Biểu đạt không gian dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận

Tóm tắt: Không gian cũng như thời gian là hai khái niệm bao trùm nhất của hiện thực khách quan, được thể hiện trong hầu hết các ngôn ngữ bằng những phương tiện hết sức phong phú. Tuy nhiên, nếu thời gian là chủ đề của nhiều công trình nghiên cứu thì không gian vẫn đang còn là mảnh đất hoang sơ đáng được quan tâm nhiều hơn. Mặc dù có thể có nhiều điểm tương đồng, giữa các cộng đồng ngôn ngữ và văn hóa khác nhau vẫn có cách tri nhận khác nhau về không gian vì định vị không gian là một yếu tố ngữ pháp-ngữ nghĩa bị chi phối không chỉ bởi ngữ cảnh ngôn ngữ mà còn bởi hoàn cảnh giao tiếp. Trong thời kỳ giao lưu, hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay, việc nghiên cứu cách tri nhận không gian ở các cộng đồng ngôn ngữ và văn hóa khác nhau chắc chắn góp phần nâng cao chất lượng của việc dạy-học ngoại ngữ nói riêng và hiệu quả của giao tiếp bằng ngoại ngữ nói chung. Với tiêu đề “Biểu đạt không gian dưới từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận”, tham luận này sẽ trình bày những nét tương đồng và dị biệt cơ bản (chỉ có ở ngôn ngữ này mà không có ở ngôn ngữ kia) giữa hai cách phản ánh không gian của người Việt Nam và người Pháp dưới góc độ của ngôn ngữ học tri nhận theo cách tiếp cận liên văn hóa và liên ngôn ngữ. Tuy nhiên, đây là một đề tài khá lớn, không thể giải quyết một cách thấu đáo trong một báo cáo nên tham luận chỉ tập trung đối chiếu hai phương thức sử dụng giới từ không gian Pháp-Việt để góp phần làm nổi bật một số đặc trưng của từng ngôn ngữ. Trước tiên, tham luận sẽ điểm lại các xu hướng tiếp cận giới từ trong các nghiên cứu ở Pháp cũng như trên thế giới, nhất là đường hướng ngữ pháp tri nhận liên ngôn ngữ, hiện đang cho chúng ta một cái nhìn toàn diện nhất về các giới từ không gian. Phần hai của tham luận sẽ đối chiếu hai cách định vị không gian của người Pháp và của người Việt nam qua việc sử dụng giới từ.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biểu đạt không gian dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 571 BIỂU ĐẠT KHÔNG GIAN DƯỚI GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN Đng Kim Hoa Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội Tóm t t: Không gian cũng như thời gian là hai khái niệm bao trùm nhất của hiện thực khách quan, được thể hiện trong hầu hết các ngôn ngữ bằng những phương tiện hết sức phong phú. Tuy nhiên, nếu thời gian là chủ đề của nhiều công trình nghiên cứu thì không gian vẫn đang còn là mảnh đất hoang sơ đáng được quan tâm nhiều hơn. Mặc dù có thể có nhiều điểm tương đồng, giữa các cộng đồng ngôn ngữ và văn hóa khác nhau vẫn có cách tri nhận khác nhau về không gian vì định vị không gian là một yếu tố ngữ pháp-ngữ nghĩa bị chi phối không chỉ bởi ngữ cảnh ngôn ngữ mà còn bởi hoàn cảnh giao tiếp. Trong thời kỳ giao lưu, hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay, việc nghiên cứu cách tri nhận không gian ở các cộng đồng ngôn ngữ và văn hóa khác nhau chắc chắn góp phần nâng cao chất lượng của việc dạy-học ngoại ngữ nói riêng và hiệu quả của giao tiếp bằng ngoại ngữ nói chung. Với tiêu đề “Biểu đạt không gian dưới từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận”, tham luận này sẽ trình bày những nét tương đồng và dị biệt cơ bản (chỉ có ở ngôn ngữ này mà không có ở ngôn ngữ kia) giữa hai cách phản ánh không gian của người Việt Nam và người Pháp dưới góc độ của ngôn ngữ học tri nhận theo cách tiếp cận liên văn hóa và liên ngôn ngữ. Tuy nhiên, đây là một đề tài khá lớn, không thể giải quyết một cách thấu đáo trong một báo cáo nên tham luận chỉ tập trung đối chiếu hai phương thức sử dụng giới từ không gian Pháp-Việt để góp phần làm nổi bật một số đặc trưng của từng ngôn ngữ. Trước tiên, tham luận sẽ điểm lại các xu hướng tiếp cận giới từ trong các nghiên cứu ở Pháp cũng như trên thế giới, nhất là đường hướng ngữ pháp tri nhận liên ngôn ngữ, hiện đang cho chúng ta một cái nhìn toàn diện nhất về các giới từ không gian. Phần hai của tham luận sẽ đối chiếu hai cách định vị không gian của người Pháp và của người Việt nam qua việc sử dụng giới từ. Đặt vấn đề Nghiên cứu phương thức biểu đạt định vị trong không gian là một phần không nhỏ trong ngôn ngữ học tri nhận. Với quan niệm cho rằng việc phản ánh hiện thực khách quan bằng ngôn ngữ luôn có mối quan hệ mật thiết với nhiều hoạt động tri nhận khác, các nhà ngôn ngữ học thuộc trường phái này đã dành một sự quan tâm đáng kể cho những lĩnh vực liền kề và quan sát được của kinh nghiệm loài người; mô tả không gian bằng ngôn từ đã thực sự trở thành một mảng lớn trong phạm vi nghĩa học của trường phái này. Đó là lý do khiến cho việc nghiên cứu các biểu thức định vị không gian không thể bỏ qua việc tìm hiểu về ngôn ngữ học tri nhận. Nghiên cứu các biểu thức định vị không gian giữa các ngôn ngữ khác nhau, đặc biệt giữa hai ngôn ngữ xa thuộc hai họ khác biệt như tiếng Pháp và tiếng Việt, cho thấy các cộng đồng ngôn ngữ có những thế giới quan và phương thức biểu đạt vô cùng phong phú. Dựa vào quan điểm này của các nhà ngôn ngữ học tri nhận, chúng ta có thể hiểu được sự đa dạng và phong phú của các biểu thức ngôn ngữ diễn đạt định vị không gian. Tham luận này bao gồm hai phần chính: phần thứ nhất tập trung giới thiệu tổng quan về ngôn ngữ học tri nhận; phần thứ hai sẽ đối chiếu hai cách định vị không gian của người Pháp và của người Việt nam qua việc sử dụng giới từ. Việc đối chiếu được giới hạn trong các câu định vị cố định, chủ yếu tập trung vào đối chiếu hệ thống mốc định vị. Từ những phân tích trên cơ sở lí thuyết, tham luận sẽ đề xuất một số giải pháp sư phạm trong giảng dạy tiếng Pháp cho người Việt Nam. Sự ra đời của ngôn ngữ học tri nhận Ngôn ngữ học, với tư cách là ngành khoa học về ngôn ngữ và lời nói, đã chứng kiến sự hình thành và phát triển của các lý thuyết về tri nhận. Ti u ban 4: Văn hóa trong hot đng ging dy ngoi ng thi kỳ hi nhp 572 Đó là một trường phái nghiên cứu ngôn ngữ bắt nguồn từ một xu hướng được phát triển chủ yếu ở vùng bờ Tây của nước Mỹ. Đa số những học giả đi tiên phong trong ngôn ngữ học tri nhận là người Mỹ. Chính vì vậy mà trường phái này còn có tên gọi là ngôn ngữ học Mỹ hay ngôn ngữ học California. Ngay từ khi mới xuất hiện, ngôn ngữ học tri nhận đã được cộng đồng nghiên cứu quốc tế đón nhận một cách hào hứng với một loạt các công trình nghiên cứu trong đó có những học giả có tiếng của Pháp như Vandeloise (1986), Fuchs (1996), Fortis (2004), Victorri (1996), Desclés (1994), Trong cuốn La linguistique cognitive, Catherine Fuchs [ 3] đã phác thảo những dấu mốc lớn của các lý thuyết ngôn ngữ có tên gọi là tri nhận. Trường phái này đã xuất hiện vào giữa những năm 50 của Thế kỷ trước, khi phong trào nghiên cứu tự động hóa việc xử lý thông tin bằng trí tuệ nhân tạo đang phát triển mạnh mẽ. Công cuộc này được đánh dấu bằng sự tham gia của Noam Chomsky tại hai hội thảo diễn ra năm 1956 với nhan đề “Chương trình tri nhận”. Giả thiết cơ bản của các chuyên gia ngôn ngữ học tri nhận hồi đó là sự tri nhận của con người có thể được mô tả theo cách máy tính tiếp nhận, tính toán và xử lý thông tin mà con người thực hiện. Vì vậy, mục tiêu của chương trình là mô tả các đặc trưng của sự vận hành của trí tuệ con người qua những khả năng của bộ óc, đặc biệt là thông qua khả năng ngôn ngữ vì đây là một lĩnh vực hoàn toàn có thể quan sát được để từ đó đi sâu nghiên cứu não người. Các nhà ngôn ngữ học theo quan điểm của Chomsky cho rằng ngữ pháp của một ngôn ngữ có thể cho ta một số thông tin về sự tri nhận của con người và họ đề nghị đặt tên cho ngành ngôn ngữ này là ngôn ngữ học tri nhận, đồng thời đề cao một cách tiếp cận mới “tự nhiên tính” trong nghiên cứu ngôn ngữ. Với cách tiếp cận này, ngôn ngữ được coi là một bộ “óc-máy”, phản ánh một cách đầy đủ hiện thực khách quan ở cấp độ ngữ nghĩa học. Nói cách khác, ban đầu, ngôn ngữ học tri nhận coi ngôn ngữ với đặc trưng là các phép tính (cú pháp) về sự phản ánh hiện thực khách quan vào óc người chỉ là những cái nhãn cố định của hiện thực khách quan mà thôi. Từ giữa những năm 1960 đến giữa những năm 1970 trở đi, nhiều học giả (Talmy 1972, Langacker 1974b, Langacker & Munro 1975) đi vào nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận nhưng đồng thời cũng đưa ra những cách nhìn khác với cách nhìn nhận của Chomsky: Ngôn ngữ là sự phản ánh sáng tạo thế giới khách quan. Thời kỳ những năm 1980 đã được chứng kiến bước ngoặt của ngôn ngữ học tri nhận. Các học giả của nhiều trường đại học ở California của Mỹ, xuất thân từ trường phái ngữ pháp tạo sinh của Chomsky, đã xây dựng những hình thức khác nhau của “ngữ pháp tri nhận” để phản bác các loại ngữ pháp hình thức và ngữ pháp cấu trúc luận. Trong số các học giả này có Ronald Langacker, với tập một của tác phẩm "Foundations of Cognitive Grammar" (Langacker 1987), Leonard Talmy, với 2 bài báo cơ bản nhan đề: "Force Dynamics in Language and Thought" và "The relation of grammar to cognition" (Talmy 1988a et 1988b), (về sau, hai bài báo này được tập hợp trong cuốn Towards a Cognitive Semantics (Talmy 2000)), Georges Lakoff, với Women, Fire and Dangerous Things (Lakoff 1987), và cuối cùng là Gilles Fauconnier, với một cuốn sách, ban đầu được viết bằng tiếng Pháp, Espaces mentaux (Fauconnier 1984), và ngay sau đó được dịch sang tiếng Anh (Fauconnier 1985), rồi tái bản 10 năm sau đó. Cuối những năm 1980, trong ngôn ngữ học tri nhận xuất hiện thêm Givón (1989), một người theo quan điểm “tân chức năng luận”, đề cao chức năng giao tiếp của ngôn ngữ, cố gắng miêu tả những sự tương ứng giữa các hình thức biểu hiện của một hệ thống ngôn ngữ với những chức năng của những hình thức đó. Theo các học giả này, ngôn ngữ được coi như một công cụ để khái niệm hóa một cách chủ động thế giới khách quan và như là một công cụ giao tiếp. Nghĩa của mỗi đơn vị ngôn ngữ (từ vị, từ, cụm từ và thậm chí là cả một biểu thức cú pháp) hàm ẩn những hiểu biết của con người về thế giới khách quan, và ngôn ngữ phải tương thích với Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 573 những gì mà người ta biết được về trí tuệ con người. Các xu hướng đã tìm cách để cập nhật câu hỏi về tính tương đối của ngôn ngữ mà Sapir (1949) và Whorf (1956) đã đặt ra. Tên gọi “ngôn ngữ học tri nhận” được chính thức ghi nhận tại Hội thảo quốc tế đầu tiên của ngành này, tổ chức tại Duisburg của Đức năm 1989 và xuất hiện lần đầu năm 1990 khi tạp chí Cognitive Linguistics ra số đầu tiên. Kể từ đó, tên gọi này được dùng để đặt tên cho Hiệp hội quốc tế về ngôn ngữ học tri nhận (International Cognitive Linguistics Association). Hiệp hội này thường xuyên tổ chức các hội thảo về chủ đề ngôn ngữ học tri nhận, cũng như chăm lo cho việc công bố các công trình nghiên cứu và xuất bản tạp chí Cognitive Linguistics. Định vị không gian bằng giới từ trong tiếng Pháp và tiếng Việt Trong hoạt động giao tiếp hàng ngày, con người thường xuyên phải định vị sự vật trong không gian. Định vị không gian trong ngôn ngữ được định nghĩa là “ cách xắp xếp các điểm không gian của ngữ cảnh giao tiếp bằng việc sử dụng một phương tiện ngôn ngữ nào đó để có thể xác định được vị trí của một vật so với một điểm không gian chiếu vật.” [4] Các phương tiện ngôn ngữ được dùng để định vị không gian rất đa dạng trong mọi ngôn ngữ song trong tiếng Pháp, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào hai nhóm từ vựng: động từ chỉ trạng thái và giới từ chỉ vị trí. Khi nghiên cứu các giới từ chỉ vị trí trong tiếng Pháp đã có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau. Nhìn chung, các cách tiếp cận đều tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố tham gia vào việc xác định vị trí sự vật. Theo Isabelle Verjat [6], có bốn yếu tố tham gia vào việc người nói lựa chọn phương tiện ngôn ngữ này hay phương tiện ngôn ngữ khác để định vị một vật trong không gian: chủ thể phát ngôn, vật được định vị, không gian chiếu vật và ngữ cảnh giao tiếp. Cách tiếp cận của ngữ pháp truyền thống về giới từ chỉ vị trí thường chỉ xét tới mối quan hệ của vật được định vị với không gian chiếu vật. Quan điểm này cho rằng việc lựa chọn một giới từ, ngoài những qui tắc từ vựng, còn phụ thuộc rất nhiều vào bối cảnh ngôn ngữ (ngôn cảnh), nghĩa là bị qui định bởi mối liên kết cú pháp của giới từ đó trong câu: hoặc với động từ chỉ trạng thái sự vật đứng trước nó hoặc/và với danh từ chỉ vị trí đứng sau nó. Chẳng hạn, để diễn đạt cùng một hướng định vị, ta có thể có hai động từ khác nhau se lever (1a) [hướng lên] hoặc s’orienter (1b) [hướng về], song mỗi động từ lại lựa chọn cho mình một giới từ riêng biệt để kết hợp1. 1a. ... et son regard levé sur moi. [cái nhìn của anh ấy ngước lên phía tôi] 1b. son regard orienté vers Marie. [cái nhìn của anh ấy hướng về phía Marie] Như vậy, trong các bối cảnh ngôn ngữ khác nhau, ta sẽ có các giới từ khác nhau (sur, vers) nhưng ý nghĩa định hướng không thay đổi. Cũng như vậy, cùng một trạng thái sự vật nhưng không gian chiếu vật khác nhau thì giới từ được sử dụng cũng khác nhau (2a. 2b) mà ý nghĩa vị trí của các giới từ này cũng gần như không thay đổi: 2a. Dans cette rue se trouve un restaurant chinois. [Trong phố này / có / một nhà hàng Trung Quốc] 2b. Sur cette avenue il y a de nombreuses boutiques. [Trên đại lộ này / có / rất nhiều cửa hàng] Tuy nhiên trên thực tế của hoạt động ngôn ngữ, ta có thể liệt kê rất nhiều câu có cùng ngôn cảnh nhưng có thể sử dụng những giới từ khác nhau chứng tỏ việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ không chỉ giới hạn bởi các yếu tố trong ngôn ngữ như quan niệm truyền thống mà còn bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố ngoài ngôn ngữ. Quan điểm của ngữ pháp phát ngôn 1 Các ví dụ được lấy từ nhiều nguồn khác nhau: tác phẩm văn học, báo, tạp chí, các bài nghiên cứu, sách ngôn ngữ, Ti u ban 4: Văn hóa trong hot đng ging dy ngoi ng thi kỳ hi nhp 574 (Grammaire énonciative) đã chỉ rõ hoàn cảnh giao tiếp cũng là một nhân tố tham gia vào định vị không gian. Các cặp giới từ devant/derrière [trước/sau], à gauche de/à droite de [bên trái/bên phải] được sử dụng không những chỉ phụ thuộc vào vị trí của vật được định vị với chiếu vật mà phụ thuộc cả vào vị trí của chủ thể tham gia giao tiếp. Bình thường người Pháp vẫn dùng “Il est devant l’ordinateur” [Anh ta ngồi trước máy vi tính], nhưng ta cũng có thể gặp câu “Vous travaillez toute la journée derrière l’ordinateur?” [Anh làm việc suốt cả ngày sau máy vi tính vậy sao?]. Trong trường hợp này, người nói coi cái máy vi tính đang ở trước mặt mình và như vậy người nghe phải ở sau máy vi tính, nghĩa là ở phía bên kia máy vi tính so với người nói. Trên thực tế, cả hai câu này, dù sử dụng hai giới từ trái nghĩa nhưng lại chỉ cùng một vị trí là anh ta đang ngồi trước màn hình của máy vi tính. Charaudeau [2] cũng chỉ ra rằng tiếng Pháp còn có cặp giới từ đồng nghĩa en dehors de/hors de cùng thể hiện vị trí của một vật nằm ngoài điểm chiếu vật nhưng cách dùng của mỗi từ lại phụ thuộc vào vị trí của chủ thể. Nếu chủ thể (x) nằm trong điểm chiếu vật (o) thì ta dùng hors de (3a), ngược lại ta dùng en dehors de nếu chủ thể nằm ngoài điểm chiếu vật (3b). 3a. Il passe les trois quarts de son temps hors de la maison. [Ba phần tư thời gian anh ấy ở /bên ngoài/ nhà mình] 3b. Certains préfèrent vivre en dehors de la ville. [Một số người thích sống ở bên ngoài thành phố] X Quan điểm của ngữ pháp phát ngôn đã có chú ý tới chủ thể giao tiếp khi nghiên cứu định vị không gian song chỉ mới đề cập tới vấn đề vị trí chỗ đứng của chủ thể giao tiếp chứ chưa đi sâu vào các yếu tố tâm lí, văn hoá xã hội của họ. Trên thực tế, việc sử dụng giới từ để định vị phụ thuộc rất nhiều vào ý định giao tiếp, vào sự tri nhận không gian và vào cả thói quen ngôn ngữ của chủ thể phát ngôn. Cùng một ngôn cảnh, cùng một ý nghĩa vị trí nhưng ta có thể gặp các giới từ khác nhau: 4a. de 40 à 50 mm de pluie tombent sur la ville. [từ 40 đến 50 mm nước mưa trút / lên / thành phố] 4b. il était tombé 76 centimètres de pluie dans la ville. [76 cm nước mưa đã trút / vào / thành phố] Hiện tượng này chỉ có thể được giải thích rõ trên quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận. Cách tiếp cận này cho thấy, trong các yếu tố tham gia vào định vị không gian, chủ thể nhận thức là yếu tố quan trọng nhất trong đó cách nhìn của chủ thể nhận thức để sắp xếp không gian mang tính chất quyết định tới việc sử dụng một phương tiện ngôn ngữ nào đó. Chủ thể phát ngôn tùy theo ý định giao tiếp có thể thể hiện không gian chiếu vật là không gian hai chiều (4a) hay ba chiều (4b). Yếu tố chủ quan trong việc lựa chọn giới từ của chủ thể còn thể hiện ở sắc thái ý nghĩa mà chủ thể muốn truyền đạt. Quả vậy, chúng ta biết rằng trong ngôn ngữ, đại đa số các từ đều là từ đa nghĩa. Đường hướng ngữ nghĩa đã có được rất nhiều thành tựu trong nghiên cứu giúp chúng ta có thêm sự hiểu biết về các nét nghĩa khác nhau của các giới từ chỉ vị trí trong tiếng Pháp. Lấy ví dụ hai câu sau: 5a. il se trouvait dans la tente qui lui sert de logement. [Anh ấy ở / trong / lều được dùng làm nơi cư trú] 5b. Je voulais dormir sous la tente [Tôi đã định ngủ / dưới / lều] X Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 575 Câu (5a và 5b) chỉ cùng một vị trí nhưng giới từ sử dụng trong hai câu khác nhau. Tuy nhiên, sự khác nhau khi sử dụng giữa hai giới từ này không phải ở sự tri nhận không gian chiếu vật là hai chiều hay ba chiều. Theo các nhà ngữ nghĩa, "dans la tente" [trong lều] (5a) chỉ là sự định vị thuần túy, còn "sous la tente" [dưới lều] (5b) là sự định vị có hàm ẩn cả ý nghĩa được bảo vệ. Như vậy, quan điểm ngữ nghĩa giúp ta phân biệt được những nét nghĩa khác nhau của một giới từ cụ thể mà người nói muốn truyền tải. Ví dụ ý nghĩa của giới từ sur [trên] trong tiếng Pháp, như các ví dụ sau đây của Vandeloise [5], không chỉ giới hạn trong nghĩa gốc biểu đạt vị trí bên trên của một vật có tiếp xúc đối với vật đỡ nó. Trên thực tế, giới từ này có thể diễn đạt sự tiếp xúc của vật được định vị với chiếu vật ở bên trên (6a) song cũng có thể hàm ẩn nhiều hướng tiếp xúc khác nữa (6b, 6c). 6a. Le livre est sur la table. [Quyển sách ở trên bàn.] 6b. Le tableau est sur le mur. [Bức tranh ở trên tường] 6c. L'araignée est sur le plafond. [Con nhện ở trên trần nhà] Như trên đã trình bày, mỗi cách tiếp cận đều góp phần làm sáng tỏ một khía cạnh nào đó của vấn đề, song với tư cách là người dạy và học ngoại ngữ, chúng ta đã không chỉ một lần bất ngờ với cách định vị của chính người Việt Nam mình. Hãy so sánh câu tiếng Pháp (7a) với câu tiếng Việt (7b): 7a. la majorité des enfants qui mendient dans la rue sont issus de familles normales. [Phần lớn trẻ / đi ăn xin / trong phố / xuất thân từ những gia đình bình thường.] 7b. Người đi đi ngoài phố. (Lời nhạc Anh Việt Thu) Nếu như trong câu tiếng Pháp (7a), “dans la rue” [trong phố] diễn đạt vị trí so với không gian chiếu vật thì trong câu tiếng Việt (7b), “ngoài phố” không có nghĩa là bên ngoài không gian chiếu vật, nghĩa là giới từ không diễn đạt vị trí so với không gian chiếu vật. Như vậy, sự không tương đồng trong sử dụng giới từ của hai ngôn ngữ ở đây không phải trên phương diện ngữ nghĩa, cũng không phải ở quan niệm về không gian mà là ở cách thức tổ chức các điểm không gian khác nhau. Giới từ tiếng Việt không phải bao giờ cũng mô tả mối quan hệ của vật với không gian hiển ngôn nhưng giới từ tiếng Pháp thì lại luôn như vậy. Như vậy, với cách tiếp cận liên ngôn ngữ chúng ta có thể sẽ có những phát hiện khác về các giới từ chỉ vị trí trong tiếng Pháp, như tác giả Lý Toàn Thắng đã khẳng định: “Trong bất cứ ngôn ngữ nào cũng có những phương tiện để miêu tả một cách trực quan, hình ảnh các thuộc tính và quan hệ không gian của các sự vật, và nếu tiến hành một sự so sánh đối chiếu liên ngôn ngữ chúng ta dễ dàng nhận ra cái đặc thù của một ngôn ngữ nào đó về phương diện này” [9]. Một số nhà nghiên cứu tiếng Việt đã chỉ rõ người Việt Nam có cách định vị khá đặc biệt so với người nói tiếng Anh, tiếng Nga và cả tiếng Pháp. Cách định vị khác biệt của người Việt đó là cách định vị kép, theo cách nói của tác giả Trần Quang Hải nghĩa là “... cùng một cấu trúc bề mặt nhưng diễn đạt hai quan hệ không gian khác nhau” [8]. Thực vậy, các định ngữ như trong xóm/ngoài làng, trước sân/sau vườn, bên Tây/bên Tàu, trên trời/dưới biển vừa biểu thị cách xắp xếp sự vật với không gian khách quan hiển thị trong phát ngôn vừa biểu thị cách xắp xếp sự vật với không gian chủ quan ẩn ngôn được hiểu là vị trí của người nói hoặc một vị trí ngầm định nào đó. Ti u ban 4: Văn hóa trong hot đng ging dy ngoi ng thi kỳ hi nhp 576 Chẳng hạn, “ngoài làng” nghĩa là ở trong làng và ngoài xóm. Trong tiếng Pháp, thường thì một phương tiện ngôn ngữ chỉ biểu thị một mối quan hệ không gian: Các trạng từ biểu đạt cách định vị chủ quan còn các giới từ biểu đạt cách định vị khách quan. Nếu người nói muốn qui chiếu tới cả hai đối tượng không gian thì họ phải dùng tới hai phương tiện ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ: 8. Nous sommes ici, dans l'atelier de préparation du bois [Chúng tôi đang ở đây, trong xưởng gỗ] Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể gặp một số giới từ trong tiếng Pháp có thể biểu đạt cả hai mối quan hệ trong một định vị kép: 9a. A cette station, descente à gauche! (annonce SNCF) [Ở bến này, lối ra bên trái] 9b. Le message qui apparaît en haut à gauche de l'écran [Dòng chữ hiện ở phía trên bên trái màn hình] Câu (9a) là định vị đơn qui về vị trí bên trái của đoàn tàu chứ không phải của người nói hoặc của người đi tàu, nhưng câu (9b) rõ ràng là đ