao của Lê Đại Hành; Phạm Ngũ Lão ngồi đan sọt mà lo Năm học 2009 – 2010 212 việc nước; Chuyện về Hưng Đạo Vương; Chuyện về Trần Quốc Tuấn với Thượng tướng Trần Quang Khải; Trần Hưng Đạo tiếp sứ; Trần Hưng Đạo và tài dụng binh; Lấy dân làm gốc; Cướp ngôi hay không?;Người anh hùng trẻ tuổi Trần Quốc Toản; Yết Kiêu Kình ngư đất Việt  Sử ca (32): Bà Triệu; Chu Văn An; Công Chúa Huyền Trân; Dã Tượng; Đinh Bộ Lĩnh; Dương Đình Nghệ; Hai Bà Trưng; Hoàng hậu Ỷ Lan; Hưng Đạo Vương; Lê Đại Hành; Lê Lai; Lê Lợi;  Việt sử văn vần (64): Nhân vật lịch sử + sự kiện lịch sử (từ buổi đầu dựng nước đến thực dân Pháp xâm lược nước ta)  Phim lịch sử (15): Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Xô viết Nghệ Tĩnh, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập, "Thà hy sinh tất cả, chứ không chịu mất nước", Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954, Đường Trường Sơn, Lễ kí Hiệp định Pa-ri, Tiến vào Dinh Độc Lập, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình; Cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh; Đám tang Chủ tịch Hồ Chí Minh; Chiến dịch Đông Xuân 1953- 1954; Nhìn lại "Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không 1972";  Việt sử bằng tranh (9): An Dương Vương; Mai An Tiêm; Bánh chưng- bánh dày; Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Hội nghị Diên Hồng, Trịnh Nguyễn phân tranh.  Hình ảnh lịch sử (6): Việt Nam thời Nguyễn; Việt Nam thời Pháp thuộc; nhân vật lịch sử tiêu biểu; chiến dịch Điện Biên Phủ 1954; sơ đồ các cuộc kháng chiến; tóm tắt lịch sử Việt Nam. 4.2.2. Thẩm định sản phẩm Địa bàn, đối tượng và thời gian thẩm định - Địa bàn: Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh - Đối tượng thẩm định: Sinh viên năm 3 Khoa GDTH và một số giáo viên Trường Tiểu học Bàu Sen. - Thời gian thẩm định: 4-2010 Mục tiêu và nội dung thẩm định Mục tiêu + Lấy ý kiến thẩm định những phần sản phẩm đã xây dựng được; + Lấy ý kiến đóng góp cho những phần sản phẩm đã xây dựng được nhằm hoàn thiện sản phẩm. Năm học 2009 – 2010 213 Nội dung Khảo sát đánh giá của GV và SV về các vấn đề sau: + Tính cần thiết của sản phẩm; + Tính phù hợp của sản phẩm với nội dung chương trình; + Chất lượng, số lượng của sản phẩm; + Tính đa dạng, phong phú; + Tính thuận tiện: thể hiện ở dạng lưu trữ, phương tiện trình chiếu, tính tương thích. Quy trình thẩm định Chúng tôi tiến hành thẩm định theo các bước sau: - Bước 1: Trình chiếu sản phẩm, bao gồm: website, dữ liệu điện tử; - Bước 2: Thăm dò ý kiến bằng hình thức phiếu thăm dò ý kiến; - Bước 3: Thống kê và xử lý số liệu. Kết quả thẩm định Tổng số phiếu phát ra là 30 phiếu, thu về 30 phiếu. Qua kết quả phỏng vấn trực tiếp và khảo sát bằng phiếu, chúng tôi nhận thấy: – 93% số SV & GV được hỏi ý kiến cho rằng sản phẩm phù hợp với nội dung chương trình dạy học bộ môn; – 83% số SV & GV được hỏi ý kiến cho rằng sản phẩm cần thiết cho việc dạy học bộ môn; – Hơn 40% số SV & GV được hỏi ý kiến cho rằng sản phẩm có chất lượng tốt. Ngoài ra, các GV cũng cho rằng nếu chỉ để ở dạng web động (khai thác qua mạng Internet) thì GV vùng sâu vùng xa sẽ có không có cơ hội để khai thác nguồn tài nguyên hữu ích này. Và họ đề nghị nên đóng gói sản phẩm dưới dạng CD. Nhìn chung, những SV & GV được hỏi ý kiến đều cho rằng đây là sản phẩm rất cần thiết cho việc dạy và học môn Lịch sử ở tiểu học. Vì vậy, cần bổ sung gấp sản phẩm này vào tư liệu dạy học bộ môn. 5. Kết luận Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm chương trình, SGK môn Lịch sử ở tiểu học, đề tài đã thực hiện được một thư viện cơ sở dữ liệu gồm các hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, phim tư liệu, một số tư liệu lịch sử dưới dạng văn bản Năm học 2009 – 2010 214 Chúng tôi cũng đã thiết kế một website dưới dạng mở để tiện lưu trữ và sử dụng, đồng thời tạo điều kiện cho người sử dụng dễ dàng thêm bớt hoặc chỉnh sửa. Ngoài ra, sản phẩm của đề tài còn có thể được sử dụng để hỗ trợ dạy học Lịch sử ở những bậc học cao hơn. Khoa học đã chứng minh rằng sử dụng các hình ảnh trực quan, các đoạn phim sinh động giúp cho việc giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn. Mọi thứ sẽ trở nên đơn giản, dễ dàng hơn nếu có một tài liệu được xây dựng như một thư viện nhỏ để hỗ trợ cho việc giảng dạy của GV được thiết kế đặc biệt cho giảng dạy môn học, phong phú về tư liệu, dễ dàng trong tra cứu và sử dụng. Khi cần giới thiệu những nội dung cần thiết, với thời gian, kinh phí, phương tiện đi lạihạn chế, GV có thể sử dụng cơ sở dữ liệu này như là một giải pháp tối ưu. Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi nền giáo dục cũng phải có những điều chỉnh phù hợp để dạy học hướng tới tương lai. Với những thành tựu của công nghệ thông tin, người GV chỉ cần có kiến thức và một số kỹ năng sử dụng các chương trình vi tính thông dụng (Word, Power Point) là đã có thể tự xây dựng cho mình những bài giảng điện tử có giá trị. Vì vậy, việc xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử để đáp ứng cho dạy học nói chung, dạy học phân môn Lịch sử nói riêng là vô cùng cần thiết và hữu dụng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Chương trình Tiểu học (Ban hành theo Quyết định số 43/2001/QĐ – BGD – ĐT ngày 9 tháng 11 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), NXB Giáo dục. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí (lớp 4, 5), NXB Giáo dục. [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tự nhiên – Xã hội và phương pháp dạy học môn Tự nhiên – Xã hội (T2), NXB Giáo dục. [4] Trần Bạch Đằng, Lịch sử Việt Nam bằng tranh, NXB Trẻ. [5] Nguyễn Thượng Giao (2006), Giáo trình phương pháp dạy học các môn học về Tự nhiên và Xã hội, NXB Đại học Sư phạm. [6] Lê Quý Long (2008), Việt sử văn vần, NXB Tổng hợp Đồng Nai. [7] Một số trang web: Năm học 2009 – 2010 1  www.clip.vn  www.youtube.com  www.lichsuvietnam.vn     www.google.com.vn  tulieu.violet.vn  vanhoc.xitrum.net/truyencotich
Tài liệu liên quan