Tóm tắt. Những năm qua nội dung giáo dục kĩ năng sống đã đưa vào các nhà
trường. Tuy nhiên, những năm đầu thực hiện còn gặp không ít khó khăn. Có rất
nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quản lí chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
trung học phổ thông, đánh giá đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định trong sự
nghiệp giáo dục của nhà trường, bài viết chỉ đưa ra một số biện pháp quản lí đội
ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung
học phổ thông giai đoạn hiện nay.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp quản lí đội ngũ giáo viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Interdisciplinary Sci., 2013, Vol. 58, No. 10, pp. 152-159
BIỆN PHÁP QUẢN LÍ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY
Trần Thị Hồng Dung
Trường THPT Phúc Yên, Vĩnh Phúc
Tóm tắt. Những năm qua nội dung giáo dục kĩ năng sống đã đưa vào các nhà
trường. Tuy nhiên, những năm đầu thực hiện còn gặp không ít khó khăn. Có rất
nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quản lí chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
trung học phổ thông, đánh giá đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định trong sự
nghiệp giáo dục của nhà trường, bài viết chỉ đưa ra một số biện pháp quản lí đội
ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung
học phổ thông giai đoạn hiện nay.
Từ khóa: Kĩ năng sống, đào tạo con người, nâng cao chất lương giáo dục.
1. Mở đầu
Giáo dục là nền tảng cơ bản và là động lực phát triển xã hội. Trong giáo dục, quản
lí giáo dục là khâu quan trọng. Vì chỉ có thông qua quản lí giáo dục mới có thể thực hiện
hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách giáo dục của quốc gia, đảm bảo nâng cao
chất lượng cuộc sống.
Để nâng cao chất lượng giáo dục trung học phổ thông, giáo dục và đào tạo cần đổi
mới về nội dung, phương pháp dạy học, cần phải tiến hành giáo dục toàn diện cho học
sinh (HS), trong đó có giáo dục kĩ năng sống (KNS), quản lí hoạt động giáo dục KNS
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.
Tuy nhiên, khi thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các nhà trường
THPT gặp nhiều khó khăn về công tác quản lí như: Chất lượng đội ngũ giáo viên; Mục
tiêu, nội dung, chương trình giáo dục. . . Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là
nguồn nhân lực chất lượng cao, thì mỗi cơ sở giáo dục phải thực hiện tốt công tác quản
lí, đặc biệt là quản lí những nội dung mới được đưa vào các trường THPT như giáo dục
KNS. Có phương pháp quản lí phù hợp chắc chắn hiệu quả giáo dục KNS sẽ được nâng
lên.
Ngày nhận bài: 21/3/2013. Ngày nhận đăng: 25/7/2013.
Liên hệ: Trần Thị Hồng Dung, e-mail: dungtthpy@gmail.com.
152
Biện pháp quản lí đội ngũ giáo viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục...
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Kĩ năng sống, giáo dục kĩ năng sống, quản lí giáo dục kĩ năng sống,
các yếu tố ảnh hưởng tới quản lí giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
trung học phổ thông
* Kĩ năng sống
Có nhiều quan niệm về KNS và mỗi quan niệm lại được diễn đạt theo những cách
khác nhau.
Theo Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), KNS gắn
với bốn trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết (Learning to know) gồm các kĩ năng tư
duy như: Tư duy phê phán, tư duy sáng tạo; Học để làm (Learning to do) gồm các kĩ năng
thực hiện công việc như: Kĩ năng tự đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm; Học để sống
với người khác (Learning to live together) gồm các kĩ năng xã hội như; Kĩ năng giao tiếp,
kĩ năng thương lượng, tự khẳng định; Học để tồn tại (Learning to be) gồm các kĩ năng cá
nhân như: Ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tư tin,. . .
Trong tài liệu hướng dẫn giáo viên về giáo dục KNS trong môn Sinh học của Bộ
Giáo dục và Đào tạo “Kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả
năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước
các tình huống của cuộc sống” [2;8] .
Với quan niệm của PGS.TS Nguyễn Công Khanh cho rằng: “Kĩ năng sống là những
khả năng tâm lí xã hội của mỗi cá nhân thể hiện trong hành vi thích ứng hay thích nghi
tích cực để giúp cá nhân ứng xử một cách hiệu quả trước nhu cầu, đòi hỏi và thách thức
của cuộc sống thường ngày” [5;96].
Như vậy, có nhiều quan niệm khác nhau và cách tiếp cận khác nhau về kĩ năng sống,
có tác giả tiếp cận dưới góc độ tâm lí, có người tiếp cận và hiểu kĩ năng sống như là biểu
hiện của năng lực. . . Trên cở sở tiếp thu thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học về
khái niệm kĩ năng sống, chúng tôi cho rằng:“Kĩ năng sống là khả năng ứng dụng tri thức
khoa học vào thực tiễn để con người tồn tại và phát triển”.
Kĩ năng sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng, “kĩ năng sống góp phần thúc đẩy sự
phát triển cá nhân và xã hội, ngăn ngừa các vấn đề xã hội, sức khỏe và bảo vệ quyền
con người...” [1;26]. Thực tế cho thấy, có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của con
người, có nhận thức đúng chưa chắc đã có hành vi đúng. KNS giúp con người biến kiến
thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Nếu không có KNS, các em
sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và đất nước; Giáo dục
KNS là thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông nói chung và đổi mới phương pháp
dạy học nói riêng.
* Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông
Mục tiêu giáo dục KNS ở trường THPT nhằm: “Trang bị cho học sinh những kiến
thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho các em những hành
vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối
153
Trần Thị Hồng Dung
quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày. Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực
hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và
đạo đức” [7;14].
Về nội dung giáo dục KNS trong cuốn sách “giáo dục kĩ năng sống trong môn sinh
học ở trường trung học phổ thông”, nhóm tác giả đã phân tích và đưa ra 21 nội dung KNS
cần giáo dục cho học sinh THPT hiện nay, đồng thời tác giả cũng đề cập cụ thể việc giáo
dục KNS cho học sinh là: “Việc giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường phổ thông
được thực hiện thông qua dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục nhưng
không phải là lồng ghép, tích hợp thêm KNS vào nội dung các môn học và hoạt động
giáo dục; mà theo một cách tiếp cận mới, đó là sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học
tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm KNS trong quá
trình học tập” [2;27]. Các phương pháp có thể sử dụng để giáo dục KNS cho học sinh
phổ thông đó là “phương pháp dạy học nhóm; phương pháp giải quyết vấn đề; phương
pháp đóng vai; phương pháp trò chơi; phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình. . . ”
[2;29].
* Giáo dục kĩ năng sống
Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Bình: “Giáo dục kĩ năng sống là hình thành cách sống
tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những
hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và
các kĩ năng thích hợp [1;32].
* Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông hiện nay
Giáo dục KNS cho học sinh THPT những năm gần đây đã được các cấp lãnh đạo,
các nhà trường quan tâm, nhưng vấn đề giáo dục KNS vẫn còn mới mẻ đối với HS, đối với
các thầy cô giáo và cả các nhà quản lí giáo dục. PGS. TS. Nguyễn Thanh Bình đã đánh
giá thực trạng giáo dục KNS ở Việt Nam, trong phần đánh giá giáo dục KNS cho học sinh
phổ thông kết luận: “ Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở Việt Nam bước đầu được cải
thiện thông qua cách tiếp cận kĩ năng sống trong các chương trình tiểu học, trung học cơ
sở và trung học phổ thông đổi mới. . . Nhìn chung, học sinh phổ thông chưa được giáo dục
một cách hệ thống những kĩ năng sống cốt lõi và những kĩ năng sống đặc thù cho từng lứa
tuổi ở bậc học này.
Một số nội dung giáo dục hàm chứa kĩ năng sống đã được triển khai ở bậc giáo dục
phổ thông nhưng thể hiện chưa rõ là giáo dục kĩ năng sống. Cách tổ chức giáo dục còn
nặng về cung cấp thông tin, thông điệp mà chưa chú trọng thỏa đáng đến việc đặt người
học vào những tình huống được trải nghiệm, được lựa chọn và ra quyết định để hình thành
và thay đổi hành vi mang tính tích cực” [1;80-81].
Giáo dục KNS cho học sinh phổ thông được tiếp cận nhiều hơn từ năm 2010 khi mà
Bộ Giáo dục xuất bản bộ sách gồm 5 cuốn dành cho giáo viên, bộ sách hướng dẫn giáo
dục kĩ năng sống ở trường trung học phổ thông các môn: Địa lí, Giáo dục công dân, Ngữ
văn, Sinh học, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hiện nay, chưa có bộ tài liệu chính
thức về giáo dục KNS cho học sinh THPT nên trong quá trình thực hiện cả giáo viên, và
quản lí các nhà trường còn nhiều khó khăn.
154
Biện pháp quản lí đội ngũ giáo viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục...
* Quản lí giáo dục kĩ năng sống
- Quản lí. Trong cuốn sách quản lí giáo dục, nhóm tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ ngọc
Hải, Đặng Quốc Bảo định nghĩa: “ Quản lí là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của
chủ thể quản lí tới đối tượng quản lí nhằm đạt mục tiêu đề ra” [4;12].
- Quản lí giáo dục. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa VIII đã viết: “Quản lí giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lí tới khách
thể quản lí nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn
bằng cách hiệu quả nhất” [3;50].
- Quản lí giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT. Trên cơ sở các khái niệm kĩ
năng sống, giáo dục kĩ năng sống, quản lí và quản lí giáo dục, chúng tôi cho rằng:
“Quản lí giáo dục KNS cho học sinh THPT là hoạt động có mục đích, có tổ chức
của các chủ thể quản lí giáo dục trong nhà trường, nhằm tổ chức, điều khiển quá trình giáo
dục kĩ năng sống diễn ra theo một chương trình, kế hoạch thống nhất, phù hợp với tính
chất, đặc điểm của nhà trường trung học phổ thông, mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục KNS đã
đề ra”.
* Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lí giáo dục kĩ năng sống ở trường trung học
phổ thông
Khi nội dung giáo dục KNS đưa vào các trường học thì đòi hỏi các nhà trường phải
thực hiện tốt công tác quản lí giáo dục KNS vì: Điều 15, Luật Giáo dục nêu rõ: “Nhà giáo
giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục”. Điều 16 nêu: “Cán bộ
quản lí giáo dục giữ vai trò quan trọng trong tổ chức, quản lí, điều hành các hoạt động
giáo dục”. Như vậy, cán bộ quản lí mỗi nhà trường phải quản lí được: đội ngũ giáo viên
- người giáo dục; học sinh - người được giáo dục; nội dung, chương trình giáo dục KNS;
môi trường giáo dục; đánh giá kết quả giáo dục KNS. Thực tế công tác quản lí giáo dục
KNS trong các trường THPT có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục KNS
đó là:
+ Chất lượng đội ngũ giáo viên.
Giáo viên giảng dạy các trường THPT là những giáo viên được đào tạo theo chuyên
môn như: Toán học, Vật lí, Hóa học,..., mà quá trình dạy kĩ năng sống cho học sinh trung
học phổ thông đòi hỏi học sinh phải được thực hành, trải nghiệm KNS trong quá trình học
tập các môn học, giáo dục ngoài giờ lên lớp, tổ chức sinh hoạt, hội thảo,... Không phải
mọi giáo viên đều có khả năng làm tốt việc này.
Đội ngũ cán bộ giáo viên là lực lượng nòng cốt trong quản lí hoạt động giáo dục
KNS cho học sinh. Đội ngũ giáo viên hiện nay mới được tiếp cận nội dung giáo dục KNS,
cần trang bị đầy đủ cho đội ngũ giáo viên nội dung, phương pháp giáo dục KNS, chắc
chắn công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có hiệu quả.
+ Mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục.
Nhà trường nước ta nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, những nội dung, phương
pháp, mục tiêu giáo dục xây dựng trên cơ sở thực tiễn theo mỗi giai đoạn lịch sử nhất định.
Giáo dục trong nhà trường được tiến hành có tổ chức, tác động trực tiếp đến người học,
155
Trần Thị Hồng Dung
quá trình học tập trong nhà trường người học được bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức, tiếp
thu tri thức khoa học, năng lực thực hành, hình thành và phát triển nhân cách. Nội dung
giáo dục kĩ năng sống đă đưa vào trong trường THPT nhưng hiện nay chưa có tài liệu
chuẩn về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT, dẫn đến tình trạng mỗi trường lại có
những cách thức giáo dục khác nhau điều này ảnh hưởng lớn tới công tác quản lí.
+ Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kĩ năng sống.
Kết quả giáo dục kĩ năng sống là kĩ năng nhận thức, kĩ năng xã hội,.. nên quá trình
kiểm tra đánh giá gặp không ít khó khăn. Khi học tập ở nhà trường các em học lí thuyết
nhiều hơn, nội dung bài học, bài kiểm tra được thực hiện theo kiến thức chuẩn sách giáo
khoa không có nội dung kiểm tra để đánh giá KNS.
Trong thực tế, học sinh cần phải thực hành, phải trải nghiệm mới đánh giá được
hành vi, nhận thức của mỗi cá nhân.
Sự thay đổi về hành vi bao giờ cũng khó khăn hơn thay đổi về nhận thức, do đó
cần phải chú ý đến khâu giám sát và đánh giá kết quả học tập KNS của HS. Do đó chức
năng kiểm tra đánh giá của nhà quản lí được thực hiện trong suốt quá trình năm học, theo
từng giai đoạn, theo từng tháng, từng tuần, theo từng công việc. Kiểm tra giám sát càng
chặt chẽ, sát sao, tỷ mỷ cả số lượng, chất lượng và tiến độ công việc để rút kinh nghiệm
kịp thời càng làm cho chương trình tiến hành có chất lượng. Đổi mới kiểm tra, đánh giá,
coi trọng việc phân tích kết quả kiểm tra giáo duc KNS, qua đó giúp giáo viên điều chỉnh
hoạt động giảng dạy, giúp học sinh phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu trong học
tập một cách kịp thời. Thực hiện đồng bộ công tác kiểm tra việc giáo dục KNS là yếu tố
quan trọng trong hoạt động giáo dục KNS cho học sinh.
+ Môi trường học tập và môi trường xã hội.
Gia đình, cộng đồng nơi cư trú là nơi sinh sống của mỗi con người. Gia đình là môi
trường đầu tiên của đứa trẻ, cha mẹ là những người giáo dục đầu tiên. Nếp sống gia đình,
môi trường lành mạnh ở khu dân cư ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí, trí tuệ, tình cảm
của từng cá nhân.
Ở tuổi đi học, môi trường học tập và môi trường xã hội ảnh hưởng rất lớn tới học
sinh. Khi đến trường học sinh có tập thể lớp, tổ chức Đoàn thanh niên,... Trong sinh hoạt
tập thể, học sinh lựa chọn những gì phù hợp với xu hướng năng lực của mình để tham gia
và tiếp thu. Hơn nữa nhóm bạn bè có ảnh hưởng hàng ngày, hàng giờ tới mỗi học sinh.
Sinh hoạt, học tập, giao lưu trong nhóm bạn bè tốt, họ cùng giúp đỡ nhau, cùng thi đua
học tập, rèn luyện để trở thành người tốt. Sống trong nhóm bạn bè xấu, lười biếng, có
nhiều hành vi không tốt ảnh hưởng rất lớn tới ý thức, thái độ và hành vi của mỗi cá nhân.
+ Ý thức tự giáo dục của học sinh.
Muốn giáo dục KNS có hiệu quả hơn hết học sinh phải nhận thức rằng KNS rất cần
trong xã hội hiện đại, các em tự ý thức được những kĩ năng hữu ích trong cuộc sống, từ
đó hình thành năng lực tự học. Quản lí tốt việc học tập của học sinh theo quy chế của Bộ
Giáo dục đào tạo. Quản lí học sinh bao hàm cả quản lí thời gian, chất lượng học tập, quản
lí tinh thần thái độ và phương pháp học tập. Quản lí học sinh về ý thức tự giáo dục giúp
các em rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, nhận thức được giá trị bản thân, có kĩ năng
156
Biện pháp quản lí đội ngũ giáo viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục...
làm việc, kĩ năng tâm lí xã hội,. . . chắc chắn rằng các em có cuộc sống tốt đẹp hơn.
2.2. Một số biện pháp quản lí đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục kĩ năng sống ở trường trung học phổ thông
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục KNS cho học sinh THPT. Đánh
giá đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định trong sự nghiệp giáo dục của nhà trường, trong
bài viết này chỉ đưa một số biện pháp quản lí đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông giai đoạn hiện nay là:
- Thứ nhất, nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường về vấn đề
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Đặc điểm lao động sư phạm đặc thù của giáo viên THPT: vừa là nhà sư phạm, vừa
là nhà tổ chức, vừa tham gia các hoạt động chính trị, xã hội. Phương tiện lao động của
người giáo viên, một loại công cụ đặc biệt, là phẩm chất nhân cách và trí tuệ của chính
họ. Trong quá trình lao động, giáo viên phải sử dụng những tri thức cùng phong cách mẫu
mực của mình tác động lên tình cảm, trí tuệ của học sinh nhằm giúp các em lĩnh hội tri
thức, hình thành và hoàn thiện nhân cách của mình. Để nâng cao trách nhiệm của giáo
viên trong công tác giáo dục KNS cần nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên về:
+ Những quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về đào tạo con người phát triển
toàn diện, đáp ứng công cuộc đổi mới đất nước giai đoạn hiện nay, qua đó giáo viên thấy
rõ tầm quan trọng của việc dạy kĩ năng sống cho học sinh.
+ Nội dung, phương pháp, các văn bản chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
trung học phổ thông.
- Thứ hai, đổi mới phương pháp quản lí hành chính trong quản lí đội ngũ giáo viên.
Quản lí giáo dục có “phương pháp hành chính - pháp luật”, “ đặc trưng cơ bản của
phương pháp này là sự cưỡng bức đơn phương của chủ thể quản lí” [6;109].
Trong quản lí đội ngũ giáo viên cần tránh đi sâu vào công tác hành chính, sự vụ,
quan trọng là quản lí công việc. Chỉ có quản lí công việc thì người làm việc mới tự chủ,
sáng tạo và mang lại hiệu quả thực sự, còn quản lí con người thì họ sẽ làm việc chỉ với
mục đích đối phó.
Đổi mới công tác quản lí đội ngũ trong trường học là một quá trình gắn liền với việc
đổi mới quản lí nhà trường. Việc quản lí đội ngũ cần chú trọng một số vấn đề cụ thể như:
Phân công công tác cho từng giáo viên, đào tạo, bồi dưỡng và tạo động cơ làm việc cho
đội ngũ, kiểm tra, đánh giá và đưa ra phản hồi về kết quả làm việc của giáo viên, trên cơ
sở đó đề xuất các biện pháp xây dựng, quản lí đội ngũ, họ sẽ có tinh thần làm việc tích
cực trong việc giáo dục học sinh, họ sẽ chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, chương
trình, nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
- Thứ ba, trao quyền tự chủ và nâng cao trách nhiệm cho đội ngũ. Để thu hút, sử
dụng, phát triển và quản lí hiệu quả đội ngũ giáo viên nhất là trong bối cảnh hiện nay
được nhà nước và các cấp quản lí ngày càng trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong
các nhà trường thì đòi hỏi chủ thể quản lí tìm hiểu đánh giá nguồn lực đội ngũ trên yếu tố
157
Trần Thị Hồng Dung
“năng lực”, “trách nhiệm” của đội ngũ để giao trách nhiệm và giao quyền tự chủ cho đội
ngũ giáo viên.
Người quản lí không chỉ chăm lo phát huy năng lực làm việc tự thân của đội ngũ mà
còn không ngừng quan tâm xây dựng, hoàn thiện các yếu tố thuộc về thể chế quy chế làm
việc. Có hệ thống quy chế làm việc khoa học, nền nếp trong đó đề cao trách nhiệm và chia
sẻ quyền lực cho cấp dưới sẽ trở thành công cụ hỗ trợ cho quá trình nâng cao năng lực làm
việc và kích thích tinh thần công tác của mỗi giáo viên. Bởi vì, giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh là việc làm thường xuyên, giáo dục kĩ năng sống không nằm trong không gian,
thời gian, địa điểm nhất định, chỉ có thể nâng cao trách nhiệm, trao quyền tự chủ cho đội
ngũ giáo viên thì công tác giáo dục kĩ năng sống mới đạt hiệu quả cao.
- Thứ tư, phát huy tốt vai trò của các tổ chức trong nhà trường. Việc làm này là đi
sâu tìm hiểu tâm lí cán bộ giáo viên thông qua tổ chức công đoàn, quan tâm đầy đủ đến
lợi ích của cán bộ giáo viên cả về vật chất và tinh thần, động viên khuyến khích cán bộ
giáo viên thực hiện tốt bốn chức năng của tổ chức công đoàn. Tổ chức công đoàn là lực
lượng thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của giáo viên
trong công tác giáo dục học sinh.
Thông qua tổ chức công đoàn làm cho cán bộ giáo viên hiểu rõ quyền lợi và nghĩa
vụ của mình, từ đó nâng cao được tính tự giác, tích cực và họ gắn bó với nhà trường.
Thông qua tổ chức Đoàn thanh niên, tăng cường các hoạt động ngoài giờ lên lớp
giúp học sinh nhận thức về kĩ năng sống, tầm quan trọng của kĩ năng sống. Qua hoạt động
ngoài giờ lên lớp học sinh bộc lộ những biểu hiện yếu kém về kĩ năng sống, kĩ năng giao
tiếp. . . Từ đó, nhà quản lí điều chỉnh, xây dựng kế hoạch nội dung, phương pháp giáo dục
kĩ năng sống phù hợp với đối tượng học sinh, định hướng cho học sinh những bước đi
đúng hướng tránh lệch lạc.
3. Kết luận
Giáo dục KNS cho học sinh THPT là rất cần thiết trong xã hội hiện đại; quản lí
công tác giáo dục KNS trong Nhà trường góp phần quan trọng trong mục tiêu giáo dục
của Đảng. Trong những năm đầu thực hiện còn nhiều yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản
lí giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông. Đánh giá đội ngũ giáo viên là
nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, đào tạo. Quản lí tốt đội ngũ giáo viên sẽ thực hiện
tốt công tác giáo