Xây dựng nhóm bài tập nhận thức âm vị cho học sinh Lớp 1 mắc chứng khó đọc

1. Đặt vấn đề 1.1. Chữ viết tiếng Việt hiện đại thuộc loại hình chữ viết ghi âm âm vị – hệ thống chữ viết được tạo thành từ hệ thống tự vị. Mỗi tự vị(1) ghi cho một âm vị và ngược lại theo nguyên tắc tương ứng một đối một (âm /b/ - chữ “b”, âm /o/ - chữ “ô”, âm /d/ - chữ “đ”, một số trường hợp không có sự ăn khớp 1-1, âm /k/ - “c, k, q”, âm /ă/ - “a, ă”, ). Do đó, một tập hợp các nguyên tắc chuyển đổi âm vị - tự vị đủ cho phép đọc - viết đúng đa phần các từ trong tiếng Việt. 1.2. Với loại hình chữ viết ghi âm âm vị, việc dạy cho trẻ đọc - viết càng gắn chặt với vấn đề rèn luyện ý thức về âm vị. Nhận thức về âm vị (ý thức về âm vị) (conscience phonémique) – khả năng nhận biết, suy nghĩ và thao tác trên âm vị – phát triển muộn hơn so với ý thức về ngữ âm, được hình thành qua học tập, không phát triển một cách tự phát [6]. Xét về mối quan hệ giữa nhận thức âm vị và kĩ năng đọc, đã có những nghiên cứu cho thấy rằng nhận thức âm vị giữ vai trò quyết định đối với việc học đọc trong các ngôn ngữ sử dụng loại hình chữ viết ghi âm âm vị [7]; kiến thức về âm vị giúp phát triển kĩ năng đọc; trẻ có nhận thức về âm vị kém thường đọc kém vì gặp khó khăn trong việc nắm được các nguyên tắc chữ cái và nhận biết từ [9]. Kết quả nghiên cứu khả năng ngôn ngữ và toán trên 262 học sinh (HS) các lớp 1, 2 và 3 ở TP Hồ Chí Minh [1] cho thấy có sự phát triển rõ rệt từ lớp một đến lớp ba về các khả năng phân tách âm vị, phân biệt cặp từ tối thiểu và đọc tự vị.

pdf13 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng nhóm bài tập nhận thức âm vị cho học sinh Lớp 1 mắc chứng khó đọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 34 XÂY DỰNG NHÓM BÀI TẬP NHẬN THỨC ÂM VỊ CHO HỌC SINH LỚP 1 MẮC CHỨNG KHÓ ĐỌC Đặng Ngọc Hân, Lê Thị Thùy Dương (SV năm 4, Khoa Giáo dục Tiểu học) GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ly Kha 1. Đặt vấn đề 1.1. Chữ viết tiếng Việt hiện đại thuộc loại hình chữ viết ghi âm âm vị – hệ thống chữ viết được tạo thành từ hệ thống tự vị. Mỗi tự vị(1) ghi cho một âm vị và ngược lại theo nguyên tắc tương ứng một đối một (âm /b/ - chữ “b”, âm /o/ - chữ “ô”, âm /d/ - chữ “đ”, một số trường hợp không có sự ăn khớp 1-1, âm /k/ - “c, k, q”, âm /ă/ - “a, ă”,). Do đó, một tập hợp các nguyên tắc chuyển đổi âm vị - tự vị đủ cho phép đọc - viết đúng đa phần các từ trong tiếng Việt. 1.2. Với loại hình chữ viết ghi âm âm vị, việc dạy cho trẻ đọc - viết càng gắn chặt với vấn đề rèn luyện ý thức về âm vị. Nhận thức về âm vị (ý thức về âm vị) (conscience phonémique) – khả năng nhận biết, suy nghĩ và thao tác trên âm vị – phát triển muộn hơn so với ý thức về ngữ âm, được hình thành qua học tập, không phát triển một cách tự phát [6]. Xét về mối quan hệ giữa nhận thức âm vị và kĩ năng đọc, đã có những nghiên cứu cho thấy rằng nhận thức âm vị giữ vai trò quyết định đối với việc học đọc trong các ngôn ngữ sử dụng loại hình chữ viết ghi âm âm vị [7]; kiến thức về âm vị giúp phát triển kĩ năng đọc; trẻ có nhận thức về âm vị kém thường đọc kém vì gặp khó khăn trong việc nắm được các nguyên tắc chữ cái và nhận biết từ [9]. Kết quả nghiên cứu khả năng ngôn ngữ và toán trên 262 học sinh (HS) các lớp 1, 2 và 3 ở TP Hồ Chí Minh [1] cho thấy có sự phát triển rõ rệt từ lớp một đến lớp ba về các khả năng phân tách âm vị, phân biệt cặp từ tối thiểu và đọc tự vị. 1.3. Yêu cầu về nhận thức âm vị cũng được nêu rõ trong chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ dành cho HS lớp 1 ở môn Tiếng Việt như nhận biết các chữ cái, tổ hợp chữ cái, dấu thanh; nhận biết các bộ phận của tiếng: âm đầu, vần, thanh. Đồng thời, trong chương trình và sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 1, để rèn luyện cho HS khả năng nhận thức âm vị, số lượng tiết Học vần được sắp xếp với thời lượng chiếm tới 66.45%. Như vậy, có thể nói vấn đề hình thành và rèn luyện kĩ năng nhận thức âm vị cũng chính là kiến thức và kĩ năng được rèn luyện chủ yếu cho HS lớp 1. Trong nghiên cứu trị liệu cho HS lớp 1 mắc chứng khó đọc, khó viết, hai tác giả Mai Thị Hương và Phạm Phương Anh [4] sử dụng hệ thống bài tập chuyên biệt gồm nhiều nhóm bài tập khác nhau, trong đó nhóm bài tập nhận thức về âm vị được chú trọng rèn luyện ngay từ đầu và đã ghi nhận được những kết quả tích cực. Những điều nêu trên cho thấy rằng (1) Tự vị và chữ cái có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tự vị có thể là một chữ cái (vd : a, b, v, n), có thể là một tổ hợp chữ cái (vd: ch, gh, kh, ng, ph, tr). Ngoài ra, tự vị còn là khái niệm để chỉ dấu ghi thanh điệu, dấu ghi trọng âm, dấu câu hoặc chữ số - một loại kí hiệu đặc biệt không phải là chữ cái. Khái niệm tự vị ở bài viết này được dùng theo nghĩa hẹp - chỉ để chỉ chữ cái hoặc tổ hợp chữ cái ghi âm âm vị. Năm học 2011 - 2012 35 việc rèn luyện nhận thức âm vị thật sự quan trọng đối với HS lớp 1 và càng có ý nghĩa hơn nữa đối với những trẻ mắc chứng khó đọc. 1.4. Từ những lí do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Xây dựng nhóm bài tập nhận thức âm vị cho HS lớp 1 mắc chứng khó đọc” nhằm phát triển khả năng nhận thức âm vị, hỗ trợ việc hình thành, củng cố và rèn luyện khả năng đọc cho HS lớp 1 mắc chứng khó đọc qua việc xây dựng nhóm bài tập nhận thức âm vị, tổ chức thử nghiệm và tìm hiểu hiệu quả của các bài tập này. Nghiên cứu này được xuất phát từ giả định: HS lớp 1 mắc chứng khó đọc sẽ cải thiện được khả năng nhận thức âm vị; từ đó, trẻ có thể đạt được các yêu cầu về kĩ năng đọc ở giai đoạn đầu tiểu học nếu trẻ được thụ hưởng các bài tập nhận thức âm vị với những cách thức can thiệp kịp thời, đúng đắn và phù hợp. Để đạt được mục đích trên, người thực hiện đề tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau: (1) tìm hiểu về thực trạng kĩ năng đọc của HS lớp 1 và việc nhận diện chứng khó đọc, nhận diện việc sử dụng các phương pháp dạy học chuyên biệt cho HS mắc chứng này của giáo viên (GV), phụ huynh (PH) học sinh; (2) xây dựng, tổ chức thử nghiệm nhóm bài tập nhận thức âm vị cho HS lớp 1 ở TPHCM mắc chứng khó đọc qua một số ca can thiệp trị liệu trực tiếp(2). 2. Phương pháp, nội dung, quy trình nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu xây dựng và thử nghiệm hệ thống bài tập nhận thức âm vị của đề tài này sẽ được tiến hành dựa trên việc can thiệp trị liệu cho 3 HS lớp 1 chứng khó đọc ở Trường Tiểu học P.C.T, quận Tân Phú trong sự đối chứng với 3 HS lớp 1 mắc chứng khó đọc, ở trường Tiểu học T.Q.T, Quận 5(3) (gồm 4 nam và 2 nữ, từ 5 tuổi 11 tháng đến 6 tuổi 8 tháng, tính từ thời điểm bắt đầu chẩn đoán và tiến hành can thiệp, tháng 10/2011). Cả 6 HS được chẩn đoán mắc chứng khó đọc đều có vẻ ngoài sáng sủa, thông minh. 5/6 HS có vẻ lanh lợi khi tiếp xúc với trắc nghiệm viên. Qua ba đợt khảo sát, kết hợp với việc xin ý kiến của GV, PH và cô bảo mẫu (được tiến hành vào học kì 1, tháng 10/2011) về 6 HS này, chúng tôi nhận thấy:  Về những biểu hiện chung Cả 6 em đều có các triệu chứng như lẫn lộn giữa các chữ cái, chữ số, từ, các dãy số hay giải thích nghĩa của từ; khi đọc hoặc viết thường lẫn lộn, đảo, đổi, bỏ sót; thêm từ, chữ; hoặc thay thế từ, chữ số; giữa đánh vần và đọc trơn có sự mâu thuẫn hoặc đảo âm tiết; nói ngắc ngứ, ấp úng, phát âm chậm; lẫn lộn trái và phải, trên và dưới; nhận biết sự vật, hiện tượng qua tranh ảnh, hình khối, không qua tiếng nói hay chữ viết; khó khăn trong việc học thứ tự các chữ cái, học những tiếng - chữ có nhiều chữ cái và học cách đánh vần chính xác; đọc chậm, thiếu lưu loát; kĩ năng ngôn ngữ nói thường tốt (2) Ở phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chỉ có thể dừng lại ở nhóm bài tập nhận thức âm vị, còn những bài tập trị liệu khác chúng tôi xin bàn đến ở một công trình khác khi có điều kiện. (3) Việc chẩn đoán những HS mắc chứng khó đọc của đề tài này được dựa theo các nghiên cứu về trẻ bị chứng khó đọc của các tác giả trong và ngoài nước, nhất là các nghiên cứu của Hiệp hội Dyslexia Úc (www.dyslexiacentre.com/symptons.htm), và từ việc tiến hành các khảo sát đọc viết, quan sát trẻ một cách trực tiếp; phỏng vấn ý kiến GV, PH, bảo mẫu, xin ý kiến của bác sĩ tâm lí, và chuyên gia âm ngữ trị liệu, Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 36 hơn kĩ năng ngôn ngữ viết; giải quyết vấn đề theo những cách khác thường; khó duy trì thứ tự; tận dụng những mẹo vặt để tránh làm việc, chẳng hạn như chuốt bút chì và tìm kiếm sách; có vẻ như mơ màng, dường như không nghe thấy; dễ bị phân tâm; là một người gây cười trong lớp hoặc phá phách hoặc thờ ơ; thường quá mệt mỏi khi bị buộc phải tập trung và nỗ lực thực hiện một việc nào đó.  Về phương diện đọc  Những điểm chung: Cả 6 HS thường nhầm lẫn b/d/p/q, ă/â, dấu sắc/dấu huyền; khi đọc thường lẫn lộn, đảo, đổi thứ tự chữ cái trong tiếng như ít - tí, bé  dé, em - me; bỏ sót âm trong tiếng như nắng  ná, búa  bú, nhan  nha, cát  át, quá  át, nắng  áng, ; không nhất quán giữa đánh vần và đọc trơn (đánh vần một đường, đọc trơn một nẻo); khi thực hiện thao tách phân tách âm vị bỏ đi phụ âm đầu, HS thường bỏ sót âm cuối như “mốp” lấy đi “mờ” còn “ ô”, “ghít” lấy đi “gờ” còn “i”, hoặc không nhận diện được phần vần; khi thực hiện thao tác phân tách âm vị bỏ đi phần vần, HS thường bỏ sót những phụ âm được viết bằng tổ hợp 2, 3 chữ cái như “thơn” lấy đi “ơn” còn “tờ”, “ngau” lấy đi “au” còn “nờ”,  Những điểm riêng ở từng trẻ: + Nhóm thử nghiệm: (1) HS D.U.L (nữ, 5 tuổi 11 tháng): Hay bỏ sót âm cuối, 8/24 chữ không đọc được; không biết ghép vần; không đọc được các âm được viết bằng tổ hợp 2, 3 chữ cái như tr, ch, kh, ngh, ươt,, nhẫm lẫn dấu huyền/dấu sắc. (2) HS N.H.T (nam, 6 tuổi 2 tháng): Thường bỏ sót âm cuối. (3) HS D.K (nam, 6 tuổi 8 tháng): Thường thêm “a” vào những chữ không đọc được, không phân tách âm vị được, chỉ đúng 5/20 trường hợp được yêu cầu bỏ đi phụ âm đầu, nhẫm lẫn dấu huyền/dấu sắc. + Nhóm đối chứng: (1) HS T.H (nữ, 6 tuổi): Thường bỏ sót âm cuối và dấu phụ, không đọc được các âm được viết bằng tổ hợp 2, 3 chữ cái. (2) HS C.C.H (nam, 6 tuổi 1 tháng): Không đọc được các âm được viết bằng tổ hợp 2, 3 chữ cái. (3) HS Đ.H.T (nam, 6 tuổi 3 tháng): Nhẫm lẫn s/r, thường bỏ sót dấu phụ, bỏ sót/đọc sai chữ có nhiều âm và nhiều chữ cái, như trường, nghiêng, ngoài,... 2.2. Xuất phát từ giả định với HS có khó khăn chuyên biệt trong học tập phải được giúp đỡ bằng những cách thức và phương tiện chuyên biệt, đã được nhiều nghiên cứu về trẻ mắc chứng khó học ở Úc, Pháp, Mĩ kiểm nghiệm (Gillingham, Stillman, Chambers,), nhóm thực hiện đề tài tiến hành xây bài tập cho đối tượng đã nêu (ở mục 2.1). Các kiểu bài tập trị liệu cho HS mắc chứng khó đọc gồm: bài tập nhận thức âm vị, nhận thức âm thanh, nhận thức chính tả và viết, đọc lưu loát, mở rộng vốn từ, đọc hiểu [5]. Ở nghiên cứu này, nhóm bài tập nhận thức âm vị được ưu tiên hàng đầu trong sự phối hợp với các nhóm bài tập còn lại, do đối tượng nghiên cứu là HS lớp 1, lại tiến hành chẩn đoán và can thiệp sớm ngay từ giữa học kì 1, giai đoạn các em học Năm học 2011 - 2012 37 chủ yếu là các âm, vần mới. Nhóm bài tập nhận thức âm vị (với nội dung yêu cầu rèn luyện khả năng nhận biết âm vị, suy nghĩ và thao tác trên âm vị) bao gồm 5 kiểu bài tập: (1) Nhận biết âm vị - tự vị (trong hệ thống các âm vị - tự vị được học); (2) Nhận ra một âm vị cho trước trong một tiếng - từ đã cho; (3) Phân tách âm vị (tách âm, vần từ tiếng); (4) Kết hợp âm vị (ghép âm, vần để tạo tiếng); (5) Thay thế âm vị để biểu đạt một tiếng - từ mới. Cơ sở xây dựng bài tập nhận thức âm vị Để xây dựng nhóm bài tập nhận thức âm vị, chúng tôi tham khảo bài tập từ các tài liệu, các trang web tiếng Anh dành cho trẻ mắc chứng khó đọc. Tuy tiếng Việt và tiếng Anh cùng sử dụng hệ chữ cái La-tinh nhưng hệ thống ngữ âm tiếng Việt, âm tiết tiếng Việt có đặc điểm riêng về loại hình và cấu tạo. Vần trong tiếng Việt giữ vai trò quan trọng đặc biệt trong cấu trúc âm tiết. Mặt khác, mối quan hệ âm chính và âm cuối trong tiếng Việt rất chặt chẽ [12]. Vì vậy, chúng tôi không dịch các bài tập từ tiếng Anh sang tiếng Việt mà chuyển hoá và biên soạn mới bằng ngữ liệu tiếng Việt. Đặc điểm của hệ thống ngữ âm tiếng Việt, âm tiết tiếng Việt và chữ viết tiếng Việt hiện đại là những căn cứ quan trọng để chúng tôi xây dựng phiếu khảo sát cũng như xây dựng các bài tập. Mặt khác, nội dung chương trình SGK phân môn Học vần (Tiếng Việt 1); đặc điểm tâm sinh lí, khả năng đọc, viết của trẻ bình thường và trẻ mắc chứng khó đọc cũng là những căn cứ thiết yếu của việc xây dựng và thử nghiệm bài tập nhận thức âm vị. Ngoài ra, thực trạng khả năng đọc của HS lớp 1 và thực trạng nhận thức của GV, PH về vấn đề trẻ mắc chứng khó đọc cũng được chúng tôi quan tâm khi thực hiện đề tài này. Khảo sát khả năng đọc chữ cái, đọc tự vị, đánh vần, đọc trơn của 391 HS lớp 1 học các lớp đại trà, và 22 HS học lớp 1 hội nhập(4), ở 11 trường tiểu học thuộc địa bàn TPHCM vào thời điểm cuối học kì 1 năm học 2011 – 2012 [10], nhóm nghiên cứu thu được các kết quả như sau: Biểu đồ 1. Tỉ lệ lỗi sai về đọc chữ cái ở HS bình thường và HS hội nhập 0 10 20 30 40 50 60 a â ă b c d đ e ê g h k m n o ô p q r s s u ư v HS bình thường HS hội nhập Nếu so sánh các điểm (những lỗi sai ở các chữ cái) lên xuống của đường biểu diễn có thể nhận thấy có những điểm giống nhau giữa 2 nhóm HS: những chữ cái như â, ă, d, ê, p, q, r, ư, cả hai nhóm HS đều có tỉ lệ đọc sai khá cao. (4) Những HS học hội nhập được khảo sát có tình trạng sức khỏe và tâm sinh lí bình thường, không bị các khuyết tật về thị giác, thính giác, cũng không thuộc nhóm trẻ thiểu năng trí tuệ. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 38 Biểu đồ 2. Tỉ lệ lỗi sai về đọc chữ ở HS bình thường và HS hội nhập 0 20 40 60 80 100 ạc ba ba b é ba n bú a cạ cá t cú t dé d a di n em í t m e m ít nắ m nắ ng nh an pa pa n pi n qu a qu á tí tím HS bình thường HS hội nhập Những chữ HS bình thường và hội nhập đều sai nhiều là ạc, nắm, ít, cút, dé da, cát. Ngoài ra, HS còn sai nhiều ở các chữ tím, quá, búa, nắng. Khảo sát 103 GV và 781 PH tại các địa bàn: Hóc Môn, Cần Giờ, Quận 9, Quận 3 thuộc TPHCM; 97 GV tỉnh Bình Dương [5] về 2 nội dung: (1) Các biểu hiện thường có ở HS mắc chứng khó đọc; (2) Những việc cần thực hiện để giúp HS mắc chứng khó đọc, chúng tôi thu được kết quả: Biểu đồ 3. Ý kiến của GV và PH về biểu hiện của chứng khó đọc 0 2 4 6 8 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10111213141516171819202122232425262728293031323334353637 Biểu hiện Tần số Giáo viên Phụ huynh Biểu đồ 4. Ý kiến của GV và PH về việc cần thực hiện để giúp HS mắc chứng khó đọc 3.24 11.3 4.59 7.58 18.76 11.82 18.51 2.72 12.55 14.33 16.63 8.9 12.14 18.73 2.2 13.01 14.84 8.15 0 5 10 15 20 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Việc cần thực hiện Tần số Giáo viên Phụ huynh Năm học 2011 - 2012 39 Hai biểu đồ 3, 4 cho thấy ý kiến của GV và PH về chứng khó đọc khá tương đồng. Biểu hiện để nhận diện chứng khó đọc được chọn nhiều nhất là: “Khi đọc hoặc viết thường lẫn lộn, đảo, đổi, bỏ sót; thêm từ, chữ; hoặc thay thế từ, chữ”; hai phương pháp giảng dạy cho trẻ mắc chứng khó đọc được chọn nhiều nhất là “tăng cường luyện đọc” và tăng cường “kết hợp dạy đọc và dạy chính tả”. Thêm vào đó số GV, PH lựa chọn hai phương pháp vừa nêu nhiều gấp đôi so với số GV và PH lựa chọn “phương pháp đa giác quan” - phương pháp trị liệu đã được Hiệp hội Dyslexia kiểm nghiệm, đánh giá là mang lại hiệu quả trị liệu cao nhất. Qua kết quả khảo sát, cho phép ta có thể nói rằng việc nhận diện chứng khó đọc không phải là vấn đề quá xa lạ với GV và PH nhưng nhận thức của GV và PH phương pháp, phương tiện dạy trẻ mắc chứng khó đọc lại có không ít vấn đề đáng quan ngại. Chẳng hạn, như ta đã biết, đặc điểm thường thấy ở trẻ mắc chứng khó đọc là khả năng tập trung không cao, thường tỏ ra mệt mỏi khi đọc, khả năng xử lí âm vị và ngữ âm không tốt khi viết chính tả nên nếu "tăng cường luyện đọc" hay tăng cường “kết hợp dạy đọc với dạy chính tả” mà không sử dụng bài tập chuyên biệt cùng những biện pháp trị liệu hợp lí sẽ làm cho HS bị áp lực, lỗi sai gia tăng khiến HS càng chán nản trong việc đọc và viết. Và nếu vậy, 2 biện pháp này sẽ trở nên phản tác dụng. Các bài tập nhận thức âm vị và cách thực hiện Do đối tượng tác động là HS lớp 1 lại mắc chứng khó đọc (trẻ hiếu động, thường thiếu tập trung, ngại đọc, viết,), nên ở nghiên cứu này, các bài tập được xây dựng hầu hết dưới hình thức trò chơi.  Bài tập nhận biết âm vị - tự vị được thiết kế dưới dạng 3 trò chơi như sau: - Trò chơi “Bàn tay khéo léo”: GV đưa lần lượt từng bức hình cho HS quan sát toàn bộ qua 1 lần. GV làm mẫu: đọc to tiếng phù hợp với bức hình thứ nhất. Sau đó GV dùng đất sét để lên mặt bàn và nặn thành tự vị đầu của tiếng đó để HS quan sát. HS thực hiện theo mẫu với từng bức hình. Sau mỗi lần HS thực hiện xong, GV và HS cùng kiểm tra kết quả bằng cách: cùng đọc tiếng phù hợp với bức hình, nêu tự vị đầu của tiếng đó, kiểm tra nét chữ mà HS đã nặn được. Nếu ở những bức hình nào HS không thực hiện được, GV có thể gợi ý. - Trò chơi “Ai nhớ giỏi?”: HS được xem và nghe đọc 1 tự vị trong 5 giây. Sau đó, HS sẽ chọn lại tự vị mình đã xem trong số các tự vị dễ bị nhầm lẫn. - Trò chơi “Tìm chữ đi lạc”: HS được xem một bảng gồm các tự vị dễ nhầm lẫn, HS sẽ tìm tự vị theo yêu cầu bằng cách nhấp chuột vào tự vị đó. Tìm được hết các tự vị đã cho thì chiến thắng.  Bài tập nhận ra một âm vị cho trước trong một tiếng - từ đã cho được thiết kế gồm 2 kiểu bài: - Trò chơi “Tìm bạn đồng hành”: HS sờ theo hình dạng của tự vị mẫu. GV đưa hình minh họa, phát 4 thẻ từ có phần tự vị cần thiết đắp nổi, yêu cầu HS sờ vào phần chữ cái đó để tìm ra thẻ từ có tự vị phù hợp với mẫu. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 40 - Trò chơi “Kẹo mừng sinh nhật”: HS được cho trước một âm vị - tự vị, sau đó HS sẽ chọn hình có chứa âm vị - tự vị đó. Mỗi hình chọn đúng, HS sẽ tìm được một loại kẹo mừng sinh nhật bạn.  Bài tập phân tách âm vị được thiết kế gồm 2 kiểu bài: - Trò chơi “Ai đoán âm và vần giỏi nhất?”: GV đọc to từng tiếng, sau đó HS thi đua trả lời theo mẫu: tiếng gồm âm đầu là và vần là. GV có thể gợi ý nếu HS chưa thực hiện được. Tiếp theo, HS tìm trong bộ chữ cái được phát phần âm đầu và vần của tiếng đó, sau đó đọc to thêm lần nữa câu trả lời theo mẫu. - Trò chơi “Đom đóm tìm bạn”: HS sẽ nghe lần lượt từng tiếng, sau đó chọn phụ âm đầu và vần phù hợp để ghép thành tiếng đã được nghe. Ở mỗi tiếng, nếu chọn đúng phụ âm đầu và vần, HS sẽ giúp 2 chú đom đóm kết bạn với nhau.  Bài tập kết hợp âm vị được thiết kế dưới dạng 2 trò chơi như sau: - Trò chơi “Đi tìm mảnh ghép bí ẩn”: GV đưa lần lượt từng bức hình cho HS quan sát toàn bộ qua 1 lần. GV làm mẫu: đọc to tiếng phù hợp với bức hình thứ nhất. Sau đó GV tìm vần phù hợp ghép vào với phụ âm đầu cho sẵn để tạo nên tiếng đó. HS thực hiện theo mẫu với từng bức hình. Sau mỗi lần HS thực hiện xong, GV và HS cùng kiểm tra kết quả bằng cách: cùng đọc tiếng phù hợp với bức hình, nêu phần vần của tiếng đó, kiểm tra phần vần mà HS đã ghép được. Nếu ở những bức hình nào HS không thực hiện được, GV có thể gợi ý. - Trò chơi “Hoa tặng mẹ”: HS được xem hình ảnh và từ còn thiếu phụ âm đầu. HS sẽ chọn phụ âm đầu trong các phụ âm cho sẵn để tạo nên từ đúng. Mỗi từ đúng, HS lấy được một loại hoa để tặng mẹ.  Bài tập thay thế âm vị để biểu đạt một tiếng - từ mới được thiết kế theo hình thức trò chơi “Nhà ảo thuật”: HS đóng vai nhà ảo thuật, thay thế một tự vị trong tiếng - từ đã cho để tạo thành một tiếng - từ mới phù hợp với hình ảnh. 2.3. Thực hiện đề tài “Xây dựng bài tập nhận thức âm vị cho HS lớp 1 mắc chứng khó đọc”, chúng tôi sử dụng các phương pháp: nghiên cứu tài liệu, thử nghiệm, xin ý kiến chuyên gia (giáo dục ngôn ngữ, bác sĩ âm ngữ trị liệu), sử dụng bảng hỏi (tìm hiểu ý kiến của GV, PH), thống kê, phân loại, phân tích, so sánh, 3. Thử nghiệm nhóm bài tập nhận thức âm vị cho HS lớp 1 Nội dung thử nghiệm Với nhóm được ứng dụng thử nghiệm các bài tập, chúng tôi sử dụng bài tập chuyên biệt (do nhóm biên soạn), dùng phương pháp đa giác quan xen kẽ với phương pháp trò chơi sử dụng trò chơi flash để tác động, hỗ trợ học tập. Việc thử nghiệm được tổ chức với thời lượng 3 buổi/tuần, mỗi buổi từ 30 - 45 phút. Nội dung các bài tập và các trò chơi được lựa chọn dựa trên cơ sở sự tiến bộ của HS sau mỗi buổi học trước và có sự thay đổi thường xuyên về hình thức tác động (cá nhân kết hợp với nhóm nhỏ). Với nhóm đối chứng, chúng tôi sử dụng bài tập ngôn ngữ thông thường (như Năm học 2011 - 2012 41 những HS bình thường, chỉ khác ở việc tăng thời lượng luyện tập – loại bài tập và cách thức tác động mà lâu nay GV tiểu học vẫn sử dụng cho HS có kết quả đọc quá kém) qua hình thức phiếu học tập: HS thực hiện trong những giờ tự học (có sự hướng dẫn của GV) với thời lượng 3 buổi/tuần, mỗi buổi từ 30 - 45 phút. Nội dung các giai đoạn thử nghiệm Giai đoạn 1: Tác động bằng bài tập nhận biết âm vị - tự vị, nhận ra một âm vị cho trước trong một tiếng - từ đã cho, phân tách âm vị với các âm - tự vị đơn như b, d, c; tiếng - chữ có 2 chữ cái như bà, bé, dế. Giai đoạn 2: Nâng độ khó của các bài tập trong giai đoạn 1 (các âm – tự vị (gồm tổ hợp chữ cái) như ch, ph, tr; tiếng - chữ có 3, 4 chữ cái như bạn, dạn, bánh, dành), kết hợp tác động bằng bài tập kết hợp âm vị, thay thế âm vị để biểu đạt một tiếng - từ mới. Dựa vào độ khó của các kiểu bài tập và khả năng đọc của đối tượng thử nghiệm, các kiểu bài tập được thử nghiệm theo trình tự từ  đến  (xin xem phần Các bài tập nhận thức âm vị và cách thực hiện). Ngoài ra, chúng tôi ưu
Tài liệu liên quan